PHÂN CHIA TRÀ và TÊN TRÀ.
- Thật là vô cùng khó khăn khi chúng ta phải phân chia các loại Trà. Vì từ
xưa cho đến nay đã có hàng trăm, hàng ngàn loại Trà khác nhau. Có nhiều khi
cũng từ một cây Trà được hái ra nhưng đã được chế biến thành các loại Trà khác
nhau. Cũng nhiều khi cũng cùng một địa phương, cũng cùng một vườn Trà được hái
về mà người ta lại chế biến thành các loại trà khác nhau.
- Do đó, để giản dị hóa, để có một khái niệm chính xác một cách tương đối về
các loại Trà, người ta đã chia Trà một cách TỔNG QUÁT theo 4 khía cạnh
sau :
* Phân chia Trà theo cách CHẾ TẠO.
* Phân chia Trà theo HÌNH THỨC.
* Phân chia Trà theo CÁC HẠNG.
* Phân chia Trà theo THỜI ĐIỂM HÁI TRÀ.
A. PHÂN CHIA TRÀ THEO CÁCH CHẾ TẠO :
- Đây là cách phân chia tương đối chính xác nhất được nhiều người công nhận
nhất trong việc phân loại Trà. Nếu phân loại theo khía cạnh nầy thì chúng ta có
3 loại Trà như sau :
1. HỒNG TRÀ (hay còn gọi là TRÀ ĐEN) : Loại Trà nầy khi pha thường
cho nước màu đỏ nâu đậm và loại Trà nầy thường được người Tây Phương ưa dùng. Hồng
Trà là loại Trà chế biến tương đối phức tạp hơn cả vì được sản xuất qua 3 giai
đoạn : hong trà, ủ trà và xấy khô.
a). Giai Đoạn Hong Trà hay còn gọi là Ải Trà : Trà sống hay trà tươi
khi vừa được hái về sẽ được đem hong, hoặc hong ở ngoài nắng hoặc hong ở trong
nhà, từ 10 giờ đồng hồ cho đến một ngày (24 giờ). Trà được trải đều ra bằng tay
hoặc bằng các que gỗ tre nhỏ trên các nia, sàn hoặc trên các chiếc chiếu, phảng.
Dù là hong ở trong nhà hay hong ở ngoài sân thì cũng phải tìm những nơi thoáng
khí. Nếu gặp phải thời tiết ẩm và lạnh thì phải dùng quạt để thổi hơi ấm vào
cho Trà mau héo. Tóm lại, mục đích chính của giai đoạn hong trà là làm "
cho Trà được tái đi, làm cho Trà mất nước và mềm hơn ". Và sau khi qua
giai đoạn nầy, Trà đã mất đi phân nửa trọng lượng so với trọng lượng cũ.
b). Giai Đoạn Ủ Trà : Bây giờ Trà đã tái và mềm đi, người ta đưa ngay
Trà vào máy quay đều và mạnh để làm cho Trà bật các chất nhựa. Chất nhựa nầy
chính là chất nước chứa đựng những " hóa dược " của Trà mà người ta
thường gọi là DƯỢC TRÀ; Từ lúc các dược trà được bốc ra thì Trà biến màu đi từ
tái xanh trở thành xám đậm và có mùi hơi chua chua. Sau đó, người ta lại trải đều
Trà ra lại trên các nia, sàn, chiếu, phảng và để vào các phòng rộng trong nhà ở
những nơi ấm và mát. Mục đích chính của giai đoạn ủ trà là làm cho " dược
trà được hòa hợp với không khí " mà ta có thể gọi là " giai đoạn oxýt
hóa lên men dược trà ". Giai đoạn ủ trà là giai đoạn rất quan trọng, vì
các dược trà ủ càng lâu thì màu nước Trà càng đậm hơn khi dược trà được pha ra.
c). Giai Đoạn Xấy Khô : Đây là giai đoạn cuối cùng. Trà được xấy khô
trên lửa hoặc được đặt trong các máy có hơi nóng và khô thổi qua thổi lại nhiều
lần. Mục đích của giai đoạn nầy là làm " cô động lại tất cả các dược chất
" của Trà để có dược chất chính và TRÀ CHẤT đến lúc nầy chỉ còn cô động lại
khoảng ba phần trăm và trà chất nầy sẽ nhả ra khi pha trà vì lúc đó có CHẤT NƯỚC
thấm vào.
2. TRÀ XANH hay còn gọi là LỤC TRÀ hay THANH TRÀ :
- Loại Trà nầy khi pha thường cho nước màu xanh nhạt và hương vị ngọt tự
nhiên. Đây là loại Trà mà người Á Đông thường ưa dùng và Trà Xanh cũng là loại
Trà ngon nhất mà ngày xưa các tay cao thủ về nghệ thuật thưởng trà đều dùng loại
Trà nầy. Và một điểm đặc biệt là Trà Xanh là loại Trà ngon nhất nhưng lại chế
biến đơn giản nhất.
- Cách chế biến Trà Xanh nhanh hơn loại Hồng Trà. Trà hái vào buổi sáng thì
buổi chiều cùng ngày đã được chế biến xong và có thể dùng được. Khi Trà được
hái về, người ta liền cho ngay vào sàn hoặc nia để xấy mềm trên bếp hoặc nếu có
phương tiện hơn thì cho vào các máy để xấy.
- Trà Xanh thì được giữ các DƯỢC TRÀ vì giai đoạn xấy trên đã làm cho khô
ngay tất cả các dược trà, không để cho các dược trà ứa ra rồi bị oxýt hóa lên
men như các loại Hồng Trà ở các giai đoạn hong trà và ủ trà. Trà Xanh sau khi xấy
khô và mềm, Trà cũng được đánh đều lên và cào rách thân, lá để cho Trà mềm hơn
và dai hơn nhưng Trà vẫn giữ nguyên búp trà với lá non. Thân trà, lá trà bị cào
rách có mục đích là khi pha Trà, nước sẽ thấm ngay vào tận từng sớ trà. Và sau
cùng Trà được đưa đi xấy khô thêm một lần nữa trên lửa hoặc dùng hơi thật nóng
để Trà được khô hoàn toàn là xong.
3. TRÀ PHỔ THÔNG hay còn gọi là TRÀ Ô-LONG : Đây là một loại Trà Phổ
Thông không có tên riêng, là loại Trà trung gian vừa như Hồng Trà vừa giống Lục
Trà ... cho nên, vì vậy người ta thường dùng chữ Ô-Long để chỉ chung cho các loại
Trà phổ thông nầy. Loại Trà nầy khi pha sẽ cho nước màu đỏ nâu nhạt hay có loại
hơi ngã vàng, mùi thơm và vị chát rất đặc biệt.
- Trà tươi khi vừa được hái về sẽ được trải đếu trên các nia, sàn, chiếu,
phảng để hong cho héo đi. Trà có thể được hong trong nhà hay ngoài sân. Nếu cẩn
thận hơn, người ta có thể hong bằng hai cách để cho đủ âm dương. Trong lúc hong
Trà, thỉnh thoảng phải đão và trộn để cho Trà được héo đều. Sau đó thì đưa Trà
qua giai đoạn ủ trà để oxýt hóa lên men dược trà. Tuy nhiên không ủ lâu hoàn
toàn như Hồng Trà nên người ta gọi Trà Ô-Long là loại Trà oxýt hóa lên men một
phần.
- Kế đến, làm cho Trà dập, cào trầy thân lá sơ sài rồi đem đi xấy, nhưng
không xấy khô hoàn toàn để thành Trà. Sau đó lại được mang ra cho vào máy quay
đều rồi xấy trở lại cho khô hơn chút nữa rồi cắt cho đều ra và đưa xấy khô trên
lửa lần cuối cùng.
