Trung Tâm Văn Hóa Cao Đài, có những thành viên người
phương Tây, tự hào dư thừa sức khỏe, tuy có luyện tập Khí Lực Dưỡng Sinh nhưng
không chú ý đến bài tập cơ thể, cho rằng bệnh nhờ thuốc.
Tất nhiên những người bạn đó chưa nắm vững phương thức
trị liệu bằng thuốc. Tất cả những phương pháp trị liệu, như thuốc Tây chỉ chữa trị được 70%, còn lại 30% gửi trong thân thể làm kỷ niệm.
Còn thuốc Bắc, chữa trị được 80%, để lại 20%. Riêng
về Khí lực, Dưỡng sinh trị được 90%.
Trên 70 tuổi, thân thể không còn khỏe mạnh, trăm, ngàn
con bệnh thi nhau xuất hiện.
Nói chung sức khỏe không ai bán và tặng. Cha, Mẹ, Anh,
Em, Vợ, Chồng, Con cái không chia sẻ cho nhau được, bởi sức khỏe là gia tài
tinh thần cá nhân không phải vật chất của ông cha để lại. Chính mình biết trân
quý cơ thể mới có sức khỏe dồi dào.
Những ai có tu tập Khí lực, Dưỡng sinh, nhất định tự
trị liệu mọi bệnh sẽ qua khỏi, hạnh phúc nhất khi qua đời thân thể bình thản không
bị quằn quại.
Hy vọng Quý Hiền tiếp nhận được nhân duyên nơi đây, bằng
lòng tin, chính mình sẽ thành công.
Nhân đây, Trung Tâm Văn Hóa Cao Đài kính gửi đến Quý
Hiền phương pháp tập luyện chăm sóc sức khỏe, như sau:
* Vỗ huyệt là cách dùng tay hoặc
dụng cụ chuyên dụng để tác động nhịp nhàng lên các huyệt, bộ huyệt nhằm lưu
thông khí huyết, làm ấm kinh lạc, khơi thông tắc nghẽn, tiêu mỡ, thích hợp với
các chứng đau nhức mãn tính, hồi phục chức năng, bài trừ khối tích tụ sâu do
hàn.
Sơ Đồ Vỗ Nhẹ Những Huyệt Bị Đau.
* Theo Y học hiện đại vỗ
huyệt giúp tác động thần kinh, mạch máu, da, cơ bắp và mô liên kết. Nhờ vậy
giúp tăng bài tiết các chất thải tích tụ giữa các mô, kích hoạt tế bào, đẩy
mạnh trao đổi chất và lưu thông máu.
* Cách vỗ:
- Khum tay vỗ hoặc dùng
gậy vỗ chuyên dụng.
- Vỗ không quá 30 lần/
vùng/ bộ huyệt.
- Lực vỗ từ nhẹ đến mạnh,
không vỗ quá mạnh ngay. Căn cứ vào vùng vỗ độ dày da, cơ chọn lực vỗ phù hợp.
- Với người yếu, bệnh lâu
ngày có thể kết hợp vừa vỗ vừa hơ ngải, vừa xoa bóp giác hơi nhằm tăng tốc độ
lưu thông khí huyết.
* Lực vỗ:
- Vỗ nhẹ: Giúp chăm sóc
nâng cao sức khỏe hàng ngày, vỗ nhẹ nhàng da ửng đỏ, thích hợp với người yếu,
người cao tuổi.
- Vỗ vừa: Lực vừa phải,
người bệnh thấy hơi đau nhẹ, thích hợp với người sức khỏe trung bình, bệnh tình
không nặng.
- Vỗ mạnh: Lực vỗ mạnh,
người bệnh thấy đau, thích hợp với người thể trạng tốt, hoặc bệnh nặng lâu như
tai biến, da giảm cảm giác.
* Chẩn bệnh qua vỗ huyệt:
- Hồng nhẹ: Bình thường
- Đỏ rực: Nhiệt
- Tím: Ứ huyết
- Xanh: Hàn
- Đen: Độc tố
* Một số vùng vỗ huyệt hay dùng:
1 - Vỗ huyệt đại trùy: Là
huyệt nằm trên đường đốc mạch, tác động vào huyệt này sẽ giúp giải phóng khí
huyết đốc mạch, lưu thông khí huyết vùng đầu, mặt, cổ, vai lưng.
2 - Vỗ huyệt đản trung: Là
huyệt chủ của đường nhâm mạch, tác động vào huyệt này sẽ giúp giải phóng khí
huyết của vùng ngực, tim phổi.
3 - Vỗ huyệt thận du: Là
công tắc của thận ở vùng lưng. vỗ ba kinh dương (gồm: đởm kinh, bàng quang
kinh, vị kinh) là tự mình khôi phục lại cơ thể. Chị em thường xuyên vỗ ba kinh
dương sẽ có được giấc ngủ ngon, xua đuổi được lão hóa, luôn giữ được thanh
xuân, kích thích tiêu hóa, ăn ngon miệng, thông đại, tiểu tiện.
4 - Vỗ huyệt xích trạch:
Chăm sóc tim mạch.
5 - Vỗ ba kinh âm ở trong
chân: Bổ huyết, sáng mắt, cải thiện các bệnh về huyết, phục hồi chức năng cân
cơ, tăng cường sinh lý, điều hòa áp huyết.
6 - Vỗ ba kinh dương ngoài
cánh tay.
- Vị trí: Mặt ngoài tay.
- Tác dụng: Nhuận tràng
thông tiện, phòng các bệnh về thần kinh ngoại biên, chống bệnh phong hàn, tê
nhức mỏi vai và tay…
* Tâm Thông.
Home. Nối Bước N°14. Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [ 9 ] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22]