PHẬT từ Ngôi MỘT hóa sanh HAI,
MẪU tạo Chơn Thần xuống thế nầy;
CHƠN Pháp Cao Đài ân tận độ,
DIÊU TRÌ KIM MẪU
VÔ CỰC THIÊN TÔN
DIÊU TRÌ Thiên Hậu tạo
muôn loài,
KIM MẪU độ đời tự thuở
nay;
VÔ CỰC chí công
sanh dưỡng khắp
THIÊN TÔN Hỉ Xã Đại Từ
Bi.
* LVN.
* * *
PHẬT MẪU
CHƠN KINH
(Giọng Nam-Xuân)
Tạo-Hóa Thiên Huyền-Vi Thiên-Hậu,
Chưởng Kim-Bàn Phật-Mẫu Diêu-Trì.
Sanh quang dưỡng-dục quần-nhi,
Chơn-linh phối nhứt thân vi Thánh hình
Thiên-Cung xuất Vạn-linh tùng pháp,
Hiệp âm dương hữu hạp biến sanh.
Càn Khôn sản-xuất hữu hình,
Bát hồn vận-chuyển hóa thành chúng-sinh.
Cộng vật-loại huyền-linh đồ nghiệp,
Lập tam-tài định kiếp hòa căn.
Chuyển-luân định phẩm cao thăng,
Hư-vô bát-quái trị thần qui nguyên.
Diệt tục kiếp trần-duyên oan trái,
Chưởng đào tiên thủ giải trường-tồn.
Nghiệp hồng vận tử hồi môn,
Chí-công định vị vĩnh-tồn Thiên-Cung.
Chủ Âm-quang thường tùng Thiên-mạng,
Độ chơn-thần nhứt vãng nhứt lai.
Siêu thăng phụng liễn qui khai,
Tiên-Cung Phật xứ Cao-Đài xướng danh.
Hội nguơn hữu Chí-Linh huấn chúng,
Đại Long-Hoa nhơn chủng hòa Ki. (là cơ)
Tam-kỳ khai-hiệp Thiên-thi
Khoa-môn Tiên-vị ngộ kỳ Phật duyên.
Trung khổ-hải độ thuyền bát-nhã,
Phước từ-bi giải quả trừ căn,
Huờn hồn chuyển đọa vi thăng,
Cửu Tiên hồi phục Kim Bàn chưởng Âm.
Thập Thiên-Can bao hàm vạn tượng,
Tùng Địa-Chi hóa trưởng càn-khôn.
Trùng huờn phục vị thiên-môn,
Nguơn-linh hóa chủng quỉ hồn nhứt thăng.
Vô siêu đọa quả căn hữu pháp,
Vô khổ hình nhơn kiếp lưu oan.
Vô địa-ngục, vô quỉ-quan,
Chí-Tôn đại xá nhứt trường qui-nguyên.
Chiếu nhũ-lịnh Từ-Huyên thọ sắc,
Độ anh nhi nam, bắc, đông, tây.
Kỳ khai tạo nhứt Linh-Đài,
Diệt hình tà-pháp cường khai Đại-Đồng
Hiệp vạn-chủng nhứt môn đồng mạch,
Qui thiên-lương quyết sách vận-trù.
Xuân-Thu, Phất-Chủ, Bát-Vu,
Hiệp qui Tam-Giáo hữu cầu Chí-Chơn.
Phục nguyên-nhơn huờn tồn Phật tánh
Giáo-hóa hồn hữu hạnh hữu duyên.
Trụ căn quỉ khí cửu-tuyền,
Quảng khai thiên thượng tạo quyền chí công.
Lịnh Mẫu-Hậu khai Tông định Đạo,
Ân dưỡng sanh đảm-bảo hồn-hài.
Càn Khôn Tạo-Hóa sánh tài,
Nhứt triêu nhứt tịch kỉnh bài mộ khang.
“Nam-mô
Diêu-Trì Kim Mẫu Tạo-Hóa Huyền Thiên Cảm Bái”
“Nam-Mô
Đại-Từ-Bi Năng Hỉ-Xả Thiên-Hậu, Chí-Tôn, Đại-Bi Đại-Ái”.
* * *
NGUỒN GỐC
BÀI
PHẬT MẪU CHƠN KINH
ĐỨC HỘ PHÁP đã giải thích rõ nguồn gốc Bài Phật Mẫu Chơn Kinh tại Cửu Long
Đài, trước Báo Ân Từ, ngày 15-8 năm Đinh Hợi như sau :
" Ngày nay là ngày Ðại Lễ Ðức Diêu Trì Kim Mẫu Bần Ðạo tưởng cả thảy
toàn Ðạo nên biết quyền hành của Phật Mẫu như thế nào? Và tại sao chúng ta
thờ Người?
Muốn biết quyền hành ấy Bần Ðạo phải thuyết minh và giải nghĩa bài Kinh Ðức
Phật Mẫu mà chúng ta thường tụng niệm hằng ngày đó. Trước khi giải nghĩa, Bần
Ðạo cũng nên nói rõ ai đến cho bài Kinh ấy? Cho hồi nào? Và tại nơi đâu?