B. PHÂN CHIA TRÀ THEO HÌNH THỨC : Sự phân chia nầy mang tính chất Lịch
Sử nhiều hơn vì tùy theo thời kỳ, tùy theo dân tộc, tùy theo địa phương mà người
ta chế ra các loại Trà theo các hình thức khác nhau để cho tiện việc chuyên chở,
vận chuyển cũng như tiêu dùng. Nếu phân chia theo khía cạnh nầy thì chúng ta
cũng nên tìm hiểu sơ về lịch sử của Cây Trà qua các thời đại. Chúng ta tạm thời
có được những loại Trà như sau :
1). TRÀ LÁ hay còn gọi là TRÀ RỜI :
- Loại trà nầy tức là cả thân, lá trà nguyên thủy sau khi được chế biến
xong thì được bỏ từng nhúm (nhiều hay ít tùy theo sở thích của từng người) vào
nước đã được đun sôi rồi dùng. Thực sự mà nói, từ khi có cây trà đầu tiên cho đến
đời nhà Đường (1) ở Trung Hoa thì người ta chỉ uống Trà Rời và cũng không có sử
sách nào nói một cách chính xác đến Trà, mà Trà chỉ được nhắc đến một cách rất
sơ lược và lúc bấy giờ thì dân tộc Trung Hoa và các dân tộc miền Bắc, láng giềng
của Trung Hoa đã biết đến Trà.
- Sau nầy nhờ tác phẩm TRÀ KINH (của Lục Vũ) mà chúng ta mới biết
rằng : " Bắt đầu từ triều đại nhà Đường, trà mới là thức uống phổ thông
trong dân chúng ". Và từ trước cũng như đến lúc bấy giờ, Trà chỉ có dạng
Trà Lá hay Trà Rời. Và cũng trong thời kỳ nhà Đường (những năm đầu) khi pha
trà, người ta còn bỏ thêm vào trà những thứ khác như hành, muối, võ cam, võ
quít và một vài loại lá cây khác. Còn các giống dân Mông Cổ, Tây Tạng thì lại bỏ
thêm bơ, sửa vào Trà.
2). TRÀ BÁNH hay còn gọi là TRÀ GẠCH :
- Từ trước cho đến những năm đầu của đời nhà Đường thì trong dân gian người
ta chỉ dùng loại Trà Lá. Nhưng sau đó thì người ta chế ra một loại trà khác gọi
là Trà Bánh. Và từ khi có Trà Bánh thì người ta có vẻ ưa chuộng loại trà nầy
hơn. Có thể nói trong đời nhà Đường, người ta rất ưa chuộng loại Trà Bánh. Trà Bánh
là loại trà sau khi đã phơi khô, xấy khô thì được nghiền nhỏ ra, cho vào các
khuôn đóng thành bánh và có khi làm thêm những lỗ để có thể xâu được.
- Các giống dân như Mông Cổ, Tây Tạng thì chỉ dùng Trà Bánh vì dễ vận chuyển,
thích hợp với đời sống du mục, nông trang của họ. Còn các giống dân miền Bắc và
Tây Bắc của Trung Hoa thì hay dùng Trà Bánh để làm " các vật trao đổi
" để lấy các thứ lương thực khác và nông phẩm khác.
- Khi dùng loại Trà Bánh, người ta cắt thành những phiến mỏng, đánh tơi ra
bỏ vào chén rồi châm nước sôi vào. Nhưng vào đời nhà Tống (960 - 1280), người
ta lại dùng trở lại Trà Lá hay Trà Rời là loại trà trước đây mà người ta thường
dùng nhưng sau đó bị lãng quên dưới thời nhà Đường vì sự xuất hiện của loại Trà
Bánh. Thế nhưng, loại Trà Lá được dùng trong thời kỳ nhà Tống thì là loại trà
nguyên chất chứ không có bỏ thêm hành, muối hay các loại lá cây khác như trước
đây.
- Và tiếp theo thời đại nhà Tống là thời đại nhà Minh (1386 - 1644) thì loại
Trà Rời được tiếp tục tiêu dùng và được ưa thích. Hầu như trong thời đại nầy, rất
ít người dùng đến loại Trà Bánh nữa. Và đặc biệt trong thời đại nhà Minh, Trà
là nguồn lợi xuất cảng quan trọng cho quốc gia cho nên dân chúng mọi nơi được
khuyến khích trồng trà. Bấy giờ, việc uống trà trở thành một tập tục, tập quán
của mọi người và trở thành một trong " thất dụng " của xã hội Trung
Hoa đã được triều đình nhà Minh chỉ định : dầu, muối, củi, gạo, tương, dấm và
trà.
3). TRÀ BỘT hay còn gọi là TRÀ MẠT : Trong thời kỳ nhà Tống, ngoài loại
Trà Lá, tại các thiền viện, người ta còn chế ra một loại trà nữa, đó là Trà Bột.
Và sau nầy các nhà sư Nhật Bản sang Trung Hoa học về Thiền, khi trở về nước, họ
đã mang loại trà nầy về Nhật và được phổ biến rộng rãi tại Nhật Bản theo phương
thức TRÀ ĐẠO. Trà Bột là một loại trà sau khi được xấy khô qua các giai đoạn để
trở thành Trà rồi người ta dùng máy xay từ lá lẫn thân để trà tan ra thành một
loại trà nát như bột.
4). TRÀ NÁT : Thật ra đây cũng chỉ là một loại Trà Lá được cắt nát nhỏ
ra cho nó có hình thức mỏng manh hơn để dễ dàng cho vào các gói hoặc hộp. Ngày
nay, phần lớn các loại trà được chế theo hình thức nầy như trà Tích Lan, Ấn Độ,
Đài Loan ...
C. PHÂN CHIA TRÀ THEO CÁC HẠNG TRÀ : Việc phân chia Trà theo các hạng
trà thì mang tính chất " phân biệt các loại Trà ngon, kém ngon khác nhau
" và như thế thì Trà được đánh giá ở phẩm chất. Nếu căn cứ theo tiêu chuẩn
nầy thì chúng ta có những hạng trà như sau :
1). Trà Thượng Hạng : Thượng Hạng là loại trà " một lá " nghĩa là
chỉ gồm một lá nhỏ với búp non.
2). Trà Hạng Nhất : Đây là loại trà " hai lá " nghĩa là gồm búp
non và có hai lá gần đó.
3). Trà Hạng Nhì : Đây là loại trà " hạ phẩm " gồm có 3 lá.
D. PHÂN CHIA TRÀ THEO THỜI ĐIỂM HÁI TRÀ :
- Phân chia trà theo thời điểm hái trà cũng mang tính chất phẩm định, chất
ngon hay kém ngon hơn của Trà. Sự phân định phẩm chất nầy cho Trà cũng rất quan
trọng như việc phân hạng thời điểm các loại trái cây, rau đậu, hoa quả ... Trà
cũng như các loại cây trái trên, nếu được hái vào đầu mùa thì sẽ có phẩm chất
khác hơn hái vào giữa hay cuối mùa.
- Vấn đề được đề cập ở thời điểm hái trà không phải bàn đến nhu cầu số lượng
theo " cung cầu của thị trường " như đầu mùa thì hiếm nên giá đắt hơn
ở giữa hoặc cuối mùa mà vấn đề chủ yếu là chúng ta muốn nói là " giá trị
phẩm chất khác nhau qua các thời điểm mà Trà được hái ".
- Vào mùa Xuân, cây cối thường đăm ngọn nẩy lộc, do đó, những đọt mầm đầu
tiên chứa đựng tất cả các chất tinh túy thời gian tháng ngày của Trà : Vì vậy,
Trà được hái trong lúc nầy phải là loại Trà Ngon, Trà Thượng Đẳng. Cho nên,
chúng ta có hạng trà đầu mùa gọi là " Xuân Trà " hay còn được gọi bằng
một tên khác là " Minh Tiền ".
