Một số tín đồ chọn đường thứ ba
Hiện nay, có khá nhiều tín đồ Cao Đài chọn con đường
thứ ba đại đạo, tức là tu chơn hay còn gọi là luyện tam bửu hoặc tịnh luyện.
Họ chọn như vậy vì một lý do
nào đó, có thể là rất cá nhân, nhưng dù sao họ cũng có một đường đi rõ ràng.
Đáng tiếc, Bí Pháp tịnh luyện vẫn còn là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong hàng
tín đồ vì kinh sách Cao Đài dạy phần thực hành còn thiếu hoặc rất khó hiểu đối
với người học đạo thời nay. Theo ước lượng phàm, có lẽ vài thế hệ nữa mới có đủ
Thập Nhị Bảo Quân (Hàn Lâm Viện Cao Đài). Lúc đó các vị Bảo Quân sẽ xem xét tất
cả kinh sách về tịnh luyện của Cao Đài dựa trên khoa học hiện đại rồi tư vấn
cho Hội Thánh một chương trình có thể thực hiện được để cho nhiều tín đồ được
tham gia. Như vậy mới trọn câu bày bửu pháp để cứu độ vạn linh (đưa ra cách tu
tập quí giá để cứu tất cả các linh hồn). Hiện nay, ai đã chọn cách này thì việc
đáng làm là tìm học cho kỹ. Dù không thực hiện được, biết đâu những tìm tòi của
mình có thể lát đường cho những thế hệ đi sau! Đó cũng là lập công quả vậy.
Trước mắt, trong ba việc lập công, lập đức, lập ngôn, cứ thuậnv iệc nào
thì làm việc đó bởi vì giai đoạn khởi đầu tịnh luyện vẫn phải làm công quả. Thậm
chí không tiện việc nào hết thì ăn chay, cúng tại nhà cũng là quý rồi.
Có người nói, tôi làm dâu, nhà chồng lại theo đạo khác, không có thiên
bàn làm sao tôi đọc kinh? Bạn ơi, bạn không may gặp khó khăn rồi đó! Không sao,
có lẽ chuyện này sẽ giúp bạn có nhiều can đảm hơn. Đó là việc Đức Hộ Pháp và
các vị tiền bối bị người Pháp bắt đày đi Madagascar . Ở trong tù chắc
chắn không có thiên
bàn rồi, nhưng các vị tiền bối vẫn giữ một lòng hiếu hạnh với Đức Chí
Tôn và Phật Mẫu được, thậm chí ngài Sĩ Tải Đỗ Quang Hiển còn đắc Thánh Vị nữa.
Vậy trường hợp của cô dâu nói trên, vẫn có thể đọc kinh trong tâm tưởng mà sức
mạnh của niềm tin không hề suy giảm.
Tài liệu rất hiếm
và khó đọc
Như đã trình bày, tài liệu về tịnh luyện còn thiếu nhiều lắm, nhất là phần
thực hành và rút kinh nghiệm. Theo Tân Luật Pháp Chánh Truyền, Hiệp Thiên Đài
chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức thực hiện, nhưng sử đạo đã cho thấy
đó là việc không thể. ĐứcT hượng Phẩm chịu trách nhiệm quản lý các nhà tịnh thì
đã mất sớm. Còn Đức Hộ Pháp, ngài đã từng nói phải gánh dùm việcn gười khác, tức
là bận công việc phổ độ của Cửu Trùng Đài. Vì vậy, việc triển khai bí pháp tịnh
luyện còn dang dở và những thế hệ đi sau có nhiệm vụ phải hoàn tất. Đó cũng là
trường công quả mở ra cho con cái Đức Chí Tôn đó vậy.
Vậy thì trước tiên hãy điểm sơ qua những tài liệu có sẵn hiện nay:
1 . Một số thông tin về tịnh luyện nằm rải rác trong Thánh Ngôn Hiệp Tuyển
quyển 1&2 - Hội Thánh đã kiểm duyệt và phát hành trước năm 1975.