Kinh Ðức Phật Mẫu cho tại Kim Biên Tông Ðạo (Cao Miên Quốc) nơi Báo Ân
Ðường của hai vợ chồng Thừa Sử Huỳnh hữu Lợi. Lúc trước chưa có Kinh Phật Mẫu,
chúng ta chỉ biết Phật Mẫu, đến Hiệp Thiên Ðài khai Ðạo Cao Ðài, nhờ thi phú
văn tự của Cửu Vị Tiên Nương cho biết nguyên do đến khai Ðạo, chớ chúng ta chưa
biết quyền hành của Người. Nơi Kim Biên cả Chức Sắc Hội Thánh Ngoại Giáo đều
cầu kinh, khiến khi đó Bần Ðạo đến nhằm lúc cúng Vía Phật Mẫu. Bát Nương đến
cầm cơ viết, chính mình Bần Ðạo phò loan nơi Ðại Ðiện, có nhiều người làm
chứng. Có chư Ðạo Hữu và một người không biết Ðạo là gì là ông Hiếu (kêu
Bần Ðạo bằng chú) ngồi trước sân chơi, thấy tứ phía đều có hào quang giáng hạ
xẹt xuống rất ngay Báo Ân Ðường. Tới chừng trọn bài Kinh rồi, cả thảy đều nói
lại không biết cái gì xẹt khi nãy như sao xẹt qua xẹt lại vậy, không dè trong
nhà đương phò loan. Có cháu của Bần Ðạo và nhiều Ðạo Hữu ở ngoài đều làm chứng
quả quyết như vậy. "
* * *
NGUYÊN CĂN
ĐỨC PHẬT MẪU
Theo Thánh Giáo của Đức Chí Tôn :
"Khi chưa có chi trong Càn Khôn Thế Giới, thì Khí Hư Vô sanh
có một Thầy và ngôi Thầy là Thái Cực. Thầy phân Thá Cực ra Lưỡng Nghi,
Lưỡng Nghi sanh ra Tứ Tượng, Tứ Tượng biến Bát Quái, Bát Quái biến ra vô cùng,
mới tạo lập ra Càn Khôn Thế Giới."
Ngoài ra, Đức Chí Tôn còn cho biết, Ngài phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi : Âm
Quang và Đương Quang. Đức Chí Tôn chưỡng quản Dương Quang. rồi Ngài hóa ra Đức Phật Mẫu để chưởng quản Âm Quang.. Sau
đó, Đức Phật Mẫu thâu lằn Sanh Quang của Ngôi Thái Cực, rồi đem Dương Quang
phối hợp với Âm Quang để tạo ra Càn Khôn Vũ Trụ và vạn vật, như bốn câu PMCK
như sau :
Thiên Cung xuất Vạn Linh tùng Pháp,
Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh,
Càn Khôn sản xuất hữu hình,
Bát Hồn vận chyển hóa thành chúng sanh.
Do đó, Đức Phật Mẫu mới chính
là Đấng Tạo Hóa, nhiệm vụ nầy có được là do Đức Chí Tôn ban cho như bốn câu Kinh Tán Tung Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu
sau đây :
Kể từ hổn độn sơ khai,
Chí Tôn hạ chỉ trước đài Linh Tiêu,
Lưỡng Nghi phân khí Hư Vô,
Diêu Trì Kim Mẫu nung lò hóa sanh.
Theo Lời Thuyết Đạo, Đức Hộ Pháp cho biết: " Bí Pháp chơn
truyền Cơ Sanh Hóa phải có đủ Âm Dương. Trong Sanh Quang chúng ta có Điện
Quang Positiifs ( Dương ) và Négatifs (Âm) cũng như vạn vật có trống
có mái. Nền Tôn Giáo nào có đủ Âm Dương mới vĩnh cữu.
Thời kỳ nầy, Đức Phật Mẫu xuất nguyên linh của Người đến đây dạy dỗ
chúng ta thì không có ân đức nào bằng, vì không ai biết thương con hơn MẸ.
Phật Mẫu đến cầm quyền lập Đạo, xong rồi giao lại Đức Chí Tôn. Phật Mẫu chủ
Âm Quang, Chí Tôn chủ Dương Quang, Âm Dương tương hiệp. Đạo Cao Đài nương theo
năng lực tao đoan Càn Khôn Thế Giới thế nào, thì Đạo Cao Đài ngày kia sẽ có
năng lực như thế đó.
Việc Đao Cao Đài thờ hai ngôi:
Ngôi Dương là Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế (tại Tòa Thánh và các Thánh
Thất ) và Ngôi Âm là Đức Diêu Trì Kim Mẫu (tại các Điện Thờ Phật Mẫu).
Với đầy đủ Kinh Kệ và nghi tiết là một hình thức vô cùng
mới mẽ về phương diện giáo lý và triết lý mà các tôn giáo trước
đây chưa từng có.
Do đó, Đạo Cao Đài rất đáng gọi là một nền Tân Tôn Giáo và xứng
danh là Đại Đạo vậy.
Quyền hành và nhiệm vụ của Đức Phật Mẫu được Bát Nương DTC cho biết rõ
trong bài Phật Mẫu Chơn Kinh.
Tóm lại, Đức Phật Mẫu là một hóa thân của Đức Chí Tôn và quyền hành của
Đức Phât Mẫu do Đức Chí Tôn ban cho để tạo hóa ra Càn Khôn Vũ Trụ và
Vạn Vật.