- Căn cứ theo Nông Lịch (2), Minh Tiền là loại trà được hái đầu tiên trong
mùa Xuân trước Tiết Thanh Minh (khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 3). Nếu như
chúng ta không hái kịp trà vào Tiết Thanh Minh hoặc sau đó vài ngày thì Trà được
hái vẫn còn là Xuân Trà nhưng được gọi bằng một tên khác là " Tiền Vũ
". Trà Tiền Vũ là trà được hái vào Tiết Cốc Vũ và lúc nầy thì Trà đã phơi
phới đọt non, vì trong tiết nầy của mùa Xuân, trời đã bắt đầu mưa. Và khi có
mưa xuống, cây Trà sẽ tăng trưởng đâm chồi mau hơn, lúc đó số lượng của Trà nhiều
hơn, nhưng phẩm chất lại kém đi.
- Còn những loại Trà không có tên là Xuân Vũ thì có tên là trà Vũ Hậu và dĩ
nhiên phẩm chất ngon không bằng Xuân Trà. Và chúng ta khi bàn về phẩm chất
ngon, kém của Trà thì Trà " lại hoàn toàn khác với Rượu. Rượu càng để lâu
càng Ngon, nhưng Trà thì phải dùng càng Sớm càng Tốt " (nhất là các thứ
Trà Xanh). Như trà đầu Xuân thì nên uống vào mùa Xuân.
- Theo sách Học Lâm Tân Biên thi có ghi rằng : " Trà quý và ngon nhất
là Trà được hái vào Tiết Kinh Trập, thứ đến là loại Trà được hái vào trước ngày
Tết Hàn Thực (3), và kế nữa là Trà hái vào trước Tiết Cốc Vũ ".
TRÀ TRUNG HOA :
- Người Trung Hoa biết đến Trà sau người Việt Nam, nhưng họ đã đưa Trà đến
một địa vị tột đỉnh của nghệ thuật, của nhân sinh quan đời sống. Cũng từ ngàn
xưa, họ đã có những Trà Nhân, Trà Sư cũng như có những loại Trà Ngon, Trà Quý
đã được truyền tụng trong dân gian cùng với những Thi Phẩm, Văn Phẩm nổi tiếng
về Trà.
- Khi bàn đến Trà của Trung Hoa thì chúng ta biết được một số các DANH TRÀ
sau đây :
1). TÙNG LA TRÀ : Tùng La là tên của một ngọn núi nằm về phía Tây của
tỉnh An Huy và nơi đây đã sản xuất ra một loại trà rất ngon và người ta lấy tên
của ngọn núi đặt cho tên cho loại trà đã được sản xuất ra.
2). LỤC AN TRÀ : Lục An trà là một loại trà được sản xuất ở một huyện
tên là Lục An thuộc tỉnh An Huy. Ở Lục An có rất nhiều loại trà khá nổi tiếng
và đặc biệt loại trà được hầu hết mọi người biết tiếng, đó là " Lục An Hồng
Trà ".
3). KỲ MÔN TRÀ : Kỳ Môn là tên của một huyện thuộc tỉnh An Huy và nơi
đây cũng là nơi đã sản xuất ra rất nhiều loại trà ngon và quý, trong đó có
" Kỳ Môn Hồng Trà ".
4). VẠN NIÊN THANH TRÀ : Đây là loại trà được sản xuất ở tỉnh Vân Nam
và đặc biệt Trà nầy có thể được " hái quanh năm " cho nên mới có tên
như trên và đây cũng là một loại trà ngon và quý.
5). MẪU ĐƠN VƯƠNG TRÀ : Loại trà nầy là loại trà đặc biệt nhất của tỉnh
Vân Nam. Cây trà thật thấp, lá cành thật rườm rà mà lại có rất nhiều hoa tự
nhiên và giống như hoa Mẫu Đơn cho nên người ta mới gọi là Mẫu Đơn Trà.
6). DẠ DẠ XUÂN TRÀ : Đây cũng là loại trà nổi tiếng của tỉnh Vân Nam
vì cây trà cũng thật thấp và được chế tạo đặc biệt có khả năng làm " tiêu
thực và giảm say rượu ". Loại trà nầy thường được chế tạo rất hạn chế về số
lượng cho nên giá bán rất cao và đắt.
7). NGŨ HOA TRÀ : Ngũ Hoa là tên của một ngọn núi ở ngoại thành huyện
Côn Minh tỉnh Vân Nam và vùng nầy có sản xuất ra những loại trà nổi tiếng. Đặc
biệt trà Ngũ Hoa khi uống vào thì " hương thơm thật ngọt dịu làm cho người
uống trà cảm thấy tinh tấn lạ thường ". Do đó, người ta lấy tên núi mà đặt
cho tên của Trà.
8). DƯƠNG PHI TRÀ : Loại trà nầy cũng sản xuất ở tỉnh Vân Nam. Cây trà
cao và khi pha trà thì sẽ được nước màu đỏ như màu võ của trái vải. Và cũng vì
có màu đỏ như màu võ của trái vải mà người ta đã được biết theo truyền thuyết
như sau : " Ngày xưa, Dương Quý Phi thích ăn trái vải của tỉnh Vân Nam và
An Lộc Sơn đã từng ra lệnh cho người, ngựa thay phiên nhau chạy ngày, đêm từ
Vân Nam mang trái vải về Trường An cho Dương Quý Phi thưởng thức ". Và do
đó, người đời đặt tên cho loại trà có màu nước như võ trái vải nầy tên là Dương
Phi Trà.
9). KIẾN AN TRÀ : Kiến An là tên của một thị trấn thuộc tỉnh Phúc Kiến.
Từ thời nhà Tống, vùng Kiến An có nhiệm vụ sản xuất Trà để tiến cống cho triều
đình cho nên Trà Kiến An là một loại Trà khá nổi tiếng và được chọn là nơi sản
xuất trà cho triều đình.
10). VŨ DI TRÀ : Vũ Di là tên của một ngọn núi ở phía Tây của huyện
Sùng An thuộc tỉnh Phúc Kiến. Sở dĩ có tên Vũ Di vì theo truyền thuyết, ngày
xưa trên ngọn núi nầy có một vị chân tu tên là Vũ Di lập chùa tu hành ở đây nên
người ta lấy tên ông đặt cho ngọn núi nầy. Vùng núi Vũ Di sản xuất ra trà và có
tên trà Vũ Di. Thực ra, gọi là trà Vũ Di để chỉ chung những loại trà đã sản xuất
ra ở vùng nầy ... và trà Vũ Di có nhiều loại khác nhau với những tên như Mao Hải,
Thiết La Hán, Thủy Tiên ...
11). THANH THÀNH TRÀ : Thanh Thành là tên của một dãy núi thuộc tỉnh Tứ
Xuyên và là nơi sản xuất ra một loại trà khá ngon và nổi tiếng và do đó người
ta lấy tên dãy núi đặt cho trên của trà.
12). MÔNG ĐĨNH TRÀ : Mông Đĩnh là tên của một dãy núi nằm về phía Tây
của huyện Danh Sơn thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Vùng nầy có sản xuất ra một loại trà nổi
tiếng và người ta lấy tên dãy núi đặt cho tên trà. Trà Mông Đĩnh nổi tiếng ở Tứ
Xuyên và nổi tiếng cả Trung Hoa.
13). LONG TỈNH TRÀ : Long Tỉnh trà là tên chung chỉ các loại trà được
sản xuất ở vùng núi phía Nam của Hàng Châu thuộc tỉnh Triết Giang. " Long
Tỉnh có nghĩa là Giếng Rồng ".
14). NHẬT THỌ TRÀ : Tại một vùng núi cao thuộc huyện Triều Hưng tỉnh
Triết Giang có sản xuất một loại trà ngon và nổi tiếng tên là Nhật Thọ trà. Loại
trà nầy có màu vàng, lá to và vị ngọt.
