Luận Giải Kinh TIÊN GIÁO. * Nam Le.

THÁI THƯỢNG  Chi tâm qui mạng lễ. 
( Giọng Nam Xuân )
1 .  Tiên Thiên khí hóa. 
2 .  Thái Thượng Đạo Quân.
3 .  Thánh bất khả tri.
4 .  Công bất khả nghị.
5 .  Vô vi cư Thái Cực chi tiền.
6 .  Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng.
7 .  Đạo cao nhứt  khí, 
8 .  Diệu hóa Tam Thanh.
9 . Đức hoán hư linh.
10 . Pháp siêu quần Thánh.
11 . Nhị ngoạt thập ngũ, 
12 . Phân tánh giáng sanh.
13 . Nhứt thân ức vạn, 
14 . Diệu huyền thần biến,
15 . Tử khí Đông lai, 
16 . Quảng truyền đạo đức. 
17 . Lưu sa tây độ, 
18 . Pháp hóa tướng tông.
19 . Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối.
20 . Đơn tích duy mang, 
21 . Khai Thiên Địa nhơn vật chi tiên.
22 . Đạo Kinh hạo kiếp 
23 . Càn Khôn oát vận. 
24 . Nhựt nguyệt chi quang. 
25 . Đạo pháp bao la. 
26 . Cửu Hoàng Tỷ Tổ.
27 . Đại Thiên thế giới, 
28 . Dương tụng từ ân, 
29 . Vĩnh kiếp quần sanh, 
30 . Ngưỡng kỳ huệ đức.
31 . Đại Thần, Đại Thánh, 
32 . Chí cực chí tôn. 
33 . Tiên Thiên Chánh Nhứt, 
34 . Thái Thượng Đạo Quân 
35 . Chưởng giáo Thiên Tôn.
"Nam Mô Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn." (9 lạy)
 
Dịch nghĩa:
1 - Khí Tiên Tiên hóa sanh .
2 - Đức Thái Thượng Đạo Tổ.
3 - Không thể biết rõ sự thiêng liêng mầu nhiệm của ĐTTĐT.
4 - Công đức vĩ đại của Ngài không thể nghĩ bàn cho hết được.
5 - Đạo Vô Vi ở trước ngôi Thái Cực.
6 - Trong thời hữu thỉ ĐTT đứng trên các bậc Tiên Thánh.
7 - Đạo Pháp cao siêu, dùng một nguyên khí huyền diệu .
8 - Biến hóa ta ra 3 người khác nhau gọi là Tam Thanh: Ngọc, Thượng, Thái Thanh.
9 - Thánh đức sáng chiếu nơi cõi Hư Linh.
10 - Đạo Pháp vượt trên bực Thánh.
11 - Ngày Rằm tháng hai Âm Lịch.
12 - Chiết Chơn Linh giáng sanh xuống cõi trần.
13 - Một thân biến thành muôn ức người.
14 - Phép biến hóa vô cùng huyền diệu.
15 - Đám mây màu tía từ hướng Đông bay tới.
16 - Rộng truyền quyển Đạo Đức Kinh.
17 - Qua vùng sa mạc hướng Tây,để cứu giúp người đời.
18 - Giáo lý của Ngài nhờ ĐĐK maô nên hình tướng.
19 - Sản xuất ra các Ông Trang Tử và Đông Phương Sóc.
20 - Việc luyện Kim Đơn phân tích rõ ra thời rất huyền vi mầu nhiệm.
21 - Khai mở ra Trời Đất, Ngài là Đấng có trước loài người và vật loại.
22 - Trải qua nhiều kiếp lâu đời.
23 - Trời Đất xoay chuyển vận hành.
24 - Đạo như ánh sáng mặt trời, soi sáng khắp nơi.
25 - Đạo Pháp rộng lớn mênh mông như tấm lưới lớn bao trùm tất cả.
26 - Ngài là thủy tổ của 9 vị vua khai hóa nhơn loại /cũng là Thủy Tổ của NL/.
27 - Người trong 3,000  thế giới .
28 - Đều ca tụng lòng từ bi và ơn đức của NGài.
29 - Chúng sanh muôn kiếp.
30 - Ngưỡng vọng ơn đức.
31 - Bực Thần lớn, Bực Thánh Lớn.
32 - Cao tột, rất được tôn kính.
33 - Bậc nhứt vào thời Tiên Thiên .
34 - ĐTTĐT là vị  số I đứng đầu các vị Tiên.
35 - Làm giáo chủ Đạo Tiên và là một Đấng Thiên Tôn.
 
