11 . "Dân biết Đạo là Hồn của nước
Nước có Hồn, Dân mới khôn ngoan".
Ý nghĩa lời thi
trí tuệ phát huy khả năng sâu màu hiển thị, nhấn mạnh giáo lý, và triết lý của Đạo Cao Đài. Mang
ý nghĩa sâu sắc, có những liên quan giữa Đạo-đời, và Trung Tướng Nguyễn Thành
Phương là người bảo vệ một phần dân tộc Việt Nam. Mối quan hệ của sự mưu cầu phát
huy nền tảng dân tộc, cần sáng suốt xây dựng phát triển linh hồn, giữa đất nước
Đạo đời tương đắc.
- Giáo lý Đạo Cao Đài: đã loan truyền Đạo là con đường dẫn con người đến
với sự giác ngộ, chỉ chú của Đức Chí Tôn (Thượng Đế), phát huy nền tảng hòa hợp
đạo đức, luân lý, và lối sống đúng đắn bởi công bình. Khi "Dân biết Đạo",
tức là dân chúng nhận thức rõ ràng và chỉ chú thực hành đạo đức, sống trong
tinh thần yêu thương, công bình, hòa ái.
- Triết lý học: "Hồn của nước" ám chỉ bản chất tinh
thần và đạo đức cốt lõi của một quốc gia. Dân chúng biết Đạo thì quốc gia mới
vững mạnh, bởi quốc gia được xây dựng từ những con người có tâm thức cao, biết
phụng sự điều thiện, và sống hòa hợp với quy luật thiên nhiên.
- Giáo lý Đạo Cao Đài: Một quốc gia có "Hồn" khi quốc gia đó
được lãnh đạo bởi tinh thần công chính, đề cao đạo đức, tâm linh. Hồn nước
chính là biểu hiện của sự sống động, sự gắn bó giữa con người và trời đất, được
duy trì qua những giá trị văn hóa, đạo lý. Khi nước có Hồn, thì chính sách,
luật pháp, quản trị đều hướng đến sự hài hòa, tự do phát triển xã hội đa nguyên.
- Triết lý học: Nhấn mạng Nhân văn, khi quốc gia có sự khai sáng
về mặt tinh thần, và tâm linh, dân chúng sẽ tự nhiên trở nên khôn ngoan hơn. Sự
khôn ngoan này không chỉ ở kiến thức hay kỹ năng, mà còn ở sự hiểu biết sâu sắc
về nhân quả, công bình và lòng nhân ái bao la. Dân khôn ngoan thì nước càng
thịnh trị.
Thi phẩm của Bát Nương, nhấn mạnh mối liên hệ không
thể tách rời giữa con người (Dân), quốc gia (Nước), và tinh thần đạo lý (Đạo).
Chỉ khi đạo lý được thực hành, tâm linh được khai sáng, thì quốc gia mới phát
triển bền vững, và con người sống trong sự an vui, trí huệ an lạc.
Cách diễn đạt câu thi này, đã phản ánh một phần triết
lý "Tam Giáo Quy Nguyên" của Đạo Cao Đài. Mọi đồng sinh, và mọi xã
hội đều phải quay về cội nguồn của Đạo để tìm thấy sự hòa hợp, và tâm linh thực
sự tiến bộ.
Tác phẩm hội họa của Huỳnh
Tâm, tượng trưng cho sự diễn đạt sâu sắc, ý nghĩa hai câu thi của Bát Nương.
Thể hiện sự hòa hợp
đồng sinh giữa Đạo đời, dân tộc, và đất nước. Vầng hào quang thiêng
liêng, kết nối trời đất và nhân loại đồng cộng sinh phát huy trí huệ lòng nhân ái,
và tình thương yêu vô biên.
* Hiền Tài Huỳnh Tâm diễn giải.
Home.Mục Lục: [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ] [ 11 ] [ 12 ] [ 13 ] [ 14 ]