15). VŨ HUYỆT TRÀ : Vũ Huyệt là tên của một vùng núi thuộc huyện Hội
Khê tỉnh Triết Giang. Theo truyền thuyết là ngày xưa tại vùng nầy có chôn dấu
tàng thư từ đời Hạ Vũ cho nên có tên là Vũ Huyệt. Ở đây cũng sản xuất ra một loại
trà ngon danh tiếng cho nên người ta lấy tên vùng đặt cho tên trà.
16). NHẠN ĐÃNG TRÀ : Nhạn Đãng là tên của một vùng núi nằm về phía
Đông của huyện Lạc Thành tỉnh Triết Giang. Hàng năm, vào mùa Đông thì có những
con nhạn trời vì sợ lạnh nên trốn tuyết từ phương Bắc bay về Nam và đã bay
ngang dãy núi trên nên người ta đặt tên cho các dãy núi là Nhạn Đãng. Và ở vùng
núi nầy cũng đã sản xuất ra một loại trà nổi tiếng cho tỉnh Triết Giang và mang
tên là Nhạn Đãng trà.
17). THIÊN TRỤ TRÀ : Thiên Trụ là tên của một dãy núi to ở huyện Thục
Tồn tỉnh Triết Giang. Vùng nầy có sản xuất ra một loại trà ngon và người ta lấy
tên núi mà đặt cho tên trà. Thiên Trụ có nghĩa là Cột Trời. Theo truyền thuyết,
ngày xưa, rất xưa, ở trên dãy núi nầy có những ngôi chùa thật cổ và có nhiều du
khách đến viếng chùa. Đặc biệt, có một năm, vào mùa Đông, người ta thấy trên
dãy núi, tự nhiên có những cột tuyết rất cao gần như che phủ các ngôi cổ tự cho
nên người ta mới có tên là " Cột Trời hay Thiên Trụ ".
18). TỬ DUẪN TRÀ : Tử Duẫn là tên của một dãy núi nằm về phía Tây của
huyện Trường Hưng tỉnh Triết Giang. Vùng nầy có sản xuất ra một loại Trà rất nổi
tiếng là trà Tử Duẫn ... và vì nổi tiếng ngon cho nên ngày xưa trà Tử Duẫn cũng
được chọn là " trà tiến cống cho triều đình ". Ngoài ra, trà Tử Duẫn
còn có tên là Cổ Trữ Tử Duẫn trà và loại trà nầy ngày xưa cũng được các thi hào
ca ngợi.
19). HẦU TRÀ :
- Đây là tên trà theo huyền thoại, và người xưa đã kể lại rằng : "
Ngày xưa ở tỉnh Triết Giang, trong một vùng xa xôi có một ngôi chùa trồng rất
nhiều trái Đào. Một hôm, tự nhiên, có một đàn khỉ không biết từ đâu tới, đến
hái trộm các trái Đào của chùa. Các chú tiểu của chùa ra la, đuổi các đàn khỉ
nhưng các chú khỉ nhất định không đi mà cứ tiếp tục hái ăn ... rồi sau đó bỏ
đi. Rồi từ đó, thỉnh thoảng các đàn khỉ tiếp tục, nhưng không thường xuyên, đến
hái đào của chùa để ăn và nhà chùa cũng không xua đuổi nữa và từ đó, các chú khỉ
trở nên thân thiết với chùa. Có một năm, vào mùa Đông, vùng nầy xảy ra những trận
bão tuyết thật to và liên miên ... và đột nhiên đàn khỉ kéo đến chùa la hét,
phá phách như điên loạn, không hái Đào để ăn mà chỉ ra dấu đòi ăn các thứ lương
thực như gạo, khoai ... Vị Hòa Thượng viện chủ hiểu ý bèn ra lệnh cho các chú
tiểu nấu cơm, khoai rồi bỏ vào các bao đem bỏ ra trước sân chùa cho các chú khỉ.
- Các chú khỉ lấy các bao thức ăn, mở ra vừa ăn vừa mang đi. Sau khi bão
tuyết chấm dứt, các chú khỉ mang đến chùa những bao đựng đầy các vật liệu
bên trong rồi bỏ lại trước sân chùa rồi bỏ đi. Theo lệnh của Hòa Thượng viện chủ,
các chú tiểu ra lấy mang vào chùa, mở ra và thấy các bao chứa đầy Trà ... cả
chùa thử uống và thấy Trà nầy có hương vị rất thơm, ngon ... và đặt tên là Hầu
Trà. ( Hầu là tượng trưng cho Khỉ).
20). LẠC ĐỈNH TRÀ :
- Đây cũng là một tên trà theo huyền thoại. Chữ " Lạc Đỉnh " là
chữ viết tắt của 4 chữ " Khoái Lạc Tuyệt Đỉnh ". Và theo như huyền
thoại kể lại rằng : " Ngày xưa, vua Đường Minh Hoàng vì say mê sác đẹp của
Dương Quý Phi cho nên ông đã ra lệnh đi tìm cho ông các loại Trà để vùa uống vừa
làm cho sức khỏe của ông được dồi dào và tăng cường năng lực cho ông trong việc
" chăn gối, làm tình " với người đẹp Dương Quý Phi.
- Các đại quan cận thần trong triều đình ra lệnh đi tìm các đại phu cũng
như các danh sư về Trà để tìm loại trà theo yêu cầu của vua Đường Minh Hoàng.
Cuối cùng, có một danh sư về Trà sống ẩn dật trong một vùng núi cao, ông tên là
Côn Mạnh, danh sư trà nầy đã bày, chỉ cho các quan của triều đình về chế ra một
loại Trà mà ông đặt tên là Lạc Đỉnh Trà theo phương cách như sau : " Cho
các trai, gái còn trinh trắng ở lứa tuổi 14, 15 cùng nhau làm tình trên những tấm
đệm bọc bằng các loại vải mỏng bên trong có chứa những loại trà từ vùng Tứ
Xuyên .. và đặc biệt các cuộc làm tình phải kéo dài trong 3 ngày, đêm liên tiếp
và các cuộc giao hoan nầy được diễn ra trước mặt của vua Đường Minh Hoàng
".
- Các quan đại thần của triều đình đã làm đúng như những điều do vị trà sư
Côn Mạnh chỉ dạy ... Vua Đường Minh Hoàng và Dương Quý Phi đã chứng kiến và cả
2 người đã có được những " Khóai Lạc Tuyệt Đỉnh " bên nhau ... vừa
xem trai, gái trẻ làm tình, vừa uống trà và Ngài cũng làm tình với Dương Quý
Phi bên cạnh những trai tơ gái trinh nầy. Nhưng đó cũng chỉ là huyền thoại ...
21). TRẢM MÃ TRÀ (4) : Trảm Mã Trà là do sự tưởng tượng về lối ăn chơi
hưởng lạc của bà Từ Hy Thái Hậu trong việc dùng Trà để thết đãi các Sứ Thần Ngoại
Quốc thời nhà Thanh ở Trung Hoa mà bà đã dùng đến Trảm Mã Trà. Người ta kể lại
rằng : " Muốn có được Trảm Mã Trà thì để cho ngựa nhịn đói vài ngày, rồi
sau đó đưa ngựa vào các vườn trà (loại trà ngon) để ngựa ăn toàn các đọt trà
non và khoảng 4 giờ đồng hồ sau thì giết ngựa và mổ bụng ngựa lấy Trà ra mà
dùng. Lúc bấy giờ Trà đã được tẩm với các dịch tố trong dạ dày của ngựa nên rất
lợi ích cho sự tiêu hóa. Và trà nầy sau khi lấy ra sẽ được chế biến thêm một lần
nữa. Đây cũng chỉ là chuyện tưởng tượng mà thôi.
