Đạo Gốc Bởi Lòng Thành Tín Hiệp. * Tâm Thông.

Các bản đồ thế giới thường hướng về phía đông, nghĩa là h
ướng về mặt trời mọc, một hướng chính có giá trị thần học bằng cách tương tự với chữ C.
Chào Quý Hiền thân mến, vào ngày 28 tháng 4/2024. Tôi sẽ trình bày giáo lý tại Thánh Thất Cao Đài Alfortville Thủ đô Paris, nước Pháp.
Đề tài cho buổi Giáo lý "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp" câu đầu của kinh "Niệm Hương" mở đầu nghi lễ của Đạo Cao Đài, nghe qua thể văn, thuần khiết dân gian, xa gần truyền thống thơ ca "Ru con", mộc mạc, và đơn giản.
Cho thấy câu kinh này, đầy năng lực, thôi thúc người Tín đồ nhận thức chân lý Cao Đài. Từ đó tu tập thông tuệ, tường tận bồi đắp lập công bồi đức, lớn mạnh kiến thức tình yêu nhân loại.
Trong câu kinh vốn đậm ngũ cung, dễ để lòng, ghi nhớ lời kinh thanh thoát, nhẹ nhàng, đọc đâu nhớ đó. Lời kinh trải rộng thuyết phục nhân gian, không phân biệt mọi giai cấp xã hội, từ đồng nội đến đô thị, và cả thế giới đều chấp nhận được. Lời mở đầu kinh lễ đã là bí kíp thuyết phục lòng người.
Lời kinh mang âm hưởng bao dung, hình tượng của người Tín đồ Cao Đài thanh thoát, sống để phát huy kỹ năng truyền bá Đại Đạo, và tiếp cận khắp cùng vạn loại. Chỉ cần khởi đầu một câu kinh mà đã nắm rõ mọi vấn đề Phổ Độ, nội dung đã nói lên đầy đủ chi tiết của ẩn dụ, đồng thời dẫn chứng cụ thể sâu sắc từng từ ngữ.
Quả thực phương châm truyền bá Đại Đạo đã đi vào nhân gian, với kỹ thuật ngôn ngữ, thể hiện nội tâm chuyển tải đạo lý.
Tất nhiên "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp" là một cụm từ Sử thi Cao Đài. Ngôn ngữ của Đạo Cao Đài là thước đo thần học, giáo lý, phổ độ, truyền duyên không phân biệt giai cấp, kiến thức nhân sinh.
Nói về tín ngưỡng, hiện nay trên thế gian này, có rất nhiều tín ngưỡng khác nhau, riêng tại Ấn Độ đã có trên 150 tín ngưỡng, còn Việt Nam có 54 dân tộc anh em, mỗi dân tộc đều có tín ngưỡng riêng biệt, tuy nhiên người ta thường nói đến tín ngưỡng có dân số đông mà quên đi những tín ngưỡng của dân tộc thiểu số.
Chúng ta đừng quên rằng có những dân tộc tuy là thiểu số nhưng 100% phụng sự vì một tín ngưỡng. Như dân tộc H'Mong tại Việt Nam có trên 1.3 triệu tín đồ "Thờ cúng tổ tiên", và lấy đó làm giá trị truyền thống văn hóa. Người dân tộc Mường có trên 914.600 người thờ "Vua Cha Ngọc Hoàng", "Quốc Mẫu Hoàng", lấy Sử thi "Đẻ đất đẻ nước" làm phương tiện cầu hồn, một nền tảng truyền thống văn hóa dân tộc. Sử thi "Đẻ đất đẻ nước" rất gần gũi với giáo lý Đạo Cao Đài.
Từ xưa, đức tin không có môi trường tiếp cận, bởi khép kín biên giới, màu da sắc tộc, và thổ ngữ từng Châu Lục, gồm có: Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ, Nam Cực, Châu Âu, Châu Úc, do đó cản trở sự liên đới của con người, sinh ra tranh luận, kết quả đưa đến chiến tranh đáng tiếc. Cho đến nay, nhân loại vẫn còn phân ranh giới, bởi tranh chấp tín ngưỡng. Năm 1926 chính thức hoằng khai Đại Đạo làm một gạch nối duy nhất có thể vận dụng được để thế giới hòa bình.
Tuy nhiên người Tín đồ Cao Đài phải ý thức câu kinh "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp", và đẩy mạnh phép màu duy nhất có thể thực hiện được vì thế giới hòa bình, bằng không người Tín đồ Cao Đài chỉ biết đọc suông cho hết kiếp sinh. Trong khi ấy hai từ "Đạo gốc" đã khẳng định vững vàng không thể có lời hai. Ý xác định Cao Đài là "Đạo gốc" của mọi đức tin, dù nhân gian thờ phụng bất cứ hình tướng nào cũng do nguyên lý của vũ trụ chuyển thành. Tất cả mọi đức tin đều do Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế phân thân tạo ra hình tướng truyền bá đức tin vào nhân loại, theo từng thời kỳ tiến hóa.
