TÌM HIỂU LINH HỒN HAY CHƠN LINH THEO GIÁO LÝ ĐẠO CAO ĐÀI. * Trung Dung Đạo.

NGUỒN GỐC CỦA CHƠN LINH (LINH HỒN).
Nguyên hồi vô thỉ, nghĩa là khi chưa tạo thiên lập địa, cõi thái hư (không gian) mờ mờ mịt mịt chỉ có một nguyên lý tuyệt đối thiên nhiên hiện hữu, vô thỉ vô chung, cổ nhân mượn phàm ngữ gọi là khí Hư Vô hay Vô Cực, Phật giáo gọi nguyên lý ấy là Chơn Như, Khổng giáo gọi là Thiên Lý, Lão giáo gọi là Đạo.
Khí hư vô lại sanh ra chơn linh của Thượng Đế.
DANH TỪ ĐỒNG NGHĨA VỚI CHƠN LINH.
Linh-thân gọi là “Thần” hay là Linh-hồn các tôn-giáo còn gọi là Thiên-tánh, Lương-tâm, Phật-tánh, Chơn-tâm. Theo chơn-truyền của Cao-Đài giáo thì Linh-thân hay chơn linh là điểm linh-quang của Trời ban cho để giữ gìn mạng sống, nó còn sinh-hoạt ở cõi Thượng-giới. Tâm là chơn-tướng của Linh-thân, hình-thể thứ nhất của linh-hồn, khi con người chết linh-hồn sẽ trở về Trời. Nên mới có câu:
“ Linh-hồn Thiên tứ phản hồi Thiên”
QUYỀN NĂNG CỦA CHƠN LINH.
Ðức Chí Tôn có dạy rằng: "Thầy đã nói rằng, nơi thân phàm các con mỗi đứa Thầy đều cho một Chơn linh gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn. Thầy tưởng chẳng cần nói, các con cũng hiểu rõ rằng: Ðấng Chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng phép giao thông cũng cả chư Thần Thánh Tiên Phật và các Ðấng Trọn lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt điều lành và việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Tòa Phán xét, bởi vậy nên một mảy không qua, dữ lành đều có trả. Lại nữa, các Chơn linh ấy, tánh Thánh nơi mình, đã chẳng phải giữ gìn các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con, thường nghe đời gọi lộn Lương tâm là đó." (TNHT. II. 66)
Phân tích lời dạy trên ta thấy chơn linh có quyền năng như sau:
1) - Chơn linh có quyền năng gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn.
2) - Chơn linh vô tư mà lại đặng phép thông công cả chư Thần Thánh Tiên Phật.
3) - Chơn linh ghi chép điều lành việc dữ một mày không sai.
4) - Chơn linh làm Toà xét xử công tội của chính mình.
5) - Chơn linh có tánh Thánh nơi mình chẳng phải gìn giữ các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con thường nghe đời gọi là lương tâm .
6) - Ngoài ra chơn linh còn có thể phân tánh giáng sanh thành ra hàng vạn thân khác.
như câu kinh:
Nhứt thân ức vạn diệu huyền thần biến trong bài kinh Tiên giáo.
CHƠN LINH Ở CÕI THIÊNG LIÊNG VÀ CHƠN LINH Ở CÕI TRẦN.          
Ðức Phật Mẫu thâu điểm Linh quang từ ngôi Thái Cực để làm Chơn linh, rồi dùng 2 Khí Dương quang và Âm quang trong Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung để tạo thành xác thân thiêng liêng (Chơn thần), bao bọc Chơn linh, phối hiệp Chơn linh và Chơn thần làm một, để tạo thành một con người nơi cõi Thiêng liêng. Ðó là một Nguyên nhân nơi cõi thiêng liêng.
Đúng như câu kinh trong bài Phật Mẫu chơn kinh:
“Chơn linh phối nhất thân vi thánh hình”
Khi Nguyên nhân đầu kiếp xuống cõi phàm trần thì Chơn linh và Chơn thần sẽ nhập vào một hài nhi vừa mới lọt lòng bà mẹ phàm trần. Chơn linh tạo nên sự sống và gìn giữ sự sống cho hài nhi, Chơn thần làm khuôn viên hình ảnh cho thể xác phàm của hài nhi. Lúc đó, Chơn linh, Chơn thần và thể xác phàm của hài nhi phối hiệp làm một để tạo thành một con người mới nơi cõi phàm trần.