Nam Mô Thái Thượng Đạo Tổ 
Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn.
( 9  lạy)
TIÊN GIÁO 
THÁI THƯỢNG CHÍ TÂM QUI MẠNG LỄ
 
GIẢI NGHĨA :
Tiên giáo : Đạo Tiên là  ôn giáo dạy người tu thành Tiên.
Thái Thượng : Thái Thượng Đạo Quân.
Chí Tâm qui mạng lễ : Lễ lạy với tất cả ý chí và thanh tâm, đem mình về vâng chịu nghe theo (xem phần định nghĩa chi tiết trong bài kinh Thích giáo).
 
LUẬN GIẢNG :
Thế nào là Tiên Giáo, Đạo giáo hay Lão giáo ?
Tiên giáo, Đạo giáo hay Lão giáo đều dạy con người tu thành Tiên
Thời Nhứt Kỳ Phổ Độ, Đức Thái Thượng Đạo Tổ là giáo chủ Tiên Giáo.
Qua NHị Kỳ PĐ. Đức TTĐT giáng trần là Lão Tử để xiển dương Tiên Giáo. Ngài viết quyển sách “ Đạo Đức Kinh” để làm giao lý căn bản choTiên giáo. Do đó, Tiên giao cũng được gọi là Lão giáo, vì Đức Lão Tử làm giáo chủ và Tiên giáo cũng gọi là ạo Giáo, vì Tiên giáo dạy về chữ Đạo rất cao siêu, cho nên trong danh hiệu của Đức Thái Thượng có chữ Đạo : Thái Thượng Đạo Quân. 
Ngài giáng sanh xuống trần làm Lão Tử, nên người đời cũng gọi là Thái Thượng Lão Quân.
 
Đức Thái Thượng Lão Quân là ai ?
Sua khi sanh ra Đức Chí Tôn, ngôi Thái Cực, KHí HưVô biến thành Khí Tiên Thiên, rồi Khí TT hoá sanh ra Đức Thái Thương Đạo Tổ. Đức TTĐT là vị  Tiên đầu tiên trong CKVT làm củ Đạo Tiên và làm đầu các Tiên. Ngài có pháp lực vô biên, biến hóa vô cùng, không đầu thai ma chỉ hiện xuống trần để giáo hóa nhơn sanh, xong trở về cõi thượng giới.
Mãi đến đời Võ Định Vương ( 1324-1269TTL ), nhà Thương bên Tàu, Ngài mới đầu thai xuống trên tên là Lão Tử. nên người ta cũng gọi ngài là Thái Thượng Lão Quân
 
Trong ĐĐTKPĐ xưng túng ngài là :
“Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng hóa Thiên Tôn”.
Tại sao phải chí tâm qui mạng lễ ?
CTQML là lạy với tất cả ý chí và thành tâm,  đem mình về vâng chịu nghe theo, vì khi tụng nguyện, lễ lạy nếu không chí tâm thành kính, thì việc cúng kiến luống công vô ích. Phải có thành mới có cảm, có cảm mới có ứng, có ứng mợi có nghiệm (hữu thành tất hữu Thần). Đó là lợi ích của việc CTQML.
 
Đức Quan Thế Âm có dạy:
“ Tế lễ thì Tâm phải có cảm, Cảm rồi mới ứng, ứng là lẽ tự nhiên... Tâm có cảm thì lòng bác ái mới rộng mở, mà nhứt là khiếu lương tri, lương năng của các em nhờ đó mà lần hồi thành ra mẫn huệ. Các em nhớ à” * TNHT/Q1/T193.
 
Đức Chí tôn cũng cho biết rằng :
“Thấy kẻ lòng thành Lão cũng thương” hoặc :
“Thành dạ thì toan đến cảnh Tiên”
Như vậy, người có lòng thành, tu niệm thời được Đức Chí Tôn cưu độ và mới mong đắc quả mà về cảnh Tiên được.
 
Tóm lại, Tiên Giáo là Đạo của ĐTTĐQ lập ra, khi lễ lạy hãy lấy hết ý chí và tâm thành, đem thân mạng ra lễ lạy ĐTTĐT thì mới mong có lợi ích cho người tụng niệm.
*   *   *
Câu 1: Tiên Thiên Khí Hóa,
             Thái Thượng Đạo Quân.
Giải nghĩa :
        Tiên thiên : Trước khi tạo dựng Trời Đất,
          Khí hóa : Chất khí hóa sanh.
          Tiên Thiên Khí hóa : Chất khí có trước khi tạo dựng Trời đất.
          Thái Thượng Đạo Quân :
         Sau khi Khí Hư Vô sanh ra Đức Chí Tôn, thì Khí Hư Vô biến hóa Khí Tiên Thiên. Chính Khí Tiên Thiên nầy hóa sanh ra Đức Thái Thượng , làm giáo chủ Tiên Đạo, nên gọi là Thái Thương Đạo Quân là vị Tiên đầu tiên trong CKVT, đứng đầu các Tiên.
 
