"Than ôi đã bước
chân vào đường đạo hạnh mà chẳng để công tìm kiếm học hỏi cho rõ ngọn
nguồn thì làm phận
sự môn đệ như thế có ích chi cho nền Thánh giáo đâu ? Đạo Trời khai ba lượt,
người tục lỗi muôn phần. Sanh đứng vào vòng thế cuộc, chưa biết mình đã lảnh
một vai tuồng. đặng chờ lúc kết quả hồn qui thiên ngoại, lánh khỏi xác phàm trở
về nơi khởi hành mà phục ccá điều đã thi hành giữa sân khấu là chốn trần ai khốn
đốn nầy, phận chưa nên phận, thân chẳng nên thân; thân phận lo tính chưa rồi
còn mong mỏi chi dụng mình vào đường đạo đức để cho có ích chung nữa đặng…"
(TNHT, Q1, 27-12-1926).
Nền Đại
Đạo sắp đủ bách niên, ngôi Thánh Tòa tôn kính uy nghiêm cả góc trời Tây, sáng
chói hai chữ Cao Đài, Nho Tông chuyển thế dụng nhơn nghĩa thật hành dẫn dắt
sanh linh vào đường tận thiện. Các Đấng Phật Tiên hiền triết đã giảng rất nhiều
về hai chữ nghĩa nhân, vậy chúng ta phải dụng hết trí lự của mình để học hỏi,
cách vật trí tri mà tu thân như Đức Vạn Thế Sư Biểu đã chỉ dạy.
Nhơn là
gì ? Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ngày 20-9-1926 (TNHT, Q1) đã giảng dạy:
Con có
hiểu 2 câu nầy chăng:
"Hớn
Lưu Khoan trách dân bồ tiên thị nhục,
Hạng
Trọng Sơn khiết kỷ ẩm mã đầu tiền".
"Nghĩa
là đời Hớn, người Lưu Khoan làm quan hễ dân có tội thì đánh bằng roi lát cho
biết nhục vậy thôi. Còn nước Hạng người Trọng Sơn sạch mình đến đổi, cho ngựa
uống nước rồi vải tiền xuống song mà trả, trong sạch đến của Trời Đất cũng
không nhơ bợn, con hiểu à !"
Sao thế
hình chế đặt ra để răn phạt, mà nhà cầm quyền trị dân phạm tội chỉ dung roi cỏ
đề đánh nhẹ, cốt biết lỗi mà sửa sai, thế mà dân lại kính trọng hối lỗi, nếu
không phải lòng thương người thì sao có được ! Tình tiết đó phải chăng là lòng
nhơn ái của con người. Tính bổn thiện lúc chi sơ đã có sẳn trong lòng mỗi nhân
sinh, đùng để tánh tương cận mà tập tương viễn, hãy vun bồi cho đức Nhân đơm
hoa kết trái, rồi hạt giống quí nầy sẽ gieo mầm khắp thế gian, chúng sinh sẽ
sống trong hòa bình an lạc, đại đồng.
Ngày
3-3-Kỷ Hợi (20-4-1939) Đức Phạm Hộ Pháp thuyết Đạo tại Đền Thánh về hai chữ
Nghĩa Nhơn:
- "Nói
về chữ NGHĨA, thì hạng nào cũng phải cần yếu trọng dụng. Làm tôi mà biết giữ
nghĩa với vua thì mới đáng mặt tôi trung thành, làm con phải biết giữ trọn
nghĩa với cha mẹ thì mới trọn nghĩa làm con chí hiếu, anh em biết giữ nghĩa
cùng nhau thì mới có tình thương yêu thảo thuận, vợ chồng biết giữ trọn nghĩa
thì mới đặng hòa hảo miên trường tạo thành cơ sanh hóa, bậu bạn có giữ trọn
nghĩa cùng nhau thì mới có lòng cảm hoài tín nhiệm.
Cho nên
hạng nào cũng phải thi hành chữ NGHĨA thì mới đủ tư cách làm người.
- Luận về
chữ NHƠN, làm người phải giữ lòng nhơn đức. Đức Khổng Phu Tử dạy đạo Nhơn
cho được hoàn toàn thì mới có thể vi Hiền vi Thánh.