Ý NGHĨA SỰ TIẾN HOÁ CỦA BÁT HỒN.
Tiến hoá từ vật chất lên thảo mộc tới thú cầm lên con người phải tu hành lên tới thần Thánh Tiên Phật.
Chữ hồn trong bát hồn theo quý Huynh Tỷ Đệ Muội nghĩ cái hồn nầy là chơn linh hay chơn thần.
Nó là chơn linh đi theo để dạy dỗ chơn thần hiệp một với chơn linh.
Bởi vì chơn linh là tiểu linh quang của Thượng đế nên chơn linh không cần tu.
Như vậy chơn linh có sẵn trong vạn linh tức là bát hồn. Nhưng ở loài kim thạch, cây cỏ không có biểu hiện rõ rệt như loài thú hay con người.
Loài kim thạch biểu hiện rõ rệt một phần của chơn linh ở trong nó như các viên kim cương hay những hạt minh châu phát sáng đây là linh quang của Thượng đế.
Loài thảo mộc có những loại linh dược chữa bệnh cho con người như nhân sâm, linh chi …đó là tánh linh của Thượng đế. Loài thú cầm nó hiểu được tiếng người có lòng trung thành với chủ là tánh linh của Thượng đế.
Tóm lại Chơn linh hay là tánh Thượng đế có trong bát hồn của vạn linh (chúng sanh và Thần Thánh Tiên Phật) Tùy theo sự tiến hoá mà biểu hiện tánh Thượng đế càng tiến bộ càng rõ ràng.
Nếu nói đơn giản hơn thì kim thạch hồn có sanh hồn, thảo mộc hồn có sanh hồn và một ít giác hồn, thú vật hồn có sanh hồn và giác hồn. Đến con người có ba hồn là sanh hồn, giác hồn và linh hồn.
Linh hồn hay chơn linh hiện rõ ở con người bởi vì nó cũng có trong cây cỏ và thú cầm như câu kinh sau đây:
Côn trùng thảo mộc loài nào cũng linh.
Con người đứng phẩm tối linh
Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi
MỘT VÀI  CHƠN LINH CAO TRỌNG.
Chơn linh Thiết Quả ý nói Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung là Chơn linh của Lý Thiết Quả hay Lý Ngưng Dương, một vị Tiên trong Bát Tiên ở núi Bồng Lai.
Thánh giáo Thầy cho biết, các bậc tiền khai của nền Ðại Ðạo đều là những Ðấng Tiên, Phật nơi cõi thiêng liêng, lãnh lịnh Ngọc Hư Cung, giáng trần làm tướng soái cho Ðức Chí Tôn khai đạo.
Theo Đức Hộ Pháp, Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung chính là chơn linh của Lý Ngưng Dương giáng trần để truyền bá Đạo, nên tại Tháp Đức Quyền Giáo Tông, Đức Hộ Pháp ra đề thi “Thần Lý Ngưng Dương du Nam” và tặng cho bài thi có câu nói đến Bửu pháp Lý Ngưng Dương: "Bầu linh gậy sắt quảy du Nam, Nương bóng từ bi đến cõi phàm…"
"Chơn linh Ngài Đại Tiên Thiết Quả,
Nắm trọn quyền anh cả nhơn sanh…"
(Văn Tế Quyền Giáo Tông).
Ðến Ðức Chúa Jésus Christ là một vị Christna Vichnou, đệ nhị kiếp Chí Tôn giáng linh xuống làm một vị bần hèn khổ não để đi xin từ chén cơm, từ miếng bánh mì đặng nuôi kẻ đói khó. Ðó là bài học trước mắt phàm chúng ta đã thấy.
Phạm Môn ngày 26-3-`934 
TỪ HÀNG ĐẠO NHƠN (giáng cơ)
"Nhà bạc phước kính chào mấy vị ân nhân.
Thưa cùng Lý hiền hữu, xin đứng dậy.
Quan Thơ đại nghiệt, đã gây lắm oan khiên rồi, còn thêm vô Đạo, Thiên vị ngày nay đã khó nổi cầm, Ngọc Hư biếm trị thật là một tộc phái phải cam phần sỉ hổ.
