Phò loan: Thừa Sử Phước-Luật
Sự Nhung.
Hầu đàn: Luật Sự Hưởng,
Tỷ, Thơ ký Minh.
CAO THƯỢNG PHẨM.
Chơn khí ấy có một ánh
sáng riêng của nó gọi là hào quang, mà tiếng Pháp kêu là AURA. Nhờ hào quang
biến đổi hình sắc mà nơi cõi hư linh thấu triệt hành tàng tâm ý của mỗi người.
Chơn khí là một điển quang
của thể xác bốc ra nên nó dung hợp với điển Âm Dương trong thể xác. Bởi cớ nó
là trung gian tiếp điển của Chơn thần (là của Phật Mẫu) và Chơn linh (là của
Chí Tôn). Khi thể xác ô trược thì Chơn khí có một chất làm cho Chơn thần không
tiếp được Nê huờn cung là nơi phát sanh ý chí. Còn như ý chí xao động thì Chơn
khí phải xao động làm cho lạc điển của Chơn thần tiếp xuống.
Chơn khí là một khí chất
trong Đệ nhị xác thân, cả Chơn khí và Chơn thần hiệp lại mới có.
Chơn thần là một điển linh
của Phật Mẫu sanh ra. Chơn thần đến với xác thân đặng khai trí cho con người,
theo bên Phật giáo, gọi là Giác hồn đó. Cả Chơn khí và Chơn thần gọi là Phách,
còn riêng về Chơn thần gọi là Vía đó vậy.
Chơn thần đến đặng giữ thể
xác trọn bước trên con đường tấn hóa, song vì bản chất của Chơn thần là Âm
quang nên thường vì những nổi khó khăn của thể xác mà hay dung túng cho thể xác
phù hợp với chất sanh của thể xác là thú chất.
Trong mỗi người đều có
thất tình lục dục. Những tình dục ấy phát sinh ra do nơi lục phủ ngũ tạng,
nhưng chủ của nó là Chơn thần đó vậy. Khi Chơn thần kềm thúc không nổi thì lục
dục thất tình dấy động, làm cho Chơn khí tiết ra một chất ô trược khiến Chơn
thần không đến đặng mà chế ngự được nữa.
Lấy vì dụ: Một kẻ manh tâm
làm điều gian ác. Khi họ khởi thi hành công việc ấy, họ nghe được một tiếng nói
vô hình ngăn cản mà người ta gọi là lương tâm cắn rứt. Tiếng nói ấy là Chơn
thần đó. Song kẻ ấy cố tâm làm công việc đã suy tính và từ đó không còn được
nghe tiếng nói Thiêng Liêng kia nữa. Lúc đó Chơn thần không còn đến được, bởi
Chơn khí ô trược ngăn cản.
Khi Chơn thần đã bị xác
thân cải ý thì Chơn thần phải theo luông xác thân ấy đặng kiếm phương gội rửa,
bởi cớ những người gian ác khi được nghe lời giảng dạy về hành tàng của mình
thì liền đó có một lời nói vô hình biểu phải cải hối. Thoảng như thể xác ấy
được định tỉnh thì Chơn thần chế ngự luôn lục dục thất tình mà cải thiện cho
thể xác ấy, tiếng thường gọi đó là giác ngộ vậy.
Còn luận về tội lỗi thì
Chơn thần phải luôn luôn theo thể xác, bởi cớ khi thể xác phải chuyển kiếp đến
đâu, Chơn thần phải theo đến đó. Khi thể xác đã mất sự sống của nó thì điển Âm
Dương của thể xác bay cùng với Chơn thần. Hễ là thể xác trong sạch thì khí
Dương hợp với Chơn thần bay về cõi Thiêng Liêng
và do nơi Nê Huờn Cung là cửa.
Còn thể xác ô trượt thì
khí Âm tiết ra hợp với Chơn thần mà giáng xuống vật chất đặng chờ cơ chuyển
kiếp mà do nơi đầu ngón chân cái là cửa.
Mấy em có điều chi không
hiểu về Đệ nhị xác thân nữa không?
Bạch: - Thưa Ngài để chờ
học lại.
- Được, Bần Đạo muốn vậy
lắm.
Thăng.
* * *
ÐẠI ÐẠO CĂN NGUYÊN. * NGUYỄN
TRUNG HẬU,
tự THUẦN ĐỨC.
PHỔ ĐỘ LỤC TỈNH
Khai Đạo xong rồi, việc
phổ độ lục tỉnh kể từ tháng chín năm Bính Dần chia ra như vầy:
1 - Mấy ông: Lê Văn Trung,
Nguyễn Ngọc Thơ, Trần Đạo Quang lo phổ độ trong mấy tỉnh: Vĩnh Long, TràVinh,
Cần Thơ, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Long Xuyên, Châu Đốc, Hà Tiên, Rạch Giá.
Ông Cao Quỳnh Cư và ông
Phạm Công Tắc phò loan.
2 - Mấy ông Lê Văn Lịch,
Nguyễn Ngọc Tương, Yết Ma Luật, lo phổ độ trong mấy hạt: Chợ Lớn, Gò Công, Tân
An, Mỹ Tho, Bến Tre.
Ông Nguyễn Trung Hậu và
ông Trương Hữu Đức phò loan.
3 - Mấy ông: Lê Bá Trang,
Vương Quan Kỳ, Yết Ma Nhung lo phổ độ trong mấy hạt: Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Gia
Định, Biên Hòa, Bà Rịa, Sa Đéc.
Ông Cao Quỳnh Diêu và ông
Cao Hoài Sang phò loan.
Ông Nguyễn Văn Tương và
ông Nguyễn Văn Kinh là người rõ thông đạo lý, lại đi khắp nơi mà giảng đạo để
độ rỗi người quen.
Kết quả cuộc phổ độ nầy
rất nên long trọng, chỉ có một tháng mấy mà kể có mấy vạn người nhập môn cầu
Đạo.
Mồng mười tháng mười (mồng 10 tháng 10) là ngày tạm ngưng việc phổ độ để lo sắp đặt lễ khánh thành Thánh Thất "Từ Lâm Tự" (Gò Kén, Tây ninh).
Home. Mục Lục: [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ] [ 11 ] [ 12 ] [ 13 ] [ 14 ] [ 15 ] [ 16 ]