* Lê Thị Ngọc Vân, * Kỷ Nguyên Hiệp, * Nguyệt Cát, * Thái Minh, * Lý Hải Âu, * Huệ Tâm, * Hồ Thúy Vi. * Thúy Hằng. * Đinh Kim Loan. * Kha Tiệm Ly. * Họa Bì. * Dũng Văn Phạm. * Mỹ Dung.
Thi phẩm "Chân
Nguyên Gọi" một suy tư cõi sống, đậm đặc thiền ca, thấm đượm tinh thần Đại
Đạo. Một dòng chảy tư tưởng vô tận, truyền tải triết lý sâu sắc của Đạo Cao
Đài.
Thi sĩ Lê Thị Ngọc Vân, đưa
ra những khái niệm sống, và khuyến khích con người tự vấn, và nhận thức bản
thân về những nguyên nhân khổ đau, do những khó khăn mà con người đang trải
qua, và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc buông bỏ tham sân si để tu tập, cho tâm
hồn trong sáng, và thanh tịnh, hầu đạt được an nhiên trong cõi đời tạm.
Hãy vì ta, vì người cùng nhau
thực hiện sự thấu hiểu vòng luân hồi, nghiệp lực, quả báo, cũng như khát vọng
thoát khỏi vòng sinh tử để tìm đến sự giác ngộ, và giải thoát, như triết lý Đạo
Đại Đạo đã định.
Chúng tôi cảm
kích để lòng phân tích phần cốt lõi, và ý nghĩa của bài thơ:
1 - Vòng sinh tử: Mở đầu bài thơ bằng hình ảnh vòng sinh tử liên tục luân chuyển,
biểu thị sự tuần hoàn của cuộc sống và cái chết, còn gọi là vòng luân hồi của sinh tử, nơi con người tiếp tục lăn trôi trong nghiệp lực,
trong đời này nghiệp báo không phải là điều xa lạ, mà chính do thân, khẩu, ý của
mỗi người mà thành.
Tác giả nhấn mạnh rằng những khổ
đau (phận bạc) mà con người phải gánh chịu đều có nguyên nhân, từ chính hành
động, lời nói, và ý nghĩ (thân khẩu ý) của mình.
2 - Nhận thức: Nhận thức rõ rằng cuộc
đời chỉ là một chặng dừng chân rất ngắn ngủi trên con đường dài trở về Thiên
lý, tác giả kêu gọi con người hãy từ bỏ những vọng tham, trả hết nợ nghiệp, và
không vay thêm nợ mới. Việc gieo duyên lành và thực hành tình yêu thương, tha
thứ là điều cần thiết để thanh thản bước đi trên con đường tu tập.
3 - Tu tập: Bài thơ vừa mở lòng từ
bi, tình thương để gieo duyên lành, tạo nên những nghiệp tốt, rồi khép lại dứt
bỏ vọng tham, sân si, và hành động tồi, với lời gọi hãy kiên định với lòng tin
và mục tiêu hướng tới Chân lý của Đạo Cao Đài. Con đường dẫn đến Chân Nguyên có
thể đầy chông gai, nhưng với "gươm huệ" (trí tuệ và sự hiểu biết),
con người có thể vượt qua tất cả. Sự kiên nhẫn và bền bỉ trên con đường tìm đến
chân lý Cao Đài, từ đó sự bình an giữ vững tâm hồn, đạt được giải thoát cuối
cùng.
4 - Chân lý: Sự tu tập không chỉ là con đường trở về cõi tạm mà còn là con đường theo
Chân Lý, nơi người ta cần học cách buông bỏ, để đi theo con đường giác ngộ, vô
chấp ngã, không so đo, để đạt được sự bình an trong tâm hồn. Lời gọi niềm
tin, hướng tới chân lý Cao Đài, ân hưởng mọi sự thật của tuyệt đối.
5 - Hành động: Dù đường còn dài, những
khó khăn, chướng ngại trên ven đường tu tập. Cho nên chúng ta "Cầm gươm huệ chặt lìa không dừng
bước". Đễ lòng soi sáng trí huệ, người tu sẽ vượt qua mọi trở ngại, và
biết lấy mọi quyết định dù có khó khăn, tâm hồn vẫn thanh tịnh, và lòng tin phía
trước có Đức Chí Tôn, Phật Mẫu, và Ngự Mã Thiên Quân.
Điểm đứng của thi phẩm, bằng
hình ảnh thức tỉnh "đường còn xa, bóng thiều dương đang lịm", như một
lời nhắc nhở về thời gian hữu hạn của cuộc đời, khuyến khích sự quyết tâm,
không ngừng nghỉ trên con đường tu tập để đạt đến sự giác ngộ và giải thoát.
- Nguyên văn thi phẩm:
CHÂN NGUYÊN GỌI
Vòng sinh tử mãi luân luân chuyển chuyển
Nghiệp lăn trôi chưa hết nợ tiền khiên
Phận bạc do đâu? Hãy tự hỏi mình !
