Một Kẻ Ẩn Dật. * Vô Danh.

Vô Ngã là không có một cái gì riêng biệt, không có cái
"ngã". Cái "Ngã" là cái mà ta ảo tưởng rằng nó đang có nhưng thật sự nó không có. Nó là tập hợp của ngũ uẩn, mà bản chất của Ngũ Uẩn là vô ngã.
Vô thường nghĩa là "không chắc chắn", "thay đổi", "không trường tồn". Vô thường là một trong ba tính chất của tất cả các sự vật. Vô thường là đặc tính chung của mọi sự sinh ra có điều kiện, tức là Thành, Trụ, Hoại, Không. Đời là một giấc mộng, một đám sương mù, một làn điện chớp vụt qua rồi biến mất trong tích tắc. Mạng người cũng vậy, muôn vật cũng thế tất cả đều tuân theo một quy luật chung của vũ trụ, nó không đứng yên hay trường tồn mãi trên thế gian này. Vậy mà biết bao người cứ mãi đắm say trong lạc thú, cho rằng cuộc sống này là trường tồn vĩnh cửu, là hạnh phúc an vui, đến một lúc nào đó chúng ta nhắm mắt lìa đời thì sắc thân này cũng trở về cát bụi.
Trong Kinh Pháp cú Đức Phật có dạy:
"Thân này có gì quý
Đồ dơ luôn chảy hoài
Tôi từng là một Phật Tử, từng sùng bái Đạo Phật và đi rất nhiều chùa cúng bái. Khi nghe danh Đạo Cao Đài, tôi tỏ vẻ khinh miệt, xem thường, thậm chí xuyên tạc. Nhưng khi nghe qua những lời kinh tiếng kệ, những giai điệu trầm bổng của Nhạc Lễ Cao Đài, tôi đã đắn đo suy nghĩ để tìm hiểu tận cùng lẽ Đạo. Tìm hiểu sâu hơn, tôi cảm thấy mình đã quá sai lầm khi phê phán Đạo này, tôi xét nghĩ Đạo Cao Đài còn gom góp tinh hoa của cả Phật Giáo, Kito Giáo, Lão Giáo, Nho Giáo,... Khi tôi lắng nghe được tiếng gọi của Đức Chí Tôn thúc giục vào cửa Đạo cũng chính là khi tôi nhận thấy giáo lý Phật Giáo chưa đủ để tôi có thể giải thoát cái khổ não của trần gian. Năm ấy, tôi lập minh thệ ở Thánh Thất Hương Đạo Mỹ Tịnh An. Vào Đạo khá lâu, tôi hăng say tìm hiểu giáo lý, lịch sử, luật pháp, văn hiến của Đạo. Tôi đã đọc rất nhiều kinh sách do Hội Thánh ấn hành và của Đức Phạm Hộ Pháp, Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, GS Cao học Sử Trần Văn Rạng, HT Nguyễn Văn Hồng, HT Nguyễn Long Thành,... Thời gian ấy, tôi càng tận hưởng được vẻ đẹp của Đại Đạo, mùi hương đạo vị, hăng say cùng  đồng đạo. Đến khi nền Đạo chinh nghiêng, luật pháp thay đổi hoàn toàn, tất cả các cơ quan hành chánh đều bị giải tán, tôi vẫn giữ vững đức tin nơi Hội Thánh, kiên quyết vững tin Ngài Hồ Bảo Đạo cùng các chức sắc Thiên Phong, chức việc, đạo hữu nam nữ để cùng vượt qua khó khăn này. Mãi về sau, tôi vẫn chỉ tìm hiểu, nghiên cứu giáo lý Đại Đạo, bỏ qua tất cả mọi lời nói bên ngoài, chỉ biết học Đạo rồi thực hành, gát bỏ mọi thị phi mặc dù nó đang giằn xé nhiều người trong cửa Đạo. Không chỉ học giáo lý Cao Đài, tôi còn đọc kinh sách của các tôn giáo khác. Nhưng dường như Đức Chí Tôn đã bày ra những gian nan thử thách để trui rèn đức tin trong tôi. Tôi thấy sự mâu thuẫn giữa Phật Giáo và Cao Đài Giáo về giáo lý (Lúc đó, tôi đang nghiên cứu Phật Giáo Nguyên Thủy chứ không phải Phật Giáo Bắc Tông). Khi nghe những phát ngôn của Thích Nhật Từ và các sư thầy khác, trong lòng tôi càng thấy mâu thuẫn giữa hai nền giáo lý. Nhưng Đức tin của tôi vẫn cháy lên mãnh liệt, kiên quyết theo Đạo tới cùng. Lúc ấy, tôi may duyên đã gặp Thiền Sư Thích Nhất Hạnh. Khi nghe pháp của Thầy, tôi chợt tỉnh ngộ và biết rằng giữa Cao Đài Giáo và Phật Giáo không hề có mâu thuẫn mà chỉ do bản thân con người không hiểu được những giáo lý ấy.

Tôi lấy ví dụ về thuyết "Vô Ngã", "Vô thường" của Phật Giáo Nguyên Thủy.

