Đại Đạo Vô Biên - Đời Người Ngắn Ngủi. * Ban Biên Tập NỐI BƯỚC. số 20.





Nhân kỷ niệm đêm Giáng Sinh năm 1925 -2024, và ngày 18/11/1926. Hai dấu mốc quan trọng của ngày Khai Đạo, và công bố Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ xuất hiện tại thế gian. Đồng Đạo hãy hướng lòng mình tri ân dòng chảy miên trường của cội nguồn Đạo. Hơn hết, đây cũng là lời kêu gọi sự tỉnh thức những ích kỷ và sai lầm, để cùng nhau hướng tới hòa hợp, buông bỏ những oán hận, và trách nhiệm với lịch sử nhân loại.
1 -  Lịch sử hình thành Đạo Cao Đài và phát triển.
Đêm Giáng Sinh năm 1925, tại Sài Gòn, Đạo Cao Đài được khai sinh từ những mặc khải thiêng liêng. Đến ngày 18/11/1926, chính thức Khai Đạo, công bố trước nhân loại tại chùa Gò Kén, Tây Ninh.
Triết lý của đạo Cao Đài dựa trên nguyên lý Tam Giáo Quy Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhất, kết hợp hài hòa giữa những tôn giáo lớn:
Khổng giáo, Đạo giáo, Phật giáo, và Thiên chúa.
Ngũ Chi Đại Đạo năm con đường tâm linh:
Nhân đạo, Thần đạo, Thánh đạo, Tiên đạo, Phật đạo.
Triết lý Đạo Cao Đài gắn bó sâu sắc với tín ngưỡng dân tộc Việt Nam, vốn đã biết thờ Trời Đất từ thời Hùng Vương, hơn 5.000 năm trước. Triết lý phổ quát của Đạo Cao Đài vì tình yêu thương nhân loại đại đồng, phục vụ hạnh phúc đồng khổ với nhân loại, không phân biệt màu da sắc tộc, văn hóa, ngôn ngữ, xã hội, vì mưu cầu thế giới hòa bình.
2 - Hành Trình Truyền Bá Đạo Cao Đài. 
Trước năm 1975, Đạo Cao Đài phát triển rực rỡ, với hơn 5 triệu tín đồ, trở thành tôn giáo lớn thứ ba tại Việt Nam (theo thống kê của Việt Nam Cộng Hòa). Trong giai đoạn này, Đạo xây dựng hệ thống hành quyền, phát triển giáo lý, và khởi lập nhiều công trình giáo dục đại chúng. Tuy nhiên, từ năm 1975, sau khi chế độ Cộng sản lên nắm quyền, Đạo Cao Đài đối mặt với nhiều thách thức lớn. Tự do tín ngưỡng bị hạn chế, việc truyền bá đức tin trở nên khó khăn hơn bao giờ hết. Sự kiểm soát khắt khe của nhà nước khiến đạo bước vào những giai đoạn bế tắc. Dù vậy, tinh thần Đạo Cao Đài không ngừng lan tỏa. Từ một nền móng nhỏ bé tại Việt Nam.
Sau ngày 30/4/1975. Trên thế giới xuất hiện cộng đồng Tín đồ Cao Đài, hơn 57.000 người, có mặt khắp năm châu lục. Người Tín đồ Cao Đài tiếp tục duy trì văn hóa Cao Đài, tạo thành sức sống mãnh liệt, hội nhập thành công, mở ra cho chính mình những kỳ tích quốc tế.
3 - Lời Kêu Gọi Tỉnh Thức.
Đạo lịch 1/4 kỷ nguyên 21, Đại Đạo tròn Đệ Nhất Bách Niên (100 năm). Cộng đồng Tín đồ Cao Đài cùng nhìn lại ý nghĩa của lòng tin và trách nhiệm phục vụ đồng sinh, phụng sự Đại Đạo. Lịch sử là tấm gương soi, nhắc nhở đồng sinh cộng hưởng giá trị gắn kết, yêu thương và bao dung, buông bỏ ích kỷ, và oán hận, bởi tinh thần người Tín đồ Cao Đài có đầy đủ tố chất xây dựng tương mai sau vì Đại Đạo. "Đời người ngắn ngủi", nhưng Đạo lý là vô biên. Hãy sống để gieo yêu thương, và để lại một di sản vì hạnh phúc, hòa bình cho nhân loại.