Thưa cùng Hộ Pháp ! Bần Đạo đã buộc rút chơn linh, không chịu còn nhập thể. Nếu chư vị thương tình giúp lời để Chí Linh giải nạn thì Bần Đạo cám ơn quá trọng.
-………….
-Phải !
Thăng 
Đây là 1 hình phạt khác với các hình phạt trước. Đức Từ Hàng Đạo Nhơn đã rút chơn linh, không còn chịu nhập thể vào xác thân của ông Thơ nữa.
Bài học thật là quí trọng để cảnh tỉnh cho những ai ỷ lại vào căn kiếp của mình. Nếu làm sai thất Đạo thì chơn linh phải lìa mình, mình chỉ còn phàm thân, chỉ còn giác tánh tức mất chơn tánh. Mà hễ chơn linh không nhập thể thì rất dễ lạc nẻo lầm đường, rất nên hệ trọng cho kiếp sanh cõi thế.
LÀM SAO CHƠN LINH HIỆP CHÍ LINH.
"Linh-hồn chúng ta luân chuyển, không biết chừng muôn triệu kiếp từ trong vật loại dĩ chí tới phẩm nhơn-loại, biết bao nhiêu kiếp, lâu chừng nào kiếp căn nhiều chừng nấy. Khi chúng ta thác qua sống lại, cơ huyền-bí làm cho chúng ta nhập vô trong Ngươn-Linh của chúng ta.
Ngươn-Linh ấy nó đoán xét muôn muôn quả kiếp chẳng khác gì xét đoán tội nhơn kia vậy, vì cớ cho nên Bần-Đạo có nói mỗi đứa sẽ làm Tòa lấy mình, xử lấy mình là vậy. Cái xử mình còn nghiêm-khắc mà xử lấy mình nữa, mình xử cho mình hỏi còn ai bào chữa cho. Bần-Đạo nói rằng: Cái án không cãi, cái tội không có chối, cái hình-luật không có tránh. Tránh thế nào được, chối thế nào được vì mình xử lấy mình chối thế nào được, Ngươn-Linh của mình xử mình, Ngươn-Linh của mình làm chủ cả quả kiếp, quả kiếp của mình, trái lại nó xử tội mình thì còn ai mà bào chữa cho.
Ấy vậy mà có phương-pháp bào chữa chớ, có mà không biết. Mình có thể tự mình làm trạng-sư đặng bào chữa tội cho mình. Vì khi mình đương sống đây muôn triệu kiếp, mình biết cái lỗi của mình, tức nhiên Ngươn-Linh của mình cãi cho mình, cái Ngươn-Linh cãi tội cho các Chơn-Linh, cãi cho mình thì ngày kia không có bắt tội mình nữa. Ấy vậy chơn-pháp chữa tội của các Chơn-Linh cao siêu đoạt Đạo, để lại chơn-pháp rất đơn giản mà nhơn-sanh đương dùng không tìm-tàng cái trọng-hệ của nó, không tìm phương giải-thoát mình. Phải chăng phương-pháp "Nhựt nhựt tam tỉnh ngô thân" không phải một ngày mình thăm Cha Mẹ mình một lần mà còn phải xét mình ba lần nữa.
Hỏi thử tội tình của chúng ta đã làm trong kiếp sanh, Đức Chí-Tôn để trong phương pháp nói rằng: Tội tình các con đầy dẫy nơi mặt địa-cầu này mà đến giờ chót, các con biết kêu danh Thầy thì Thầy đến cứu, Thầy đem Bí-Pháp giải-thoát để trong tay các con đặng các con đoạt chơn-pháp giải-thoát đó vậy. Kêu danh Thầy là: "Nam-Mô Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát". 
(Thuyết đạo của Đức Hộ Pháp)
TẠI SAO CÓ SỰ PHÂN BIỆT CHƠN LINH CAO THẤP.
Tại sao có chơn linh cao thấp bởi vì tùy theo sự tiến bộ tu hành của con người mà thể hiện ra cao thấp khác nhau.
Câu kinh: "Cầu khẩn Ðấng Chơn linh nhập thể, Ðủ thông minh học lễ học văn", Nghĩa là: Cầu khẩn với Ðấng Chơn linh đang ngự trị trong thể xác sớm hiển lộ sự thông minh sáng suốt để học lễ học văn được kết quả tốt đẹp.
