Nhân Nghĩa & Bao Dung, Một Trong Những Giá Trị Của Nền Tảng Đạo Cao Đài. * BBT/NỐI BƯỚC.


Căn bản tinh thần "Nhân nghĩa và Bao dung" là một giá trị triết học, rất quan trọng trong Đạo Cao Đài. Mỗi Tín đồ Cao Đài phát huy tinh thần "nhân nghĩa" có thể giúp Đại Đạo thích ứng, và thích nghi với thế giới hiện đại, đồng thời hành quyền Đại Đạo trở nên có một học triết giá trị h

ơn trong cuộc sống hàng ngày. Điển hình câu kinh đầu tiên "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp". Cho thấy nhân duyên của mỗi Tín đồ Cao Đài được phát huy nội lực, và ngoại lực trên cả tinh thần phổ quát "nhân nghĩa và bao dung".

Cao Đài Phục Hưng Nhân Nghĩa. * Quang Thông.

1 - Ý Ngh
ĩa của đức Nhân Nghĩa trong Nho Giáo.
Trong sách Luận Ngữ nhiều lần Đức Khổng đề cập đến đức Nhân với ý nghĩa từ thấp đến cao. Ý nghĩa thấp nhứt, Nhân là yêu người tức là tình thương yêu đồng chủng, đồng bào. Nhân còn có ý nghĩa sâu rộng hơn nói lên cái đạo làm người sao cho phù hợp với Thiên lý. Trong quyển Đại Đạo Học Đường của chư vị Thời Quân biên soạn đã diễn giải đạo Nhân như sau:

Tình Yêu Thương Cộng Đồng Tín Đồ Cao Đài. * HT/Huỳnh Tâm.

Mỗi Tín Đồ Cao Đài tự xem mình như một nhu cầu cần thiết đem lại lạc quan hạnh phúc cho đồng sinh, tất nhiên phải có nhân cách, tinh thần phục vụ minh bạch, để phụng sự Đức Chí Tôn, và Phật Mẫu, Quý Đấng Thiêng Liêng.
Nếu người Tín Đồ Cao Đài không có những yếu tố trên, xem ra chỉ biết nói cho phải lòng, chứ không thực hành như ý, bởi muốn phục vụ cho đồng sinh phải có một dự án khả thi cho chính mình, hay ít nhất cần có tượng trưng khả năng "lập công bồi đức" chứng thực cá nhân tích cực ban bố tình thương, hành đạo hướng đến gắn kết, đem lại lợi ích cho Đồng Đạo, giúp đỡ đồng sinh, xây dựng môi trường học Đạo tốt đẹp hơn, và phụng sự Đại Đạo.

Phân biệt Chánh giáo và Tà giáo. * Bảo Chơn.

1 - Ý ngh
ĩa chánh và tà trong tôn giáo.
Theo Cao Đài Từ điển:
Chánh đạo hay Chánh giáo là một nên tôn giáo chơn chánh, dẫn dắt người tu mau đến chỗ đắc đạo.
Chánh đạo, cũng gọi là Chánh giáo, đối lại là Tà đạo hay Tà giáo, dẫn dắt người tu vào nẻo quanh co, đưa đến chỗ sai lầm hư hỏng, uổng công tu hành.
TNHT: "Lại nữa, trước Thầy giao Chánh giáo cho tay phàm, càng ngày càng xa Thánh giáo mà làm ra phàm giáo. Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh giáo cho tay phàm nữa".

Nhân Nghĩa Cao Đài. * Nhân Đức.

"Than ôi đã b
ước chân vào đường đạo hạnh mà chẳng để công tìm kiếm học hỏi cho rõ ngọn nguồn thì làm phận sự môn đệ như thế có ích chi cho nền Thánh giáo đâu ? Đạo Trời khai ba lượt, người tục lỗi muôn phần. Sanh đứng vào vòng thế cuộc, chưa biết mình đã lảnh một vai tuồng. đặng chờ lúc kết quả hồn qui thiên ngoại, lánh khỏi xác phàm trở về nơi khởi hành mà phục ccá điều đã thi hành giữa sân khấu là chốn trần ai khốn đốn nầy, phận chưa nên phận, thân chẳng nên thân; thân phận lo tính chưa rồi còn mong mỏi chi dụng mình vào đường đạo đức để cho có ích chung nữa đặng…" (TNHT, Q1, 27-12-1926).

TÌM HIỂU LINH HỒN HAY CHƠN LINH THEO GIÁO LÝ ĐẠO CAO ĐÀI. * Trung Dung Đạo.

NGUỒN GỐC CỦA CHƠN LINH (LINH HỒN).
Nguyên hồi vô thỉ, nghĩa là khi chưa tạo thiên lập địa, cõi thái hư (không gian) mờ mờ mịt mịt chỉ có một nguyên lý tuyệt đối thiên nhiên hiện hữu, vô thỉ vô chung, cổ nhân mượn phàm ngữ gọi là khí Hư Vô hay Vô Cực, Phật giáo gọi nguyên lý ấy là Chơn Như, Khổng giáo gọi là Thiên Lý, Lão giáo gọi là Đạo.
Khí hư vô lại sanh ra chơn linh của Thượng Đế.
DANH TỪ ĐỒNG NGHĨA VỚI CHƠN LINH.

TRANG THƠ XƯỚNG HỌA.

CÙNG VỀ VỚI MẸ
Hội Yến Diêu Trì cõi thế gian,
Hồng Ân Đại Xá Chí Tôn ban.
Xưa thành chánh quả ban Đào Tửu,
Nay dự lễ đàn đạt điển quang.
Từ buổi chia ly con lạc lối,
Đêm ngày hoài vọng MẸ sầu than.
Trăng rằm tháng tám đêm hòa hiệp,
Trà Tửu con dâng kỉnh MẸ an.
* Từ Nguyên (27/09/2023)

EXPO HUỲNH TÂM

Chủ đề "NHỮNG ĐIỀU KHÔNG THỂ TUYỆT VỜI".
Từ ngày 13 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11. Hàng ngày từ 5 giờ chiều đến 8 giờ tối. Khai mạc đón tiếp vào lúc 7 giờ tối ngày 13 tháng 10 n ăm 2023. Triển lãm nghệ thuật tại Trung Tâm Văn Hóa Cao Đài (CCCD). Địa chỉ Đại lộ Jette, 83.