Vậy "Đạo gốc" là ngôi nhà của Tam Giáo Quy Nguyên, Ngũ Chi Phục Nhất. Dù rễ hay ngọn cũng từ "Gốc" sinh ra, "Đạo gốc" không dị biệt tín ngưỡng. Tất nhiên nhân loại cần có "Văn Hóa Đại Chúng" một truyền thống được quyền làm người nơi chôn nhau cắt rốn.
"Đạo" là sự tự nhiên biến hóa vô biên của Vũ trụ.
"Gốc" là trung tâm của mọi quy tụ sinh tồn.
"Rễ" là nơi hấp thụ sinh dưỡng, chức năng bám vào lòng đất.
"Ngọn" là thành quả của sự sống thiên đường. Tất cả đều liên đới mới thành Đại Đạo.
Cây sự sống trên thiên đường. Hình minh họa thế kỷ 15.

Từ đó Đức Thượng Đế tá danh Cao Đài, Khai Đạo vào ngày 23/8 Bính Dần (1926). Khởi đầu THƯỢC ĐẾ lập "tăng" tại chùa Gò Kén. Cùng năm lập "tự" tại huyện Long Thành, tỉnh Tây Ninh. Dựng lên phần chính yếu của đức tin, và phổ truyền nguyên lý Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Nguyên tắc cơ bản nền tảng của Đại Đạo đã thành hình. THƯỢNG ĐẾ đã khẳng định "Đạo gốc" là nơi phát huy, quy tụ mọi đức tin trên thế gian này.
 
Nói về khoa học nhân văn, mỗi Tín đồ Cao Đài là chiết thân của Thượng Đế, nguyên làm con cái của NGƯỜI. Như vậy có bổn phận "bởi lòng thành". Không phân biệt vạn loại, tất cả đều có liên đới trong mọi kiếp sinh, nếu không có những sinh vật cùng sống để trao đổi hợp chất với môi trường, và những tinh thể cấu trúc trái đất, không gian, thế thì con người sống với ai !
Cho nên mỗi Tín đồ Cao Đài thể hiện "lòng thành" chính tâm con cái của Thượng Đế. "Lòng thành" kính Đức Chí Tôn, Phật Mẫu, quý đấng Thiêng Liêng, quý đấng tiền Khai Đại Đạo, và vạn loại, mới mong được truyền Phổ độ. Khi cầu khẩn phải "lòng thành", tha thiết, khiêm tốn, tương kính tình Đồng Đạo chân thành. Lấy thân làm "lễ bạc lòng thành", "lập công bồi đức", v.v...
Hãy phát huy "lòng thành", bởi "Ý Đạo" chính là bảo vật  của Tín đồ Cao Đài, chan rưới phước lành vào nhân gian. Trên đường hành quyền Đạo mang theo những hưng hiển của chánh pháp Cao Đài.
Cho nên Tín đồ phải tha thiết giữ gìn cẩn thận "Ý Đạo", lúc đó chánh pháp Cao Đài sẽ được mạnh mẽ, nếu không may chưa tạo ra được tỏ "lòng thành" thì khó nói thành lời Đại Đạo.
Khi hành lễ trước Đức Chí Tôn, trang nghiêm bày tỏ "lòng thành", và đối với Đồng Đạo phải tương kính, được xem như liên đới một "lòng thành", bởi tất cả đều là con cái của CHA thiêng liêng.
Về xử thế của người Tín đồ Cao Đài, chữ "Tín" gối đầu câu chuyện, có "Tín" thì "Hiệp" mới đến. Người đời có câu: "- Một lần bất tín vạn lần bất tin". Cho thấy, chữ "Tín" trong kinh Đạo Cao Đài rất là hệ trọng về mặt giao lưu, xử thế. Cho nên Đức Hộ Pháp Phạmng Tắc, và Giáo Tông Lý Thái Bạch ban hành "Bát Ðạo Nghị Ðịnh" từ ngày mồng 3 tháng 10 năm Canh Ngọ, đến ngày Rằm tháng 7 năm Giáp Tuất.
Mục đích "Bát Ðạo Nghị Ðịnh" là gắn kết tình Đồng Đạo, đem lại mọi danh dự cho nhau, bởi chữ "tín". Dù chính kiến, quan điểm, suy nghĩ, ưu tư riêng, vẫn gặp nhau trên tri thức của cá nhân, tất cả đều phụ thuộc vào tư duy, nhân cách, minh bạch, văn hóa, trải nghiệm. Giá trị của "tín" thuộc về tư duy.
"Bát Đạo Nghị Định" vai trò trọng đại, một yếu tố sống còn của chữ "tín", là hạnh nguyện quan trọng, ai cũng được thụ hưởng, là đại lộ đưa mọi người đến với Đạo.
