Lưỡng quang chủ tể,
Quang thị Thần,
Thần thị Thiên,
Thiên giả ngã giả, »
Tạm dịch:
Mắt là chủ của tâm,
Hai yến sáng là chính,
Yến sáng là Thần,
Thần là Trời,
Trời là Ta vậy.
Đạo Cao Đài là một tôn
giáo được thành lập ở Việt Nam vào năm 1926, đầu thế kỷ 20. Trung tâm của Đạo
Cao Đài là Tòa Thánh Tây Ninh, miền Nam Việt Nam.
Đạo Cao Đài kết hợp các
yếu tố từ nhiều tôn giáo khác nhau, bao gồm đạo Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Lão, đạo Hồi, và Confucius, tiêu biểu sự hòa hợp giữa các tôn giáo khác nhau. Trong thần học của Đạo Cao Đài, thờ Thiên Nhãn bên trái, song song với trái tim đại diện cho hai
khía cạnh quan trọng của con người đang hiện hữu.
Thiên Nhãn bên trái
biểu tượng Đức Chúa Trời, thường
được hiểu là nơi
phát xuất trí tuệ, trực giác và sự giác ngộ. Tâm là nhìn xa trông rộng, có khả năng
thấu hiểu mọi thứ trong vũ trụ. Nó biểu thị khả năng nhìn thấy và
hiểu biết sâu xa về tất cả những vấn đề đạo đức sự sống, thuộc về tâm linh, và định
hướng tư duy của mình. Nó tượng trưng cho trái tim tri thức, tình yêu, và sự
thông minh trong việc tiếp nhận sự sáng suốt của Chúa. Lý do Đạo Cao Đài thờ Thiên
Nhãn bên trái và phần dưới song song trái tim, được hiểu như sau:
- Chính Đức Chúa Trời
lấy Thiên
Nhãn bên trái làm Dương tính làm biểu tượng của Đạo Cao Đài. Một biểu thị
sự hiện diện quan sát của Chúa Trời đối với nhân loại. Đạo Cao Đài thờ Thiên
Nhãn để tôn vinh Ông Trời duy nhất và tối cao.
Đặc biệt song song Trái
tim bên trái cũng Dương, biểu thị tình yêu, và lòng từ bi trong Đạo Cao Đài
không phân biệt đồng sinh, và tất cả vạn vật. Đạo Cao Đài coi tình yêu, và lòng
từ bi là những giá trị quan trọng cao nhất để thực hiện liên đới, gắn kết trong
cuộc sống hàng ngày. Trái tim thể hiện sự nhắc nhở người Tín đồ
Đạo Cao Đài trọng tâm tình yêu thương nhân loại vô biên, trong
cuộc sống, lấy lòng nhân ái làm nhân cách sống.
Thờ Thiên Nhãn bên trái,
và trái tim song song nhằm thể hiện sự kết hợp giữa sự hiện diện của Chúa Trời
và tình yêu từ bi của con người. Điều này đề cao tình cảm và lòng thành kính
đối với Chúa Trời cũng như sự quan tâm nhân loại, và muôn loài vạn vật đồng sinh, đồng sống với nhau.
Trái tim bên trái, trong
Đạo Cao Đài, đại
diện cho tình yêu và lòng từ bi, nhân ái, thể hiện tha thứ, giữa mọi người,
cùng đề cao
tình yêu thương. Trái tim trong Đạo Cao Đài biểu thị cho phẩm chất nhân cách đức
hạnh, và tình yêu thương bao la mà người Đạo Cao Đài trân trọng, thực hiện
trong cuộc sống hàng ngày.
Mỗi Tín đồ Đạo Cao
Đài cân bằng giữa trí tuệ và tình yêu, kết hợp mọi hiểu biết, và lòng từ bi làm
một.
Đạo Cao Đài khuyến khích phát huy trí tuệ, và hiểu biết hành động lợi ích cho
xã hội, đồng
thời quan tâm đến mọi người xung quanh.
Sức mạnh của Thiên Nhãn, và trái
tim, vì mục đích mở rộng nhân tâm đồng sinh, lấy nhân hậu làm
bao dung, tha thứ, hòa giải đem đến tình yêu thương cho tất
cả mọi người, và hiếu thảo đối với Chúa Trời.
Tìm kiếm sự đồng thuận qua thảo
luận để lấy quyết định gắn kết, hòa thuận. Đạo Cao Đài khuyến khích phát triển
khả năng tư duy, đem lòng từ bi, bác ái, công bình dâng hiến đồng sinh. Tín đồ Cao Đài luôn
luôn lấy tri thức làm sở trường phát huy,
phục vụ Đồng
Đạo và tình yêu thương trong cuộc sống.
Hy vọng, và lạc
quan Đồng Đạo
thực hiện
được đúng theo kỳ vọng của Đức Chí Tôn, Phật Mẫu,
và Quý Đấng Tiền Khai Đại Đạo.
* Viên Dung.