Đạo Cao Đài do Đức Phật Mẫu lập ra, sau đó, mới giao lại cho Đức Chí Tôn để tận độ chúng sanh.
ĐỨC PHẬT MẪU với Tam Thể Xác Thân:
Đức Phât Mẫu là Bà Mẹ Thiêng Liêng của cả Vạn Linh trong Càn Khôn Vũ Trụ,
trong đó có cả chúng sanh nơi cõi thế gian nầy.
Theo Luật Tam Thể Xác Thân mỗi con người nơi cói trần nầycó 3 thể:
- Đệ Nhứt Xác Thân: là xác thân phàm trần do tinh cha, huyết mẹ tạo nên và
được nuôi dưỡng bằng vât chất phàm trần.
- Đê Nhị Xác Thân: là Chơn Thần, tức xác thân thiêng liêng do Đức Phật Mẫu
dùng hai nguyên khí Dương Quang và Âm Quang chứa trong Kim Bàn nơi Diêu Trì
Cung tạo thành, cho nên mới goi Đức Phât Mẫu là Đại Từ Mẫu.
- Đệ Tam Xác Thân: là Chơn Linh hay Linh Hồn, là Điểm Linh Quang của
Đức Chí Tôn ban cho, nên mới gọi Đức Chí Tôn là Đại Từ Phụ.
HỒNG DANH của ĐỨC PHẬT MẪU
Tùy theo Tôn Giáo và dân tộc mà Đức Phật Mẫu được nhơn loại gọi nhiều danh
từ khác nhau :
Ở Trung Hoa và Việt Nam, Đức Phật Mẫu được gọi bằng các danh từ sau đây :
- Diêu Trì Kim Mẫu - Thiên
Hậu,
- Kim Bàn Phật Mẫu - Mẫu Hâu.
- Phật Mẫu Diêu Trì. - Đia Mẫu.
- Cữu Thiên Huyền Nữ. - Đức Mẹ
Thiêng Liêng.
- Cữu Thiên Nương Nương. - Mẫu Nghi.
- Tây Vương Mẫu. - Mẹ Sanh . . . .
Trong Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ còn có Hồng Danh riêng, xưng tụng như sau :
- Diêu Trì Kim Mẫu Tạo Hóa Huyền Thiên Cảm Bái.
- Đai Từ Bi Năng Hỉ Xã Thiên Hậu
Chí Tôn, Đại Bi, Đại Ái.
- Tạo Hóa Huyền Thiên Diêu Trì Kim Mẫu.
- Tạo Hóa Huyền Thiên Cữu Vị Nữ Phật.
- Từ Huyên, Kim Mẫu, Mẫu Nghi, Mẩu Hậu, Mẹ. . . .
Bữu Tượng để thờ Đức Phật Mẫu tại Tòa Thánh Tây Ninh.
Hiện nay, tại Tòa Thánh Tây Ninh chưa xây dựng được Đền thờ Phât Mẫu chánh thức ở Trung Ương, còn tạm thờ Đức
Phật Mẫu ở Báo Ân Từ.
Trong Báo Ân Từ , Đức Hộ Pháp dạy đấp tượng Đức Phật Mẫu, lấy theo sự tích
Hớn Võ Đế cung nghinh Đức Phật Mẫu như sau:
1. Trên hết là chơn dung của Đức Phật Mẫu cởi thanh loan màu xanh.
2. Kế đó, chín pho tượng của Cữu vị Tiên Nương.
3. Đắp thêm 4 pho tượng của 4 vị Tiên Đồng Nữ Nhạc, cầm quạt và phướn theo
hầu Đức Phât Mẩu. Tên của 4 vị nầy là: Đổng
Sanh Thành, Hứa Phi Yến, An Phát Trinh và Vương Tử Phá.
4. Pho Tượng Ông ông Phương Sóc, đứng bên mặt và phía dưới Đức Phật Mẫu, hai tay bưng một cái dĩa
dâng lên khỏi đầu để rước 4 quả đào tiên do Đức Phật Mẫu ban tặng cho Hớn Võ
Đế.
5. Pho tượng Đức Cao Thượng Phẩm quì trước sân hoa điện để cung nghinh Đức
Phật Mẫu.
6. Trong khuôn tượng đắp lên một cảnh chùa cỗ, kiểu xưa, đẹp gọi là Hoa
Điện. Đáng lẽ phải tạo hình Hớn Võ Đế, nhưng đời Hớn đến nay đã quá lâu, lại
nữa chơn linh của Hớn Võ Đế là Hớn Chung Ly trong Bát Tiên giáng sanh. Nay là
thời TKPĐ, Bát Tiên lảnh lịnh xống trần làm tướng soái cho Đức Chí Tôn
khai Đạo. Đức Cao Thương Phẩm là chơn linh của Hớn Chung Ly giáng phàm kỳ nầy
nên tạo hình Đức Cao Thượng Phẩm thay vào Hớn Võ Đế thì thuận hơn.
Điển Tích Hớn Võ Đế rước Đức Diêu Trì Kim Mẫu:
Trong bài Kinh Khi Về có câu : “Những nhớ khi Hớn rước Diêu Trì”, nhắc đến việc lập bàn hương án của Hớn Võ Đế rước Đức
Diêu Trì Kim Mẫu giáng trần nơi Hoa Điện, với điển tích như sau :
“Vua Hớn Võ Đế hay Hán Vũ Đế (141- 87 TTL) là vi vua thứ 5 của nhà Hán bên
Tàu, có hùng tài đại lược, nhưng có lòng sùng tín Trời Phật. Khi mới lên ngôi,
Ngài liền phát nguyện lập một cảnh chùa gọi là Hoa Điện để sùng bái Trời Phật.