Cái Chơn linh của một học sinh đã nhập vào thể xác của học sinh đó từ lúc nó mới lọt lòng mẹ, chớ không phải chờ đến tuổi đi học nó mới nhập vào thể xác. (Theo TÐ. ÐPHP. về Bí Pháp, trang 34, ngày 29-7-Kỷ Sửu 1949).
Nhưng ở đây, đứa học sinh đọc câu kinh: Cầu khẩn Ðấng Chơn linh nhập thể, không có nghĩa là Ðấng Chơn linh ấy ở bên ngoài, chưa nhập vào thể xác, bây giờ cầu khẩn đặng Ðấng Chơn linh ấy mới chịu nhập vào thể xác. Nhưng đây là hình thức thúc giục Chơn linh ấy đang ngự trong thể xác, sớm trổi dậy làm Chủ nhơn ông một cách mạnh mẽ, làm chủ Lục dục Thất tình, không cho chúng nó dẫn dắt con người vào đường vật dục xấu xa, mà hướng chúng nó vào nẻo cao thượng. Như thế là Chơn linh đã thi hành đúng chức năng giáo hóa mà Ðức Chí Tôn đã phú thác.
Các chơn linh tu hành sau nhiều kiếp đạt được các phẩm vị Thần,Thánh,Tiên,Phật cho tới tận cùng của sự tiến hoá là Thượng đế là ông Trời. Chơn linh đạt đến Tiên vị, Phật vị có thể phân tánh giáng sanh giống như Thượng đế.
Những chơn linh giáng trần phải tu mới đạt được phẩm vị dù cho Đại la Thiên đế mà không tu cũng không trở về ngôi vị cũ.
Những vị giáo chủ của các tôn giáo là do chơn linh của Thượng đế phân thân giáng sanh.
Giống như Văn Tuyên đế quân đã giáng sinh 95 kiếp để truyền bá Đạo Nho.
Thái Thượng Lão Quân đã giáng sanh nhiều kiếp truyền bá Đạo Tiên như Lão Tử, Quảng thành tử,Vân trung tử…
Để kết luận, chúng ta hãy nghe lời dạy của Đức Cao Thượng Phẩm trong Luật Tam Thể như sau:
“Sứ mạng đặc-biệt của Đệ-Tam xác thân là phải chế ngự Đệ-Nhứt và Đệ-Nhị xác thân cho theo luật Thiên-nhiên của Đức Chí-Tôn. Nếu nó chẳng kềm thúc được tánh dục vọng phàm phu của Đệ-Nhứt xác thân thì nó phải bị thiên-khiển và thất phận nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng Sống... Đức Chí-Tôn là chủ của nó, theo lẽ thì phải giữ nó được trong sạch mới phải chớ, tại sao để cho nó bị vật thể hữu-vi nầy lôi kéo vào đường tội lỗi như vậy?
Một điều thắc-mắc cho toàn-thể nhơn-loại trên mặt địa cầu nầy phải tự hỏi lấy mình. Nhưng nếu chẳng có tâm-linh sáng-suốt thì khó mà tìm hiểu cho đặng lẽ huyền-vi bí-mật ấy…
Đã nói rằng Đệ-Tam xác thân là nền tảng cho sự tiến-hóa của nhơn-loại, thì lẽ dĩ nhiên nó phải chịu sự khảo-thí trong trường thi của Đức Chí-Tôn lập nơi mặt thế nầy. Nếu một Chơn-Linh thắng được cái thể thứ nhứt và chế ngự được những dục vọng của nó, thì mới được thăng vị. Còn như thắng thể thứ nhứt không đặng thì phải chịu hình phạt. Đó là luật công-bình của Đức Chí-Tôn, có công thì thưởng, có tội thì trừng.
Thoảng như, Đức Chí-Tôn không dùng phương-pháp ấy, để lọc lừa các hành động của chơn-linh, thì làm sao mà phân biệt được hàng phẩm cao hay thấp, tùy theo công-nghiệp của Đệ-Tam xác thân cho đặng”.
Trung Dung Đạo.
(Bài Sưu khảo, 10-2023)
TÌM HIỂU LINH HỒN HAY CHƠN LINH THEO GIÁO LÝ ĐẠO CAO ĐÀI
 
NGUỒN GỐC CỦA CHƠN LINH (LINH HỒN).