Tuy nhiên người viết xin phân tích năm (5) giai đoạn lịch sử của Đạo Cao Đài để làm chứng tích, sau ngày 30/4/1975. Đạo Cao Đài bị cai trị, bởi thế quyền chế độ Cộng sản Việt Nam:
3.1 - Giai đoạn 1975-1980: Sau khi miền Nam Việt Nam, bị Cộng sản thôn tính. Mở đầu ngày 30/4/1975. Cộng sản thôn tính miền Nam Việt Nam, tự gọi là ngày thống nhất, nhưng đồng bào cả nước không hế có sự hài lòng, bởi xem đây là hình thức Cộng sản đô hộ Việt Nam.
Hiện nay, Đức tin Đạo Cao Đài, cùng với những tôn giáo bạn đồng lụy chung cảnh ngộ không hay gặp phải. Từ các Triều đại Quân chủ, đến Pháp thuộc, qua nền Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa chưa hề có tình trạng quản lý Đức tin như chế độ Cộng sản Việt Nam. Lần đầu tiên, Đức tin phải thuần phục chính quyền Cộng sản Việt Nam. Dưới áp lực của chính quyền theo chính sách quản lý tôn giáo, và kiểm soát chặt chẽ, mọi sinh hoạt tôn giáo, chính phủ không công nhận độc lập, tất cả đều trực thuộc Ban Tôn Giáo Chính Phủ, và Mặt Trận Tổ Quốc VN, xem tôn giáo như một hội đoàn quần chúng. Ngày 01/03/1979. Chính quyền Cộng sản ban hành Ðạo Lịnh số 01/HT-ÐL. Bức tử Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ, Tòa Thánh, Tây Ninh. Chế độ hiện hành tự trở thành trái phá, đẩy lùi Đạo Cao Ðài vào quên lãng, và thần phục đảng Cộng sản vô điều kiện. Nhà nước tự chà đạp lên Đạo Cao Ðài để dành độc quyền kiểm soát Đại Đạo hầu phá vỡ chân lý đồng thuận Ðạo-Đời, cắt đứt mọi liên hệ quyền sống, tình cảm giữa tín đồ với nhau.
Cộng sản độc trị, xây dựng nhiều nhà tù, và trại lao cải theo điều 4 của Hiến pháp Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, "Giai cấp vô sản phải tiêu diệt các giai cấp khác". Đảng Cộng sản khai tử Đạo Cao Ðài, the Ðạo Lịnh số 01: "Các hoạt động về chính trị đạo từ trung ương Tòa Thánh đến địa phương, kể từ nay chấm dứt hoàn toàn".
Từ đó những cơ sở Đạo, thuộc quyền trưng dụng của nhà nước, tịch thu toàn bộ tài sản, và đóng cửa niêm phong những cơ sở như sau:
* Hiệp Thiên Ðài
- Văn phòng Hiệp Thiên Đài.
-  Pháp chánh trung ương, và Pháp chánh địa phương.
- Ban Kỷ Luật Hiệp Thiên Ðài.
- Ban Thế Ðạo.
- Ban Ðạo Sử, v.v..
* Cửu Trùng Ðài
- Tòa Nội Chánh.
- Cửu Viện Hành Chính Nam-Nữ, và cơ sở trực thuộc. 
- Sở Quản Thủ Thánh Ðịa.
- Ban Huấn Ðạo. 
- Ban Giám Ðốc Hạnh Ðường. 
- Ban Kiểm Soát Hỗn Hợp Tài Chính. 
- Ban Vật Tư. 
- Ban Tiếp Tân. 
- Cơ Thánh Vệ, và các Ban Trực Thuộc. 
- Cơ Bảo Thể. 
- Văn Phòng Ðường Nhơn.
- Văn Phòng Tần Nhơn. 
- Cai Quản Tà Mun. 
- Hội Thánh Ngoại Giáo. 
- Văn Phòng Kim Biên Tông Ðạo. 
- Văn Phòng Trung Tông Ðạo. 
- Văn Phòng Bắc Tông Ðạo. 
- Dưỡng lão Hàm phong. 
- Hạnh Đường. 
- Khâm Thành Thánh Ðịa. 
- Khâm Trấn Ðạo. 
- Khâm Châu Ðạo. 
- Đầu Tộc Ðạo. 
- Ðầu Phận Ðạo. 
- Ban Trị Sự Nam-Nữ. 
- Ban Tứ Vụ Thánh Thất. 
