Đôi Lời Cuối Năm Quý Mão. BBT Tập San Nối Bước, số N°13.


Kính chào Quý Chức Sắc, Chức Việc, Quý Hiền Huynh, Tỷ, Đệ, Muội, Quý Tác giả, Thân hữu, và Bạn đọc thân thương.

BBT/Tập San NỐI BƯỚC, số N°13. Là nơi gắn kết của mọi cộng lực của Tín đồ Cao Đài, cùng quý bút lực viết lên sức mạnh nghị luận Nhân văn Cao Đài. Tô đim tinh thần, th cht, tâm hồn, và trí tuệ làm phương tin dâng hiến "Lập công bồi đức", phục vụ đồng Đạo, phát huy phụng sự Đại Đạo. Đã một năm trôi qua chúng ta trường kỳ gắn kết, liên đới phổ biến những suy tư giá trị đến Bạn đọc.

NHÌN LẠI QUÁ KHỨ. * Quang Thông.

1
- Những bậc Tiền bối Cao Đài gồm những nhà chí sĩ yêu nước thương nòi.
Ngài Hiến Pháp Trương Hữu Đức là môt trong mười hai môn đồ đầu tiên của Đức Chí Tôn, có viết trong lời giới thiệu quyển Đại Đạo Sử Cương như sau:
"…Tác giả nhìn thấy được tâm sự của giới trí thức, nhứt là tâm sự của các nhà chí sĩ thời tiền sử Đạo đã vì ôm mối hận nước nhà bị đô hộ mà hết sức cố gắng tìm lối thoát cho dân tộc. Vì vậy mà có sự hoạt động chống chế độ thực dân không ngừng. Những bậc tiền bối sáng lập Đạo Cao Đài cũng thuộc trong nhóm chí sĩ này…"

Những Tiên Tri Trong Đạo Cao Đài. * Từ Chơn.

Phần lớn các tôn giáo đều có tiên tri. Một tác dụng của những lời tiên tri là củng cố niềm tin cho các tín đồ. Chẳng hạn như Chúa Jesus nói rằng Thánh Piere sẽ chối Ngài ba lần và sau đó quả thực mọi việc đã diễn ra đúng theo lời tiên tri. Điều này làm cho Thánh Piere vừa hết sức ngạc nhiên vừa tăng niềm tin đối với Chúa lên gấp bội. Với niềm tin ấy, thánh Piere đã "đi những bước đầu tiên trong việc lập ra một nền tôn giáo ngay trung tâm của quyền lực thù địch với người Thiên Chúa"
Rome.

KINH TẮM THÁNH - Luận Giải . * HT Lê Văn Năm.

(Giọng
Nam xuân)
1.  Những vạn vật Âm Dương tạo hóa, 
2.  Dầu cỏ cây hoa quả biến sanh,
3.  Con người đứng phẩm tối linh.
4.  Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi,
5.  Đại Từ Phụ từ bi tạo hóa,
6.  Tượng mảnh thân giống cả Càn Khôn,
7.  Vẹn toàn đủ xác đủ hồn,
8.  Xây cơ chuyển thế bảo tồn vạn linh.
9.  Xin gìn giữ Thánh hình thanh bạch,
10. Xin xá ân giải sạch tiền khiên,
11. Căn xưa ví dữ cũng hiền
12. Dầu ra cửa tội đủ quyền cao siêu.

ĐẠO-TÂM-THƯ 39. * Lễ Sanh Lê Hương Muội.

 

ĐẠI-ĐẠO TAM-KỲ PHỔ-ĐỘ
(Cửu-Thập Cửu-Niên)
TÒA-THÁNH TÂY-NINH
 
Văn Phòng Ban Liên Hiệp Môn Đệ Cao Đài
5611 W. Ledbetter Dr, Dallas. Texas 75236.

ĐẠO-TÂM-THƯ 39

Kính gởi:
Chư tín-hữu CAO-ĐÀI thuộc "Hội-Thánh CAO-ĐÀI Tòa-Thánh Tây-Ninh" ở Việt-Nam và Hải Ngoại.
V/V: "Hội-Thánh Cao-Đài Tòa-Thánh Tây-Ninh" do ông Nguyễn-Thành-Tám lãnh-đạo là một Tổ-chức tội-phạm.

THẢO LUẬN GIÁO LÝ. * Bảo Chơn.

I - Tóm Lượt Thảo Luận Giáo Lý
  Đề tài Kinh Tắm Thánh.
1 -  Ý Nghĩa Bí pháp Tắm Thánh Trong đạo CĐ như thế nào ?
Trong Tân Luật, Điều 12 chương Thế Luật có qui định :
Đứa con nít khi được một tháng sắp lên phải đem đến Thánh Thất sở tại xin làm lễ Tắm Thánh và ghi vào bộ sanh của Bổn Đạo.
Phép Tắm Thánh là một trong các bí pháp của Đạo. Phép nầy phải do vị chức sắc được thọ pháp thi hành. Trước tiên vị chức sắc dùng ly nước lạnh luyện Ma Ha Thủy trước Thiên bàn, rồi vị nầy làm phép và rưới Ma Ha Thủy lên đầu đứa bé trong khi Đồng nhi đọc bài kinh Tắm Thánh.

THẬP THỦ LIÊN HƯỜN, ĐƯỜNG VỀ BỈ NGẠN. * Chánh Tâm. * Mỹ Nga. * LVN.