Nguyên hồi vô thỉ, nghĩa là khi chưa tạo thiên lập địa, cõi thái hư (không gian) mờ mờ mịt mịt chỉ có một nguyên lý tuyệt đối thiên nhiên hiện hữu, vô thỉ vô chung, cổ nhân mượn phàm ngữ gọi là khí Hư Vô hay Vô Cực, Phật giáo gọi nguyên lý ấy là Chơn Như, Khổng giáo gọi là Thiên Lý, Lão giáo gọi là Đạo.
Khí hư vô lại sanh ra chơn linh của Thượng Đế.
DANH TỪ ĐỒNG NGHĨA VỚI CHƠN LINH.
Linh-thân gọi là "Thần" hay là Linh-hồn các tôn-giáo còn gọi là Thiên-tánh, Lương-tâm, Phật-tánh, Chơn-tâm. Theo chơn-truyền của Cao-Đài giáo thì Linh-thân hay chơn linh là điểm linh-quang của Trời ban cho để giữ gìn mạng sống, nó còn sinh-hoạt ở cõi Thượng-giới. Tâm là chơn-tướng của Linh-thân, hình-thể thứ nhất của linh-hồn, khi con người chết linh-hồn sẽ trở về Trời. Nên mới có câu:
"Linh-hồn Thiên tứ phản hồi Thiên"
QUYỀN NĂNG CỦA CHƠN LINH.
Ðức Chí Tôn có dạy rằng: "Thầy đã nói rằng, nơi thân phàm các con mỗi đứa Thầy đều cho một Chơn linh gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn. Thầy tưởng chẳng cần nói, các con cũng hiểu rõ rằng: Ðấng Chơn linh ấy vốn vô tư, mà lại đặng phép giao thông cũng cả chư Thần Thánh Tiên Phật và các Ðấng Trọn lành nơi Ngọc Hư Cung, nhứt nhứt điều lành và việc dữ đều ghi chép không sai, đặng dâng vào Tòa Phán xét, bởi vậy nên một mảy không qua, dữ lành đều có trả. Lại nữa, các Chơn linh ấy, tánh Thánh nơi mình, đã chẳng phải giữ gìn các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con, thường nghe đời gọi lộn Lương tâm là đó." (TNHT. II. 66)
Phân tích lời dạy trên ta thấy chơn linh có quyền năng như sau:
1) - Chơn linh có quyền năng gìn giữ cái chơn mạng sanh tồn.
2) - Chơn linh vô tư mà lại đặng phép thông công cả chư Thần Thánh Tiên Phật.
3) - Chơn linh ghi chép điều lành việc dữ một mày không sai.
4) - Chơn linh làm Toà xét xử công tội của chính mình.
5) - Chơn linh có tánh Thánh nơi mình chẳng phải gìn giữ các con mà thôi, mà còn dạy dỗ các con thường nghe đời gọi là lương tâm .
6) - Ngoài ra chơn linh còn có thể phân tánh giáng sanh thành ra hàng vạn thân khác.
như câu kinh:
Nhứt thân ức vạn diệu huyền thần biến trong bài kinh Tiên giáo.
CHƠN LINH Ở CÕI THIÊNG LIÊNG VÀ CHƠN LINH Ở CÕI TRẦN.          
Ðức Phật Mẫu thâu điểm Linh quang từ ngôi Thái Cực để làm Chơn linh, rồi dùng 2 Khí Dương quang và Âm quang trong Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung để tạo thành xác thân thiêng liêng (Chơn thần), bao bọc Chơn linh, phối hiệp Chơn linh và Chơn thần làm một, để tạo thành một con người nơi cõi Thiêng liêng. Ðó là một Nguyên nhân nơi cõi thiêng liêng.
Đúng như câu kinh trong bài Phật Mẫu chơn kinh:
"Chơn linh phối nhất thân vi thánh hình"
Khi Nguyên nhân đầu kiếp xuống cõi phàm trần thì Chơn linh và Chơn thần sẽ nhập vào một hài nhi vừa mới lọt lòng bà mẹ phàm trần. Chơn linh tạo nên sự sống và gìn giữ sự sống cho hài nhi, Chơn thần làm khuôn viên hình ảnh cho thể xác phàm của hài nhi. Lúc đó, Chơn linh, Chơn thần và thể xác phàm của hài nhi phối hiệp làm một để tạo thành một con người mới nơi cõi phàm trần.
 
Ý NGHĨA SỰ TIẾN HOÁ CỦA BÁT HỒN.