- Trưởng thập nhị gia. 
- Nông vụ địa phương. 
- Nông vụ tự túc.
Phước Thiện
- Hội Thánh Phước Thiện Nam-Nữ & cơ sở trực thuộc.
- Ban Kỷ luật Phước Thiện. 
- Ban Trật Tự. 
- Ban Kiến Trúc Tòa Thánh. 
- Ban Cai Quản Bộ Nhạc. 
- Ban Cai Quản Bộ Lễ. 
- Ban Cai Quản Ðồng Nhi, Tổng Trào. 
- Ban Cai Quản Nhà Thuyền Bát Nhã. 
- Ban Vận Ðộng Xây Dựng Vạn Pháp Cung. 
- Ban Tổng Quản Trí Giác Cung. 
- Ban Kỳ Lão Phạm Môn (Trí Huệ Cung-Phạm Nghiệp) 
- Quản Châu Thành Thánh Ðịa. 
- Quản Trấn Ðạo. 
- Quả Châu Ðạo. 
- Quản Tộc Ðạo. 
- Quản Phận Ðạo. 
- Ban Cai Quản Phước Thiện Nam-Nữ. 
- Các sở Lương Ðiền, Công Nghệ, Thương Mại .
- Ban Lễ Viện Ðiện Thờ Phật Mẫu địa phương. 
- Xưởng may y phục Đạo. 
- Nhàn Du khách sạn, v.v..
* Phổ Tế
Phổ Tế Trung Ương, và Ðịa phươn. 
- Hội Thánh Hàm Phong, v.v..
* Hội đoàn dân sự Cao Ðài
- Việt Nam Phục Quốc Hội.
- Hội Thương Phế Binh Cao Ðài. 
- Hòa Bình Chung Sống. 
- Hòa Bình Giáo Hội. 
- Hòa Bình Bến Hải. 
- Hòa Bình Thánh Xa Thơ. 
- Ðoàn Trung Kiên Ðại Ðạo. 
- Ðại Ðạo Thanh Niên Hội. 
- Bá Nghệ Ðoàn. 
- Ðoàn Hướng Ðạo Cao Ðài, v.v..
* Cơ sở hạ tầng: 
- Cơ Quan Phát Thanh Giáo Lý. 
- Báo chí. 
- Thư viện. 
- Đại Học. 
- Trung học. 
- Tiểu học. 
- Cô nhi viện, v.v..
Nhà nước Cộng sản Việt Nam lấy làm hãnh diện, và hài lòng khi tịch thu hết tài sản của Đạo Cao Ðài, và tiếp tục tảo thanh triệt tiêu các đoàn thể của Tín đồ, mượn cớ an ninh nhà nước, hối hả thành lập nhiều trạm bẩy phản cách mạng, vì mục đích thanh trừng và hành quyết những Tín đồ hiếu Đạo, hay cho đi lao cải, bịt miệng của những tiếng nói trung thực, mọi phát biểu ý kiến, và nguyện vọng xem như bị tước đoạt quyền sống làm người của Tín đồ Cao Đài!
3.2 - Đạo Cao Đài đấu tranh với chính quyền: 
Trong những năm đầu sau khi thống nhất, Đạo Cao Đài gặp phải sự đàn áp mạnh mẽ. Chính quyền Cộng sản không chấp nhận Đại Đạo giữ nguyên truyền thống tổ chức theo cấu trúc độc lập.
Cộng sản yêu cầu tất cả các tôn giáo phải hoạt động dưới sự kiểm soát của Mặt Trận Thống Nhất Việt Nam do nhà nước Cộng sản quản lý. Cộng sản xem những tôn giáo như một hội đoàn do Ban Tôn Giáo Chính Phủ quản lý, và nhà nước quy định rõ mục tiêu Đạo Cao Đài phải thay đổi nghi lễ, giáo lý, Hạnh Đường đào tạo Chức Sắc, tu viện, phân tích thông tin, giao tiếp, phân công nhiệm vụ, điều hành, giám sát hoạt động trong Đạo Cao Đài đều thông qua Ban Tôn Giáo Chính Phủ, dưới sự chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nội Vụ. Họ làm luật giám sát tín ngưỡng, tất cả tôn giáo phải tuân theo tư tưởng người Cộng sản. Do đó Ban Tôn Giáo Chính Phủ trở thành bộ máy khủng bố đức tin có hệ thống.