Gọi Hoa Điện vì chùa nầy chạm khắc các thứ hoa trân vật liệu xây dựng, nên thoat trông vào như một
tòa cung điện bằng hoa.
Đến năm Hớn Võ Đế 61 tuổi, Ngài định tổ chức môt cuộc đáo tuế quan
trọng. Cái sở nguyện của Ngài cầu Đức Phật Mẫu đến chứng lễ. Vua bèn lập bàn
hương án nơi sân Hoa Điện, thành tâm cầu khẩn ngày đêm mà không biết Phật Mẫu ở nơi nào và có thấu
hiểu chăng.
Khi đó, Ông Đông Phương Sóc là một vị Tiên mới đắc đạo, trước kia làm
quan triều Hớn Võ Đế, sau về núi tu luyện, phát động tâm, liền hiểu rõ mọi
việc. Ông bèn đi xuống núi, đến thẳng triều đình, yết kiến nhà vua, và được nhà
vua thuật ý nguyện của Ngài, và nhờ Đông Phương Sóc đi thỉnh Đức Phật Mẫu.
Đông Phương Sóc tâu rằng, nếu bệ hạ quyết lòng thì thần xin phụng mạng, nhưng thỉnh được Đức phật Mẫu hay không
là do lòng thành khẩn của bệ hạ. Vậy bệ hạ
ra chiếu chỉ cho thần đi.
Đông Phương Sóc lảnh chiếu chỉ ra đi, dùng huyền diệu tiên gia, trong chóc
lác đến Diêu Trì Cung, xin vào bái kiến Đức Phật Mẫu và bạch hết các việc
Hớn Võ Đế khẩn cầu.
Đức Phật Mẫu phán rằng: Phật Mẫu sẽ giáng trần chứng lễ khánh thọ của Hớn
Võ Đế, sẽ đem theo 4 vị Tiên đồng Nữ Nhạc, đờn ngâm bài chúc thọ và ban cho vua
4 trái Đào Tiên. Khi Phật Mẫu đến có chim Thanh Loan báo trước.
Đông Phương Sóc vô cùng mừng rỡ, liền bái tạ Phật Mẫu, rồi trở lại trần
gian., tâu bày các việc cho Hớn Võ Đế rõ, nhà vua rất vui mừng, hỏi Thanh Loan
là chim gi ?
Đông Phương Sóc đáp: Thanh Loan là con chin Loan lông màu xanh. Đó là chim
linh của Đức Phật Mẫu đi du hành các nơi. Xin bệ hạ chỉnh trang cho long trọng,
thanh tịnh để nghinh tiếp Đức Phật Mẫu vào đêm Trung Thu.Trong và ngoài Hoa
Điện phải lập bàn hương án trang nghiêm, đều có xông hương khử trược.
Đầu giờ Tý, đêm Rằm Trung Thu Hớn Võ Đế thành tâm quì trước Hoa Điện cầu
khẩn. X ảy thấy chim Thanh Loan đáp xuống sân chùa, liền khi ấy Đức
Phật Mẫu cùng Cửu Vị Tiên Nương, với 4 Tiên Đồng Nữ Nhạc giáng lâm trước Hoa
Điện.
Hớn Võ Đế cung nghinh Đức Phật Mẫu vào chánh điện. Phật Mẫu dạy Tiên Đồng trao tặng Hớn Võ Đế
4 trái Đào Tiên và ngâm bài chúc thọ.
Sau buổi đó, Hớn Võ Đế cho tạc hình
Đức Phật Mẫu và Cửu Vị Tiên Nương để thờ nơi Hoa Điện.
Sự tích nầy truyền tụng cho đến ngày nay. Do đó, nơi thờ Đức Phật Mẫu thì gọi là Điện, chứ không gọi là Đền”. (Trích
theo Quyển Giải Nghĩa KTĐVTĐ của HT Nguyễn Văn Hồng)
Phần Giải Nghĩa Kinh Văn:
Câu 1: Tạo Hóa Thiên Huyền vi Thiên Hậu
Giải nghĩa :
- Tạo Hóa Thiên : Tạo hóa :
Làm ra và hóa sanh vạn vật. Thiên: Trời, từng trời. Tạo hóa Thiên :
Từng Trời có nhiệm vụ tạo hóa ra
CKVT và vạn vật. Đó là từng trời thứ 9 trong Cữu Trùng Thiên do Đức Phật
Mẫu chưởng quản, có Cữu vị Tiên Nương và các vị Phật khác phụ giúp.
- Huyền vi : Huyền : Sâu kín. Vi : Rất nhỏ.
Huyền vi : Mầu nhiệm, huyền diệu.
- Thiên Hậu :Một danh hiệu của Đức Phật Mẫu.
C1 : Nơi từng Trời Tạo Hóa Thiên có Đấng Phật Mẫu huyền vi mầu nhiệm.
Luận giải :
Nơi từng Trời Tạo Hóa Thiên, Đức Phật Mẫu huyền vi, mầu nhiệm như thế nào ?