2 . Bí Pháp - Thuyết đạo của Đức Hộ Pháp - Ban Tốc Ký Toà Thánh sưu tập
- Hội Thánh đã kiểm duyệt và phát hành trước năm 1975.
3 . Phương Luyện Kỷ - Đức Hộ Pháp - đã phát hành 1947.
4 . 12 Bài Tập Thể Dục - Đức Hộ Pháp - đã phát hành 1947.
5 . Luật Tam Thể - Đức Thượng Phẩm - 1950 - Tập họp những bài dạy đạo của
Đức Thượng Phẩm giáng cơ. Hội Thánh chưa kiểm duyệt và phát hành.
6. Bí Pháp Luyện Đạo - Bát Nương Diêu Trì Cung - Hiền Tài Nguyễn Văn Mới
(Từ Huệ) chấp bút 1979 - Đã giao cho Hội Đồng Chưởng Quản, nhưng chưa có kiểm
duyệt và phát hành.
Trên đây là những tài liệu có gốc từ Toà Thánh Tây Ninh, còn tàil iệu của
các nơi khác thì người viết không đủ khả năng nên không dám lạm bàn. Riêng Hiền
Tài Nguyễn Văn Mới (Từ Huệ) còn có thêm quyển Phụ Bản Bí Pháp Luyện Đạo của Bát
Nương Diêu Trì Cung giáng bút. Trong quyển này Bát Nương dạy rõ những qui định
của Tịnh Thất, chương trình tịnh luyện, kể cả pháp trấn thần.
Cũng như những tài liệu nêu trên, sách này dành cho các thế hệ tương lai
chớ không phải bây giờ.
Tất cả tài liệu nêu trên có thể tìm thấy ở đây:
Tiên tri hay tình cờ
Thánh ngôn
Người viết cho rằng chính những sự việc xảy ra trên thế giới hiện nay
cũng khiến cho con cái Đức Chí Tôn quan tâm nhiều hơn đến việc tu chơn. Mở đầu
là dịch bệnh Covid đã giết chết 6 triệu người trên thế giới mà chưa biết lúc
nào sẽ dừng lại. Những lúc dịch lênđ ến cao điểm thì việc tập trung đến Thánh
Thất để hành lễ là cực
kỳ nguy hiểm vì làm lây nhiễm thêm nhiều người và thường bị chính quyền
cấm. Lúc đó tu chơn tại nhà là phù hợp nhất.
Những tín đồ lo xa thì bắt đầu làm quen với việc tu chơn tại gia bởi vì
ngày 19/2/2022 , Bill Gates nói rằng
dù dịch Covid-19 đã giảm nhưng thế giới có thể sẽ gặp một dịch bệnh nữa liên
quan tới Virus Corona. Nếu vậy, sẽ rất khó khăn khi tập trung lại Thánh Thất để
làm công quả.
Cộng thêm tình hình đó là cuộc chiến ở Ukraine gieo bao tang thương
cũng chưa thấy dấu hiệu hạ nhiệt và không ai biết là có lanr a toàn thế giới
không. Đó là chưa kể những xung đột hừng hực ở Syria , Yemen , Saudi Arabia , Đài Loan lúc nào
cũng dễ dàng bùng nổ. Những lúc mà mạng sống con người chỉ như hạt bụi trong
cơn bão lốc thì chúng ta mới thấy tính khẩn cấp của việc tu học. Có lẽ tới giờ
này, chúng ta mới thấm thía những câu trích từ Thánh Ngôn: " ...Thảm
cho nhơn loại, khổ cho nhơn-loại ! Đời quá dữ, tội tình ấy, hình phạt kia cũng
đáng đó chút. Lão vì thương yêu nhơn-sanh hội 10 ngày nơi Bạch-Ngọc-Kinh cải
cho qua nạn nhơn-loại, nhưng luật Thiên-Đình chẳng dễ chi sửa đặng. Nạn tiêu-diệt
hầu gần, hết chém giết lẫn nhau, đến buổi bịnh chướng sát hại..." Đức
Lý Giáo Tông - TNHT 14/1/ Đinh Mão. Như vậy, Hội Long Hoa có thể tóm gọn trong
câu "Nạn tiêu-diệt hầu gần, hết chém giết lẫn nhau, đến buổi bịnh chướng
sát hại..."