Nếu như mọi tôn giáo có liên hệ với nước ngoài đều phải lấy quyết định từ Ban Tôn Giáo Chi Phủ. Đạo Cao Đài hoàn toàn lệ thuộc trên cái gông cùm này! Sở tài chính tỉnh Tây Ninh giám sát thùng Công quả tại Tòa Thánh, và Thánh Thất Thánh Địa. Trại đường Tòa Thánh Tây Ninh do sở Lương Thực giám sát, mọi sinh hoạt tự động bế tắc.
3.3 - Sự hợp nhất Tòa Thánh và Tín đồ: 
Để đối phó với sự kiểm soát của nhà nước, các chi phái Đạo Cao Đài tại miền Nam đã bị ép buộc phải hợp nhất thành một Hội Thánh do nhà nước chỉ định. Hai mươi bảy (27) Chi phái Cao Đài trước đây có sự phân chia rõ rệt về giáo lý, và điều này khiến cho sự hòa hợp trở nên khó khăn. Tuy nhiên, nhiều Tín đồ và các Chức Sắc trong Đạo Cao Đài không chấp nhận sự điều hành của chính quyền, vẫn duy trì các hoạt động trong khuôn khổ độc lập, và tự trị theo truyền thống của Đại Đạo.
2 - Giai đoạn 1980-1990: Chính sách tôn giáo của Đảng Cộng sản: 
Trong suốt những năm 1980, đảng Cộng sản Việt Nam thực hiện các chính sách đàn áp tôn giáo nghiêm ngặt hơn, đặc biệt là đối với các tôn giáo có ảnh hưởng chính trị mạnh mẽ như Đạo Cao Đài, Phật giáo, và Đạo Thiên Chúa.
2.2 - Sự đàn áp và kiểm soát: 
Các nhóm tôn giáo Cao Đài không được phép hoạt động tự do, và phải chịu sự giám sát, kiểm tra thường xuyên từ phía chính quyền. Các tổ chức Cao Đài ngoài Hội Thánh nhà nước coi là bất hợp pháp, và những Chức Sắc lãnh đạo Tòa Thánh hay Thánh Thất hoặc Tín đồ hoạt động chống đối nhà nước Cộng sản VN, có thể bị bắt cho đi ngồi tù hoặc chịu các trừng phạt khác nhau, và tịch thu tài sản của Tín đồ Cao Đài.
2.3 - Đóng cửa những Thánh Thất, và đình chỉ hoạt động: 
Trong giai đoạn, chính quyền Cộng sản bức tử Đạo Cao Đài đóng cửa nhiều Thánh Thất, đình chỉ các hoạt động, và nhúng tay vào hành quyền của Đạo, tự tay lấy quyết định đề cử phong Chức Sắc cho những kẻ có công với đảng Cộng sản, tệ nạn buôn bán phong Chức Sắc xem là thông lệ ăn chia với đảng Cộng sản ở khắp mọi nơi trong cửa Đạo Cao Đài. Tất nhiên, có một số Tín đồ Cao Đài tự tách ra khỏi Tòa Thánh Tây Ninh, tự tổ chức kín đáo những ngày lễ nghi không công khai.
Cho thấy đảng Cộng sản thực hiện cuộc trả thù đức tin, và họ thành công. Nhìn xa hơn chính họ trả thù dân tộc VN, bằng cách giết người càng nhiều càng tốt. Tịch thu mọi phương tiện đời sống của toàn dân, bởi vậy họ cần đàn áp người dân qua mọi hình thức, áp lực cuộc sống của đồng bào xem ra thường nhật, và khủng bố bằng lao động, cải tạo, lao tù, quản lý tư duy, và đức tin,v.v...
3 - Giai đoạn 1990-2000 - Những cải cách, và có một số thay đổi trong chính sách: 
Đến cuối thập niên 1980, và đầu thập niên 1990, Cộng sản Việt Nam bắt đầu thực hiện các cải cách kinh tế, mở cửa và thực hiện chính sách đổi mới. Trong bối cảnh đó, chính phủ cũng phải thay đổi một số chính sách về tôn giáo, mặc dù vẫn duy trì sự kiểm soát chặt chẽ.
3.1 -  Khởi sắc một phần: 
Đạo Cao Đài bắt đầu có chút "nới lỏng" trong việc tổ chức các hoạt động tôn giáo, nhưng vẫn dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà nước. Mặc dù vậy, các tín đồ và chức sắc Cao Đài vẫn phải chịu nhiều hạn chế trong việc tổ chức các sự kiện tôn giáo công khai, và chỉ có những người đứng đầu giáo hội chính thức do nhà nước công nhận mới được phép hoạt động công khai. 