22). TRINH NỮ TRÀ :
- Đây cũng chỉ là một loại trà theo huyền thoại. Trinh Nữ Trà còn có tên lá
Tố Nữ Trà hay Cô Nương Trà. Người ta kể lại rằng : " muốn có được loại trà
nầy thì người ta dùng các cô gái còn trinh ở lứa tuổi 13, 14, 15 đi hái trà và
đeo các túi nhỏ ở các chỗ kín (âm hộ), và mỗi khi hái trà thì bỏ vào các túi nhỏ
nầy để cho trà coi như được tẩm tinh khí của trinh nữ ".
- Loại trà nầy được hái ở số lượng ít, hạn chế và ở các vườn trà quý và
ngon.
- Nói về Trinh Nữ Trà thì có thêm một huyền thoại khác nữa như sau : "
Vào những buổi sáng tinh sương, cho những cô trinh nữ khoảng 13,14 tuổi, trần
truồng, nằm lăn qua lăn lại trên các bãi trà trên các sân phơi trà trước nhà
... sau đó đem trà tái chế và dùng ".
23). TRÙNG DIỆP TRÀ : Đây cũng chỉ là một loại trà theo huyền thoại.
Chuyện được kể rằng : " Ngày xưa ở vùng Phong Sơn tỉnh Tứ Xuyên có trồng một
loại trà và tự nhiên vào mùa Xuân của một năm nào đó, trên các cây trà có một
loại sâu chuyên ăn búp trà. Và những tay cao thủ thưởng trà đã tìm bắt những
con sâu nầy mang về mổ bụng chúng nó ra rồi lấy trà ủ trong ruột sâu chế ra được
một loại trà thật tuyệt hảo tên là Trùng Diệp Trà. Và đặc biệt loại trà nầy làm
cho người uống cảm thấy minh mẫn sáng suốt lạ thường, sau khi chỉ cần uống một
ly trà nhỏ mà thôi.
24). TIÊN NHÂN TRÀ :
- Đây cũng là một loại trà theo huyền thoại : " Ngày xưa xa lắm ở tỉnh
Tứ Xuyên có một loại trà thật ngon được trồng xung quanh một ngôi cổ tự. Hàng
năm, du khách đến viếng chùa vào những dịp Rằm, Tết thì lúc nào cũng được mời
thưởng thức loại trà ngon, quý nầy của chùa.
- Có một hôm, có một cô tiểu thư con nhà giàu cùng hai nữ gia nhân đến viếng
chùa. Cô tiểu thư được nhà chùa mời thưởng trà và đặc biệt là sau khi uống xong
một tách trà thì cô tiểu thư cho biết cô cảm thấy lòng mình nhẹ lâng lâng và cô
lại muốn được đi viếng thăm vườn hoa của chùa. Cô tiểu thư cùng hai gia nhân viếng
một vòng trong vườn hoa của chùa thì tự nhiên cô tiểu thư bay bổng lên và biến
mất trước sự ngạc nhiên của hai gia nhân.
- Hai gia nhân trở về nhà báo cho gia đình biết việc kỳ lạ nầy và kể từ đó,
dân chúng vùng nầy đặt tên cho trà ở chùa nầy là Tiên Nhân Trà. Và cũng từ đó,
khách viếng chùa càng ngày càng đông và ai cũng đòi được uống trà của chùa với
ước mong trở thành Tiên.
25). DƯƠNG TIỂN TRÀ :
- Dương Tiển là tên của một thị trấn ở gần Thượng Hải. Ngày xưa ở vùng nầy
có sản xuất ra một loại trà rất ngon và đặc biệt loại trà nầy được chọn làm
" loại trà tiến Vua ". Và ở thời bấy giờ, việc hái trà là do Tam Cung
Lục Viện phụ trách trông coi.
- Và theo sử sách ghi lại : Hàng năm phải huy động đến hơn 30 ngàn người
hái trà mà phần lớn là phụ nữ. Trà được hái từ 4 giờ sáng cho đến trước giờ Ngọ
(12 giờ trưa). Trà hái buổi sáng phải được xấy và đóng thành bánh trong buổi
chiều. Trước khi hái trà phải có quan Thượng Phẩm đại diện Vua tế lễ Trời, Đất
một cách chính thức và đầy đủ thủ tục lễ nghi.
26). MAO TRÀ : Giống trà nầy được trồng ở vùng Lạc Xương tỉnh Quý
Châu. Đó là một giống trà lá thật nhỏ và trên lá có đầy lông tơ trắng, Vị trà
thì vừa ngọt vừa thanh uống vào rất mát và dễ chịu.
27). PHƯƠNG SƠN TRÀ : Đây là loại trà ở vùng Triều Dương tỉnh Hồ Nam
và còn có tên khác là Hoàng Trà. Loại trà nầy uống vào thì giọng nói sẽ trở nên
trong trẻo và trà nầy còn có tác dụng trị được bệnh ho và tắt tiếng nói.
28). LINH TRÀ : Còn có những tên khác như Giang Nam Hoàng Liên Trà, Điểu
Dược Trà, Sơn Dược Trà. Đặc biệt loại trà nầy uống vào thì bổ khí. Đây là một
trong những loại trà thuộc quý, hiếm được trồng ở vùng Quỳnh Châu tỉnh Quý
Châu.
29). TÀO KHÊ TRÀ : Loại trà nầy mỗi năm chỉ hái có 4 lần (khác với các
loại trà khác, có thứ cứ 2 tuần là có thể hái được một lần). Và loại trà nầy mỗi
khi hái thì người ta thường canh vào dịp Thanh Minh và Hàn Lộ. Đây là loại trà
hiếm, quý của Trung Hoa.
30). MÔNG SƠN TRÀ : Đây là loại trà được trồng ở vùng Tân An tỉnh An
Huy. Lúc pha trà thì nghe thoảng mùi hương Lan hoặc mùi hương Mạt Ly. Đây là
mùi hương tự nhiên do từ nụ trà mà ra chứ không phải trà ướp hoa như nhiều người
đã lầm tưởng. Thường thường những loại trà không hương, hai tuần hái một lần
thì mới ướp hoa.
31). TỐ HINH HOA KHÍ TRÀ : Trên một ngọn núi tên Bạch Vân ở vùng Doãn
Châu tỉnh Hồ Bắc có một ngôi chùa thật cổ và nơi nầy có trồng một loại trà rất
đặc biệt tên làTố Hinh Hoa Khí Trà hoặc còn gọi là Đỉnh Hồ Trà. Vị trà vừa thơm
vừa ngọt vừa mát cổ họng. Và cũng theo như người ta kể thì loại trà nầy trồng rất
hạn chế chỉ dành riêng cho tăng, ni của chùa Bạch Vân chứ không có bán ra thị
trường.
32). TRÀ YÊM :
- Loại trà nầy được trồng ở vùng La Phù tỉnh Phúc Kiến; Cứ hàng năm, trước
ngày vào Tiết Xuân Phân (trung tuần tháng 2 Âm Lịch), người hái trà phải đến từ
hôm trước, ngủ lại suốt đêm trong những cái lều gọi là những cái " Yêm
" , đợi sáng tinh sương rồi thức dậy để hái trà. Có lẽ vì người hái trà ngủ
trong các cái Yêm nên trà có tên là Trà Yêm. Loại trà nầy đòi hỏi phải đầy đủ
khí âm dương cho nên không thể hái muộn hơn.
- Và đặc biệt cũng được biết thêm là vùng La Phù có rất nhiều dòng nước suối
pha trà rất ngon và nổi tiếng cho nên người ta mới có câu thơ như sau : "
La Phù tuyền với lá Trà Yêm - Đêm đêm ngồi uống thấy tiên giáng trần
".
Nếu chúng ta bàn đến các loại Trà trên thị trường hiện nay của Trung Hoa
thì chúng ta sẽ tìm thấy những loại Trà như sau :
- Về TRÀ XANH thì chúng ta sẽ tìm thấy các loại Trà như : Phổ Nhĩ, Tử
Duẫn, Sư Phong, Long Tỉnh ...
- Về TRÀ Ô-LONG thì có Tước Thiệt, Bảo Chung, Thủy Tiên, Thiết La Hán,
Thiết Quan Âm ...