Chữ Khí sau lưng Hộ
Pháp
Ngoài thánh ngôn ra, có một yếu tố nữa dẫn ta đến gần với lời tiên tri về
Hội Long Hoa. Đó là chữ "Khí" đằng sau tượng Hộ Pháp ở Toà
Thánh và các Thánh Thất. Có lẽ tín đồ Cao Đài ai cũng biết sau khi làm lễ trước
thiên bàn xong là quay lại xá về hướng tượng của Đức Hộ Pháp. Thường thì khi
quay lại, phần đông đều tập trung nhìn vào tượng của Ngài hơn là chữ "Khí"
sau lưng.
Do có nhiều người thắc mắc, Đức Hộ Pháp đã có văn bản ngày 1/4/1953 giải thích động tác đó không
phải dành cho Ngài hay những vị trong Hiệp Thiên Đài mà chính là dành cho chữ
Khí.
Do đó, giờ là lúc chúng ta phải tìm hiểu kỹ về việc này hơn bao giờ hết
bởi vì tượng Hộ Pháp, Thượng Sanh, Thượng Phẩm chính là biểu tượng của bí pháp
Cao Đài phần thực hành.
Hình chữ Khí sau tượng
Hộ Pháp
Trước hết, hình vẽ sau lưng Hộ Pháp không phải là chữ Khí viết bằng Hán
Tự. Có người giải thích đó là một dạng chữ bùa, có người thì nói đó là chữ khí
Hán Tự viết thảo, tức là một dạng chữ viết rút gọn cho nhanh. Như phần đông tín
đồ Cao Đài, người viết bài này không được học Hán Tự nên chỉ biết tìm tòi qua tự
điển Hán Việt là chính. Cách làm như sau: nếu biết đọc âm theo tiếng Việt là "khí"
thì có thể tra tự điển Hán Việt để biết nghĩa.
Theo Tự Điển Hán Việt, có 14 chữ Hán người Việt đều đọc là "khí"
dù viết khác nhau và có ý nghĩa khác nhau. Lưu ý rằng cả 14 chữ này đều không
giống hình vẽ sau tượng Hộ Pháp. Vì vậy, ta phải soát lại xem các bậc tiền bối
dùng chữ nào. Đặc biệt tiếng Trung Quốc mỗi chữ lại có nhiều nghĩa khác nhau nữa.
Trong triết lý Cao Đài, chữ khí được dùng ở nhiều ngữ cảnh rất khác biệt, ví dụ
như ta có thể gặp chơn khí, điển khí, khí tiên thiên, khí hậu thiên, khí sanh
quang, khí hạo nhiên, hỗn ngươn (nguyên) khí, khí nguyên tử, âm khí, dương khí,
ngươn (nguyên) khí, thoại khí,v.v...Và những giải thích về các loại khí này
dùng rất nhiều từ Hán Việt khó hiểu. Đây cũng là một trở ngại văn hoá cho giới
trẻ ngày nay. Họ vốn dùng tiếng Việt khác với thời đại cách nay gần một thế kỷ,
nên vô cùng vất vả khi tìm hiểu.
Tuy nhiên cũng thấy hé lộ chút ánh sáng nếu chúng ta cùng đọc lại đoạn
này trong văn bản ngày 1/4/1953 của Đức Hộ Pháp "...Chào
chữ Khí tức là chào cả Tam-Qui Thường-Bộ-Pháp-Giới tức là chào mạng-sanh của
chúng ta, chớ chẳng phải chỉ chào Hộ-Pháp, Thập-Nhị Thời-Quân". Trong
đoạn này có cụm từ "chào mạng-sanh của chúng ta" là dễ hiểu đối
với thế hệ chúng ta hiện giờ. Suy ra, "khí" là điều gì đó có
liên quan hệ trọng tới "mạng-sanh" tức là mạng sống con người,
thiếu là chết.