Cờ đảng Cộng sản treo trên cờ Đạo Cao Đài, thể hiện tinh thần chế độ quản lý giáo hội nhà nước.
3.2 - Chế độ giáo hội nhà nước: 
Chính phủ chỉ công nhận một giáo hội Cao Đài duy nhất (Giáo hội Cao Đài Tây Ninh), điều này hạn chế quyền tự do của các nhóm Cao Đài khác, và làm cho các tín đồ thuộc các chi phái Cao Đài khác gặp khó khăn trong việc thực hành đức tin của mình.
4 . Giai đoạn 2000 đến nay: Tự do tôn giáo và những thách thức.
Trong những năm đầu thế kỷ 21, với sự phát triển của xã hội và quốc tế, đặc biệt là khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007, chính quyền Cộng sản Việt Nam đã phải đối mặt với áp lực từ cộng đồng quốc tế về quyền tự do tôn giáo.
4.1 - Các cải cách pháp lý:
Chính quyền Việt Nam đã đưa ra một số cải cách pháp lý về tự do tôn giáo, bao gồm việc ban hành Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo năm 2004 và sửa đổi trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, các tôn giáo, trong đó có Đạo Cao Đài, vẫn phải tuân thủ các quy định nghiêm ngặt của nhà nước, và các nhóm tôn giáo không thuộc giáo hội chính thức vẫn bị coi là bất hợp pháp.
4.2 - Sự phát triển, và đối diện với khó khăn: 
Mặc dù nhà nước có sự thay đổi trong chính sách đối với tôn giáo, nhưng Đạo Cao Đài vẫn gặp nhiều khó khăn. Các tín đồ vẫn phải hoạt động trong phạm vi hạn chế và chỉ có các hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước mới được công nhận. Một số nhóm tín đồ Cao Đài vẫn giữ quan điểm bảo vệ tự do tôn giáo và đấu tranh cho quyền tự do thực hành đức tin của mình.
4.3 - Sự xuất hiện của các nhóm Cao Đài ngoài hệ thống chính thức: 
Các nhóm Cao Đài không thuộc giáo hội chính thức vẫn tiếp tục tồn tại, một số hoạt động ngầm và không được nhà nước công nhận, nhưng những nhóm này vẫn tồn tại, và duy trì việc truyền giáo trong các cộng đồng tín đồ.
5 - Hiện trạng và tương lai.
Hiện tại, Đạo Cao Đài vẫn tồn tại ở Việt Nam, nhưng hoạt động của Đại Đạo vẫn phải tuân thủ các quy định rất nghiêm ngặt từ chính quyền. Các giáo hội Cao Đài chính thức, như Giáo hội Cao Đài Tây Ninh, tiếp tục duy trì mối quan hệ hợp tác với nhà nước, trong khi các nhóm khác vẫn phải đối mặt với sự đàn áp và thiếu tự do.
Mặc dù có những tín hiệu về việc cải thiện quyền tự do tôn giáo ở Việt Nam, nhưng việc thay đổi chính sách tôn giáo vẫn còn gặp nhiều khó khăn, và phải đối mặt với những rào cản về chính trị và xã hội. Tuy nhiên, các nhóm tín đồ Cao Đài trong và ngoài nước vẫn tiếp tục đấu tranh để bảo vệ quyền lợi tôn giáo của mình.
Nói về sự tranh đấu của Cao Đài hải ngoại, một tôn giáo được thành lập tại Việt Nam vào năm 1926, luôn gắn liền với những nỗ lực duy trì và phát triển đức tin, dù trong nước hay hải ngoại. Với tín đồ Cao Đài ở nước ngoài, "sự tranh đấu" có thể hiểu theo nhiều góc độ, từ việc gìn giữ bản sắc văn hóa và tôn giáo, đến những hoạt động vận động cho quyền tự do tín ngưỡng và nhân quyền tại Việt Nam.