- Về HỒNG TRÀ thì có Phổ Nhĩ Hồng Trà, Phúc Kiến Hồng Trà ...
Nếu chúng ta bàn đến Trà Trung Hoa Lục Địa mà không bàn đến trà Đài Loan
thì quả là một việc thiếu sót lớn lao. Vì sau khi Trung Hoa trở thành Trung Hoa
Lục Địa Cộng Sản thì hầu như thế giới bên ngoài biết nhiều đến Trà Đài Loan hơn
trà của Trung Hoa Lục Địa, nhưng trà của Đài Loan phần lớn lấy giống từ Trung
Hoa Lục Địa. Ở Đài Loan cũng sản xuất ra nhiều loại trà ngon và quý. Ngày nay,
với chánh sách Mở Cửa, thế giới bên ngoài đã biết đến Trung Hoa Lục Địa ... và
dĩ nhiên chúng ta sẽ biết đến những loại Trà ngon và quý sản xuất từ Trung Hoa
Lục Địa.
TRÀ VIỆT NAM.
- Người Việt Nam là dân tộc đầu tiên đã sản xuất cũng như biết đến
Cây Trà của Nhân Loại, nhưng rất tiếc vì ngàn xưa, trong các thời kỳ bị lệ thuộc
Bắc Phương, lịch sử cũng như nền văn hóa của chúng ta đã bị thiêu hủy khá nhiều.
Tuy nhiên, cái may mắn vẫn còn lại cho chúng ta là có những sử liệu của Trung
Hoa cũng như một ít của Việt Nam đã khẳng định cho " cái vai trò Trà và
nghệ thuật thưởng trà trong đời sống nhân sinh quan của dân rộc Việt Nam "
và do đó cũng là cái " hảnh diện và sung sướng cho người viết trong việc
thực hiện quyển sách nhỏ bé nầy '.
- Đối với người Việt Nam, chén nước trà đầu tiên là TRÀ MẠN mà
người bình dân thường dùng cũng có hương vị thanh thanh man mát mà cái hương vị
ấy đều được mọi người ưa thích. Người ta đã rót trà ra tô lớn, hoặc ngồi xỗm
ngoài hiên trên đất mà uống, hoặc phét tấm phảng giữa nhà, trải chiếu rồi mời một
vài người bạn hàng xóm cùng chầm chậm uống từng chén trà nhỏ mà bàn chuyện làm
ăn, chuyện chiến tranh, chuyện hòa bình, hoặc nếu một mình thôi cũng khoanh
tròn chân chữ ngũ mà trầm ngâm thả hồn ra xa cùng với hương vị của trà và tựa
lưng để thân thể được thảnh thơi hưởng hết vị trà.
- Người Đông Phương nói chung và người Việt Nam chúng ta nói riêng, khi uống
trà là luôn luôn thể hiện cho mình một cung cách đứng đắn thanh cao. Mặc dù lam
lũ của người bình dân bên cạnh ruộng vườn cuốc xẽng, nhưng khi đã dùng đến chén
trà là cũng phải cất dấu cái lam lũ bận rộn ấy đi mà phải rửa tay rửa chân, mặt
mũi cho sạch sẽ, phải sắp lại quần áo cho ngay ngắn mà ngồi cho ra vẻ nhàn nhả
bên cạnh chiếc ấm, cái bình nóng hổi bốc hơi kẽo như e ngại " nàng tiên
trà trong hương trà lại chê cười cho rằng mình quá phàm tục ".
- Lên tới giai cấp phú túc phong lư u quan cách, để tương xứng với hương vị
tuyệt hảo của trà Mạn Tuyết, trà Ô-Long, trà Thiết Quan Âm thì ngoài những bộ đồ
trà quý giá lại còn phải trang trí căn nhà, nào tủ khãm xa-cừ bóng loáng, nào xập
quý trường kỹ gụ đen. Nói chung là phải có ngoại vật quý báu và thanh nhả mới đủ
" sánh duyên với hương vị thanh cao của các hạng trà thượng thặng ".
- Khách đến chơi và chủ nhà mời khách đều là người nho nhả phong lư u thưởng
trà, cho nên y phục và khăn áo đường hoàng như đi dự đại tiệc. Khi khách đến là
chủ cũng không kém chỉnh tề đón khách từ ngoài sân cổng và cung kính vái chào.
Và lúc thưởng trà, uống những chén Hạt Mít ung dung từ hòa nâng lên đặt xuống mấy
lần để tận hưởng hương trà rồi mới nhấm nháp tí chút mà tận hưởng vị trà sau.
- Câu chuyện qua mấy tuần trà là những lời lẽ the thót, hàm xúc ý nghĩa kim
cổ làm gương cho tu thân tề gia để xứng với hương trà thanh lịch. Chứ không xàm
xở oang oang làm tan vỡ mất không khí thuần khiết của mùi thơm nơi chén trà tỏa
ngát mấy gian nhà và bay đến ngoài hiên cũng ngửi thấy. Như vậy có phải là
hương trà có hiệu năng đưa con người vào khuôn khổ đạo đức để giử lấy tư cách
cao thượng đúng với giá trị con người.
- Đối với người Việt Nam, với quê cha đất tổ, chén trà còn ý nghĩa tôn
nghiêm long trọng trong những ngày Tết (nhất là ngày 30 Tết) hoặc là những ngày
lễ cưới giỗ chạp. Chiều 30 Tết, giữa màu tươi đỏ và ánh sáng đèn nến tưng bừng
pha lẫn với hương thủy tiên là những hương trà trên bàn thờ để thỉnh mời vong
linh Tổ Tiên. Trên phần trước bàn thờ cũng là khay trà bày trước Ông Bà hay Cha
Mẹ Cao Tuế Tại Đường, đạo mạo với y phục trang nghiêm mà hưởng hương và nhấp vị
trà bên cạnh đàn cháu vui đùa trước Tiết Xuân sang.
- Và trong những ngày giỗ chạp, khai dẫn cho cổ bàn trầu rượu là trước hết
phải để khay trà nóng bốc ngát hơi hương lên, kính dâng trên bàn thờ trước tiên
và như thế " Trà đã giử địa vị cao quý trong thói tục của dân tộc ta vậy
".
- Cũng như Trung Hoa, Việt Nam chúng ta cũng có rất nhiều loại trà khác
nhau. Do đó, để tìm hiểu về việc phân loại cũng như tìm biết qua các tên trà
thì quả là một việc không dể dàng chút nào. Tuy nhiên, với những nhận xét chung
cũng như rút ra những nhận định mang tính chất tổng quát thì chúng ta tạm có những
loại trà như sau :
1). TRÀ NỤ :
- Ở Việt Nam với những cơ sở sản xuất lớn thì những đồn điền trà cũng như đồn
điền cao-su và cà-phê và như thế thì công việc chăm sóc về TRÀ sẽ được cắt, tỉa
cẩn thận cũng như những việc chăm sóc khác cho trà. Còn ở nông thôn với những
vườn trà nhỏ hay một vài ba cây trà có tính cách tư nhân gia đình thì trà được
để mọc tự nhiên không cắt tỉa, do đó, trà sinh nụ rất nhiều ... vì vậy ta có
Trà Nụ. Đây là những nụ trà được phơi khô.
- Thường thì Trà Nụ quý hơn Trà Tươi. Trà Nụ cho nước màu đỏ, vị đăng đắng
nhưng khi nuốt vào cổ thì vị trở nên ngọt. Chúng ta có thể ướp thêm Sen vào nụ
trà nên gọi là Trà Nụ Sen. Muốn uống trà nụ sen thì chỉ cần pha trà nụ xong rồi
bỏ thêm nhụy sen vào rồi đậy nắp lại một lúc lâu để lấy hương sen và sau đó có
thể dùng được.