Đoạn Di Lạc Chơn Kinh sau đây đã nói lên được sự huyền vi mầu nhiệm
của Đức Phật Mẫu, nơi từng Trời Tạo Hóa Thiên, xin trích ra như sau :
- "Tạo-Hóa Huyền-Thiên hữu:
Quảng-Sanh Phật, Dưỡng-Dục Phật, Chưởng-Hậu Phật, Thủ-Luân Phật, dữ Cữu-vị
Nữ Phật, như thị đẳng hằng hà sa số chư Phật, tùng lịnh KIM-BÀN PHẬT-MẪU năng
tạo, năng hóa VẠN-LINH, năng du ta bà thế-giái dưỡng-dục quần sanh qui nguyên
Phật-vị.
Nhược hữu thiện nam-tử, thiện nữ-nhân thính ngã dục tu phát nguyện: Nam-mô
KIM-BÀN PHẬT-MẪU dưỡng-dục quần linh, nhược hữu sanh, nhược vị sanh, nhược hữu
kiếp, nhược vô kiếp, nhược hữu tội, nhược vô tội, nhược hữu niệm, nhược vô
niệm, hườn hư thi hình đắc A-NẬU ĐA-LA Tam-Diệu Tam Bồ-Đề Xá-Lợi-Tử qui-nguyên
Phật-vị tất đắc giải-thoát."
Dịch nghĩa:
- Từng Trời Tạo Hóa Thiên huyền diệu có:
- Quảng Sanh Phật, - Dưỡng Dục Phật,- Chưởng Hậu Phật, - Thủ Luân
Phật,- cùng với Cửu vị Nữ Phật,
Như vô số các vị Phật ở các cấp, tuân theo mệnh lệnh của Ðức Phật
Mẫu chưởng quản Kim Bàn DTC, có khả năng tạo hóa ra vạn linh, có khả năng
du hành đến các cõi trần, để nuôi dưỡng chúng sanh, trở về nguồn cội là ngôi vị
Phật.
Nếu như có người Nam lành, người Nữ lành, nghe lời Ta, muốn tu hành thì
phát ra lời nguyện: Nam mô Kim Bàn Phật Mẫu, nuôi dưỡng vạn linh, nếu như
có sanh ra, nếu như chưa sanh ra, nếu như có kiếp sống, nếu như không kiếp
sống, nếu như có tội, nếu như không tội, nếu như có lòng tưởng niệm, nếu như
không lòng tưởng niệm, trở lại cõi Hư Vô, thi hành đúng theo khuôn phép, được
phẩm vị Vô Thượng Chánh đẳng Chánh giác, Chơn thần trở về nguồn cội là ngôi vị
Phật, ắt được giải thoát.
Qua đoạn Kinh trên, chúng ta thấy rõ quyền năng nhiệm mầu của Đức Phật Mẫu,
có hằng hà sa số chư Phật phụ giúp, vừa chưởng quản Kim Bàn, vừa tạo hóa Vạn
Linh, vừa nuôi dưỡng, dạy dỗ, cứu độ, giải thoát kiếp trần ai và ban cho chúng
sanh ngôi vị Phât nữa.
Đức Phật Mẫu huyền vi mầu nhiệm chưởng quản Tạo Hóa Thiên, rất đáng được
xưng tá là một Đấng Thiên Hậu, Chí Tôn, Đai Bi, Đại Ái.
Câu 2 : Chưởng Kim Bàn Phật mẫu Diêu Trì.
Giải nghĩa :
- Chưởng : Nắm giữ, cai quản.
- Kim Bàn : Kim: Vàng. Bàn : còn gọi là bồn là cái chậu. Kim Bàn hay
Kim Bồn là cái chậu bằng vàng to lớn nơi Diêu Trì Cung mà Đức Phật Mẫu dùng để
chứa các nguyên chất để tao Chơn Thần cho Vạn Linh.
- Diêu Trì : Diêu còn đọc là Dao, là loai ngọc quí do chất hơi kết
tụ mà thành. Trì: Cái ao làm bằng ngọc Diêu. Trong cung của Đức Diêu Trì, nơi
từng Trời Tạo Hóa Thiên có cái ao làm bằng ngọc Diêu, nên cung đó goi là Diêu
Trì Cung, Đức Phật Mẫu chưởng quản cung đó, nên gọi là Phật Mẫu Diêu Trì , tức
Phật Mẫu ở Diêu Trì Cung.
C.2 : Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung.
Đức Hộ Pháp giải hai câu kinh 1 & 2 như sau :
“ Từng Trời thứ 9 là cung Tạo Hóa Thiên, có vị cầm quyền năng tạo đoan gọi
là Thiên Hậu, nắm cả Kim Bàn, tứ là nắm đẳng cấp thiêng liêng, điều khiển Chơn
Linh, gọi là Phật Mẫu Diêu Trì”.
Luận giảng :
- Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung như thế nào ?
Như trên, ở từng Tạo Hóa Thiên, Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu
Trì Cung để tạo Chơn Thần cho các nguyên nhân sắp đi đầu thai xuống trần.
Chúng ta cũng được hiểu rằng, Đức Chí Tôn chưởng quản Dương Quang, Đức Phật
Mẫu chưởng quảng Âm Quang.