Bảo tồn văn hóa và tín ngưỡng: 
Tín đồ Cao Đài ở hải ngoại thường đối mặt với thách thức duy trì đức tin trong một môi trường khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ, và phong tục. Nhiều người đã cố gắng xây dựng các thánh thất tại các quốc gia có cộng đồng người Việt lớn, như Hoa Kỳ, Úc, và Canada. Các hoạt động như tổ chức lễ hội tôn giáo (Đại lễ Vía Đức Chí Tôn, lễ Hội Yến Diêu Trì Cung), lớp học giáo lý, và phổ biến tài liệu tôn giáo được chú trọng để bảo tồn niềm tin và truyền thống.
Tranh đấu cho tự do tôn giáo: 
Tín đồ Cao Đài ở nước ngoài cũng không ngừng lên tiếng về tình trạng hạn chế tự do tôn giáo tại Việt Nam. Sau năm 1975, tổ chức Cao Đài trong nước gặp nhiều khó khăn khi một số cơ sở bị quản lý chặt chẽ bởi chính quyền. Cộng đồng hải ngoại đã kêu gọi các tổ chức quốc tế, chính phủ các nước sở tại, và các tổ chức nhân quyền can thiệp nhằm đảm bảo quyền tự do thực hành tôn giáo của tín đồ Cao Đài tại Việt Nam.
Vai trò của các tổ chức Cao Đài hải ngoại: 
Nhiều tổ chức Cao Đài hải ngoại được thành lập để duy trì hoạt động tôn giáo và vận động nhân quyền. Ví dụ, Hội Thánh Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh Hải Ngoại là một trong những tổ chức có ảnh hưởng, tập trung hỗ trợ tín đồ ở hải ngoại và phối hợp với cộng đồng quốc tế để bảo vệ các giá trị tôn giáo và nhân quyền.
Thách thức trong cộng đồng hải ngoại: 
Dù có nhiều nỗ lực, nhưng tín đồ Cao Đài hải ngoại cũng đối mặt với những mâu thuẫn nội bộ, đặc biệt liên quan đến việc diễn giải giáo lý và sự khác biệt trong cách tổ chức các hoạt động tôn giáo. Một số nhóm chia rẽ do quan điểm khác nhau về cách duy trì truyền thống hoặc quan hệ với chính quyền Cộng sản Bắc Việt.
Hy vọng và tương lai: 
Dù có nhiều khó khăn, nhưng tín đồ Cao Đài ở hải ngoại vẫn kiên định với niềm tin của mình. Với sự phát triển của công nghệ, như truyền thông xã hội, việc kết nối các cộng đồng tín đồ trên toàn thế giới trở nên dễ dàng hơn, giúp họ củng cố sự đoàn kết và bảo vệ bản sắc tín ngưỡng.
6 - Kết luận
Sau ngày 30/4/1975, khi chính quyền Cộng sản Việt Nam giành quyền kiểm soát toàn bộ miền Nam Việt Nam, một loạt chính sách và biện pháp đã được triển khai nhằm củng cố quyền lực và định hình hệ thống chính trị - xã hội theo mô hình của miền Bắc. Những chính sách này không chỉ tác động sâu rộng đến đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của người dân miền Nam mà còn gây ra nhiều tranh cãi và hậu quả kéo dài. RIêng đối với Đaọ Cao Đài, hầu hết chức sắc, chức vị, và tín hữu của Đạo cũng nằm trong nạn kiếp của CS Bắc Việt.
Sau ngày 30/4/1975, đạo Cao Đài, một tôn giáo lớn với hàng triệu tín đồ tại miền Nam Việt Nam, cũng phải đối mặt với những chính sách kiểm soát và đàn áp nghiêm khắc từ chính quyền Cộng sản Việt Nam. Những biện pháp này nhằm kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tôn giáo và loại bỏ các yếu tố mà chính quyền cho là có nguy cơ đối lập với chế độ mới. Dưới đây là những chính sách và hành động cụ thể đối với đạo Cao Đài:
* Giải tán Hội Thánh Cao Đài và kiểm soát tổ chức: 
Ngay sau năm 1975, chính quyền Cộng sản ra lệnh giải tán Hội Thánh Cao Đài tại Tòa Thánh Tây Ninh, cơ quan lãnh đạo tối cao của đạo. Tất cả quyền hành trong tổ chức đạo Cao Đài bị tước đoạt và chuyển sang sự kiểm soát của Nhà nước. Những chức sắc không tuân theo chính sách của chính quyền bị cách chức hoặc trấn áp. Các cơ sở thờ tự, đền thánh và tài sản thuộc Hội Thánh Cao Đài bị nhà nước quản lý, nhiều nơi bị chiếm dụng hoặc chuyển đổi mục đích sử dụng.