Như vậy từ 14 chữ khí trong tự điển nêu trên, ta chọn ra được chữ khí
này: 氣 vì có vài nghĩa dính dáng tới mạng sống. Như đã đề cập,
chữ này không giống với hình vẽ sau tượng Hộ Pháp. Chữ khí này có 12 nghĩa, thường
gặp nhất là: hơi, hơi thở, không khí, tinh thần, mùi, năng lượng, vận mạng, nổi
giận..... Vậy 2 nghĩa có ảnh hưởng đến mạng sống con người nhất chính là hơi thở
và không khí. Từ đó ta tạm kết luận động tác xá chữ khí sau lưng Đức Hộ Pháp có
nghĩa là loài người phải tôn trọng “hơi thở” và “không khí”. Nhưng tại sao các
đấng dạy chúng ta như vậy?
Vũ khí hoá học
Không cần viện dẫn đến khoa học, ai cũng biết rằng nhịn ăn có thể được
vài ngày, nhưng chỉ thiếu "hơi thở" và "không
khí" 5 phút là mạng sống chúng ta kết thúc. Đáng sợ là nền văn minh của
chúng ta hiện nay đang tạo ra ô nhiễm không khí, một nguy cơ cho sự sống. Theo
Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), ô nhiễm không khí cả ở bên ngoài và trong nhà gây
ra khoảng 7 triệu ca tử vong hàng năm trên toàn cầu. Ô nhiễm không khí ngày
càng lộ dấu hiệu trầm trọng khi có công ty đóng chai không khí tinh khiết để
bán.
Công ty Canada Vitality Air bán không khí đóng hộp ở Trung Quốc.
Chuyện cứ tưởng như đùa nhưng công ty đã nhanh chóng bán được hơn
200,000 chai (theo báo The Guardian ngày 21/1/2018 ).
Bây giờ còn có dự báo trong tương lai không khí đóng hộp sẽ là mặt hàng
bán chạy nhất. Khỏi cần đi đâu xa, bây giờ mà ra siêu thị, đến chỗ máy móc dùng
trong gia đình, sẽ thấy máy lọc không khí xếp đầy cửa hàng! Có người còn mạnh dạn
dự đoán mai kia các quốc gia sẽ đánh nhau để dành... không khí!
Còn tệ hơn, những người thích chiến tranh đã làm ra vũ khí hoá học, nhằm
tấn công vào hệ hô hấp để giết được nhiều người cùng một lúc. Các loại vũ khí
này đã và đang được sử dụng. Thậm chí trong cuộc chiến Nga-Ukraine hiện giờ, có
vẻ như người ta sắp đem ra sử dụng nữa.
Tất cả những nguy cơ này đã được Đấng Cao Đài gói ghém trong chữ “khí” để
cảnh cáo loài người. Không biết là cho tới hôm nay nhân loại có để ý chút gì
không?
Covid-19
Ngoài những điều nêu trên, còn một sự kiện đang xảy ra khiến cho "khí"
càng trở thành vấn đề hàng đầu. Đó là đại dịch Covid-19 hiện nay. Loại virus
chưa từng gây dịch bệnh đã từ Vũ Hán, Trung Quốc mở màn một trận dịch lớn nhất
từ trước đến nay. Virus Corona đặc biệt tấn công
hệ hô hấp của con người. Những người bị nhiễm nặng phải dùng máy thở mới mong cứu
được mạng sống.
Tính đến 2022, trận dịch đã lấy đi sinh mạng 6 triệu người trên toàn thế
giới. Loài người được chứng kiến những cảnh tượng giống như những trận dịch thời
trung cổ. Xác chết phải chôn tập thể, hoặc bỏ ngoài đường không ai dám tới gần
vì sợ lây nhiễm.
