Lược sử Phạm Môn "Hồi Ký" là cố moi óc hồi nhớ
lại những việc đã
qua, từ buổi Phạm Môn mới phôi thai cho đến lúc biến thành Cơ Quan
Phước Thiện
và tiến đến thành hình Hội Thánh Phước Thiện trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, để
ghi lại những gì
chính mình mắt thấy tai nghe, hoặc những người trực diện
trong cuộc tường thuật lại để anh em cùng hiểu biết với nhau trong tình chân thành, đồng thời đồng
chí hướng.
Phạm Môn là con đường thứ Ba hay là cửa Tu Chơn
trong nền Đại Đạo, mỗi mỗi việc chi đều do khẩu thuyết
mật truyền
của Đức Hộ Pháp chớ không có giấy tờ văn kiện chi
hết. Vì thế nên muốn tìm lại một chứng minh cụ thể nào về Phạm Môn đều không
thể có.
Nhưng thiết nghĩ Phạm Môn
cũng là một Cơ Quan trọng yếu trong nền Đại Đạo nên không thể thiếu trong Bộ
Đạo Sử nầy. Nếu những người đương thời không có ghi lại thì các Sử Gia hậu thế
biết căn cứ vào đâu mà sưu khảo hầu hoàn thành Bộ Đạo Sử được đầy đủ.
Riêng về kẽ viết bảng Phạm
Môn Lược Sử nầy không bao giờ dám có cao vọng sẽ chen tựa trong bậc ngưỡng cửa
Sử Gia nền Đại Đạo, nhưng trót lỡ nhận sự phú thác của đàn Anh nên không thể vì
lẽ gì từ chối được.
Vẫn biết rằng: Tôi là kẽ
thấy cạn hiểu gần thì dám đâu tự xứng với việc quá sức mình, nhưng nhìn kỹ lại
các bậc đàn Anh trong cửa Phạm Môn đã kẽ trước người sau lần hồi qui vị gần như
sắp hết, chỉ còn lại năm bảy Anh đều là đã lưng còm tóc bạc, tai điếc mắt lờ.
Nên dầu cho tôi có ngập ngừng e ngại đến đâu, buộc lòng cũng phải cố gượng gắng
làm việc của đàn Anh giao phó, nhưng chắc rằng không tránh khỏi những điều
thiếu sót và cũng hẵn là việc lầm lỗi về luật hành văn không phải ít.
Kính xin Quí Vị cao minh
rộng tình thông cảm lượng thứ cho và bổ túc thêm những điều thiếu sót.
Nay kính,
Tòa Thánh,
ngày mùng 1 tháng 9 Canh-Thân. ( Dl 9 - 10 - 1980 )
Nguyễn Đức
Hòa.
Bút Hiệu
Khiết Dân.
"Phạm giáo tùy ngươn cứu thế độ nhơn hành Chánh pháp, Môn quyền định
hội trừ tà diệt mị hộ Chơn truyền".
Lược Sử
Phạm Môn
Hồi Ký.
Phạm Môn phôi thai từ năm
Kỷ Tỵ (1929), khởi thủy do Đức Hộ Pháp sang phần đất tại xóm Trường Đua thuộc
xã Hiệp Ninh, quận Châu Thành, tình Tây Ninh tạo một ngôi nhà, ngôi nhà đầu
tiên nầy do Đức Hộ Pháp đặt cho Ông Lễ Sanh Thượng Ngươn Thanh lãnh khoán, khi
làm xong kéo đem tới dựng lên (nhà cột cây lợp tranh).
Trong lúc đang kiến tạo
ngôi nhà nầy có một số người Đạo Tâm tự đến xin làm giúp cho Đức Hộ Pháp. Mục
đích của những người nầy là muốn được gần gũi Đức Hộ Pháp để học Đạo và cứ như
thế số người đến xin làm mỗi ngày thêm đông.