Thân khẩu ý tạo thành dây oan nghiệt
Con dẫu biết biết nơi ta bà cõi tạm
Quán trọ dừng chân trạm cuối đường về
Bước khởi đầu biết đủ dứt vọng tham
Xin trả hết nghiệp xưa không vay nữa
Gieo duyên lành trao ngôn từ hóa ái
Bỏ sân si để tha thứ yêu thương
Lòng bao dung trước nghịch cảnh tủi hờn
Tâm vững nguyện noi theo đường Chân Lý
Nhìn đồng sanh đua chen chưa ly xả
Dùng tình thương đem Đạo độ người duyên
Vầng Thái dương soi rọi Ánh Chân Nguyên
Lìa chấp ngã không so hơn thua thiệt.
Đường còn xa, bóng thiều dương đang lịm
Hồi chuông vang giục thúc bước chân dồn
Những chướng gai cỏ dại mọc ven đường
Cầm gươm huệ chặt lìa không dừng bước
Tâm rỗng lặng nhìn Chân Nguyên phía trước
Vững lòng tin hiệp đuốc sáng huệ soi.
* Lê Thị Ngọc Vân.
Tuyệt tác “Ngộ Đạo” của Thi sĩ Kỷ Nguyên Hiệp. * Hiền Tài/Huỳnh
Tâm.
Người viết xin tiếp đoạn dẫn nhập, và diễn giải ý nghĩa thi phẩm “Ngộ Đạo”
của thi sĩ Kỷ Nguyên Hiệp.
Nội dung mang đậm tư duy triết lý Đại Đạo. Tư duy tinh tế của thi phẩm “Ngộ
Đạo”, thay cho lời minh chứng qua những khởi động đời lâm lụy thế gian. Thi sĩ
chân thành miêu tả giá trị của hành trình Đạo hạnh hướng lên đức tin Cao Đài,
và cầu nguyện vạn an trải rộng đến với mọi cuộc sống.
Lời gọi, hy vọng mỗi người tử tế, càng từ bỏ bóng tối để bước ra ánh sáng mặt
trời ban mai, đầy nắng vàng rực rỡ. Tiếng thơ lòng, gọi đời biết thương yêu
nhau, gắn kết tình người, thay vì đời thường cứ mãi ngập chìm trong biển bảo, đã
đến lúc mọi người hãy bước ra không gian lớn, bởi tinh tế giác ngộ là cứu cánh
phục vụ nhân sinh.
Trong khi ấy, mọi người cần sự an lạc với ánh sáng huyền diệu, rạng ngời đẹp
đẽ tự nhiên. Thế nhưng đời người khác thường, vì bản thân sân si, ích kỷ chưa hề
biết phục vụ cho ai, dó đó hạnh đức tìm mãi khó có được, vì vẫn bám lấy sự hụp
lặng hỗn loạn trong đời này.
Hy vọng, và lạc quan đến lúc mọi người phải từ chối mọi thứ đều là giả chi
chi cũng giả. Thay vì trong cuộc sống ý thức vào sự tu tập và giác ngộ, phản ánh
hành trình của người tu hành đức.
Từ khi rơi vào thế giới trần tục này, đừng để quay lưng cõi thế gian. Tuy
nhiên vẫn chưa quá muộn màng, bởi cửa Đại Đạo mở rộng đón người thanh thản trở
về.
Người viết xin dẫn giải, và phân tích suy tư của thi sĩ Kỷ Nguyên Hiệp, gửi
đến bạn đọc một thi ca đầy ý tưởng trung thực, mà điểm đứng giá trị của thi phẩm
này, như sau:
1 - Nguyên nhân xuống thế nhiễm mùi trần:
Con người sinh ra trong cõi đời, bị cuốn vào vòng xoáy của thế gian, nhiễm
bụi trần, khó thoát ra khỏi tham sân si.
2 - Hiệp đạo kỳ cùng đáo gót lân:
Khi hành giả tu luyện đến cảnh giới cao, hòa hợp với Đạo thì sẽ đạt được sự
thanh tịnh và an nhiên.
3 - Ngõ cũ nghe vang lời Mẹ thật:
"Mẹ" có thể được hiểu là biểu tượng của cội nguồn hoặc nguồn gốc
tâm linh. Khi quay về con đường xưa, người ta nghe thấy tiếng gọi của sự thật,
và sự an ủi từ cội nguồn.
4 - Quê xưa vọng lại tiếng Thầy gần:
"Thầy" ở đây có nghĩa là Đức Chí Tôn của Đạo Cao Đài, Người dẫn dắt
trên con đường giác ngộ. Khi quay về với Đạo, người tu hành cảm nhận được sự gần
gũi với Thầy.
5 - Hồi đầu sớm tối trui thân thể:
Đây là hình ảnh của việc rèn luyện thân thể và tâm trí, giữ cho bản thân
luôn tỉnh thức trong tu tập.
6 - Nấu chí hàng ngày luyện dạ chân:
Ý chỉ sự quyết tâm, kiên trì tu dưỡng tâm hồn mỗi ngày để đạt đến chân lý.
7- Giả cảnh dương gian nào vững mãi:
Thế gian này, chỉ là một cảnh giới tạm bợ, không phải là nơi ở mãi mãi.