1/ - Đường Trần lắm nẽo rộng thênh thang,
Biết lối nào đi đến Niết Bàn.?..
Hữu Phước gắng Tu Tâm định tỉnh,
Vô phần mê chấp trí hoang mang.
Cao Đài nương bóng an duyên số,
Bạch Ngọc nhìn phương thẳng bước đàng.
Nào nệ khổ đau thân hiện tại,
Nguyện lòng vững tiến vượt gian nan.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ TÂM. QUA CON ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG HẰNG SỐNG. Phần 1. * Quang Thông.

1 - Con đường về với Đức Chí Tôn theo Cửu Thiên Khai Hóa.(bài 1)
…Các chơn-hồn đi theo phẩm-trật Cửu-Thiên Khai-Hóa còn phải có tự-tín rồi tha-tín, tức là giác-nhi giác-tha đó vậy, có tự-tín rồi tha-tín tức là có tự độ mình rồi độ chúng-sanh. Đạo Cao-Đài khác với các nền Tôn-Giáo khác là ở chỗ đó, trước hết phải độ mình, độ gia-đình mình rồi độ ngoài thân tộc, tức là độ cả nhơn-loại vậy; mình phải học để mình hiểu Đạo. Hiểu Đạo rồi, nói sao cho thân tộc mình hiểu Đạo, chẳng những nói Đạo cho thân tộc mình biết mà thôi, mà phải nói Đạo cho toàn nhơn-loại nữa.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ TÂM. QUA CON ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG HẰNG SỐNG. Phần 2. * Quang Thông.

Luận giải: Mình không sống cho mình, mình sống cho xã hội nhơn quần là thế nào ?
Đây là triết lý rất quan trọng trong đạo Cao Đài. Hằng ngày chúng ta cúng tứ thời đều dâng Tam bửu cho Đức Chí Tôn. Đây là bí mật giải thoát cho chính chúng ta. Từ lời nguyện nầy các Đấng sẽ giúp chúng ta có cơ hội để sống đời phụng sự cho chúng sanh. Cái quan trọng là chúng ta không còn sống vì tư lợi, vì cá nhân gia đình, mà sống toàn thời gian cho chúng sanh thì đoạt cơ giải thoát, tức là tập tánh thanh nhàn đừng vị kỷ.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ TÂM. QUA CON ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG HẰNG SỐNG. Phần 3. * Quang Thông.

12
- Phương pháp tu giải thoát là phải xét mình hằng ngày và giờ phút cuối khi hấp hối niệm được danh Thầy. (bài 27)
Ngươn-Linh ấy nó đoán xét muôn muôn quả kiếp chẳng khác gì xét đoán tội nhơn kia vậy, vì cớ cho nên Bần-Đạo có nói mỗi đứa sẽ làm Tòa lấy mình, xử lấy mình là vậy. Cái xử mình còn nghiêm-khắc mà xử lấy mình nữa, mình xử cho mình hỏi còn ai bào chữa cho. Bần-Đạo nói rằng: Cái án không cãi, cái tội không có chối, cái hình-luật không có tránh. Tránh thế nào được, chối thế nào được vì mình xử lấy mình chối thế nào được, Ngươn-Linh của mình xử mình, Ngươn-Linh của mình làm chủ cả quả kiếp, quả kiếp của mình, trái lại nó xử tội mình thì còn ai mà bào chữa cho.

PHƯƠNG PHÁP TRỊ TÂM. QUA CON ĐƯỜNG THIÊNG LIÊNG HẰNG SỐNG. Phần 4. * Quang Thông.

16
- Tông đường thiêng liêng của ta gồm những ai ?
Tông-Đường Thiêng-Liêng của chúng ta chia ra làm ba hạng:
1 - Hạng trí-thức tinh-thần chúng ta do Ngươn-Linh của chúng ta sản-xuất.
2 - Hạng ngoại-thân là những chơn-hồn chúng ta đã làm bạn khi tái kiếp làm người. Mỗi kiếp làm người chúng ta có Cha, Mẹ, Anh, Em, bạn tác, có thân-quyến đó là ngoại-thân.
3 - Nội-thân của chúng ta là chính các Chơn-Linh chính mình chúng ta giáng linh đầu-kiếp, mỗi kiếp mình giáng-linh là phân thân đầu-kiếp, là một người đặc-biệt riêng ra. Bởi cớ cho nên các bậc cao-siêu chẳng cần tái kiếp, nhưng họ có quyền, quyền vô đối của họ, là họ giáng-linh đặng chuyển-kiếp, câu kinh "Nhứt thân ức vạn diệu huyền thần biến" là vậy đó.

Người Tín Đồ Cao Đài Ngưỡng Vọng Những Gì Trên Đường Hành Đạo. * HT/Huỳnh Tâm.

Thực hiện như thế nào cho đúng "Đạo Đức" ? Đây là một ẩn dụ ít ai để ý về hai từ "Đạo Đức",
bởi nó ám chỉ việc tuân thủ những nguyên tắc, như người hành Đạo phải thực hiện tinh thần đúng đắn, trung thực trong việc hành xử, và quan điểm của một người có tín ngưỡng. Dưới đây là một số gợi ý để thực hiện điều này:

Đức Hạnh, Đại Đồng Nhân Nghĩa. * Viên Dung.

Đức Phạm Hộ Pháp là một nhà giáo dục Đạo học Cao
Đài. Còn được đồng sinh biết đến là nhà báo, nhà văn hóa, nhà thi ca, và dịch giả. Đức Ngài thông thạo nhiều ngoại ngữ cổ văn như Nôm ngữ, Hoa ngữ, và Pháp ngữ.
Kiến thức của Đức Ngài thông tuệ, đại hạnh phi thường, nhưng vẫn hạ mình làm thân nhỏ bé phục vụ nhân sinh, theo quy luật xử thế hòa ái cùng với đồng sinh.