Chữ NHƠN ( 仁 ) gồm chữ Nhơn bằng (人 ) và chữ Nhị (二), nghĩa là làm người cho đặng trọn
hai lần thì mới đủ tư cách làm người ở thế : làm người đối với Trời Đất, và làm
người đối với người và vật.
Có câu :
Tu Nhơn thành Thần,
Niệm Nhơn thành Thánh,
Hành Nhơn thành Tiên,
Đắc Nhơn thành Phật.
Tóm lại, chữ Nhơn là trước hết các việc hành tàng của
con người đương nhiên ở thế, cho nên thầy Mạnh Tử dùng hai chữ NHƠN NGHĨA làm
căn bản của Nho tông".
Thánh giáo của Đức Chí Tôn :
"Nhơn là đầu hết các hành tàng,
Cũng bởi vì Nhơn dân hóa quan.
Dân trí có Nhơn nhà nước trị,
Nước nhà Nhơn thiệt một cơ quan"…
Có nhơn nghĩa mới gọi là thương yêu chân thật, nếu
không có nhơn nghĩa là thương yêu giả dối. Vậy có câu: "Dục tu Tiên đạo,
tiên tu nhơn đạo, nhơn đạo bất tu, Tiên đạo viễn hỉ".
Sách Mạnh Tử Chương Lương Huệ Vương (Thượng) có viết:
Vương viết: Tẩu bất viễn thiên lý nhi lai, diệt
tương hữu dĩ Lợi ngô
quốc hồ?
Mạnh Tử đối viết: Vương hà tất viết Lợi, diệc hữu
Nhơn Nghĩa nhi dĩ hỷ.
Vua nói: Cụ không ngại xa xôi ngàn dặm đến đây, hẳn
có việc gì làm lợi cho nước tôi chăng ?
Mạnh tử thưa rằng: Vua nói đến lợi làm gì, chỉ có
Nhơn Nghĩa mà thôi…
Sao thế ?!...
Dục Tu Tiên Đạo, Tiên Tu Nhơn Đạo, Nhơn Đạo bất tu,
Tiên Đạo Viễn Hỷ.
(Muốn Tu Tiên, trước tu nhơn, nhơn đạo không tu, đường
tiên không đến)
Nếu ta chỉ nghĩ điều gì có lợi cho mình thì lòng
tham phát khởi, có được chín muốn đủ người, nước lớn chiếm nước nhỏ, tôi thí
vua, thượng hạ giao tranh, loạn lạc tất khởi lên, nếu không có Nghĩa Nhơn xử thế
cùng nhau
thì hòa bình sao được, nói chi đến đại đồng thế giới.
Nhơn là nội dung phát khởi nơi lòng, là thiên lương
ai cũng có, còn nghĩa là thể dụng, là việc làm do lòng nhơn điều hành. Người có
lòng nhơn tất nhiên biết mình xử nghĩa.
Người Văn Thiên Tường chẳng viết câu xã sinh thủ
nghĩa vào bâu áo đó sao ?! Để bảo tồn quốc thể và tấm kiên trung với nước, ông
Trần Bình Trọng đã nêu cao danh tiết với lời nói: Thà làm quỉ nước Nam còn hơn
làm Vua đất Bắc. Cũng vì lòng Nhơn hành nghĩa mà lưu phương Thanh sử.
Trời khai mối Đạo Cao Đài, dụng phương châm nhơn
nghĩa dạy người nhập thế hành đạo với đường lối Nho Tông thương yêu chúng sanh,
lòng bác ái bao dung muôn vật, với tấm chân thành trải lòng tiếp vật, nước lớn
cứu giúp nước nhỏ, Nước nhỏ phụng sự nước lớn, người giàu thương giúp người
nghèo, người nghèo tận tâm làm việc, thượng hạ tương liên, như vậy cảnh đời chẳng
phải Thái bình sao, loạn lạc sẽ không nơi phát tác, thế giới đại đồng do ở Nhơn
Nghĩa mà hình thành.
Kỉnh trọng thay hai chữ NHƠN NGHĨA.
* Học trò Nhân Đức kính cẩn.
Home. Mục Lục: [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ] [ 11 ] [ 12 ] [ 13 ] [ 14 ] [ 15 ] [ 16 ] [ 17 ] [ 18 ] .