8 - Nên sang bến giác đợi đò lần:
Cuối cùng, khuyên người tu hành nên vượt qua sông mê, đến bến giác ngộ để tìm
sự giải thoát.
Tuyệt tác “Ngộ Đạo” của Thi sĩ Kỷ Nguyên Hiệp. Thi phẩm lấy suy tư và cảm xúc,
truyền bá hấp lực Đức tin Cao Đài mạnh mẽ, thể hiện tinh thần làm người, và ý
thức cần truyền tải triết lý Đạo Cao Đài đến với mọi người, tinh thần giác ngộ
lấy quyết định mở tâm hồn sáng xuốt để thể hiện sự tu tập, đồng thời quyết tâm
kiên trì hành trình dù bao nhiêu thử thách của thế gian, cần phải vượt qua, bỏ
lại những phiền nhiễu, quên đi cuộc đời sau lưng để hướng về chân lý của Đại Đạo,
và lạc quan sự thanh tịnh, tâm hồn ân hưởng vầng sáng ánh Thái Bình Dương tuyệt
diệu. Và gửi đến người đọc tu dưỡng tâm hồn hãy quay về với con đường Đạo, và
rũ bỏ những bụi trần của thế gian.
Nội dung của bài thơ, mang đậm triết lý nhân sinh, hướng thiện, và giải mã
sự giác ngộ. Mỗi câu thơ, đều chứa đựng từ ngữ, trên tầng nghĩa sâu sắc, hướng
đến sự tỉnh thức, và tu tập bản thân.
Hiền Tài/Huỳnh Tâm.
Nguyên văn tuyệt tác:
Ngộ Đạo. * Kỷ Nguyên Hiệp.
“Nguyên nhân xuống thế nhiễm mùi trần
Hiệp đạo kỳ cùng đáo gót lân
Ngõ cũ nghe vang lời Mẹ thật
Quê xưa vọng lại tiếng Thầy gần
Hồi đầu sớm tối trui thân thể
Nấu chí hàng ngày luyện dạ chân
Giả cảnh dương gian nào vững mãi
Nên sang bến giác đợi đò lần.”
* Kỷ Nguyên Hiệp.
* Hiền Tài/Huỳnh Tâm
diễn giải thi phẩm “Nhìn Lên Cảnh Giới”, của Nữ thi sĩ * Nguyệt Cát.
Nội dung thi phẩm “Nhìn
Lên Cảnh Giới”, của Nữ thi sĩ * Nguyệt Cát. Mang theo
thông điệp suy tư vào cảnh giới giác ngộ, nói
lên sự buông bỏ những lo toan mà đời gặp phải mệt mỏi, và cần hiểu sâu sắc cuộc sống trần đời này có phần khô khan. Khuyên người tập trung vào
thanh tịnh tu dưỡng bản thân, buông xả những ham muốn vô
minh, hầu tìm đến cho tâm hồn thanh thản, hãy
biết dừng lại, nhìn vào đạo đức của nội tâm,
thay vì mải mê theo đuổi những điều phù phiếm trong cuộc đời.
Thi phẩm chuyên chở tâm linh, mang đậm triết lý tư duy mở của người tín đồ
Đạo Cao Đài, hầu phục vụ nhân sinh để tìm đến sự giác ngộ, và chiêm nghiệm giá
trị sâu xa của giáo lý Đạo Cao Đài.
Người viết xin dẫn giải, phân tích, và truyền tải những điểm mạnh của những
từ ngữ nổi bật, dưới đây:
- Hai câu đầu: Nhắc nhở con người nên tu dưỡng bản thân khi còn có thể, đừng
để đến cuối đời mới vội vã sửa đổi. Vô minh là tình trạng không nhận ra “bản thể”
của sự sống, dẫn đến lo lắng và sầu muộn.
Trong câu đầu đã phân biệt khái niệm tư duy triết học Đạo Cao Đài, nói lên
bản sắc tâm lý học, và khoa học xã hội, vốn được nhân loại biết đến, nhưng chưa
tìm ra hóa giải cho chính mình.
- Câu ba và bốn: Nhấn mạnh sự mệt mỏi của cuộc sống nếu cứ mải mê tranh đấu,
bon chen mà không tìm được bình an. Hình ảnh "thân vạc" và "cánh
cò" gợi lên sự vất vả của kiếp người trong cuộc mưu sinh.
- Hai câu giữa: Kêu gọi con người nên hiểu, và thương chính mình, đồng thời
giữ gìn nghiệp đạo, tức là tránh làm điều xấu, sống đúng với đạo lý. "Hòa
với ái" có thể hiểu là hòa mình vào tình yêu thương, và lòng Từ bi, Bác
ái, Công bình cũng là một cách để duy trì sự ổn định trong cuộc sống.
- Hai câu cuối: Đưa ra lời khuyên hãy tìm kiếm sự giác ngộ bằng cách nhìn
lên những cảnh giới cao hơn, có thể là cảnh giới tâm linh hoặc tri thức cao siêu.
Đừng mải chạy theo những giấc mơ xa vời, ảo ảnh của cuộc đời.