Tiến hoá từ vật chất lên thảo mộc tới thú cầm lên con người phải tu hành lên tới thần Thánh Tiên Phật.
Chữ hồn trong bát hồn theo quý Huynh Tỷ Đệ Muội nghĩ cái hồn nầy là chơn linh hay chơn thần.
Nó là chơn linh đi theo để dạy dỗ chơn thần hiệp một với chơn linh.
Bởi vì chơn linh là tiểu linh quang của Thượng đế nên chơn linh không cần tu.
Như vậy chơn linh có sẵn trong vạn linh tức là bát hồn. Nhưng ở loài kim thạch, cây cỏ không có biểu hiện rõ rệt như loài thú hay con người.
Loài kim thạch biểu hiện rõ rệt một phần của chơn linh ở trong nó như các viên kim cương hay những hạt minh châu phát sáng đây là linh quang của Thượng đế.
Loài thảo mộc có những loại linh dược chữa bệnh cho con người như nhân sâm, linh chi …đó là tánh linh của Thượng đế. Loài thú cầm nó hiểu được tiếng người có lòng trung thành với chủ là tánh linh của Thượng đế.
Tóm lại Chơn linh hay là tánh Thượng đế có trong bát hồn của vạn linh (chúng sanh và Thần Thánh Tiên Phật) Tùy theo sự tiến hoá mà biểu hiện tánh Thượng đế càng tiến bộ càng rõ ràng.
Nếu nói đơn giản hơn thì kim thạch hồn có sanh hồn, thảo mộc hồn có sanh hồn và một ít giác hồn, thú vật hồn có sanh hồn và giác hồn. Đến con người có ba hồn là sanh hồn, giác hồn và linh hồn.
Linh hồn hay chơn linh hiện rõ ở con người bởi vì nó cũng có trong cây cỏ và thú cầm như câu kinh sau đây:
Côn trùng thảo mộc loài nào cũng linh.
Con người đứng phẩm tối linh
Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi
MỘT VÀI  CHƠN LINH CAO TRỌNG.
Chơn linh Thiết Quả ý nói Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung là Chơn linh của Lý Thiết Quả hay Lý Ngưng Dương, một vị Tiên trong Bát Tiên ở núi Bồng Lai.
Thánh giáo Thầy cho biết, các bậc tiền khai của nền Ðại Ðạo đều là những Ðấng Tiên, Phật nơi cõi thiêng liêng, lãnh lịnh Ngọc Hư Cung, giáng trần làm tướng soái cho Ðức Chí Tôn khai đạo.
Theo Đức Hộ Pháp, Đức Quyền Giáo Tông Lê Văn Trung chính là chơn linh của Lý Ngưng Dương giáng trần để truyền bá Đạo, nên tại Tháp Đức Quyền Giáo Tông, Đức Hộ Pháp ra đề thi "Thần Lý Ngưng Dương du Nam" và tặng cho bài thi có câu nói đến Bửu pháp Lý Ngưng Dương: "Bầu linh gậy sắt quảy du Nam, Nương bóng từ bi đến cõi phàm…"
“Chơn linh Ngài Đại Tiên Thiết Quả,
Nắm trọn quyền anh cả nhơn sanh…"
(Văn Tế Quyền Giáo Tông).
Ðến Ðức Chúa Jésus Christ là một vị Christna Vichnou, đệ nhị kiếp Chí Tôn giáng linh xuống làm một vị bần hèn khổ não để đi xin từ chén cơm, từ miếng bánh mì đặng nuôi kẻ đói khó. Ðó là bài học trước mắt phàm chúng ta đã thấy.
Phạm Môn ngày 26-3-`934 
TỪ HÀNG ĐẠO NHƠN (giáng cơ)
"Nhà bạc phước kính chào mấy vị ân nhân.
Thưa cùng Lý hiền hữu, xin đứng dậy.
Quan Thơ đại nghiệt, đã gây lắm oan khiên rồi , còn thêm vô Đạo , Thiên vị ngày nay đã khó nổi cầm, Ngọc Hư biếm trị thật là một tộc phái phải cam phần sỉ hổ.
Thưa cùng Hộ Pháp ! Bần Đạo đã buộc rút chơn linh, không chịu còn nhập thể. Nếu chư vị thương tình giúp lời để Chí Linh giải nạn thì Bần Đạo cám ơn quá trọng.