Trước hết, Đức Phật Mẫu đem Nguyên Chất, tức chất Khí Nguyên Thủy đầu tiên
hơn hết à Khí Dương Quang và Khí Âm Quang chứa vào Kim Bàn, rồi thâu lằn Sanh
Quang của Ngôi Thái Cực của Đức Chí Tôn, cho hai Khí Âm Dương phối hợp nhau để
tạo ra Chơn Thần cho Vạn Linh trong Càn Khôn Vũ Trụ… Chơn Thần nầy hiệp với môt Điểm Linh Quang của Đức Chí Tôn, tạo thành
một Nguyên Nhân nơi cõi thiêng liêng , Sau đó, Đức Phật Mẫu cho Nuyên
Nhân đó đầu kiếp xuống cõi trần, thì có được hình hài nơi cõi trần và thành
một Nguyên Nhân nơi cõi trần, như hai câu 9&10 của Kinh Cửu Cửu như
sau :
"Nơi Kim Bàn
vàn vàn Ngươn Chất,
Tao hình hài các
bậc Nguyên Nhân".
Nghĩa là: Nơi Kim Bàn, Đức Phật Mẫu chứa rất nhiều Nguyên Chất, Đức Phật
Mẫu dùng các nguyên chất nầy để tạo ra Chơn Thần cho các Nguyên Nhân.
Chúng ta cũng được hiểu rằng, Nguyên Nhân là những Chơn Linh được sanh
ra từ lúc Khai Thiên, được Đức Phật Mẫu cho đi đầu thai làm người nơi cõi
trần để khai hóa cho nhơn loại tiến bộ vân minh hơn (100 ức nguyên Nhân).
Tóm lại, Đức Phât Mẫu dùng hai nguyên chất đầu tiên là Khí Dương Quang và
Âm Quang chứa nơi Kim Bàn, hiệp với lằn Khi Sanh Quang của Đức Chí Tôn tạo ra
Chơn Thần, Chơn Thần hiệp với Điểm Linh Quang, tạo ra Nguyên Nhân thiêng liêng,
xong Đức Phật Mẫu cho đầu kiếp xuống trần, hiệp với hình hài thành Nguyên Nhân
cõi trần, tức loài người vậy.-
Câu 3: Sanh Quang Dưỡng Dục Quần Nhi.
Giải
nghĩa :
- Sanh
quang : Sanh : Sanh sống, Quang : Ánh sáng.
Sanh
quang ở đây có nghĩa là chất có chứa nhiều năng lượng giống như ánh sáng và
năng lượng đó gọi là quang năng.
Sanh
Quang là chất có chứa nhiều năng lương nuôi sự sống.
Đối với
con người và các loài vật nơi cõi trần Sanh Quang là khí Oxygène hay dưỡng khí
và ánh sáng mặt Trời, nếu không có hai chất nầy thì con người và sanh vật không
thể sống đặng.
Nơi cõi
thiêng liêng, Sanh Quang là Khí Thái Cực để nuôi sống Chơn Thần và Vạn
Linh . Đức Phât Mẫu trụ Khí Sanh Quang nầy, biến thành những quả Đào
Tiên có đủ sự sống vĩnh cữu để ban thưởng cho những Chơn Thần đắc
đạo trở về (Chưởng Đào Tiên thủ giải trường tồn).
- Dưỡng
dục: Dưỡng: Nuôi nấng. Dục: Nuôi lớn. Dưỡng dục: Nuôi nấng cho khôn lớn.
- Quần
nhi: Quần: Nhiều người tụ hợp đông đảo. Nhi: Con trẻ. Quần nhi chỉ tòa
thể con cái của Đức Phhật Mẫu.
C3
: Đức Phật Mẫu lấy Khí Sanh Quang từ Ngôi Thái Cực để nuôi dưỡng toàn thể con
cái của Ngườ.
Đức Hộ
Pháp thích nghĩa câu kinh số như sau :
"Lấy
Khí Sanh Quang (Fluide de Vatilité) nuôi nấng con cái Người."
Luận
giảng :
Đức Phật Mẫu
lấy Khi Sanh Quang nuôi dưỡng toàn thể con cái Người như thế nào ?
Đức Phật
Mẫu thâu Khí Sanh Quang của Ngôi Thái Cực phối hiệp với Khi Dương Quang và Âm
quang chứa nơi Kim Bồn để tạo ra các Chơn Thần. Kế, Đức Phật Mẫu cho Chơn Thần
hiệp với Điểm Linh Quang của Đức Chí Tôn tạo thành một Nguyên Nhân nơi cõi
thiêng liêng.
Xong, Đức
Phật mẫu cho Nguyên Nhân thiêng liêng nầy đẩu kiếp xuống trần nhập vào xác
Hài Nhi đề thành một Nguyên Nhân nơi cõi trần, tức một con người có đủ ba thể :
- Thể Xác
: Đệ Nhất Xác Thân,
- Chơn
Thần : Đệ Nhị Xác Thân.
- Chơn
Linh : Đệ Tam Xác Thân.
- Đức Hộ
Pháp thuyết về các cấu tạo thành Chơn Thần của Đức Phật Mẫu như sau :
"
Ngài dùng Nguyên Khí tạo thành Chơn Thần ta, tức nhiên tạo Phách ta. Nhà
Phật gọi là Thất Phách. Kỳ thật Phách ấy là Chơn Thần tức Đệ Nhị Xác Thân
của chúng ta, khi chúng ta bỏ xác trần, Xác thiêng liêng ấy vẫn còn tồn tại.