Thi phẩm “Nhìn Lên Cảnh Giới” của Nguyệt Cát. Như một người đang đứng trên
ngọn núi cao, với ánh sáng từ bầu trời chiếu xuống, gợi lên sự giác ngộ. Phong
cảnh thiên nhiên bao quanh không gian bình minh, biểu trưng cho thời điểm của sự
chuyển giao, và nhận thức. Người đứng ở đó với tư thế trầm lặng, nhìn lên trời
cao, với một biểu hiện bình an, và tự tại.
Chân dung thi phẩm “Nhìn Lên Cảnh Giới” của Thi sĩ Nguyệt Cát. Đang thể hiện
sự giác ngộ, đúng với ý tưởng. Hy vọng nó sẽ mang lại cảm giác bình yên trong đời
sống tỉnh thức, và tiếng nói hài hòa của khởi đầu bình minh, một điểm đứng trước
khi biết dừng lại để suy ngẫm về ý nghĩa thật sự của đời mình.
* Hiền Tài/Huỳnh Tâm.
Nguyên văn tuyệt tác:
Nhìn Lên Cảnh Giới. * Nguyệt Cát.
Hạ cuối lo tu
để kịp đò,
Vô minh một kiếp mãi sầu lo.
Bon chen cho lắm gầy thân vạc
Lặn lội nhiều thêm mỏi cánh cò.
Hãy hiểu và thương gìn nghiệp Đạo,
Nên hòa với ái giữ cơ đồ
Nhìn lên cảnh giới, tâm bừng ngộ
Chớ chạy theo đời cuộc viễn mơ !
* Nguyệt Cát.
Thi phẩm “Kỷ Niệm
100 Năm Ngày Khai Đạo”. * Thi sĩ Thái Minh.
Hôm nay người viết chia sẻ nội dung thi phẩm “Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Khai Đạo”,
của Thi sĩ Thái Minh.
Thật sự là một tác phẩm trang trọng và sâu sắc, mang tính thiêng liêng, tư
duy mở về ngày kỷ niệm 100 năm khai Đạo Cao Đài. Thể hiện được lòng tôn kính đối
với Thượng Đế, sự ca ngợi triết lý hòa hợp đức tin, và lý tưởng phụng sự chúng
sanh của đạo Cao Đài.
Đây là dịp rất quan trọng đối với người tín đồ Cao Đài và văn hóa tâm linh
Việt Nam, với tầm quan trọng của sự kiện 100 năm ngày khai đạo.
Bài thơ ca ngợi sự xuất hiện của đạo Cao Đài, vừa phản ánh triết lý, qua
phong thái quy hợp Tam Giáo, Ngũ Chi, với lời cầu nguyện thế giới hòa bình,
cùng các tôn giáo phục vụ nhân sinh, và cứu rỗi nhân loại dưới sự dẫn dắt của
Thượng Đế.
Người viết phân tích ý nghĩa những cặp câu thơ dưới đây.
- Hai câu đầu:
“Kỷ niệm Hoằng Khai nhứt bá niên”.
“Cao Đài Ngọc Đế đến trần miền”.
Câu mở đầu, nhấn mạnh sự kiện trọng đại kỷ niệm 100 năm ngày khai đạo. Một
cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của đạo Cao Đài hay Ngọc Hoàng
Thượng Đế giáng trần, mang theo một sứ mệnh thiêng liêng. Giúp con người tìm đường
về ở với chân lý.
Nhắc đến sự giáng trần của Ngọc Hoàng Thượng Đế là vị thần linh tối cao của
đạo Cao Đài, đến cõi trần này, khai sáng và cứu rỗi nhân loại..
- Hai câu tiếp:
"Quy nguyên Tam Giáo về hòa ái".
"Hiệp nhất ngũ chi lại lạc yên".
Hai (2) câu thơ này là điểm nhấn về sự hợp nhất, và hòa hợp trong đạo Cao Đài.
Quy tụ ba tôn giáo lớn (Phật giáo, Đạo giáo và Nho giáo), và năm chi phái khác
với tinh thần hòa ái cùng một chân lý. Đây là năng lực của giáo lý Đức tin Cao
Đài.
Thông qua sự hợp nhất đó, truyền tải thông điệp nhân ái, là nền tảng triết
lý của đạo Cao Đài, để đạt được mục tiêu an lạc cho nhân loại, và thế giới hòa
bình. Từ đây phát huy văn hóa hòa giải, cùng chung tay gắn kết để giải quyết mọi
vấn đề phức tạp ở thế gian này, và phản ánh tinh thần văn minh của đạo Cao Đài.
- Hai câu giữa:
"Phụng sự chúng sanh làm cứu cánh".
"Đỡ nâng bá tánh độ nhân hiền".
Tâm điểm của đạo Cao Đài lấy kim chỉ nam phục vụ chúng sanh, khẳng định mục
tiêu tối thượng của đạo Cao Đài.
Tiếp tục làm rõ ý nghĩa chánh lý, và thể hiện trách nhiệm cứu độ nhân loại
của đạo Cao Đài. Nhấn mạnh vào sự bao dung, hướng tới mỗi tín đồ phải có tinh
thần vượt qua mọi khó khăn, và khổ đau để tìm đến con đường giác ngộ.
