Câu 12 : Nhi nhứt trụ xang Thiên.
Câu 13 : Hóa kiếm thành xích
C2u 14 : Nhi tam phân thác Địa.
Giải nghĩa :
Thánh giáo Đức Chí Tôn có dạy:
"Các vật thực vào tỳ vị, lại biến ra khí, khí mới biến ra huyết. Chẳng cần nói,
các con cũng biết cái chơn linh khí huyết là thế nào? Nó có thể huờn ra nhơn hình,
mới có sanh sanh tử tử của kiếp nhơn loại. "
Cao sang chẳng mượn của thường tình,
Bao phủ mình con chút khí linh.
(Thánh Thi Hiệp Tuyển).
Ngó vạn vật cũng kỳ lẽ chết,
Nghe non sông như hết khí sinh.
(Nữ Trung Tùng Phận).
- Nói về:
Khí Sanh quang là một loại khí phát ra từ Thái Cực. Các Chơn thần hấp
thu các khí này mà hằng sống nơi cõi thiêng liêng. Vạn vật nhờ Khí Sanh quang
mà có sự sống và tiến hoá.
Khí Sanh quang còn được gọi là Hỗn nguơn khí, hay
Thoại khí. Chữ Khí ở phía sau ngai Đức Hộ Pháp ấy là chỉ Khí Sanh quang.
Sống nhờ khí Sanh Quang trưởng dưỡng,
Thác về Tiên vui hưởng đủ điều.
(Thiêng Liêng Hằng Sống).
- Hỗn nguơn (nguyên): Đồng nghĩa với chữ Hỗn độn là
chỉ thời kỳ khởi đầu của Càn Khôn Vũ Trụ, khi Trời đất chưa phân định. Khí: Chất
khí, hơi.
Hỗn nguơn (nguyên) khí 混 元 氣,
còn gọi là Nguyên khí, hay Hư vô chi khí là một chất khí có trước khi Càn khôn
Vũ trụ được thành hình.
Khi Trời đất chưa phân định thì khắp cả vòm trời
chỉ có một khối khí duy nhất, gọi là Tiên thiên Hư vô khí. Khí Hư vô này là một
khối Nguyên khí mới luân chuyển biến hoá thành Thái Cực, là ngôi của Đức Chí
Tôn, Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Hỗn Nguơn khí vận hành pháp tướng,
Chiếu lung linh vạn trượng hào quang.
(Thiêng Liêng Hằng Sống).
- Thoại khí : Hay "Thụy khí".Thoại (thụy): Điềm tốt, lành. Khí: Chất khí.
Thoại khí, như chữ "Thụy khí 瑞 氣", là chất khí tốt lành.
Theo triết lý đạo Cao Đài, thoại khí là Hỗn Nguơn
khí hay khí Sanh Quang là một loại khí nuôi sống toàn thể vạn linh trong Càn
Khôn Vũ Trụ.
Vùng thoại khí bát hồn vận chuyển,
Tạo Hoá Thiên sanh biến vô cùng.
(Kinh Tận Độ).
Một toà Thánh vức Lương sanh hội,
Chín phẩm Thần Tiên thoại khí nhuần.
(Quang Cảnh Toà Thánh).
Tóm lại, Khí sanh quang, Hổn Ngươn khí, Thoại khí
là danh gọi khác nhau của KHÍ HƯ VÔ CHI KHÍ.
Thành: Làm nên. Hồng: Cái vòng, cái móng trời. Nhi:
mà. Nhứt trụ: Một cây cột. Xang: hay
xanh, chóng đở, chóng vững. Thiên: Trời.
C 11+12: Thổi ra một chất khí biến thành cái móng
làm như một cây cột chóng vững bầu Trời.
Câu nầy ngụ ý nói quyền phép của ĐNĐCP rất mầu nhiệm
và cao siêu.
13+14/- Hóa: Biến thành. Kiếm: cây gươm, cây kiếm. Thành: Làm nên. Xích: Cây thước.
Nhi: mà. Tam phân: ba phân của cây
thước. Thác: nâng, dùng hai tay nâng lên một vật gì. thác Địa: nâng đở giềng Đất.
Câu 13=14: Biến cây kiếm thành cây thước, ba phân
đủ đở vững giềng Đất.