Luận giảng:
* Xem lại phần sơ lược tiểu sử của Đức TTĐQ và bài tựa Kinh TGTTCTQML phía trước.
 
Tóm lại, Hư Vô Chi Khí sanh Đức Chí Tôn, xong HVCK biến thành Khí Tiên Thiên, kế KTT sanh hóa ra Đức Thái Thượng Đạo Quân, làm giáo chủ Tiên Đạo, nên gọi là Thái Thương Đạo Quân là vị Tiên đầu tiên trong CKVT, đứng đầu các Tiên trong CKVT.
 
Ngài giáng sanh kiếp chót là Lão Tử, làm giáo chủ Đạo Lão, nên cũng có tên là Thái Thượng Đạo Tổ hay TT Lão Tổ.
Trong ĐĐTKP ̣, Ngài là một trong Tam Giáo Tổ Nho, Thích, Đạo và được xưng tụng là “Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thên Tôn.”
 
Câu 2: Thánh bất khả tri,
Câu 3: Công bất khả nghị.
 
Giải nghĩa :
2/- Thánh: Thiêng liêng mầu nhiệm. Bất khả : Không thể.  Tri: Biết, hiểu biết.
C2 : Không thể biết rõ sự thiêng liêng, mầu nhiệm của Đức Thái Thượng Đạo Quân.
 
3/- Công : Công đức,tức việc làm cho ai. Bất khả nghị : Không thể nghi bàn, đáng giá được.
C3 : Công đức của Đức TTĐT to lớn không thể nghĩ bàn hay nói hết được.
 
Luận giảng :
Đức Thái Thượng  Đạo tổ do Khí Thiên Thiên hóa sanh là vị Tiên lớn nhứt, đứng đầu trong CKVT, nên quyền phép của Ngài cao siêu vô cùng, thiên biến vạn hóa, không ai biết được. Bài thi sau đây do Đức Lão Tử ngâm, trước khi đánh bại Thông Thiên Giáo Chủ trong trận Tru Tiên Kiếm, thời Phong Thần xác nhận quyền phép cao siêu của Đức Ngài:
         “ Hồng Quân truyền phép Đạo đa thành,
           Làm chủ Thần Tiên độ chúng sanh.
           Biến thử ba hình ai dễ biết,
           Cho hay nguyên khí hóa Tam Thanh”
 
Từ khi có loài người xuất hiện trên cõi thế gian, không có thời nào mà không có Đức TTĐT hiện xuống cõi trần để giáo hóa và cứu độ nhơn sanh. Công đức của Ngài từ đó đên nay nhiều vô lượng không thể kể hay luận bàn cho hết được nên chúng sanh vĩnh viễn, đời đời ngưỡng nhớ ân đức của Ngài.
Ngày nay vào thời TKPĐ. Đức TTĐT lại góp công cùng Đức Chí Tôn mở cơ giáo hóa và cứu độ chúng sanh, nên rất xứng đáng là một vị Thiên Tôn trong cõi Thượng Thiên vậy.
*   *   *
Câu 4: Vô vi cư Thái Cực chi tiền.
 
Giải nghĩa : 
         Vô vi: Vô vi trái với hữu vi là một đạo lý mà Đức Lão Tử xiển dương. Cư: Ở, nơi ở. Thái cực:  Ngôi của Đức Chí Tôn Ngọc Hoàng Thượng Đế do Hư Vô Chi Khí sanh ra.
Chi: Tiếng đệm. Tiền: Trước.
        Câu 4: Đạo vô vi ở trước ngôi Thái Cực.
 