- Hai câu cuối:
“Nguyện cầu Thượng Đế gia hồng phúc”.
“Đại Đạo Hoằng Khai rưới huệ Thiên”.
Hai (2) câu cuối là lời cầu nguyện Thượng Đế ban ơn phước, và cho sự phát
triển lâu dài của đạo Cao Đài.
Mong cho Đại Đạo lan tỏa, mở rộng, đem lại phúc lành, minh mẫn trí tuệ cho
nhân loại. Đây cũng là sự mong ước về một tương lai hòa bình dưới sự dẫn dắt của
Thượng Đế.
Bài thơ trang nghiêm thể hiện lòng tôn kính, rõ nét tinh thần sứ mệnh cao cả
của người tín đồ đạo Cao Đài trong việc xây dựng một thế giới hòa bình, và an lạc.
Tác phẩm này thật sự chạm đến lòng tin của người tín đồ, và góp phần tôn vinh
giá trị của đạo trong lòng cộng đồng.
Cùng lúc dâng hiến sự hòa hợp đức tin vào Thượng Đế, với những ước nguyện
hướng về tình thương yêu, và phụng sự, cứu độ nhân loại, trong suốt 100 năm qua
của đạo Cao Đài.
Hiền Tài/Huỳnh Tâm.
Đính kèm dưới đây nguyên bản bài thơ.
Kỷ Niệm 100 Năm Ngày Khai Đạo. * Thái Minh
Kỷ niệm Hoằng Khai nhứt bá niên
Cao Đài Ngọc Đế đến trần miền
Quy nguyên Tam Giáo về hòa ái
Hiệp nhất ngũ chi lại lạc yên
Phụng sự chúng sanh làm cứu cánh
Đỡ nâng bá tánh độ nhân hiền
Nguyện cầu Thượng Đế gia hồng phúc
Đại Đạo Hoằng Khai rưới huệ Thiên.
* Thái Minh.
Lời thơ thể hiện tinh thần và tư
tưởng của đạo Cao Đài trong việc cứu độ chúng sinh trong thời kỳ cuối cùng của
thế giới. Đây là một bài thơ mang đậm triết lý Đức tin, kêu gọi con người sống
thiện lành, tránh xa những điều xấu xa và chuẩn bị cho một tương lai thanh
tịnh. Mỗi câu thơ đều chứa đựng thông điệp sâu sắc về đạo đức, và niềm tin đạo
Cao Đài. Trong đó người tu hành phải sống đạo đức, giữ gìn công đức, và tìm về
chân lý.
Dưới đây là một phân tích từng
câu trong bài thơ:
1 - Phổ độ kỳ ba cứu kẻ lành:
Đây là một lời khẳng định vì mục đích của đạo Cao Đài, nhấn mạnh sứ mệnh cứu rỗi
của Phổ Độ Kỳ Ba, bởi công cuộc phổ độ đại quy mô chưa từng có tại thế gian này,
nhằm cứu người thiện lương.
2 - Trừ hùng
khử trược giữ nguồn thanh: Câu này nhấn mạnh việc loại bỏ
những điều xấu xa, bỏ xuống uế trược để giữ gìn sự thanh tịnh, trong sạch, tinh
khiết.
3 - Đời thì trữ
bạc mà thu góp: Trong cuộc sống trần thế, cần phải loại bỏ lòng
tham, tham, sân, xi, ích kỷ, bởi nói tồi tệ, bạc bẽo của sự vấy bẩn. Người biết
tu hành duy nhất chỉ thu nhận thanh khiết, điều tốt đẹp của Đạo.
4 - Đạo lại bồi
công Phước để dành: Đồng thời, trong đạo Cao Đài, người tín đồ cần biết
tích công bồi đức, tạo dưỡng phước thiện để chuẩn bị cho mai sau.
5 - Thử hỏi tồn
vong đâu nẻo Chánh: Câu hỏi này đặt ra sự tồn vong của con người, làm
sao để nhận biết đâu là con đường chính đạo. Người tín đồ hành quyền đạo đúng
đắn, và chính Đạo, thì sự tồn tạp, và phát triển đức hạnh trở thành hạnh phúc hiện
thực.
6 - Rằng là
định hướng chẳng vòng quanh: Triết lý Cao Đài đã định hướng
con đường chính đạo phải đi thẳng. Người Tín đồ hành quyền đạo không thể sai, có
thế mới không lệch lạc chân lý.
7 - May duyên
sớm gặp Cao Đài mở: Người Tín đồ có duyên may mắn, sớm gặp được đạo
Cao Đài, được dẫn dắt vào con đường tu hành chân chính, gọi là đại lộ cứu rỗi.
8 - Nhập đạo lo
tu hưởng Phước lành: Kết thúc bài thơ bằng lời khuyên nhập môn cầu đạo,
chăm lo tu hành và tận hưởng phước lành do đạo mang lại.
Tác giả bài thơ có lời nhắn nhủ,
khuyến khích người Tín đồ tu tâm, dưỡng tính, sống đúng theo đạo lý, hướng thiện,
tu hành theo con đường chính đạo để đạt được sự cứu rỗi và tích lũy phước lành trong
thời kỳ cuối cùng này.