C 11-14: Hai câu kinh nầy ngụ ý nói cái oai quyền
thiêng liêng mầu nhiệm, cao siêu, vô biên, vô tận của ĐNĐCP để chóng vững Trời
Đất trong CKVT.
Luận giảng:
Như chúng ta được hiểu, Khí Hư Vô sanh ra Đức Chí
Tôn, là ngôi Thái Cực Thánh Hoàng, Đức Chí Tôn m ̣i biến Thái Cực thành nhị khí
Âm Dương. Lúc nầy, còn là thời kỳ hổn độn, Đức Chí Tôn mới phân ánh sáng ra
thành hai phần, phần sáng ở bên trên là Ngày, phần tối bên dưới là Đêm. Vậy có
buổi chiều và buổi mai. Đó là ngày thứ Nhứt trong cuộc sáng thế của Đức Chí
Tôn.
Qua ngày thứ Hai, Đức Chí Tôn mới dùng khoảng trống
không, tức là Trời phân cách với Nước. Ngày thứ Ba, Đức Chí Tôn lập nên Đất và
cây cỏ ( theo Thánh Kinh Toàn thư, Phần Sáng Thế).
Như vậy, ĐNĐCP, vị tôn sư thời Hổn Độn, đã thổi khí
hóa thành móng chóng vững Trời và hóa kiếm thành thước chóng vỡng Đất có thể vào
ngày thứ Nhì và Ba nêu trên. Đó là quyền phép của ĐNĐCP giúp cho Trời Đất đứng
vững trong CKVT.
Chúng ta có thể hiểu ngược lại, Trời nhờ một Khí
mà đứng vững. Chữ Khí ở đây có thể là Khí Hư Vô, là Đạo sanh hóa, nuôi dưỡng ,
bảo tồn vạn vật.
Theo Đức Lão Tử thì:
"Đạo sanh Nhứt, Nhứt sanh Nhị, Nhị sanh Tam, Tam sanh vạn vật. Vạn vật phụ Âm
nhi bảo Dương, xung khí dĩ nhi hóa"
Nghĩa là: Đạo sanh một, một sanh hai, hai sanh ba,
ba sanh sanh vạn vật, trong vật không có vật nào không cổng Âm bồng Dương, nhân
chỗ xung nhau mà hòa nhau.
Nhất đây chỉ vào thể duy nhất của Đạo, nhị chỉ vào
Âm Dương, là hai nguyên lý mâu thuẩn, đồng
có trong một vật và vì tthế mới có nói: "Vạn vật phụ âm cổng dương", Giữa sự xô xác, xung đột của ba nguyên lý ấy, có
một cái gì nắm giềng mối và làm cho nó dung hòa nhau: Đó là nguyên lý thứ Ba, là
cái dụng của Đạo vậy. Nó là chỗ Đức Lão Tử bão: "Xung nhi dĩ hòa", tức là cái nguyên lý làm cho cái khí xung đột của hai nguyên ly kia điều
hòa với nhau. Đến được cái số Ba đó, là vạn vật thành hình, nên mới gọi là " Tam sanh vạn vật".
Như vậy, có phải Tam sanh vạn vật là cái oai quyền
của ĐNĐCP biến hóa ra để chống vững Trời Đất mà hai câu Kinh trên đã ngụ ý nói
lên chăng ?
Theo quyển Giải Nghĩa Kinh TĐ và TĐ của HT Nguyễn
Văn Hồng hai câu kinh trên có ý nói về phép Luyện Đạo, nghĩa là luyện cho Hậu
Thiên Khí thành Tiên Thiên Khí, tức luyện cho hữu hình trở về vô hình, tức là
Hườn Hư là đắc Đạo. Đó là phép "Điền Ly, chiết Khảm" của Tiên Gia đó vậy.
Tóm lại, hai câu Kinh trên cho chúng ta hiểu được
về quyền năng thiêng liêng nhiệm mầu, vô biên vô tận của ĐNĐCP đã giúp cho Trời
Đất đứng vững trong C.KVT.
* Hiền Tài/ Lê Văn Năm - Luận giải.
Home.Mục Lục: [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ] [ 11 ] [ 12 ] [ 13 ] [ 14 ]