Luận giảng :
        Tìm hiểu Đạo Vô Vi của Đức Lão Tử như thế nào ?
        Đối với Đức Lão Tử bản chất của Đạo vô vii, Ngài viết : 
        “Đạo thường vô vi nhi vô bất vi” .
        “Đạo thường” tức ám chỉ Đạo trường cữu’ và ‘bất biến’ , “Vô vi nhi vô bất vi” nghĩa là thấy dường như không làm gì cả, nhưng không có cái gi là không thấy ảnh hưởng của việc làm của Đạo. Nghĩa là cái hành động của Đạo thời đâu đâu cũng có nhưng không đâu thấy được cái hành động ấy mới gọi là vô vi (không làm), chứ thực ra không phải là không làm.
        Ví dụ:  Muôn hoa đua nở là vì thọ ánh sánh mặt trời. Mặt Trời dường như “không làm” gì cả nhưng có vật nào là không thọ ánh sáng mặt trời. Trái lại, mặt Trời giọi vạn vật mà không hay mình giọi. Vạn vật thọ ánh sáng mặt Trời mà không hay mình thọ. Đó là hành động “vô vi” của Đạo, hết sức tự nhiên như cái nóng của lửa, cái lạnh của tuyết giá vậy.
        Đức Lão Tử đã dạy : 
        “Đạo sanh Nhất, Nhất sanh Nhị, Nhị sanh Tam, Tam sanh Vạn Vật”
        “Nhất” ở đây là chi thể duy nhất của Đạo. 
        “Nhị”, chỉ Âm Dương, tức hai nguyên lý mâu thuẩn đồng có trong mỗi vật. 
       “Tam” là cái nguyên lý thứ ba để nắm giềng mối và dung hòa sự xung đột, xô xát của Âm Dương. Nó là chỗ mà Đức Lão Tử bảo : “xung khí dĩ nhi hòa” , đến được cái thứ ba đó, là Vạn Vật thành hình, nên mới nói “Tam sanh vạn vật”.
        Qua các điều trình bày trên, chúng ta được hiểu rằng, từ cái Vô Vi sanh ra Một (Thái Cực), Một sanh ra Hai (Âm Dương)… sanh ra Vạn Vật…tức cái Vô hình, vô ảnh sanh ra cái cũng vô hình, vô ảnh Thái Cực, Âm Dương rồi sanh ra CKVT,  Vạn Vật là cái Hữu Hình. Vì vậy, với trí phàm chúng ta không hiểu thấu cái quyền năng thiêng liêng của Đạo. Đo đó, Đạo có thể gọi được thì không phải là thường, không thể dùng danh tự mà diển đạt hết được sự huyền bí và nhiệm mầu của Đạo đặng. Đức Lão Tử nói : “Đạo khả Đạo phi thường Đạo, Danh khả danh phi thường Danh” là vậy.
       
       Đức Chí Tôn dạy về chữ Đạo như thế nào ?
       “Ðạo, tức là con đường để cho Thánh, Tiên, Phật đọa trần do theo mà hồi cựu-vị. Ðạo là đường của các nhơn-phẩm, do theo mà lánh khỏi luân-hồi. Nếu chẳng phải do theo Ðạo, thì các bậc ấy điều lạc bước mà mất hết ngôi phẩm. Ðạo, nghĩa-lý rất sâu-xa, nhưng phải hiểu trước bao nhiêu đó, rồi mới học các nghĩa huyền-bí khác cho đích-xác đặng. Ðời cũng thế, Ðạo cũng thế, chẳng Ðạo chẳng nên đời, đời đạo chẳng trọn, lấy Ðạo trau đời, mượn đời giồi Ðạo, Ðạo nên đời rạng, giũ áo phồn-hoa, nương bóng khổ trăm năm mãn cuộc, tự thanh cao, nếm mùi tự-toại, dưỡng chí thanh-nhàn thì có chi hơn.
        Vậy là mầu, vậy là trí” TNHT/Q2/T119.
 
      - Tóm lại, Đạo Vô Vi có trước ngôi Thái Cực, có quyền năng vô biên, vô tận, không thể nghĩ lường được.
*   *   *
Câu 5:  Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng.
           Giải nghĩa : 乾乾
          Hữu: Có. Thỉ: hay thủy, là bắt đầu.  Siêu: Vượt lên trên.  Quần: Nhiểu người qui tụ đông đảo.  Chơn: hay chân là thực, thật. Chơn nhơn: NHững vị tu hành đắc quả  Tiên, Thánh. Chi: tiếng đệm. Thượng : Ở trên.
Nghĩa câu: Trong thời Hữu Thỉ Đức Thái Thượng đứng trên hết các vị Tiên.
 
         Chúng ta hãy tham khảo đọa Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn giải về phần “ trừu tượng vô vi” sau đây để tim hiểu xem Đức Thái Thượng Đạo Tổ hóa sanh ra và đứng đầu các vị Tiên ở vào thời kỳ nào ?
 