- ………….
- Phải !
Thăng 
Đây là 1 hình phạt khác với các hình phạt trước. Đức Từ Hàng Đạo Nhơn đã rút chơn linh , không còn chịu nhập thể vào xác thân của ông Thơ nữa.
Bài học thật là quí trọng để cảnh tỉnh cho những ai ỷ lại vào căn kiếp của mình. Nếu làm sai thất Đạo thì chơn linh phải lìa mình, mình chỉ còn phàm thân, chỉ còn giác tánh tức mất chơn tánh. Mà hễ chơn linh không nhập thể thì rất dễ lạc nẻo lầm đường, rất nên hệ trọng cho kiếp sanh cõi thế.
 
LÀM SAO CHƠN LINH HIỆP CHÍ LINH.
"Linh-hồn chúng ta luân chuyển, không biết chừng muôn triệu kiếp từ trong vật loại dĩ chí tới phẩm nhơn-loại, biết bao nhiêu kiếp, lâu chừng nào kiếp căn nhiều chừng nấy. Khi chúng ta thác qua sống lại, cơ huyền-bí làm cho chúng ta nhập vô trong Ngươn-Linh của chúng ta.
Ngươn-Linh ấy nó đoán xét muôn muôn quả kiếp chẳng khác gì xét đoán tội nhơn kia vậy, vì cớ cho nên Bần-Đạo có nói mỗi đứa sẽ làm Tòa lấy mình, xử lấy mình là vậy. Cái xử mình còn nghiêm-khắc mà xử lấy mình nữa, mình xử cho mình hỏi còn ai bào chữa cho. Bần-Đạo nói rằng: Cái án không cãi, cái tội không có chối, cái hình-luật không có tránh. Tránh thế nào được, chối thế nào được vì mình xử lấy mình chối thế nào được, Ngươn-Linh của mình xử mình, Ngươn-Linh của mình làm chủ cả quả kiếp, quả kiếp của mình, trái lại nó xử tội mình thì còn ai mà bào chữa cho.
Ấy vậy mà có phương-pháp bào chữa chớ, có mà không biết. Mình có thể tự mình làm trạng-sư đặng bào chữa tội cho mình. Vì khi mình đương sống đây muôn triệu kiếp, mình biết cái lỗi của mình, tức nhiên Ngươn-Linh của mình cãi cho mình, cái Ngươn-Linh cãi tội cho các Chơn-Linh, cãi cho mình thì ngày kia không có bắt tội mình nữa. Ấy vậy chơn-pháp chữa tội của các Chơn-Linh cao siêu đoạt Đạo, để lại chơn-pháp rất đơn giản mà nhơn-sanh đương dùng không tìm-tàng cái trọng-hệ của nó, không tìm phương giải-thoát mình. Phải chăng phương-pháp "Nhựt nhựt tam tỉnh ngô thân" không phải một ngày mình thăm Cha Mẹ mình một lần mà còn phải xét mình ba lần nữa.
Hỏi thử tội tình của chúng ta đã làm trong kiếp sanh, Đức Chí-Tôn để trong phương pháp nói rằng: Tội tình các con đầy dẫy nơi mặt địa-cầu này mà đến giờ chót, các con biết kêu danh Thầy thì Thầy đến cứu, Thầy đem Bí-Pháp giải-thoát để trong tay các con đặng các con đoạt chơn-pháp giải-thoát đó vậy. Kêu danh Thầy là: "Nam-Mô Cao-Đài Tiên-Ông Đại-Bồ-Tát Ma-Ha-Tát". 
(Thuyết đạo của Đức Hộ Pháp)
TẠI SAO CÓ SỰ PHÂN BIỆT CHƠN LINH CAO THẤP.
Tại sao có chơn linh cao thấp bởi vì tùy theo sự tiến bộ tu hành của con người mà thể hiện ra cao thấp khác nhau.
Câu kinh: "Cầu khẩn Ðấng Chơn linh nhập thể, Ðủ thông minh học lễ học văn", Nghĩa là: Cầu khẩn với Ðấng Chơn linh đang ngự trị trong thể xác sớm hiển lộ sự thông minh sáng suốt để học lễ học văn được kết quả tốt đẹp.
