Trong mỗi cá thể đều có tri thức ẩn tàng, xuất hiện nội lực, thực hành kỹ năng có tường minh. Mọi sự hiểu biết
đều qua hổ trợ lý
trí, và môi trường. Tất nhiên ít nhiều mang tính hình thức hay
có tính hệ thống. Mặc dù, đã có nhiều lý thuyết về tri thức,
nhưng hiện nay không
có một định nghĩa nào về tri thức được tất cả mọi người chấp nhận.
Kiến thức
không tự nhiên mà có trong bộ não của con người, mà phải trải qua quá trình tập
luyện, ngẫm
nghiệm, nhận thức, và tiếp thu. Đó là cách mà mỗi cá nhân
đều thực hiện để tích lũy kiến thức cho chính bản thân mình. Nhất là tri thức
tâm linh của Đạo Cao Đài.
Tri thức
giúp người Tín đồ Cao Đài trở nên thành công, đạt được mục đích tâm linh. Có
thể nói rằng, càng có nhiều kiến thức thì sẽ càng thành công trên đường hành Đạo.
Kiến thức không chỉ là những vấn đề trong sách vở mà nó còn là kỹ năng sống,
kinh nghiệm thực tế như giao lưu văn hóa, tư tưởng, và tâm linh,v.v...
Kiến thức,
bao gồm hai (2) dạng, hiện và ẩn:
– Kiến
thức hiện: Như tri thức xuất hiện qua nghe, nhìn thấy, và cảm xúc trên các tài
liệu, phim ảnh, văn bản, âm thanh, hình ảnh… theo dạng chữ viết hoặc ngôn ngữ
có lời hoặc không lời. Những kiến thức này được giải thích, và mã hóa theo hệ
thống dễ chuyển đổi, thường phổ biến ở hệ thống Đức tin, Hạnh đường truyền
thông Đại Đạo, tuy nhiên hiện nay về phương diện truyền thông còn quá yếu, về
Internet thì lại có những vấn đề cảm tính nặng nề.
– Kiến
thức ẩn: Như tri thức lấy được từ các trải nghiệm thực tế ở mỗi cá nhân, khó mã
hóa và chuyển đổi. Đó là những kiến thức như kinh nghiệm, giá trị, bí quyết,
niềm tin, và kỹ năng… nằm trong bản thân của từng người riêng biệt, và khác
nhau mà không thể chuyển đổi hay mã hóa thành văn bản. Chúng ta chỉ có cách tự
mình tu luyện.
Để so
sánh trình độ tâm linh của từng cá nhân, người ta thường lấy kiến thức làm căn
cứ so sánh. Nhưng hiện nay không có một đơn vị nào để đo được lượng kiến thức
của mỗi người.
Mỗi người
chỉ có thể đi sâu vào hiểu biết những lĩnh vực nhất định, và có thể khẳng định
rằng không ai hiểu biết hết những thông tin nằm trong một vấn đề.
Chính vì
vậy không thể mang một đơn vị kiến thức Đại Đạo để so sánh giữa hai người, dù
có thông thạo trên một lĩnh vực, nhưng vẫn khác nhau về suy tư.
Tất nhiên
cần hội thảo không cấm kỵ mọi đề tài, nhưng tôn trọng lẫn nhau là điều cần phải
có.
Nếu những
cá nhân cùng một môi trường sẽ nhận một lượng kiến thức như nhau, người ta sẽ tiếp
cận phạm vi kiến thức, phân tích, nhất định nâng cao giá trị cho nhau, nhưng
chỉ kiến thức của cá nhân tại thời điểm đó.
Qua một thời
gian sau, có thể thay đổi trình độ kiến thức của mỗi cá nhân và phạm vi kiến
thức của cá nhân. Cho nên người Tín đồ Cao Đài luôn luôn trau dồi kiến thức để
làm phương tiện truyền bá Đại Đạo.
Người Tín
đồ Cao Đài tự do lấy quyết định quyền học hỏi, và phát huy bản thân, để tích lũy kiến
thức hành Đạo. Càng nhiều kiến thức thì khả năng thành công cũng theo đó mà mạnh
mẽ, bởi vì kiến thức không chỉ nằm trọn trong những thông tin mà còn ở kinh sách,
văn kiện Thánh lịnh,v.v...
Người Tín
đồ Cao Đài cần có kiến thức mênh mông sẽ giúp phát huy không bao giờ cạn:
1 – Kiến
thức giúp Tín đồ hành Đạo thuận lợi, tăng thêm vốn hiểu biết về Đạo-Đời, từ đó
có thể vận dụng vào tu tập, và hành Đạo theo thông thoáng tự nhiên.
2 – Kỹ
năng giúp con người thích ứng được mọi hoàn cảnh, cũng như vận dụng môi trường để
xử lý những tình huống trong công việc hành Đạo một cách hợp lý, và hiệu quả.
Cần tu tập
kiến thức Cao Đài:
Kiến thức
Cao Đài là những hiểu biết về Đạo-Đời thông qua quá trình hành Đạo, nhìn nhận,
và thực hành trong thực tiễn đời thường. Đây là một khái niệm rộng, có thể được
hiểu con người nhìn nhận thế giới xung quanh mình, xử lý những tình huống trong
cuộc sống một cách sáng tạo, và thông minh. Kiến thức Đạo-Đời là một đôi tình liên
hệ về kỹ năng mềm, tức là người Tín đồ Cao Đài cần ứng xử, giao tiếp một cách
tự tin trên giá trị điểm đứng của không gian Đại Đạo.
Niềm tin,
hy vọng, và lạc quan những tương đồng tình Đồng Đạo sẽ gắn kết phi thường.
Nam
Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát.
* Viên Dung.
Home. Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18].