        “Trước khi chưa phân định Âm Dương, Càn-Khôn Thế Giới thì trong thời kỳ ấy, khí hồng-mông đương hỗn-độn mờ mờ, mịt-mịt, lặng-lẽ vô-vi, thanh trược hỗn hiệp, thì kêu là: Tiên-Thiên hư vô chi khí.
Trong khí hư-vô ấy lại phát hiện ra một vòng đại quang minh là Thái-Cực, đó kêu rằng Vô-Cực một vòng O sanh Thái-Cực (không mà có).
       Rồi vòng hư vô ấy nó lại có một điểm trung tâm (.) thì Thái-Cực là Cơ, mà hễ Cơ là lẽ.  Ðã lẽ thì làm sao mà hóa sanh để tạo thành Càn-Khôn Thế-Giới, vạn vật muôn loài, côn-trùng thảo-mộc, thủy tú sơn xuyên, nên cái lý đơn nhứt ấy mới phóng ra một vầng quang minh phân định: Khí khinh thanh thượng phù giả vi Thiên, khí trọng trược ngưng giáng giả vi Ðịa.  Khí nhẹ nhàng bay bổng lên, làm ngôi Càn ( ).  Càn là Thiên tức là: Nhứt dương chi khí.  Khí nặng nề ngưng giáng xuống làm Khôn (  ).  Khôn là Ðịa, nhứt âm chi khí.” ĐTCG.
 
        Như vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, trước khi Trời Đất phân định là thời kỳ Vô Thỉ (Thời Tiên Thiên Cơ Ngẫu chỉ có Tiên Thiên Hư Vô Chi Khí) và sau khi Trời Đất an ngôi và bắt đầu từ đó trở về sau gọi là thời Hữu Thỉ (Thời Hậu Thiên Cơ Ngẫu, thuộc về cụ thể hữu hình vật chất).
 
        Phối hợp với câu 1 : “Thiên Thiên khí hóa, Thái Thượng Đạo Quân” và câu 5 nầy, cho chúng ta hiểu rằng, Khí Tiên Thiên sanh ra Đức Thái Thượng Đạo Quân, sau đó hóa sanh ra Âm Dương, rồi Âm Dương phân tạo ra Trời Đất, từ đó về sau là thời Hữu Thỉ và Đức TTĐQ là vị Tiên lớn nhứt đứng đầu các Tiên trong Trời Đất và CKVT.
 
        Đúng như lời một hóa thân của Đức Lão Tử là Ngọc Thanh Đạo Nhơn đã ngâm trong trận Tru Tiên Kiếm, thời Phong Thần, như sau :
       “Trời Đất sanh thành đã có ta,
        Theo Thầy học đạo kể hằng sa,
        Thấy điều nghịch lý ra tay cứu,
        Cho rõ hai bên lẽ chánh tà”.
 
        Tóm lại, từ thời Hữu Thỉ, tức Hậu Thiên Cơ Ngẫu, Đức Thái Thượng Đạo Tổ là vị Tiên trước nhứt và đứng đầu các vị Tiên vậy.
 
Câu 6 : Đạo cao nhứt khí,
             Diệu hóa Tam Thanh.
 
Giải nghĩa :
Đạo cao : Đạo phép cao siêu. 
Nhứt khí : Một chất khí. Đó là Tiên Thiên Nhứt Khí (Đàn cơ ngày Giáp Dần đã nêu ở phần Sơ Lược Tiểu Sử), cũng gọi là Nguyên Khí hay Ngươn Khí, biến hóa rất huyền diệu. Diệu: khéo, huyền diệu. Thanh: Cao quí. 
Tam Thanh : Ba cái cao quí: Thái Thanh, Thượng hanh, Ngọc Thanh hay ba cõi trời gồm có Thái Thanh Thiên, Thượng Thanh Thiên và Ngọc Thanh Thiên. Tam Thanh còn tượng trưng Tam Bữu: Tinh, Khí, Thần của con người. Ngọc Thanh: Tinh, Thượng Tanh : Khí, Thái Thanh: Thần. Một biến thành Ba, Ba biến thành Một.
 
Nghĩa câu: Đạo pháp của Đức TTĐQ rất cao siêu. Đức Ngài có thể lấy Một Ngươn Khí mà biến hóa huyền diệu ra ba cõi thanh thiên gồm: Thái Thanh Thiên, Thượng Thanh Thiên và Ngọc Thanh Thiên (như câu “Nhứt Khí hóa Tam Thanh”).
 