Đến năm Canh Ngọ (1930)
Đức Hộ Pháp mới nói với những người nầy rằng: Chỗ nầy không phải chỗ làm công quả,
nếu ai muốn làm công quả, thì về trong Tòa Thánh mà làm. Còn như em nào muốn
theo Qua, thì phải làm tờ Hiến Thân trọn đời vào Phạm Môn và phải có cha mẹ với
vợ bằng lòng ký tên cho hiến thân mới đặng, đồng thời Tờ Hiến Thân phải có Đầu Họ
Đạo vi chứng. Những anh em nầy hợp nhau bàn tính, kết quả anh em đồng ý làm Tờ
Hiến Thân. Khi làm Tờ Hiến Thân xong đệ lên Đức Hộ Pháp, Ngài xem xong rồi đệ
luôn qua cho Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt.
Từ ngày Anh, Em làm Tờ
Hiến Thân rồi, Đức Thầy buộc làm công mỗi tháng phải làm đủ 27 ngày,nghỉ 3 ngày
là: Mồng 1, 20 và 30. Nếu tháng thiếu nghỉ ngày 29.
Đến đây nhận thấy số người
khá đông, phần ăn uống có mòi thiếu thốn. Mấy người lớn tuổi có phần hiểu biết
hơn, mới phân ra một số đi cưa cây làm cửa để trang trí ngôi nhà mới cất, còn m
số thì lo kiếm rung đặng làm, khi bàn tính xong trình lên cho Đức Thầy hay,
được Đức Thầy chấp thuận và Đức Thầy hỏi mướn sở rung của bà Nữ Chánh Phối Sư
Lâm Hương Thanh tọa lạc tại Bến Sỏi Tây Ninh. Vụ làm rung do Ông Võ Văn Lèo làm
chủ sở và nhờ Anh, Em ở xã Ninh Điền và Trà-Siêm giúp trâu cày rung và lúa
giống.
Khi ngôi nhà được trang trí
kín đáo, xây hai cây trụ cửa ngỏ xong, Đức Thầy mới dạy làm tấm bảng đề hai chữ
"Phạm Nghiệp" và dăng lên đôi liễng như vầy:
" Phạm Nghiệp thừa
nhàn lợi lộc công danh vô sở dụng, Môn Quan tích Đạo tinh thần pháp bữu hữu cơ
cầu".
Đồng thời Đức Thầy dạy Anh
Em về Tòa Thánh tạo Sở "Khách Đình" kế lộ Phước Đức Cù, sau hậu nhà
Sở Khách Đình sát với rừng cấm (hướng Nam Tòa Thánh). Nhà Sở nầy do Ông Nguyễn
văn Lư làm chủ sở. Trong lúc tạo Cơ Sở nầy cơm gạo rất thiếu thốn, mỗi bửa ăn
là khoai mì với lá đậu rồng, lá cây búng chấm nước muối. Lúc đó, Ông Phạm văn
Út là người nhỏ tuổi hơn hết ( lối 20 tuổi ) tới bửa ăn vô thấy toàn là khoai
mì với nước muối liền khóc ròng, vì đã kéo dài đến cả tháng mà chưa được có bữa
cơm nào. Lạ thật một điều là trong số anh em nầy khi có ai về thăm nhà, cha mẹ
hoặc vợ con hỏi thăm lên trên chùa làm công quả là làm việc gì? Trả lời: - Làm
nhà, học kinh, học Đạo, và trồng tỉa, chớ không bao giờ cho biết sự khổ hạnh
đói khát, vì sợ cha mẹ vợ con buồn rồi không cho đi nữa. Mãi đến sau có dịp hỏi
lại với nhau mới biết mỗi người trả lời với gia đình giống như nhau.
Lúc làm cây tạo dựng nhà
Sở Khách Đình, đã gần đến ngày dựng mà còn thiếu cây đòn dông, Anh Em mới bạo
gan vô rừng cấm đốn cây dầu nước, rồi mượn mấy Anh Em người Miên phụ khiêng đem
về cưa ra đặng làm cây đòn dông. Khi vừa cưa xong chưa kịp dọn dẹp, kế có Ông
Đi Ngự là Đi Kiểm Lâm vô tới thấy cây mới cưa, nên đi vòng theo mé rừng thấy
dấu đường khiêng cây về liền trở vô bắt viết lập Biên-Bản. Anh em liền đến
trình cho Đức Thầy hay, Đức Thầy nói: - Nó muốn kiếm tiền đó,mấy em về năn nỉ
cho tiền nó là xong. Anh em liền trở về năn nỉ và cho năm đồng bạc (5$00) Thầy
Đi Ngự nói: - Thôi, tôi vui lòng tha cho, nhưng từ nay đừng ăn cắp cây của Nhà
Nước nữa. Nói rồi xé hủy Biên Bản ra về.