Hình hài thay đổi đặng, văn hóa của ta mỗi kiếp mỗi tăng thêm, nhà Phật có nói
: Nó có thể tấn tới hoăc trở lại hay đứng chửng mà thôi, Mỗi Linh Hồn đều mơ
ước tấn tới mãi, tới đạt địa vị Thần Thánh Tiên Phật. Ta tận thiện, tận mỹ và
Linh Hồn ta có thể đạt vị thì Phật Mẫu đủ quyền năng binh vực con cái
Người nơi cõi Hư Linh vậy"
Kinh Tán
Tụng Công Đức Diêu Trì KIm Mẫu có câu:
"Ngồi trông con đặng phi
thường,
Mẹ đem con đến tận đường hằng
sanh."
Ngoài ra,
Đức phật Mẫu còn cứu giúp Chơn Thần của chúng ta mỗi khi đến cũng như khi
về, tức khi đầu kiếp và khi trở về thiêng liêng đều do Đức Phật Mẫu điều độ cả
như câu Kinh thứ 18 của PMCK có nói : "Độ Chơn Hồn nhứt vãng nhứt
lai". Đức Phật Mẫu còn được sự trợ giúp của Cữu Vị Nữ Phật để dưỡng
sanh, giáo hóa và cứu độ chúng sanh và Nhơn Loại nữa.
Như vậy,
Đức Phật Mẫu đã lấy Khi Sanh Quang từ Ngôi Thái Cực để nuôi dưỡng con cái
Người từ lúc sanh ra, cho đi đầu kiếp, rồi lo giáo hóa, cứu độ để con cái trở
về cõi thiêng liêng. Thật là lòng đại từ, đại bi, thương yêu con cái của
Bà Mẹ thiêng liêng vô cùng tận. Đối với công ơn tạo hóa của Người rất đáng
cho chúng sanh và nhơn loại kính thành và viếng thăm hai buổi sớm chiều :
"Nhứt trêu nhứt tich kỉnh bày mộ khang".
Câu 4 : Chơn Linh phối nhứt, Thân vi Thánh hình.
Giải
nghĩa :
- Chơn
linh : Linh Hồn là Điểm Linh Quang do Đức Chí Tôn chiết ra từ khối Đại
Linh Quang ban cho mỗi người để tạo ra và giữ gìn mạng sống và làm chủ để điều
khiển xác thân. - Phối nhứt : Phối : Sắp xếp lại cho
thỏa đáng. Phối nhứt là phối hợp lại làm một.
- Thân
: Thân là xác thân, ý nói xác thân thiêng liêng, tức Chơn Thần. - Vi :
Làm. - Thánh hình : Thánh : Thiêng liêng Hình : Hình thể. Thánh hình :
Hình thể thiêng liêng, ý nói một người nơi cõi thiêng liêng.
C - 4
: Chơn Linh phối nhứt làm một với Chơn Thần để tạo thành một người trên cõi
thiêng liêng.
Luận
giảng :
- Đức
Phật Mẫu tạo thành một người nơi cõi thiêng liêng và phàm trần như thế nào
?
Trước
hết, Đức Phật Mẫu thâu Điểm Linh Quang từ ngôi Thái Cực của Đức Chí Tônđể
làm Chơn Linh, rồi dùng hai Ngươn Khí Đương Quang và Âm quang trong Kim Bồn nơi
Diêu Trì Cung để tạo thành Xác Thân thiêng liêng, tức Chơn Thần, bao bọc Chơn
Linh : "Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh" là vậy.
Kế đến,
Đức Phật Mẫu phối hiệp Chơn Linh và Chơn Thần làm một để tạo thành một con
người nơi cõi thiêng liêng: "Chơn Linh
phối nhứt thân vi Thánh hình". Đó là một Nguyên
Nhân nơi cõi thiêng liêng vậy. Sau đó, Đức Phật Mẫu cho nguyên nhân ấy
đầu kiếp xuống cõi trần.
Như vậy,
Chơn Linh và Chơn Thần sẽ được nhập vào Thể Xác của một hài nhi, khi vừa
mới lọt lòng bà mẹ phàm trần. Lúc ấy, Chơn Linh tạo nên sự sống và gìn giữ sự
sống cho hài nhi, Chơn Thần bao bọc Thể Hài in như khuôn viên hình ảnh Thể Xác
của đứa trẻ sơ sinh và từ đấy, Chơn Linh, Chơn Thần và Thể Xác phàm của
hài nhi phối hợp làm một: "Vẹn toàn đủ Xác đủ Hồn" để tạo thành một
con người mới nơi cõi phàm trần.
Tóm lại,
từ Thiên Thượng , Đức Phật Mẫu đã ra tài chí công tạo hóa ra con người
với đủ Chơn Linh, Chơn thần và Thể Xác, rồi sanh dưỡng, "Khai Tông định
Đạo" để giáo hóa, cứu độ Hồn Haì con trẻ Nam, Bắc, Đông, Tây khắp
nơi trên hoàn vũ để trờ vô"Thiên Cung Phật Xứ Cao Đài"
cho xứng danh là con trẻ ưu ái của Ngài để ban thưởng ngôi vị vĩnh tồn nơi
cõi thiêng liêng hằng sống vậy.