Luận giảng: 
Câu chuyện sau đây cho chúng ta thấy Đạo Pháp cao siêu của Đức Thái Thượng ĐQ (hậu kiếp Đức Lão Tử) đã dùng một Ngươn Khí biến thành Tam Thanh Đạo Nhơn giúp cho Lão Tử đánh thắng Thông Thiên Giáo Chủ trong trận Tru Tiên thời Phong Thần :
“Theo Truyện Phong Thần, Ðức Lão Tử giúp cho Khương Thượng Tử Nha (học trò của Ðức Nguơn Thỉ) phá trận Tru Tiên, do Thông Thiên Giáo chủ Triệt giáo lập ra để đánh các Tiên Xiển giáo. Trong trận nầy, Thông Thiên Giáo chủ bố trí phép thuật rất ác liệt, hung dữ và cao cường đến nỗi các vị Tiên cấp dưới không thể phá được.
Ðức Lão Tử một mình đi vào trận ở cửa Tây. Ngài xuất Tam Hoa che phủ trên đầu, lại còn hóa Linh Lung Tháp, hào quang chiếu diệu, đánh phép cùng các Ðịa Tiên trong trận. Thấy thế trận chưa núng, vì chỉ đánh vào một cửa, Ðức Lão Tử liền dùng một Nguyên Khí huyền diệu của Ngài hóa ra Tam Thanh, tức là hóa ra 3 người nữa để xông vào đánh 3 cửa trận còn lại.
 
* Xảy đâu có một vị Ðại Tiên, đội mão Ðạo, mặc áo hồng bào, xưng là Ngọc Thanh Ðạo Nhơn, đánh vào cửa trận phía Nam, vừa đánh vừa ca bài kệ:
Trời Ðất sanh thành đã có Ta,
Theo Thầy học đạo kể hằng hà.
Thấy điều nghịch lý ra tay giúp,
Cho rõ hai bên lẽ Chánh Tà.
 
* Xảy nghe bên Ðông có một vị Ðại Tiên nữa, đầu đội mão vàng, mặc áo Bát Quái, xưng là Thượng Thanh Ðạo Nhơn, đánh vào trận ở cửa Ðông, vừa ca bài kệ:
Hồng Quân Lão Tổ dạy vuông tròn,
Bố hóa Côn Lôn rõ mực son.
Trời Ðất tuy già, Ta chẳng thác,
Nước non dầu đổi, tánh hằng còn.
 
* Rồi bên phía Bắc, cũng có một vị Ðại Tiên, xưng là Thái Thanh Ðạo Nhơn, đánh vào cửa trận phía Bắc, vừa ca:
Từ thuở sanh Ta lúc Hỗn Mang,
Tính năm kể tháng biết muôn ngàn.
Một bầu Tạo hóa dầu ngang dọc.
Những kẻ Bàng môn khá tỏ tàng.
 
Như thế, Ðức Lão Tử đã dùng Nguyên Khí huyền diệu của Ngài hóa ra 3 vị Ðại Tiên gọi là Tam Thanh, để hợp với Ngài nữa là 4, cùng xông vào đánh 4 cửa của trận Tru Tiên.
Khi ấy, 4 vị vây Thông Thiên Giáo chủ đánh vùi một trận. Thông Thiên Giáo chủ đánh không lại, chỉ lo đỡ gạt thôi.
Ba vị Tam Thanh vừa tiếp sức với Ðức Lão Tử đánh Thông Thiên Giáo chủ, là do Ðức Lão Tử làm phép dùng Nguyên Khí biến hóa ra, chỉ trong một giờ là tan mất. Ðức Lão Tử chỉ muốn làm cho Thông Thiên Giáo chủ rối trí và cảm thấy yếu thế để sau nầy dễ đánh mà thôi.
 
Thấy phép gần mãn, Ðức Lão Tử ngâm bài kệ:
Hồng Quân truyền phép đạo đa thành,
Làm chủ Thần Tiên, độ chúng sanh.
Biến thử ba hình, ai dễ biết,
Cho hay Nguyên Khí hóa Tam Thanh.
 
Lão Tử ngâm kệ vừa dứt, nghe tiếng chuông inh ỏi, 3 vị Tam Thanh đồng biến mất, chỉ còn lại một mình Lão Tử. Thông Thiên Giáo chủ thất kinh nhìn sững, bị Lão Tử đập cho một gậy đổ hào quang, hoảng sợ, đằng vân bay mất.
Ðó là sự tích chép ra từ Truyện Phong Thần để hiểu về ý nghĩa của câu Kinh: "Ðạo cao nhứt khí, diệu hóa Tam Thanh.”
* Trích Quyển Giải Nghĩa Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo của Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng.
Câu 7 :  Đức hoán hư linh.
   -  8  :  Pháp siêu quần Thánh.
 
