Phạm Môn Sử Lược. Chương 1. * Nguyễn Văn Hòa (Khiết Dân).

Lời Nói Đầu.
Lược sử Phạm Môn "Hồi Ký" là cố moi óc hồi nhớ lại những việc đã qua, từ buổi Phạm Môn mới phôi thai cho đến lúc biến thành Cơ Quan Phước Thiện và tiến đến thành hình Hội Thánh Phước Thiện trong nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, để ghi lại những gì chính mình mắt thấy tai nghe, hoặc những người trực diện trong cuộc tường thuật lại để anh em cùng hiểu biết với nhau trong tình chân thành, đồng thời đồng chí hướng.
Phạm Môn là con đường thứ Ba hay là cửa Tu Chơn trong nền Đại Đạo, mỗi mỗi việc chi đều do khẩu thuyết mật truyền của Đức Hộ Pháp chớ không có giấy tờ văn kiện chi hết. Vì thế nên muốn tìm lại một chứng minh cụ thể nào về Phạm Môn đều không thể có.
 
Nhưng thiết nghĩ Phạm Môn cũng là một Cơ Quan trọng yếu trong nền Đại Đạo nên không thể thiếu trong Bộ Đạo Sử nầy. Nếu những người đương thời không có ghi lại thì các Sử Gia hậu thế biết căn cứ vào đâu mà sưu khảo hầu hoàn thành Bộ Đạo Sử được đầy đủ.
Riêng về kẽ viết bảng Phạm Môn Lược Sử nầy không bao giờ dám có cao vọng sẽ chen tựa trong bậc ngưỡng cửa Sử Gia nền Đại Đạo, nhưng trót lỡ nhận sự phú thác của đàn Anh nên không thể vì lẽ gì từ chối được.
 
Vẫn biết rằng: Tôi là kẽ thấy cạn hiểu gần thì dám đâu tự xứng với việc quá sức mình, nhưng nhìn kỹ lại các bậc đàn Anh trong cửa Phạm Môn đã kẽ trước người sau lần hồi qui vị gần như sắp hết, chỉ còn lại năm bảy Anh đều là đã lưng còm tóc bạc, tai điếc mắt lờ. Nên dầu cho tôi có ngập ngừng e ngại đến đâu, buộc lòng cũng phải cố gượng gắng làm việc của đàn Anh giao phó, nhưng chắc rằng không tránh khỏi những điều thiếu sót và cũng hẵn là việc lầm lỗi về luật hành văn không phải ít.
 
Kính xin Quí Vị cao minh rộng tình thông cảm lượng thứ cho và bổ túc thêm những điều thiếu sót.
Nay kính,
Tòa-Thánh, ngày mùng 1 tháng 9 Canh-Thân. / ( Dl 9 - 10 - 1980 )
Nguyễn Đức Hòa
Bút Hiệu Khiết Dân
 
"Phạm giáo tùy ngươn cứu thế độ nhơn hành Chánh pháp, Môn quyền định hội trừ tà diệt mị hộ Chơn truyền".
 
Lược Sử Phạm Môn
Hồi Ký.
 
Phạm Môn phôi thai từ năm Kỷ Tỵ (1929), khởi thủy do Đức Hộ Pháp sang phần đất tại xóm Trường Đua thuộc xã Hiệp Ninh, quận Châu Thành, tình Tây Ninh tạo một ngôi nhà, ngôi nhà đầu tiên nầy do Đức Hộ Pháp đặt cho Ông Lễ Sanh Thượng Ngươn Thanh lãnh khoán, khi làm xong kéo đem tới dựng lên (nhà cột cây lợp tranh).
 
Trong lúc đang kiến tạo ngôi nhà nầy có một số người Đạo Tâm tự đến xin làm giúp cho Đức Hộ Pháp. Mục đích của những người nầy là muốn được gần gũi Đức Hộ Pháp để học Đạo và cứ như thế số người đến xin làm mỗi ngày thêm đông.
 
Đến năm Canh-Ngọ (1930) Đức Hộ-Pháp mới nói với những người nầy rằng: Chỗ nầy không phải chỗ làm công quả, nếu ai muốn làm công quả, thì về trong Tòa Thánh mà làm. Còn như em nào muốn theo Qua, thì phải làm tờ Hiến Thân trọn đời vào Phạm Môn và phải có cha mẹ với vợ bằng lòng ký tên cho hiến thân mới đặng, đồng thời Tờ Hiến Thân phải có Đầu Họ Đạo vi chứng. Những anh em nầy hợp nhau bàn tính, kết quả anh em đồng ý làm Tờ Hiến Thân. Khi làm Tờ Hiến Thân xong đệ lên Đức Hộ Pháp, Ngài xem xong rồi đệ luôn qua cho Ngài Đầu Sư Thượng Trung Nhựt.
 
Từ ngày Anh, Em làm Tờ Hiến Thân rồi, Đức Thầy buộc làm công mỗi tháng phải làm đủ 27 ngày,nghỉ 3 ngày là: Mồng 1, 20 và 30. Nếu tháng thiếu nghỉ ngày 29.
 
Đến đây nhận thấy số người khá đông, phần ăn uống có mòi thiếu thốn. Mấy người lớn tuổi có phần hiểu biết hơn, mới phân ra một số đi cưa cây làm cửa để trang trí ngôi nhà mới cất, còn m số thì lo kiếm rung đặng làm, khi bàn tính xong trình lên cho Đức Thầy hay, được Đức Thầy chấp thuận và Đức Thầy hỏi mướn sở rung của bà Nữ Chánh Phối Sư Lâm Hương Thanh tọa lạc tại Bến-Sỏi Tây Ninh. Vụ làm rung do Ông Võ Văn Lèo làm chủ sở và nhờ Anh, Em ở xã Ninh Điền và Trà-Siêm giúp trâu cày rung và lúa giống.
 