Nguyện văn Bài thơ:
PHỔ ĐỘ KỲ BA. * Út Hoàng.
Phổ độ kỳ ba cứu kẻ lành
Trừ hùng khử trược giữ nguồn thanh
Đời thì trữ bạc mà thu góp
Đạo lại bồi công Phước để dành
Thử hỏi tồn vong đâu nẻo Chánh
Rằng là định hướng chẳng vòng quanh
May duyên sớm gặp Cao Đài mở
Nhập đạo lo tu hưởng Phước lành.
* Lý Hải Âu (Út Hoàng).
Âm hưởng lời thơ vòi vọi,
ca ngợi sự tôn kính đối với Đấng Tối Linh hay còn gọi là Thượng Đế. Nói lên sự cộng
hưởng trong triết lý Đạo Cao Đài mà con đường tu phải thực hiện. Bài thơ này là
một tác phẩm thể hiện mọi giá trị của người Tín đồ Cao Đài. Từng câu thơ, từng từ
ngữ mang đậm triết lý, đem tư tưởng vào lòng sùng bái Đại Đạo.
Tuy nhiên có những nhà
Biên khảo cho rằng Đạo Cao Đài chỉ vinh danh độc thần "Đức Chí Tôn",
nhưng ít ai hiểu chính là "Đa nguyên" thông qua mọi triết lý như Phật
giáo, Thiên chúa, Hồi giáo, Lão giáo, Nho giáo và Nhân đạo.
Bài thơ nhắc nhở về sự
tuân thủ theo thiên ý, lòng thành kính đối với Đại Đạo, và khuyến khích đồng
sinh sống thiện, tu dưỡng bản thân, xa rời hồng trần, và tìm về cội nguồn
"Chơn Như" của mình.
Suy tư định hình thi phẩm: "MỘT ĐẤNG TỐI LINH".
1 - Tôn kính Đấng Tối Linh: Bài thơ mở đầu với sự
kính trọng tuyệt đối đối với Đấng Tối Linh, là Cha Trời, biểu tượng của sự toàn
thiện và tình yêu thương bao la.
2 - Nguồn gốc từ "Đạo": Khái niệm
"Đạo" ở đây có thể hiểu là con đường tu tập, sự kết hợp giữa các yếu
tố tinh thần từ nhiều tín ngưỡng, tạo nên một hệ thống giáo lý toàn diện và
trọn vẹn.
3 - Sự thống nhất của chúng sinh: Tất cả chúng sinh đều
được xem là một phần của Bầu Càn Khôn, biểu thị sự thống nhất và liên kết giữa
vạn vật.
4 - Tu hành và tiến hoá: Bài thơ khuyến khích
việc hành thiện, tu dưỡng tâm tánh, luyện tinh hoá khí để tiến hoá lên cảnh
giới cao hơn, đạt đến Thiên Đàng và cảnh giới "Thiên Thai".
5 - Đạt Đạo và cứu độ
chúng sinh: Người đạt Đạo sẽ được gia nhập vào Đại Hội Tiên, mang trọng trách hoằng
khai đại đồng, giúp đỡ chúng sinh đạt đến sự cứu độ.
6 - Cầu nguyện và sống
thiện: Cuối cùng, bài thơ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cầu nguyện và sống
thiện lành, làm những việc tốt để nhận được ân sủng từ Thượng Đế.
Bài thơ thể hiện một niềm
tin sâu sắc vào sự hiện diện và dẫn dắt của Đấng Tối Linh, đồng thời khuyến
khích con người tu tập, hành thiện để đạt được sự cứu rỗi và hoà nhập vào cõi
vĩnh hằng.
* Hiền Tài/Huỳnh Tâm diễn thi.
Tránh Cảnh Sát Sanh. * Thúy Hằng.
Tránh cảnh sát sanh giữ dạ hiền
Cho loài thú vật được bình yên không gây giết chóc đời luôn ổn
Tạo sự yêu thương sống khỏi phiền
Bỏ dữ theo lành gần Phật Thánh
Trừ tà diệt ác cận Hoàng Thiên
Nuôi thân giản dị rau cà muối
Sớm tối kệ kinh núp cửa thiền.
* Thúy Hằng.
Bài thơ
"CHUYỂN KIẾP LUÂN HỒI", của nữ sĩ Hồ Thúy Vi. * Diễn giải Hiền Tài/Huỳnh Tâm.
Bài thơ
"Chuyển Kiếp Luân Hồi", chuyên chở hình ảnh Đạo Cao Đài, và triết lý
nhân sinh, nói lên câu chuyện muôn thuở tuần hoàn sinh - lão - bệnh – tử, luân
hồi, nhân quả. Lời thơ mô tả chu trình ấy một cách chi tiết, và sâu sắc, đồng
thời bày tỏ nỗi niềm sự sống tạm bợ trong cõi trần gian. Mỗi câu thơ đều ẩn
chứa những cảm xúc đầy ắp suy tư về thân phận kiếp sinh. Được ví như đời người
đến thế gian này, tiếp nhận hành trình thử thách, nhưng cũng là cơ hội để lạc
quan tu hành giác ngộ.