Giải nghĩa :
- Đức : Những việc làm hợp lòng người, thuận Đạo Trời. Hóan : Sáng sủa, rực rỡ. Hư linh : Cõi hư vô thiêng liêng mầu nhiệm. Đó là cõi không không tuyệt mù trên thượng từng không khí mà thường gọi là cõi thiêng liêng hằng sống.
Câu 7: Cõi thánh đức của ĐTTĐQ sáng rực nơi cõi hư linh.
- Pháp: Cái quyền pháp của Đạo.  Siêu: Vượt lên trên,  Quần: Nhiều người.  Thánh : Bực Thánh, chỉ chung Tiên Thánh.
Câu 8: Đạo pháp của Ngài vượt lên trên các bực Tiên Thánh.
 
Luận giảng :
Thánh đức của ĐTTĐQ sáng rực nơi cõi hư linh như thế nào ?
Sau khi sanh ra Đức Chí Tôn, ngôi của Thầy là Thái Cực, thì Khí Hư Vô biến thành Khí Tiên Thiên, rồi Khí Tiên Thiên hoá sanh ra ĐTTĐQ, lâ vị Tiên đứng đầu và có trước các Tiên trong Càn Khôn Vũ Trụ.
 
Từ Nhứt Kỳ Phổ Độ đến Nhị Kỳ PĐ, Ngài đã hiện xuống trần, làm giáo chủ Tiên Giáo, Thánh đức của Ngài chẳng những sáng rực ở cõi hư linh và kể cả cõi trần là quảng truyền đạo đức, giáo hóa và cứu độ chúng sanh. Công đức của Ngài từ đó đến nay nhiều vô lượng. Vì thế, chúng sanh đời đời ngưỡng nhờ ơn huệ của Ngài.
 
Vào Nhứt Kỳ Phổ độ, Đức Nhiên Đâng Cổ Phật, mở Đạo Phật độ được 6 ức nguyên nhơn, Đến NHị Kỷ PĐ, ĐTTĐQ mở Đạo Tiên, độ được 2 ức nguyên nhơn, còn lại 92 ức nguyên nhơn còn đang đọa trần.
Đến Tam Kỳ Phổ Độ, Đức TTĐQ lại tiếp tục giúp Đức Chí Tôn tận độ số nguyên nhơn còn lại trở về cựu vị.
 
Đạo pháp của Đức TTĐQ vượt lên trên các bực Tiên Thánh như thế nào ?
Vì là vị Tiên đầu tiên và đứng đầu các Tiên trong CKVT, nên đạo pháp của ĐTTĐQ cao siêu vô cùng, thiên biến vạn hóa vượt lên trên các bực Tiên Thánh và không ai có thể nghĩ lường được. Bài thi sau đây, Đức Lão Tử xác nhận điều đó :
“ Hồng Quân truyền phép Đạo đa thành,
Làm chủ Thần Tiên độ chúng sanh,
Biến thử ba hình, ai dễ biết,
Cho hay nguyên khí hóa Tam Thanh.”
 
Trong bài thi nầy, thì ĐTTĐQ cho biết Ngài đã học Đạo nơi Hồng Quân Lão Tổ, nên quyền phép vô biên, làm chủ cả Thần Tiên, giáo hóa và cứu độ chúng sanh. Bằng chứng là Ngài dùng một Nguyên Khi mình mà hóa thành Tam Thanh Đạo Nhơn, đánh thắng Thông Thiên Giáo chủ trận tru Tiên, trong  thời phong Thần, thời vua Trụ bên Tàu,
 
Chẳng những thế, Ngài đã nhiểu kiếp đầu thai xuống trần dụng Tam Thanh và quyền năng nhiệm mầu để giáo hóa, cứu đời và độ rổi chúng sanh
 
"Nhiều kiếp đã đầu thai biết mấy,
Xuống phàm trần khuyến dạy thương sanh.
Lão Quân ứng hóa Tam Thanh,
Khuyên răn nhơn vật lòng lành chớ xao”
                                    Kinh xưng tụng TTTĐ.
Hoặc :
Đạo Quân đức hóa háo sanh,
Rộng quyền máy nhiệm an linh cứu đời”
                                    Giới Tâm Kinh.
 
Tóm lại, Thánh Đức và đao pháp của Đức TTĐQ sáng chói vô cùng tận, vượt lên trên các bực Tiên Thánh. Từ vô thỉ cho đến nay, Ngài đã mở Đạo Tiên để giáo hóa và cứu độ nhơn sanh vô số kể. Ngài là một trong tam vị Giáo Chủ Nho-Thích-Đạo đã góp công cùng Đức Chí Tôn để tận độ 92 ức nguyên nhơn qui hồi cựu vị trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ này.
 
Câu 9 :  Nhị ngoạt thập ngũ,
              Phân tánh giáng sanh.
 
Câu 10 :  Nhứt thân ức vạn
                Diệu huyền thần biến.
 