2). TRÀ KHÔ : Đây là những trà còn dư được đem phơi khô, còn cả nguyên
thân lẫn lá và loại Trà nầy khi pha thì sẽ cho nước màu đỏ gạch và mùi vị nước
hơi đắng. Khi uống Trà Khô thì rất giản dị, chỉ cần bỏ trà vào bình rồi đổ nước
sôi vào và sau đó là có thể uống được. Thường thường những gia đình nghèo hoặc
những lúc không có được các loại trà nụ, trà tươi thì người ta mới đành phải
dùng đến Trà Khô.
3). TRÀ MẠN :
- Đây cũng là loại Trà Ô-Long và đặc biệt là của Việt Nam chúng ta. Trà Mạn
khi được hái về, sau khi qua giai đoạn để cho héo, hấp và đặc biệt là được đem
đi phơi gió và sau cùng lại xấy trở lại bằng lửa hoặc phơi ở những nơi có nắng
thật nhiều để cho Trà khô lại.
- Trà Mạn có thể có thể được ướp với Hoa Nhài và được gọi là Trà Mạn Nhài
và trà loại nầy cho nước màu vàng nhạt. Trà Mạn cũng có thể được ướp với Hoa
Sen được gọi là Trà Mạn Sen và khi pha thì cho nước màu đỏ. Trà Mạn cũng có thể
được ướp với Quế, gọi là Trà Mạn Quế và khi pha thì cho nước nâu đậm và hương vị
thơm rất đặc biệt và đồng thời mang " chất chống lạnh "
- Trà Mạn còn được gọi là TRÀ MẠN HẢO, là một thức uống khá nổi tiếng
của người Việt Nam cho nên mới có câu thơ sau đây :
" Làm trai biết đánh Tổ Tôm - Uống Trà Mạn Hảo ngâm nôm Thúy Kiều
".
B. CÁC TÊN TRÀ VIỆT NAM : Nếu phải liệt kê các tên Trà của Việt Nam
thì chắc không thể dễ dàng ... vì các miền, các địa phương thường có những tên
Trà khác nhau. Các tên được đặt ra cho phù hợp với truyền thống của địa phương
hay theo những kỷ niệm của người thưởng thức trà. Do đó, ở đây với phạm vi thật
nhỏ bé và giới hạn của quyển sách, chúng tôi xin phép được liệt kê những TÊN
TRÀ VIỆT NAM mà cá nhân người viết được biết một cách TỔNG QUÁT (qua sách,
báo, tài liệu về Trà). Và xin kính nhờ các bậc cao minh, những nghệ nhân thưởng
trà chỉ giáo và bổ túc thêm. Chân thành cám ơn.
1). TRÀ BẢO LỘC hay còn gọi là TRÀ DI LINH hay là TRÀ LÂM ĐỒNG : Có lẽ
đây là một trong những loại trà nổi tiếng của miền Nam Việt Nam. Bên cạnh những
đồn điền cao-su, cà-phê thì ở Bảo Lộc đã có những đồn điền trà được chế biến bằng
những phương tiện khá tân tiến để cung cấp trà cho cả miền Nam Việt Nam mà còn
xuất cảng ra ngoại quốc. Lâm Đồng là một tỉnh nằm ở cực Nam của Cao Nguyên, khí
hậu khá thích hợp cho Trà, cà-phê, cao-su và đã được nhiều người biết đến với
những loại Trà và Cà-Phê ngon và nổi tiếng cho nên mới có câu thơ sau : "
Cao Nguyên đi dể khó về - Nhớ thông Đà-Lạt, nhớ trà Di-Linh ".
2). TRÀ ĐÀ-LẠT : Cũng như Lâm Đồng, Đà-Lạt đã sản xuất ra những loại
Trà ngon và nổi tiếng cho Việt Nam. Đà-Lạt còn là vựa rau cải, hoa quả cho cả
miền Nam Việt Nam ... ngoài ra còn có nhiều danh lam thắng cảnh thật đẹp.
3). TRÀ BAN MÊ THUỘT : Khi nhắc đến tên Ban Mê Thuột thì người Việt
Nam, nhất là người miền Nam Việt Nam, không thể nào không nhắc đến Trà và
Cà-Phê. Tại đây có những đồn điền Trà và trà được sản xuất ra cho cả nước và xuất
cảng ra nước ngoài với số lượng lớn và cạnh tranh với các loại trà của các quốc
gia khác trên thế giới nữa.
4). TRÀ LONG KHÁNH : Long khánh là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Phần,
với đất đỏ thích hợp cho cao-su và trà cho nên ở đây cũng có sản xuất một số lượng
trà nhưng hạn chế hơn các nơi khác như Lâm Đồng, Ban Mê Thuột ... Trà ở Long
Khánh cũng có phẩm chất thơm ngon và được trồng nhiều ở vùng Định Quán cho nên
người ta mới có câu thơ như sau :
" Ai qua Long Khánh đừng quên - Nhớ trà Định Quán,
nhớ cam Bàu Hàm ".
- Ở Long Khánh, theo người dân địa phương kể lại rằng : " Vùng nầy có
sông La-Ngà, sông nầy đổ về sông Đồng Nai trước khi đến Thác Trị An thì có một
nhánh sông nhỏ tên là Suối Mơ và nước ở Suối Mơ khi nấu và pha trà Định Quán
thì cho được vị trà vừa thơm vừa ngọt nhẹ và dịu mát khi qua khỏi cổ ...
vì thế nên có thêm câu thơ : " Nước La Ngà, trà Định
Quán - Hương thơm sáng thoảng đến chiều ".
- Ngoài trà ra, Long Khánh cũng là nơi sản xuất ra những loại gỗ quý như :
trắc, gõ, mun, cẩm lai, bằng lăn ...
5). TRÀ BỬU LONG hay còn gọi là TRÀ SÁT HỔ :
- Ở tỉnh Biên Hòa có một ngọn núi nhỏ tên là Bửu Long và trên ngọn núi có một
ngôi chùa cổ. Theo lời kể của người dân địa phương thì ngày xưa, vùng nầy rất
hoang vắng và có nhiều rừng âm-u rậm rạp ... dân chúng sống thưa thớt với nghề
làm rừng và thỉnh thoảng có những con cọp dữ từ rừng sâu ra quấy phá và bắt gia
súc của dân làng.
- Những thương buôn thì từ các nơi khác đến đây, họ thường lư u lại vài ba
ngày rồi đi và họ thường cư ngụ tại chùa trên núi Bửu Long. Có một ngày nọ, có
một thương buôn về Trà ghé ngang qua đây ... và cũng cùng lúc nầy có một con cọp
to từ rừng sâu vào làng quấy phá và đã bị người thương buôn dùng võ nghệ đánh hạ
được (ông nầy vừa là một thương buôn vừa là một võ sư với võ nghệ cao cường).
Trước khi từ giả dân làng, ông thương buôn võ sư nầy cho dân làng những hạt giống
của loại trà ông buôn bán và dân chúng vùng núi Bửu Long trồng trà và sản xuất
và lấy tên là Trà Bửu Long ... và để nhớ ơn người thương buôn võ sư giết cọp mà
họ gọi thêm một tên nữa là Trà Sát Hổ và truyền tụng trong dân gian cho đến
ngày nay.
6). TRÀ HỘI KHÁNH (hay đúng hơn là Trà của Chùa Hội Khánh) (5) :
- Ở ngoại ô của tỉnh Bình Dương (tên cũ là Thủ Dầu Một), có một ngôi chùa cổ
từ thời thật xa xưa tên là Chùa Hội Khánh (vùng địa phương ở đây là làng Hội
Khánh). Vào đời vua Gia Long có một vị sư của chùa nầy sang Trung Hoa và có
mang về chùa một số giống trà lấy từ tỉnh Triết Giang của Trung Hoa và trồng ở
chùa Hội Khánh. Trà lúc đầu chỉ dùng riêng cho cùa vì sản xuất hạn chế ...
nhưng sau đó, sản xuất số lượng lớn và bán ra thị trường cả nước và lấy tên là
Trà Hội Khánh và được nổi tiếng và mọi người ưa dùng vì cũng có hương vị vừa
thơm vừa ngọt dịu.