Còn lò thiêu xác thì hoạt động không kịp ở nhiều nước. Khôngn hững thế,
kinh tế thế giới bị tổn thương nặng nề khó hồi phục trong thời gian ngắn được.
Cho tới nay nền y học của những quốc gia từng tự hào là hiện đại của cả
hành tinh vẫn chưa chận đứng được đại dịch. Một điều đáng lo là virus có thể biến
thành chủng khác rất nhanh và không ai biết là những chủng mới có thể gây ra điều
tệ hại gì nữa. Phải chăng chữ "khí" cũng phần nào là lời tiên
tri cho đại dịch này?
Người ta đang thưởng
thức không khí đóng hộp
Giao điểm
Luyện tinh hoá khí
Tín đồ Cao Đài, dù chọn con đường thứ nhất (làm công quả), thứ hai (làm
phước thiện) hay thứ ba (tịnh luyện), đều biết câu: luyện Tinh hoá Khí, luyện
Khí hoá Thần, luyện Thần hườn Hư. Nhưng cách luyện được miêu tả qua kinh sách đạo
khá là thần bí khó hiểu.
May thay, nhờ quyển Bí Pháp Luyện Đạo của Bát Nương Diêu Trì Cung (Hiền
Tài Nguyễn Văn Mới - Từ Huệ chấp bút), chúng ta học được một điều có liên quan
đến chữ khí, tức là hơi thở. Kính mời quý đồng đạo đọc đoạn trích sau: "Trong
thời gian 100 ngày luyện đạo, 15 phút luyện phải thở bụng. Thở bụng có nghĩa là
hít hơi vô bằng mũi, hơi vô tới phổi nhưng ngực không có phình lên, dùng tư tưởng
đưa hơi đó xuống đơn điền, lúc đó bụng lại phình lên. Khi thở ra thì hơi phổi
ra, chớ không phải từ đơn điền đưa ra.
Tư tưởng không nghĩ gì hết, không nghĩ là từ đơn điền ra, nhưng bụng lại
xẹp xuống. Hít thở như vậy gọi là thở bụng hoặc là khí công".
Trong cách luyện Tam Bửu của Bát Nương Diêu Trì Cung, thì phần thở bụng
đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, chiếm 50% thời gian tịnh luyện. Và đây cũng
là hướng dẫn dễ hiểu, dễ thực hiện nhất trong số các tài liệu Cao Đài hiện có.
Bát Nương Diêu Trì Cung dạy rằng cách thở này đã có ở Trung Quốc từ thời cổ đại,
nay được áp dụng lại trong Bí Pháp Tịnh Luyện của Cao Đài. Và ở phần tiếp theo
quý đọc giả sẽ thấy y học hiện đại gặp gỡ bí pháp tịnh luyện ra sao.
Thở bụng
Quyển Bí Pháp Luyện Đạo được Hiền Tài Nguyễn Văn Mới - Từ Huệ chấp bút
năm 1979, lúc đó gần như không có thông tin liên lạc từ Việt Nam ra nước ngoài. Do
đó không thể kết luận là Hiền Tài Nguyễn Văn Mới đọc sách nước ngoài rồi viết
ra. Hơn nữa Thiền Học thời đó cũng chưa phát triển ở phương Tây nhiều như bây
giờ. May mắn là tình hình lúc này đã văn minh hơn khá nhiều.
Thêm vào đó nhân loại đã có mạng Internet, là dụng cụ để liên lạc và học
tập tuyệt vời. Từ đó chúng ta có cơ hội học tập những cái hay của thế giới văn
minh. Thí dụ, kính mời quý đọc giả đọc đoạn trích này từ trang web của trường Đại
Học Y Khoa Harvard (Cambridge, Massachusetts, USA) đăng vào ngày 10/3/2016, nghĩa
là sau quyển Bí Pháp Luyện Đạo 37 năm.
Đây là bản dịch tiếng Việt. Bản gốc tiếng Anh ở cuối bài.