Định hình bài thơ:
"Chuyển Kiếp Luân Hồi".
1 - Buổi thác hồn
ra khỏi xác hài.
Câu thơ này mô tả
khoảnh khắc khi linh hồn rời khỏi cơ thể, khởi đầu cho quá trình luân hồi. Cái
chết được diễn tả như sự "thác hồn", một hình ảnh thể hiện sự chia
lìa giữa linh hồn và thể xác.
2 - Luân hồi chuyển
kiếp nhập bào thai.
Sau khi rời khỏi
thể xác, linh hồn trải qua luân hồi và tái sinh trong một cơ thể mới, nhập vào
bào thai của một sinh linh mới. Đây là hình ảnh về sự tái sinh liên tục trong
vòng luân hồi.
3 - Sanh già bịnh
chết Thiên Điều định.
Cuộc đời con người
từ sinh ra, trưởng thành, bệnh tật rồi qua đời đều đã được Thiên Điều định sẵn.
Điều này thể hiện niềm tin vào số mệnh và sự an bài của trời đất.
4 - Sướng cực hèn
sang Tạo Hoá bày.
Mọi sự trong đời,
từ niềm vui, nỗi khổ, sang giàu, nghèo hèn đều do Tạo Hóa sắp đặt. Điều này
nhấn mạnh vào sự an bài và quy luật không thể tránh khỏi của vũ trụ.
5 - Sống tạm cam
đành ôm mặn đắng.
Đời sống chỉ là tạm
bợ, con người đành phải chịu đựng những đắng cay, mặn ngọt của cuộc đời.
6 - Nương nhờ trót
chịu nuốt chua cay.
Sống trong thế gian đầy rẫy khó khăn và
thử thách, con người phải chấp nhận và cam chịu những đắng cay, chua xót mà
cuộc đời mang lại.
7 - Dương trần trả nợ muôn dầu dãi.
Cuộc sống trần thế được xem như là nơi
để trả nợ, nơi con người phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, nhọc nhằn.
8 - Sớm ngộ tầm tu thoát cõi đày.
Chỉ khi con người sớm giác ngộ và tu
hành, họ mới có thể thoát khỏi cõi đời đầy đau khổ, ràng buộc này.
Tổng thể:
Bài thơ "Chuyển Kiếp Luân Hồi"
mang đến một thông điệp sâu sắc về sự luân hồi và vòng quay của kiếp người.
Cuộc sống được mô tả như một chuỗi dài những nỗi khổ và thử thách, mà con người
phải trải qua để trả nợ, để học hỏi, và để hướng tới sự thức tỉnh tâm linh giác
ngộ. Chỉ có sự giác ngộ và tu hành mới có thể giúp con người thoát khỏi vòng
xoay luân hồi và đạt đến sự giải thoát.
Nguyên văn bài thơ:
CHUYỂN KIẾP LUÂN HỒI.
Buổi thác hồn ra khỏi xác hài.
Luân hồi chuyển kiếp nhập bào thai.
Sanh già bịnh chết Thiên Điều định.
Sướng cực hèn sang Tạo Hoá bày.
Sống tạm cam đành ôm mặn đắng.
Nương nhờ trót chịu nuốt chua cay.
Dương trần trả nợ muôn dầu dãi.
Sớm ngộ tầm tu thoát cõi đày.
* Hồ Thúy Vi.
Giác Ngộ. * Kha Tiệm Ly.
Theo đấng từ bi rõ chánh
tà,
Thành tâm quỳ dưới bệ liên
hoa.
Đại Bi Thần Chú xua ba
nghiệp,
Bát Nhã Tâm Kinh cứu vạn
nhà.
Tiếng kệ phá tan nghìn nghiệp
chướng,
Hồi chuông xoá sạch mọi
oan gia.
Nam mô Cứu Khổ Tầm Thinh
Phật,
Phật ở mười phương, cũng ở
ta.
* Kha Tiệm Ly.
TU. * Họa Bì.
TU hành tự khắc giữ trường
chay
TU dưỡng làm chi một ít ngày
TU phải am tường bao việc
đúng
TU là thấu hiểu mọi điều hay
TU trong hạnh phúc đừng suy tưởng
TU giữa bình an chẳng đọa đày
TU sửa cho mình thêm thiện mỹ
TU hòa bản tánh học người ngay.
* Họa Bì.
Thi phẩm "Chuyện Đời" của thi nhân Dũng
Văn Phạm. Theo phân tích Hiền Tài/Huỳnh Tâm.
Hiền Tài / Huỳnh Tâm mô phỏng thi phẩm "Chuyện
Đời" của thi nhân Dũng Văn Phạm, chuyển thành Họa phẩm tô diểm ý nghĩa sâu
sắc "Chuyện Đời". Một họa phẩm triết lý cuộc sống lo toan không ngừng
nghỉ của con người. Họa sĩ Huỳnh Tâm gợi lên sự mệt mỏi vì những áp lực đời
thường và khát khao tìm kiếm sự an yên, nhưng cũng thừa nhận rằng đời người vốn
dĩ khó đoán. Dù sao "Chuyện Đời" cuộc sống của thi nhân Dũng Văn Phạm, vốn là triết lý gánh nặng đời thường. Cho nên con người cảm nhận và đáng để
suy tư, hay trầm lắng mỗi khi trống trải. Thi sĩ Dũng Văn Phạm, sử dụng những
từ ngữ nhấn mạnh sự dai dẳng khó khăn, nỗi lo vô tậng không chỉ chính mình mà hầu
hết mọi người đồng cảnh ngộ.