Giải nghĩa :
Nhị ngọat : Tháng 9 âm lịch. Thập ngũ : mười lăm, rằm. Phân tánh : chia tánh ra hay chiết linh hóa thành một người khác.
Giáng sanh : Đi xuống cõi trần bằng cách đi đầu thai làm người.
Nghĩa câu 9: Rằm tháng hai, Đức TTĐQ chiết chơn linh giáng sanh xống cõi trần là Đức Lão Tổ.
 
Nhứt thân : Một thân, một người. Vạn: 10.000. Ức vạn : chỉ một số thật lớn. Diệu huyền: Khéo léo, sâu xa và kín đáo đến độ không ai thấy hiểu đặng. Thần biến: Thay đổi biến hóa vô cùng mầu nghiệm.
Nghĩa câu 10 : Một thân mà biến hóa hằng vạn người khác, thật vô cùng huyền diệu.
 
Luận giảng :
Sự giáng sanh của Đức TTĐT như thế nào ?
Như phần trước đã trình bày, ĐTTĐQ do Khí Tiên Thiên hóa thành, là vị Tiên đầu tiên và có trước nhứt, Ngài có pháp-thuật vô cùng huyền diệu cao siêu, đã nhiều kiếp hóa sanh xuống trần để tùy duyên cứu độ, xong, Ngài trở về cõi Thiên Thượng.
Nhưng đến đời vua Võ Định Vương (1324-1265 TTL), nhà Thương bên Tàu mới giáng sanh làm người là Đức Lão Tử, Ngài cho biết :
“LÝ đào mầm tược Long Vân,
LÃO luyện đơn thành nhị xác thân,
TỬ phủ ngồi tu lo nấu thuốc,
Giáng sanh Thương, đời VÕ Định Quân.’’ (Đai Thừa Chơn Giáo.).
 
Và theo đàn cơ, ngày 14-2 Giáp Dần (7-3-74 DL), của Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, Đức TTĐT, xác nhận rõ ngày tháng sanh cùa Ngài như sau:
 
“Này chư môn đồ/ Nhị ngoạt thập ngũ, phân tánh giáng sanh, đó mới là một kiếp mà thôi.:
 
Đức Thái Thượng Đạo Quân biến hóa như thế nào ?
ĐTTĐQ có pháp thuật rất cao siêu huyền diệu vô cùng, một pháp-thân Ngài ở một chỗ mà có thể biến hoá thành muôn ức người khác, hiển ứng khắp mọi nơi. Dù ở nơi rừng sâu núi thẩm hay hang động nào, nếu có các môn đệ cầu khẩn, Ngài đều hiện đến cứu giúp hay ấn chứng cho.
 
Theo sách Tam Hoàng, ĐTTĐQ hiện xuống cõi trần nhiều kiếp để cứu độ nhơn sanh, như đã dẫn chứng ở phần Sơ Lược Tiểu Sử,
Nhưng theo Sách “Thục Văn Hiển Thông Khảo” Ông Các Thủy Xương có nói rằng:
“ Đức LT không có đời nào là không hiện xuống cõi trần bằng nhiều hình dáng khác nhau, tên họ khác nhau :
 
- Đời vua Huynh Đế, hiệu là Quảng Thành Tử,
- Đời vua Văn Vương hiệu rằng Nhất Ấp Tử làm quan Thú Tân Sử.
- Đời vua Võ Văn Vương, hiệu là Dực Thành Tử, làm quan Trụ Hạ Sử.
- Đời vua Khương Vương, hiệu là Quảng Thúc Tử.
- Đầu Nhà Hán hiệu là Huỳnh Thạch Công.
- Đời vua Hán Vũ Đế, hiệu rằng Hà Thượng Công.
- Đời nhà Đường, Đức Thái Thượng truyền Kinh tại núi Dương Giác.
Đường Cao Tông họ Lý nhận Ngài là Ông Tổ dòng họ Lý, nên phong tặng Ngài là  Huyền Ngươn Hoàng Đế,
- Đời nhà Tống, vua Tống Nhân Tông tặng hiệu Ngài là Thái Thượng Lão Quân Hổn Ngươn chí đức Hoàng Đế.”
 
Tóm lại, Đức TTĐQ giáng sanh xuống trần làm người là Lão Tử, nhằm ngày Rằm tháng hai, vào đời vua Võ Định Vương, TTL, nhà Thương bên Tàu.
Một pháp thân Ngài biến ra hằng muôn ức người khác. Phép biến hóa của Ngài thật vô cùng huyền diệu vậy….. (còn tiếp)
* Nam Le
(5-2022)
Home.   *Mc Lc:  [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8]

[9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17].