Đến cuối năm Canh Ngọ
(1930) Đức Thầy cho anh em xuống mở Sở Phạm Môn tại Tâm Lạch thuộc xã Trường Hòa
(Tây Ninh) do Ông Lê văn Lưu làm Chủ Sở sắp đặt việc nhà cửa và canh tác ruộng
rẫy.
Ông Phạm văn Màng nhiệm vụ
coi Anh Em người Miên làm hằng ngày. Vì Sở nầy có bốn chục (40) người Miên kể
cả Nam, Nữ. Còn người Việt Nam lối hai chục người (20).
Ông Lại văn Sắc lo về
Lương Thực và Ngoại Giao. Khi mới đến tạm ở nơi nhà của Ông Út Giáp (Phạm văn
Giáp), vì nhà của Ông Giáp gần chỗ tạo nhà Sở, phần lớn trong ni vụ kiến tạo
nhà Sở nầy đều nhờ sự giúp đỡ của Anh Em Ông Giáp. Nguyên bỡi Ông Phạm văn Giáp
lúc nầy đang ở giúp việc cho Đức Thầy tại Hộ Pháp Đường. Khi khỡi sự khai mở
ruộng rẫy, lúc đem trâu ra máng cày vô rồi, chính Đức Thầy cầm cày, Anh Em dắt
trâu, cày đủ ba vòng Đức Thầy trao lại cho Anh Em ỡ Sỏ cày.
Cũng trong năm này, Đức
Thầy dạy cả Anh Em phải học Thập Điều Giới Răn, phải học cho thuộc làu đặng khi
Thầy biểu đọc lại là phải cho thuộc.
Thập Điều Giới Răn, như dưới
đây:
1/- Phải tuân y Luật Pháp
Chơn Truyền của Chí Tôn.
2/ Phải trọn hiếu với Tông
Đường Phụ Mẫu, trọn nghĩa Vợ Chồng, vẹn phận làm Cha.
3/- Phải trọn giữ trai giới.
4/- Phải xa lánh các Đảng
phái.
5/- Phải thật hành Phước Thiện,
nuôi người già, dưỡng trẻ nhỏ.
6/- Không đặng thâu của
chúng-sanh.
7/- Coi Anh Em đồng Đạo
như ruột thịt.
8/- Không được bi Sư phản
bạn.
9/- Phải ở như các Thánh
Hiền, đừng phạm tội vong công bi đức.
10/- Phải thương yêu loài
người và loài vật, kính trọng mạng sanh, vì theo tánh chất của Chí Tôn là chúa
sự sống.
Đến năm Tân Mùi (1931) Đức
Thầy dạy Ông Trịnh Phong Cương ra tạo Sở Giang Tân kế mé sôngVàm Cỏ Đông thuộc
xã Trường Hòa sát ranh với xã Long Thành. Sở Nam Công Nghệ gần ngã ba đi Suối
Đá và đi Chà Là, tại nách đường đi vô Thái Bình Thánh Địa (nghĩa địa) do Ông Võ
văn Đợi tự Đại làm Chủ Sở.
Sở Nữ Công Nghệ ở gần ngã
tư Ao Hồ kế bên cửa số 7 ngoại ô Thánh Địa do Ông Đinh văn Tiết làm Chủ Sở.
Sở Dưỡng Lão Đường cũng
gần ngã tư Ao Hồ, nền nhà Sở là Điện Thờ Phật Mẫu Đệ Tam ngày nay (Canh Thân
1980) do Ông Lê văn Tri làm Chủ Sở.
- Đến cuối năm Tân Mùi
(1931) Đức Thầy cho hay đến ngày mồng 3 tháng Giêng Nhâm Thân (1932) sẽ làm Lễ
Hồng Thệ (Đào Viên Pháp) tại Sở Trường Hòa.
Tiếp theo kỳ 2.
NỐI BƯỚC N°10.Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [ 9 ] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] [23] [24] .