Biết cách thở bằng cơ hoành rất có lợi cho mọi người. Cách thở này còn gọi
là thở bụng (abdominal breathing or belly breathing).
Đây là cách giúp O2 hít vào thế chỗ cho CO2 cần loại ra đầy đủ nhất.
Thêm vào đó, thở bụng làm giảm nhịp tim nên có thể điều hoà huyết áp. Một lợi
ích nữa là thở bụng giúp cho bệnh nhân bị chứng tắc nghẽn phổi mạn tính
(chronic obstructive pulmonary disease - COPD).
Cách làm như sau:
• Nằm ngửa trên một mặt phẳng hoặc trên giường, co gối lại.
Có thể nằm gối hoặc kê chân nếu như vậy thoải mái hơn.
• Đặt một bàn tay lên ngực, tay kia lên bụng.
• Hít vào chậm rãi qua đường mũi, hướng không khí đi sâu xuống bụng. Làm
thế nào cho bàn tay đặt trên ngực không di chuyển nhưng bàn tay dưới bụng được
nâng lên.
• Ép bụng vào khi thở ra bằng miệng. Bàn tay trên bụng phải hạ xuống vị
trí ban đầu.
Rõ ràng hướng dẫn cách thở sâu của Đại Học Y Harvard giống hướng dẫn của
Bát Nương Diêu Trì Cung 99,99 %. Đặc biệt là họ cũng dùng từ “thở bụng”.
Covid-19
Cách thở bụng còn đóng góp một phần quan trọng trong việc hồi phục những
bệnh nhân Covid-19. Kính mời đọc giả xem đoạn trích từ trường Đại Học Y Khoa
danh giá Johns Hopkins (Baltimore , Maryland , USA ).
Đây là bản dịch tiếng Việt. Bản gốc tiếng Anh ở cuối bài.
Coronavirus tấn công phổi và hệ hô hấp, đôi khi gây thương tổn nặng nề bộ
phận này. Covid-19 thường gây viêm phổi thậm chí hội chứng suy hô hấp cấp
(acute respiratory distress syndrome ARDS) làm phổi bị thương tổn nặng. Có thể
hồi phục chức năng phổi nhưng cần trị liệu cho đúng và tập thở nhiều tháng sau
khi khỏi bệnh.
Chuyên viên vật lý
trị liệu Peiting Lien
Chuyên viên vật lý trị liệu của Đại Học Y Khoa Johns Hopkins, Peiting
Lien nói rằng việc hồi phục có thể thực hiện bằng nhữngb ài tập thở. Thở sâu
giúp hồi phục chức năng cơ hoành và tăng sức chứa của phổi. Mục tiêu cần đạt là
thở sâu trong mọi hoạt động chứ không riêng gì lúc nghỉ ngơi.
Cách thở này cũng làm giảm lo âu và căng thẳng của người bệnh khi gặp những
triệu chứng nghiêm trọng phải nhập viện. Ngoài ra thở sâu cũng giúp họ ngủ ngon
hơn.
Thở sâu có tác dụng tốt với tất cả mọi người, đặc biệt đóng vai trò hết
sức quan trọng trong quá trình hồi phục cho người bệnh Covid-19. Có thể tập tại
nhà trong khi cách ly và dễ dàng tập đều đặn hàng ngày về sau.
Cô Peiting Lien gọi là thở sâu (deep breathing), nhưng khi hướng dẫn tập
thở, cô dùng từ thở cơ hoành hay thở bụng (diaphragmatic breathing or belly breathing).
Chỉ có phần hơi khác hướng dẫn của Đại Học Y Khoa Harvard là cả hít vào và thở
ra đều thông qua đường mũi.