- Khi nói đến Trà Hội Khánh thì Tôi được biết những kỷ niệm về cuộc đời thưởng
trà của thân phụ chúng tôi (do chính Cha tôi và thân mẫu kể lại sau nầy) : Khi
thân phụ của chúng tôi là Quận Trưởng Hành Chánh của quận Bến Cát tỉnh Thủ Dầu
Một, khi tiếp khách hay bạn bè và trong các buổi lễ tiếp tân hay Tết của địa
phương, ông thường ư u tiên dùng Trà (nhất là Trà Hội Khánh) để đãi khách thay
vì dùng rượu.
- Theo như lời kể lại của thân mẫu chúng tôi : " Thoạt đầu, những bạn
bè, đồng nghiệp, khách mời của Cha tôi có vẻ không hài lòng về việc dùng Trà
đãi khách của Cha tôi ... Nhưng dần dần, trà ngon và những câu chuyện kể về trà
của thân phụ chúng tôi đã chinh phục được mọi người và người dân địa phương gọi
ông một cách thân mật là " Ông Quận Trà ", và Cha tôi cảm thấy
vui sướng với tên gọi nầy.
- Hàng năm, vào dịp Lễ Tết Nguyên Đán, tại địa phương Bến Cát thường được tổ
chức các cuộc vui chơi, thi đua cổ truyền như lội sông, nhảy bao bố, trèo cột
trơn thoa dầu, đá cấu lông ... Những người trai trẻ đoạt giải, sau khi nhận giải
thưởng và được choàng vòng hoa danh dự của các thiếu nữ trẻ đẹp .. thì được Cha
tôi với cương vị Quận Trưởng mời uống trà Hội Khánh. Và chính Cha tôi đã đặt ra
hai câu thơ sau đây được truyền tụng ở địa phương Bến Cát :
" Làm trai Bến Cát (6) lừng danh
- Uống trà Hội Khánh, lội sông Cầu Đò (7).
CHÚ THÍCH:
- (1) : Nhà Đường là một thời đại vàng son về văn hóa, nghệ thuật
cho Trung Hoa và cho cả nhân loại.
- (2) : Nông Lịch phân chia một năm có 12 tháng với 4 mùa và 12
Tiết như sau :
* XUÂN : Lập Xuân, Vụ Thủy, Kinh Trập, Xuân Phân, Thanh Minh và Cốc Vũ.
* HẠ : Lập Hạ, Tiểu Mãn, Mang Chủng, Hạ Chí, Tiểu Thử và Đại Thử.
* THU : Lập Thu, Xứ Thử, Bạch Lộ, Thu Phân, Hàn Lộ và Sương Giang.
* ĐÔNG : Lập Đông, Tiểu Tuyết, Đại Tuyết, Đông Chí, Tiểu Hàn và Đại Hàn.
- (3) : Tết Hàn Thực : Ngày nầy người ta chỉ ăn " đồ
nguội " vì kiêng cử nhóm bếp, lửa (Cấm Hỏa). Đây là do sự tích của vua Tấn
Văn Công muốn tìm Giới Tử Thôi nên ra lệnh cho đốt lửa ở trong rừng nơi Giới Tử
Thôi đang trốn ở trong đó cùng mẹ. Theo sự tích nầy thì Giới Tử Thôi đã phò
giúp vua Tấn Văn Công đi trốn suốt 19 năm, có khi đói khát, có lúc quá đói Tử
Thôi phải tự cắt đùi của mình để có thịt mà nấu cháo cho vua Tấn Văn Công ăn.
Ngày trở về nước làm Vua trở lại, Tấn Văn Công đã ban thưởng cho mọi người mà lại
quên Tử Thôi. Giới Tử Thôi chỉ lặng lẽ bỏ đi và cổng mẹ vào Miên Sơn ở ẩn. Có
người biết chuyện làm một bài thơ treo ở cổng thành. Nhà Vua lúc nầy mới nhớ lại
chuyện cũ, ân hận cho người tìm Tử Thôi nhưng Tử Thôi và mẹ cứ ở trốn
trong rừng không chịu ra mặc dù có sự kêu gọi của nhà Vua. Nhà Vua ra lệnh đốt
cả rừng để cho Tử Thôi sợ mà chạy ra, nhưng Tử Thôi vẫn cùng mẹ cứ ở lại trong
rừng cho tới chết. Thế là từ đó, nhà Vua ra lệnh mỗi kỳ trước Tiết Thanh Minh 2
ngày thì dân gian phải ăn thức ăn nguội để khỏi đốt lửa mà tưởng nhớ đến Tử
Thôi.. Và Trà hái vào ngày ấy gọi là Hỏa Tiền Trà.
- (4) : Trảm Mã Trà có lẽ chính xác hơn là được căn cứ theo một số
tài liệu thì ngày xưa có những giống Trà ngon, quý mọc trên các đồi núi cao, đường
đi khó khăn mà trong khi đó thì có những con ngựa già sắp chết không còn xử dụng
được hiệu quả nữa trong sinh hoạt hữu dụng hàng ngày, cho nên đã đưa những con
ngựa gần như " bất khiển dụng " nầy trèo lên các đồi núi có trồng
trà ngon, quý nầy cho ngựa ăn trà cho thật no và sau đó cho ngựa xuống núi và mổ
bụng ngựa ra để lấy trà. Đó là hình thức chuyên chở có được nhiều trà và tiết
kiệm được công sức của con người.. Cũng được biết thêm, ngày xưa người ta có một
thứ kiếm riêng để giết ngựa, mổ bụng ngựa để lấy trà còn nguyên chưa tiêu hóa gọi
là " Trảm Mã Kiếm ", là một loại kiếm vừa nhọn vừa bén, thường
khi chém hoặc mổ bụng ngựa thì người xử dụng chỉ dùng " một nhát
" là ngựa chết ngay không dảy dụa.
- (5), (6), (7) : Tại địa phương Bến Cát có một con sông tên là sông Thị
Tính và có một cây cầu sắt to bắc ngang qua tên là Cầu Đò. Thân phụ của chúng
tôi là ông Quận Trưởng Hành Chánh người Việt Nam đầu tiên trong Chánh Phủ Quốc
Gia Việt Nam vào năm 1949. Nhận bàn giao từ một Sĩ Quan người Pháp, đó là
Lieutenant Alain BRUNOT (Thủ Tướng Chính Phủ Quốc Gia Việt Nam là ông Nguyễn
Văn Xuân). Và Tôi, vào ngày 23.4.1975, được Bộ Nội Vụ VNCH bổ nhiệm làm Quận
Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng quận, chi khu Bến Cát, tỉnh, tiểu khu Bình Dương,
Quân Đoàn 3, Quân Khu 3 QL/VNCH ... nhưng Tôi " bị tạm giữ lại tại đơn vị
vì nhu cầu công vụ " và vì Mặt Trận Phước Tuy đang bùng nổ lớn và lúc bấy
giờ Tôi đang là Trưởng Ban Truyền Tin của Trung Tâm Huấn Luyện Quốc Gia Vạn Kiếp
(KBC.4432) thuộc Tổng Cục Quân Huấn Bộ TTM/QL/VNCH. Biến Cố Tang Thương ngày
30.4.1975 đã đến với VNCH và QL/VNCH. Nếu nhìn lại quá khứ thì Thân phụ của
chúng tôi là Quận Trưởng Bến Cát Đầu Tiên của Chánh Phủ Quốc Gia Việt Nam và
Tôi (theo Công Lệnh Hành Chánh) là Quận Trưởng Cuối Cùng của Chính Phủ Việt Nam
Cộng Hòa.
* Nguyễn Vân Xuyên.