Cái Chơn linh của một học sinh đã nhập vào thể xác của học sinh đó từ lúc nó mới lọt lòng mẹ, chớ không phải chờ đến tuổi đi học nó mới nhập vào thể xác. (Theo TÐ. ÐPHP. về Bí Pháp, trang 34, ngày 29-7-Kỷ Sửu 1949).
Nhưng ở đây, đứa học sinh đọc câu kinh: Cầu khẩn Ðấng Chơn linh nhập thể, không có nghĩa là Ðấng Chơn linh ấy ở bên ngoài, chưa nhập vào thể xác, bây giờ cầu khẩn đặng Ðấng Chơn linh ấy mới chịu nhập vào thể xác. Nhưng đây là hình thức thúc giục Chơn linh ấy đang ngự trong thể xác, sớm trổi dậy làm Chủ nhơn ông một cách mạnh mẽ, làm chủ Lục dục Thất tình, không cho chúng nó dẫn dắt con người vào đường vật dục xấu xa, mà hướng chúng nó vào nẻo cao thượng. Như thế là Chơn linh đã thi hành đúng chức năng giáo hóa mà Ðức Chí Tôn đã phú thác.
Các chơn linh tu hành sau nhiều kiếp đạt được các phẩm vị Thần,Thánh,Tiên,Phật cho tới tận cùng của sự tiến hoá là Thượng đế là ông Trời. Chơn linh đạt đến Tiên vị, Phật vị có thể phân tánh giáng sanh giống như Thượng đế.
Những chơn linh giáng trần phải tu mới đạt được phẩm vị dù cho Đại la Thiên đế mà không tu cũng không trở về ngôi vị cũ.
Những vị giáo chủ của các tôn giáo là do chơn linh của Thượng đế phân thân giáng sanh.
Giống như Văn Tuyên đế quân đã giáng sinh 95 kiếp để truyền bá Đạo Nho.
Thái Thượng Lão Quân đã giáng sanh nhiều kiếp truyền bá Đạo Tiên như Lão Tử, Quảng thành tử,Vân trung tử…
Để kết luận, chúng ta hãy nghe lời dạy của Đức Cao Thượng Phẩm trong Luật Tam Thể như sau:
"Sứ mạng đặc-biệt của Đệ-Tam xác thân là phải chế ngự Đệ-Nhứt và Đệ-Nhị xác thân cho theo luật Thiên-nhiên của Đức Chí-Tôn. Nếu nó chẳng kềm thúc được tánh dục vọng phàm phu của Đệ-Nhứt xác thân thì nó phải bị thiên-khiển và thất phận nơi cõi Thiêng-Liêng Hằng Sống... Đức Chí-Tôn là chủ của nó, theo lẽ thì phải giữ nó được trong sạch mới phải chớ, tại sao để cho nó bị vật thể hữu-vi nầy lôi kéo vào đường tội lỗi như vậy?
Một điều thắc-mắc cho toàn-thể nhơn-loại trên mặt địa cầu nầy phải tự hỏi lấy mình. Nhưng nếu chẳng có tâm-linh sáng-suốt thì khó mà tìm hiểu cho đặng lẽ huyền-vi bí-mật ấy…
Đã nói rằng Đệ-Tam xác thân là nền tảng cho sự tiến-hóa của nhơn-loại, thì lẽ dĩ nhiên nó phải chịu sự khảo-thí trong trường thi của Đức Chí-Tôn lập nơi mặt thế nầy. Nếu một Chơn-Linh thắng được cái thể thứ nhứt và chế ngự được những dục vọng của nó, thì mới được thăng vị. Còn như thắng thể thứ nhứt không đặng thì phải chịu hình phạt. Đó là luật công-bình của Đức Chí-Tôn, có công thì thưởng, có tội thì trừng.
       Thoảng như, Đức Chí-Tôn không dùng phương-pháp ấy, để lọc lừa các hành động của chơn-linh, thì làm sao mà phân biệt được hàng phẩm cao hay thấp, tùy theo công-nghiệp của Đệ-Tam xác thân cho đặng".
* Trung Dung Đạo.
(Bài Sưu khảo, 10-2023)

HomeMục Lục: [ 1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ] [ 6 ]  [ 7 ]  [ 8 ]  [ 9 ]  [ 10 ]  [ 11 ]  [ 12 ]  [ 13 ]  [ 14 ]  [ 15 ] [ 16 ]  [ 17 ]  [ 18 ] .