Thúc
Áp dụng cho đúng
Như đã đề cập ở trên, hai trường Đại Học Y Khoa uy tín của Mỹ là Harvard
và Johns Hopkins đều công nhận thở bụng là phương pháp trị liệu đúng cho mấy
trường hợp đã nêu. Nên nhớ rằng, được hai nơi này công nhận có nghĩa là cách thở
bụng đã trải qua những thí nghiệm có kiểm soát nghiêm nhặt. Giới khoa học phương
Tây không dễ dàng tin một cách trị liệu đã mấy ngàn năm tuổi đâu!
Đây cũng là điều mà tín đồ Cao Đài cần học hỏi. Cách tịnh luyện của Cao
Đài cũng cần thực hành và cần các chuyên gia y học cũng như thần học kiểm tra
chặt chẽ, đánh giá chính xác trước khi có kết luận về mặt khoa học. Sau đó mới
đem áp dụng cho mọi người. Có người nói "bí pháp" là bí mật,
nên không được lộ ra ngoài! Không phải đâu! Không hiểu đơn giản như vậy được
đâu!
Muốn hiểu từ "bí pháp" phải thông qua cách hiểu phi nhị
nguyên (không phân hai) của người xưa mà hiện nay còn rất ít người nắm vững. Từ
"bí pháp" luôn luôn phải hiểu là có từ "thể pháp"
song hành để phát ra nghĩa tổng hợp theo nguyên lý Âm Dương. Không thể tách ra
mà có ý nghĩa riêng lẽ được. Nghĩ xem, nếu cách tu phải giữ bí mật, thì hai từ
phổ độ (giúp tất cả mọi người hiểu đạo) của tôn giáo Cao Đài đâu còn ý nghĩa gì
nữa.
Xin phép được lưu ý quý đọc giả, thở bụng và ý nghĩa chữ "khí"
chỉ là một phần nhỏ của Bí Pháp Luyện Tam Bửu của Cao Đài. Dù sao y học phương
Tây cũng giúp chúng ta tự tin hơn trong việc triển khai tịnh luyện thay vì
không dám thực hiện vì sợ...bị điên hay vì có một vị đạo sư uy tín nào đó nói
Cao Đài cấm tịnh luyện, cấm hát tân nhạc và cấm dùng nhang điện! Thực tế không
có thánh ngôn nào cấm đoán những điều đó!!! Thật cũng đáng buồn vì hành tinh
này đã bước qua thiên niên kỷ mới mà cũng còn những quan điểm hết sức bảo thủ!
Nếu chúng ta xem lại lịch sử thế giới thì cũng thấy tính "bảo thủ"
đã làm cho phương Đông đi sau phương Tây khá xa. Thí dụ như người phương Đông
đã biết thuyết Âm Dương (Yin Yang) hơn năm ngàn năm nay, nhưng chỉ áp dụng để
coi bói, đặt hướng nhà, coi ngày xuất hành, tróc quỷ, coi tuổi cưới gả... Người
Phương Tây gọi đó là thuyết nhị nguyên (dualism) và áp dụng vào mạch điện đóng
mở (nguyên tắc Âm khác Dương) để khai sinh thời đại điện toán huy hoàng như
chúng ta thấy hiện nay.
Còn bây giờ, tín đồ Cao Đài được dạy "Thầy là các con, các con
là Thầy", nghĩa là từ chỗ "Âm khác Dương" ngày xưa tiến
lên "Âm là Dương" ngày nay. Tiếc là chúng ta chỉ biết tụng niệm.
Trái lại, người phương Tây đã biết áp dụng nguyên tắc đó vào điện toán lượng tử
(quantum computing) qua khái niệm siêu vị trí (superpositions) nên họ sắp bước
vào một thời đại mới nữa. Một lần nữa phương Đông lại lẽo đẽo theo sau. Cứ xem
lại dịch bệnh Covid-19 thì cũng thấy, các vắc xin và thuốc có hiệu quả tốt đều do
khoa học phương Tây chế tạo. Xem ra, việc chúng ta giữ khư khư cái ý tưởng sau
này người Việt Nam làm chủ thế giới
có lẽ là một ước mơ xa lắm lắm vậy.
* Từ Chơn
Sài Gòn 2 April 2022