* Đàn áp các chức sắc và tín đồ:
Bắt giữ và giam cầm: Nhiều chức sắc và tín đồ Cao Đài, đặc biệt là những người thể hiện thái độ phản đối chính quyền, bị bắt giữ, giam cầm hoặc đưa đi cải tạo. Tuyên truyền chống đối: Chính quyền tuyên truyền rằng đạo Cao Đài từng hợp tác với chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, do đó coi đây là một thế lực đối lập cần triệt tiêu.
Kiểm soát hoạt động tôn giáo: 
Các lễ hội, nghi thức tôn giáo và hoạt động của đạo bị hạn chế nghiêm ngặt. Nhiều nghi lễ truyền thống của đạo Cao Đài bị cấm hoặc buộc phải thay đổi để phù hợp với yêu cầu của chính quyền. Các cuộc họp mặt tôn giáo, đặc biệt là những sự kiện lớn tại Tòa Thánh Tây Ninh, phải được chính quyền phê duyệt trước và đặt dưới sự giám sát chặt chẽ.
- Chia rẽ nội bộ và thành lập tổ chức "quốc doanh": 
Chính quyền thành lập một Hội đồng Chưởng quản Cao Đài theo mô hình "quốc doanh", đưa những người trung thành với Nhà nước vào vị trí lãnh đạo. Tổ chức này được Nhà nước công nhận là đại diện chính thức của đạo Cao Đài, nhưng không được phần lớn tín đồ thừa nhận. Việc này dẫn đến chia rẽ nội bộ nghiêm trọng trong cộng đồng Cao Đài, với sự xuất hiện của các nhóm tín đồ không theo sự kiểm soát của chính quyền, thường được gọi là "Cao Đài độc lập".
- Đàn áp các phong trào đòi tự do tôn giáo:
Các chức sắc và tín đồ Cao Đài độc lập, không chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền, thường xuyên bị sách nhiễu, theo dõi, thậm chí bị bắt giam. Một số nhóm Cao Đài độc lập tiếp tục hoạt động bí mật hoặc kêu gọi quốc tế can thiệp để bảo vệ quyền tự do tôn giáo.
Hậu quả và ảnh hưởng: Các chính sách đàn áp và kiểm soát khiến đạo Cao Đài suy yếu cả về tổ chức lẫn ảnh hưởng xã hội. Nhiều tín đồ rời bỏ đạo, trong khi những người còn lại phải thực hành tôn giáo trong môi trường đầy khó khăn. Tuy nhiên, một bộ phận tín đồ Cao Đài, đặc biệt là cộng đồng hải ngoại, vẫn tiếp tục duy trì các giá trị truyền thống và phản đối sự kiểm soát của Nhà nước.
Tóm lại, đạo Cao Đài sau năm 1975 chịu áp lực rất lớn từ chính quyền Cộng sản, giống như nhiều tổ chức tôn giáo khác ở miền Nam. Dù phải đối mặt với sự đàn áp, một số tín đồ và chức sắc vẫn kiên trì giữ gìn niềm tin và bản sắc tôn giáo của mình trong bối cảnh đầy khó khăn.
Trong suốt chiều dài lịch sử dưới chế độ Cộng sản, Đạo Cao Đài đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn với chính sách kiểm soát tôn giáo nghiêm ngặt, bao gồm việc đàn áp, hạn chế các hoạt động truyền giáo, và yêu cầu tổ chức lại các giáo hội tôn giáo. Tuy nhiên, với những cải cách và sự thay đổi dần dần trong chính sách về tự do tôn giáo không bình thường. Đạo Cao Đài vẫn tiếp tục tồn tại và tìm cách phát triển trong môi trường đầy thách thức. Tuy Đạo Cao Đài không còn cơ hội nào để tuyền bá Đức tin. Nhưng Đại Đạo vẫn là tư duy vô biên của Thượng Đế lưu truyền đến Thất Ức Niên Dư (700.000 năm). Còn Đời chỉ là khoảnh khắc trăm năm, hơn thua rồi cũng về đất.
* Ban Biên Tập NỐI BƯỚC.
Paris 27/5/2025.

Home. Mục Lục: [ 1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ] [ 6 ]  [ 7 ]  [ 8 ]  [ 9 ]  [ 10 ]  [ 11 ]  [ 12 ]  [ 13 ] 14 ]  [ 15 ] [ 16 ]