Công đức
sâu dầy sánh như Trời Đất, rất đáng cho chúng sanh và nhơn loại hằng ngày
thăm viếng để phụng thờ, tán tụng.
Thật là
một vị Thiên Hậu Chí Tôn, Đại Từ Bi năng Hỉ Xã, Đại Bi, Đại Ái của vạn
hữu chúng sanh và nhơn loại vậy.
Nay con
trẻ xin :
"Đê
đầu khấu bái Từ Huyên,
Kỉnh
an Thiên Hậu diệu huyền Chí Linh."
Câu 5 : Thiên Cung xuất Vạn Linh tùng pháp.
Giải nghĩa :
- Thiên cung
: Cung điện của Ông Trời, ý nói Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế
- Vạn
Linh : Vạn : Muôn. Linh : Chơn Linh, linh hồn. Vạn Linh : Tất cả các Chơn
Linh trong CKVT, gồm có tám đẳng cấp Linh Hồn : Kim Thạch Hồn, thảo Mộc Hồn,
Thú Cầm Hồn, Nhơn Hồn, Thần Hồn, Thánh Hồn, Tiên Hồn và Phật Hồn.
- Tùng:
Theo, - Pháp: Quyền phép của Đức Chí Tôn.
C5
: Đức Chí Tôn sản xuất ra Vạn Linh, nên Vạn Linh phải tùng theo quyền pháp của
Đức Chí Tôn.
Luận
giảng :
- Tại
sao Vạn Linh phải tùng quyền pháp của Đức Chí Tôn ?
Vạn Linh
gồm tất cả Chơn Linh của Bát Hồn đều do Đức Chí Tôn sản xuất ra. Đức Chí
Tôn giải thích rằng :
"
Khai Thiên Địa vốn Thầy, sanh Tiên Phật cũng Thầy, Thầy đã nói một Chơn
Thần Thầy đã biến ra Càn Khôn Thế Giới và Nhơn Loại. Thầy là
chư Phật, Chư Phật là Thầy, các con là Chư Phật, Chư Phật là các con,
có Thầy mới có các con, rồi mới có chư Thần Thánh Tiên Phật".
Ở
một đoạn Thánh Ngôn khác, Đức Chí Tôn nói về quyền năng của Ngài như sau :
"Khi
chưa có chi trong CKTG, thì Khí Hư Vô sanh có một Thầy và ngôi Thầy là Thái
Cực. Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi phân ra Tứ Tượng, Tứ Tượng
biến Bát Quái, Bát Quái biến vô cùng, mới lập ra CKTG. Thầy lại
phân Tánh Thầy mà sanh ra Vạn vật là : Vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú
cầm gọi là Chúng Sanh."
- Kinh
Ngọc Hoàng Thượng Đế cũng nói rõ về phạm vi huyền diệu
của Đức Chí Tôn thật vô cùng rộng lớn, vô lượng, vô biên không sao tả hết.
Ở phần
trên Vũ Trụ, Ngài cai quản 36 cung Trời v à 3000 thế giới. Ở
phần dưới Vũ Trụ thì tóm nắm 72 quả địa cầu và 4 Đại Bộ
Châu.
Dù thời
Tiên Thiên hay Hậu Thiên, Ngài vẫn là Cha thật lành, thật hiền, là Đấng
Cha cả trong Vũ Trụ thương yêu, nuôi dưỡng và bảo bọc cho muôn loài,
ân huệ Ngài ban phát ra vô biên. Đời xưa, đời nay đều ngưỡng vọng; các
Tông phái đều do Ngài nắm. Ngài chính là vua của mặt Trời, mặt trăng, các
vì sao, Thần thời gian và chủ cả TTTP. Đó là ý nghĩa của các câu Kinh sau đây :
"Huyền
phạm, quảng đại, Nhứt toán họa phước lập phân,
Thượng
chưởng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên Thế Giới
Hạ
Ốc, Thất thập nhị Địa, Tứ Đại Bộ Châu,
Tiên
Thiên, Hậu Thiên, Tịnh Dục Đại Từ Phụ,
Kim
ngưỡng, cổ ngưỡng, Phổ tế Tổng Pháp Tông,
Nải Nhựt Nguyệt
Tinh Thần chi Quân, vi Thánh Thần Tiên Phật chi chủ"
-
Đặc biệt, Đức Chí Tôn giảng rõ quyền pháp của Ngài qua
đoạn TNHT sau đây :
" Thầy
khai Bát Quái mà tác thành CKTG nên mới gọi là Pháp, Pháp có mới sanh ra Càn
Khôn, Vạn Vật rồi mới có Người, nên gọi là Tăng. Thầy là Phật, chủ cả Pháp và
Tăng lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy ".
Tóm
lại, qua các đoạn Thánh Ngôn và câu Kinh vừa nêu trên, cho chúng ta nhận thấy
rằng Đức Chí Tôn đã dùng quyền pháp mình mà tạo ra CKVT và Vạn Linh cho
nên Vạn Linh phải tùng theo quyền pháp của Đức Chí Tôn vậy. (còn tiếp)
* HT/Lê Văn Năm.
Home. Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18].