Đại Đạo vốn xuất hiện niềm tin làm cơ sở của hai yếu tố Thể pháp, và Bí Pháp. Tuy nhiên "tín" không thể là niềm tin mù quáng, mà chính là lòng tin tưởng chắc chắn sau khi đã tìm hiểu và áp dụng vào Đạo pháp. Cho nên có câu: "- Tin Đạo không tin người" là vậy !
Tất nhiên hai từ "Tín đồ" Cao Đài, đã có chữ "tín" đứng đầu. Thể hiện tinh thần Đạo sư cần phải có "tín đạo". Một khi "tín đạo" mạnh mẽ, mọi chuyện khó sẽ d dàng "thành đạo". Giải thoát cũng có thể phân biệt là người cần nương theo "Tín" Thể pháp mà được giải thoát, hay nương theo "Đạo" Bí pháp cũng được giải thoát. Cơ duyên "Tín Đạo" thường gọi là "Tu một kiếp độ nhất thời".
"Tín" là chủ nhân của thành tâm, đức hạnh là đầu câu chuyện minh bạch, xử thế, lòng trung kiên, khí phách, nhân cách thực hiện tình thương yêu đồng đạo, kính trọng mọi sự sống. Dù trong cộng đồng, xã hội hằng ngày đầy biến động không ngừng thay đổi, lấy tình người giữ chữ "tín" càng trở nên giá trị. Cho thấy chữ "tín" thể hiện khả năng cam kết của lời hứa nếu có, trong cửa Đạo Cao Đài xem chữ "tín" rất quan trọng.
"Hiệp" là hội tụ muôn người thành một khối, cùng căn nguyên đức hạnh phát huy tột cùng, cốt lõi chữ "Hiệp" còn có ý nghĩa "hiệp nhất", khi hành quyền Đạo không phân biệt biên giới, giai cấp, cộng đồng, xã hội, màu da, sắc tộc.
Mô hình "hiệp nhất" (Ecumenism) hướng đi của tình Đồng Đạo, phát huy khả năng phục vụ đồng sinh, và phụng sự Đức Chí Tôn. Hằng mong đợi con cái của NGƯỜI hướng về thế giới hòa bình.
Câu kinh "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp" thay cho lời kêu gọi, yêu thương, bao dung và hòa bình, từ chữ "Oikoumene" trong tiếng Hy Lạp, có ý nghĩa (toàn thế giới đồng cộng sinh tồn) gắn kết với nhau vì Đấng Thượng Đế hằng hữu.
Tất nhiên, đã là tập thể, cũng có những ít nhiều đáng tiếc, như Đồng Đạo đọc thuộc lòng trơn tru lời kinh, không vấp váp, thuộc từ đầu đến cuối quyển kinh.
Thế nhưng thuộc kinh kệ từ A-Z để làm gì ? sau đó không thực hành được một "ý Đạo" nào cả!
Lời kinh đã ban truyền từ câu kinh đầu tiên "Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp" nhưng thực hiện có khó khăn không? Hay những cá nhân không động được "ý Đạo".
Tiếng kinh kệ đã bay vào không gian rồi ư! Cho nên vừa dứt lời kinh đã cuồn cuộn sân si. Huynh, Tỷ, Đệ, Muội ào ào múi mặt, ăn thua đủ từng lời nói, không quan tâm giá trị tình nghĩa, tự đánh rơi điểm đứng trong lòng Đức Chí Tôn.
Lý do nào văn hóa thảo luận đại chúng của Đại Đạo chưa thông hiểu. Cho nên hẹp hòi tình Đồng Đạo, thế thì còn những gì để gọi nhau cùng Cha, Mẹ Thiêng Liêng. Muốn truyền bá Đại Đạo, trước nhất Đồng Đạo phải bao dung cho nhau, phát huy tình thương yêu bao la.
Đức Chí Tôn đã dạy, và mong mỏi con cái của NGƯỜI. "Truyền bá triết lý Cao Đài. Từ bi, Bác ái, Công bình phục vụ yêu thương nhân loại đại đồng, cùng khổ với nô lệ, và bao dung sinh chúng."
Kính thưa Quý Hiền, nếu có đôi điều thiếu sót, xin bổ túc để cùng học Đạo, bởi Đại Đạo bao la không cùng, cho nên bài viết này không thể trình bày hết mọi vấn đề của triết học Đại Đạo.
Hy vọng, và lạc quan xin Quý Hiền mở rộng thảo luận, mọi ý kiến không cắm kỵ, bởi tất cả vì "Tín Đạo", mọi tự hào không có điểm đứng tuyệt đối. Có như vậy, suy tư tình Đồng Đạo mới được mở thông, và gắn kết hướng về tương lai.
* Tâm Thông.

Home. Nối Bước N°14. Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [ 9 ] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22]