Dưới đây là phân tích chi tiết từng câu thơ trong nội
dung "Chuyện Đời":
1 - "Bạc bạc tiền tiền nghĩ cũng rầu"
Câu này nhấn mạnh nỗi lo về tiền bạc trong cuộc
sống. "Bạc bạc tiền tiền" chỉ sự ám ảnh về vật chất, khiến người ta
mệt mỏi và "rầu" (buồn rầu, lo lắng). Đây là mối bận tâm không chỉ
của riêng ai mà hầu hết mọi người đều phải đối diện.
2 - "Hơn hơn thiệt thiệt
phải lo âu"
Trong cuộc sống, con người thường phải đối diện với
những tranh đấu giữa "hơn" và "thiệt" (được mất, lợi hại).
Câu này thể hiện sự lo âu khi phải cân nhắc, tính toán thiệt hơn, khiến tâm trí
luôn bất an.
3 - "Ngày ngày bữa bữa lo
gia đạo"
"Ngày ngày bữa bữa" chỉ sự đều đặn hàng
ngày, thể hiện những lo lắng liên tục về gia đình, về trách nhiệm nuôi nấng,
duy trì cuộc sống gia đình. "Lo gia đạo" gợi lên mối bận tâm về trách
nhiệm làm cha mẹ, làm vợ chồng trong gia đình.
4 - "Khắc khắc giây giây bạc
mái đầu"
"Khắc khắc giây giây" chỉ thời gian trôi
qua từng khoảnh khắc một, và theo đó là sự già nua, mệt mỏi (tượng trưng qua
hình ảnh "bạc mái đầu"). Câu này nhấn mạnh sự tàn phá của thời gian
và lo âu đối với cuộc sống, khiến người ta chóng già.
5 - "Thị thị phi phi tâm bức
xúc"
"Thị phi" ở đây chỉ những điều đúng sai,
lời nói ra vào của người đời. Câu này ám chỉ những tranh cãi, sự bàn tán không
hồi kết trong xã hội khiến con người "bức xúc" (tức giận, đau đầu),
khó có thể yên bình.
6 - "Buông buông bỏ bỏ dễ
dàng đâu"
Câu này nhấn mạnh sự khó khăn khi muốn buông bỏ
những lo toan, muộn phiền. Dù biết rằng cần phải buông xả, nhưng việc đó không
hề dễ dàng. Tâm trí con người luôn bị ràng buộc bởi những gánh nặng, trách
nhiệm.
7 - "Dò dò bước bước theo
đường sáng"
"Dò bước" chỉ sự thận trọng trong từng
hành động, từng bước đi trên con đường tìm kiếm sự sáng suốt, đạo lý. Câu này
ám chỉ việc tìm kiếm một con đường đúng đắn, một lối đi thanh tịnh và thoát
khỏi những khổ đau.
8 - "Tử tử sinh sinh biết
được đâu"
Câu kết này chứa đựng triết lý về vòng luân hồi
sinh tử. "Tử tử sinh sinh" gợi ý sự vô thường của cuộc sống, rằng
không ai biết trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai, cũng không thể nắm
chắc sự sống và cái chết.
Kết luận:
Thi phẩm "Chuyện Đời" của thi nhân Dũng Văn Phạm, chia sẻ cuộc sống đầy triết lý, khéo léo dùng thi ngữ nhấn mạnh sự chồng
chất của cuộc đời này quá áp lực, bởi vậy có những điệp ngữ trong bài thơ như
"buông buông" hay "bước theo đường sáng", thể hiện đi tìm lối
thoát để sống trong tự nhiên.
Tuy nhiên, thi phẩm mang thông điệp dù rằng cuộc sống đầy khó khăn, đấu
tranh giữa đúng sai, hơn thua, nhưng cuối cùng mọi thứ đều vô thường, khó đoán
trước.
Đính kèm dưới đây nguyên bản bài thơ Chuyện Đời. * Phạm Văn Dũng:
Bạc bạc tiền tiền nghĩ cũng rầu
Hơn hơn thiệt thiệt phải lo âu
Ngày ngày bữa bữa lo gia đạo
Khắc khắc giây giây bạc mái đầu
Thị thị phi phi tâm bức xúc
Buông buông bỏ bỏ dễ dàng đâu
Dò dò bước bước theo đường sáng
Tử tử sinh sinh biết được đâu.
* Dũng Văn Phạm.
Văng vẳng chiều hôm
tiếng mõ khua
Nẻo xa vọng lại tiếng
chuông chùa
Lâng lâng nhẹ bước
lòng thanh thản
Chẳng lợi danh gì chẳng được thua.
* Mỹ Dung.