Bị bệnh tật phủ vây
Phải chiụ họa già chết".
Người đời vì bị kẹt vào trong các cảnh giới của nhận thức cho nên tâm họ bị ràng buộc. Nếu một người không tiếp nhận, không nắm bắt và không đứng trong cái kẹt ấy, không kế độ và chấp vào một cái ngã thì người ấy sẽ thấy khi điều kiện có đủ để cái khổ sinh thì cái khổ sinh và khi có đủ điều kiện để cái khổ diệt thì cái khổ tiêu diệt, trong đó không cần phải có một cái ngã và không cần phải có những ý niệm có và không, những ý niệm có và không không thể áp đặt vào được.
Chẳng hiểu sao giáo lý cao đẹp của Phật Thích Ca cốt dùng để giác ngộ chính bản thân mình lại được các sư thầy lấy để nói rằng "không có Thượng Đế". Đó là một cái sai nặng nề trong tư tưởng của các nhà sư hiện nay. Đó cũng chính là "chấp ngã".
Nếu ta hiểu sâu hơn thì triết lý Vô thường, Vô Ngã đã khẳng định bản chất của bản thân con người. Còn Thượng Đế là tất cả chứ không phải là cái "Ngã". Thượng Đế là vạn vật, là bản chất tất cả mọi thứ. Thượng  Đế đang ở trong bông hoa nức mùi thơm rực rỡ sắc thắm, Thượng Đế đang ở dòng sông xanh trải dài đổ ra biển cả và những cơn sóng nhấp nhô, Thượng Đế đang ở trên ngọn cỏ phơi sương, ở trong làn gió mát, núi non trùng điệp. Đừng nói đâu xa, ngay ta đang có Thượng Đế, đừng tìm ngoài thân, Thượng Đế đang trong ta đây. Thượng Đế chính là bản chất hư không của ta, là bản chất thật sự của ta, ở đây và bây giờ. Thượng Đế là vạn vật, là khối lương tâm vĩ đại, là mọi phạm trù từ có đến không, từ không đến có. Hãy hiểu Thượng Đế một cách minh triết. Thượng Đế là "Đại Ngã" trong Càn Khôn Vũ Trụ. Chúng ta là một bộ phận trong cơ thể của Ngài.
Ngài cũng chính là Niết Bàn, là sự dập tắt vô minh và phiền não. Ngài cũng chính là "Thượng Đế""Đám mây không bao giờ chết".
Khi tôi hiểu được thuyết Vô Ngã, Vô Thường của Phật Giáo, tôi mới hiểu được Thượng Đế là ai? Vì sao con người phải thờ kỉnh Ngài? và Đức Phật Mẫu, Nhạc sĩ Phạm Duy đã từng thể hiện qua lời hát mà tôi nghĩ đó là quan niệm minh triết nhất:
"Thế rồi, một hôm Mẹ chết, hơi Mẹ trong trời chưa hết.
Ôm cả trần gian đầy vơi, nhân loại đeo tang người.
Tim Mẹ thành ra trùng dương, máu Mẹ thành sông thành nước.
Ôi đời trầm luân, Mẹ thương, chiếu ánh sáng từ quang.
Bây giờ Mẹ đã thành mơ, hơi Mẹ hoá thành hơi gió
Bốn mùa ngồi nghe mọi nơi, tiếng Mẹ ru bồi hồi".
 
Phần dưới, tôi sẽ đăng một số tài liệu sâu hơn về phần này.
Như vậy, khi đọc các giáo lý của các Tôn Giáo khác, tôi càng hiểu sâu sắc hơn về Giáo Lý của Đạo Cao Đài. Tôi đã từng đọc Luận Ngữ, Trung Dung, Đại Học, đã nghiên cứu Kinh Lễ, Kinh Dịch, Kinh Xuân Thu, đã từng học chữ Nho, từng đọc Tam Quốc Diễn Nghĩa, sùng bái Quan Thánh; tôi cũng từng đọc Đạo Đức Kinh của Lão Tử, từng nghiên cứu thơ Lý Bạch, triết học Trang Tử; từng đọc kinh điển Phật Giáo Nguyên Thủy, nghe pháp của Thiền sư Thích Nhất Hạnh, ngồi thiền tĩnh tâm,... Vì thế, có thể nói tôi là nho sĩ, là kẻ ham sự tiêu diêu tự tại, là Phật tử. Trong giai đoạn tôi nghiên cứu Tam Giáo, càng thấm thía sâu sắc hơn tư tưởng "Vạn Giáo Nhất Lý" của Đạo Cao Đài.
Kết lại, tôi vào Đạo Cao Đài bởi:
- Tư tưởng Vạn Giáo Nhất Lý
- Tư tưởng Đại Đồng - nhân loại là anh em với nhau, là con cái của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
- Ơn Trên mách bảo, phước lành của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu đã ban.
Chính 3 điều đó đã xóa tan đi mọi thống khổ trong tôi, giúp tôi không còn cô đơn và đau khổ. Đạo Cao Đài đã an ủi nỗi thống khổ vô hạn trong tôi, giúp tôi có được một Gia Đình rộng lớn với những tình cảm gắn bó sâu sắc. Đạo đã rèn giũa tinh thần, đạo đức và luôn nhắn nhủ tôi rằng "phải phụng sự vạn linh và yêu thương nhân loại" bởi "Tình yêu thương là chìa khóa mở cửa Bạch Ngọc Kinh". Giờ phút này, tôi xin dâng cả xác thịt, trí não, linh hồn cho Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu nguyện hết mình phục vụ nhơn sanh, lập công bồi đức để trở về hội hiệp cùng Thầy Mẹ.
* Vô Danh.

NỐI BƯỚC N°10.Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [ 9 ] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] .