Khi ngôi nhà được trang trí kín đáo, xây hai cây trụ cửa ngỏ xong, Đức Thầy mới dạy làm tấm bảng đề hai chữ "Phạm-Nghiệp" và dăng lên đôi liễng như vầy:
" Phạm Nghiệp thừa nhàn lợi lộc công danh vô sở dụng, Môn Quan tích Đạo tinh thần pháp bữu hữu cơ cầu".
Đồng thời Đức Thầy dạy Anh Em về Tòa Thánh tạo Sở "Khách Đình" kế lộ Phước Đức Cù, sau hậu nhà Sở Khách Đình sát với rừng cấm (hướng Nam Tòa Thánh). Nhà Sở nầy do Ông Nguyễn văn Lư làm chủ sở. Trong lúc tạo Cơ Sở nầy cơm gạo rất thiếu thốn, mỗi bửa ăn là khoai mì với lá đậu rồng, lá cây búng chấm nước muối. Lúc đó, Ông Phạm văn Út là người nhỏ tuổi hơn hết ( lối 20 tuổi ) tới bửa ăn vô thấy toàn là khoai mì với nước muối liền khóc ròng, vì đã kéo dài đến cả tháng mà chưa được có bữa cơm nào. Lạ thật một điều là trong số anh em nầy khi có ai về thăm nhà, cha mẹ hoặc vợ con hỏi thăm lên trên chùa làm công quả là làm việc gì? Trả lời: - Làm nhà, học kinh, học Đạo, và trồng tỉa, chớ không bao giờ cho biết sự khổ hạnh đói khát, vì sợ cha mẹ vợ con buồn rồi không cho đi nữa. Mãi đến sau có dịp hỏi lại với nhau mới biết mỗi người trả lời với gia đình giống như nhau.
 
Lúc làm cây tạo dựng nhà Sở Khách Đình, đã gần đến ngày dựng mà còn thiếu cây đòn dông, Anh Em mới bạo gan vô rừng cấm đốn cây dầu nước, rồi mượn mấy Anh Em người Miên phụ khiêng đem về cưa ra đặng làm cây đòn dông. Khi vừa cưa xong chưa kịp dọn dẹp, kế có Ông Đi Ngự là Đi Kiểm Lâm vô tới thấy cây mới cưa, nên đi vòng theo mé rừng thấy dấu đường khiêng cây về liền trở vô bắt viết lập Biên-Bản. Anh em liền đến trình cho Đức Thầy hay, Đức Thầy nói: - Nó muốn kiếm tiền đó,mấy em về năn nỉ cho tiền nó là xong. Anh em liền trở về năn- nỉ và cho năm đồng bạc (5$00) Thầy Đi Ngự nói: - Thôi, tôi vui lòng tha cho, nhưng từ nay đừng ăn cắp cây của Nhà Nước nữa. Nói rồi xé hủy Biên-Bản ra về.
 
Đến cuối năm Canh Ngọ (1930) Đức Thầy cho anh em xuống mở Sở Phạm Môn tại Tâm Lạch thuộc xã Trường Hòa (Tây-Ninh) do Ông Lê văn Lưu làm Chủ-Sở sắp đặt việc nhà cửa và canh tác ruộng rẫy.
 
Ông Phạm văn Màng nhiệm-vụ coi Anh Em người Miên làm hằng ngày. Vì Sở nầy có bốn chục (40) người Miên kể cả Nam, Nữ. Còn người Việt Nam lối hai chục người (20).
 
Ông Lại văn Sắc lo về Lương Thực và Ngoại Giao. Khi mới đến tạm ở nơi nhà của Ông Út Giáp (Phạm văn Giáp) , vì nhà của Ông Giáp gần chỗ tạo nhà Sở, phần lớn trong ni vụ kiến tạo nhà Sở nầy đều nhờ sự giúp đỡ của Anh Em Ông Giáp. Nguyên bỡi Ông Phạm văn Giáp lúc nầy đang ở giúp việc cho Đức Thầy tại Hộ Pháp Đường. Khi khỡi sự khai mở ruộng rẫy, lúc đem trâu ra máng cày vô rồi, chính Đức Thầy cầm cày, Anh Em dắt trâu, cày đủ ba vòng Đức Thầy trao lại cho Anh Em ỡ Sỏ cày.
 
Cũng trong năm này, Đức Thầy dạy cả Anh Em phải học Thập Điều Giới Răn, phải học cho thuộc làu đặng khi Thầy biểu đọc lại là phải cho thuộc.
 
Thập Điều Giới Răn, như dưới đây:
1/- Phải tuân y Luật Pháp Chơn Truyền của Chí Tôn.
2/ Phải trọn hiếu với Tông Đường Phụ Mẫu, trọn nghĩa Vợ Chồng, vẹn phận làm Cha.
3/- Phải trọn giữ trai giới.
4/- Phải xa lánh các Đảng phái.
5/- Phải thật hành Phước Thiện, nuôi người già, dưỡng trẻ nhỏ.
6/- Không đặng thâu của chúng-sanh.
7/- Coi Anh Em đồng Đạo như ruột thịt.
8/- Không được bi Sư phản bạn.
9/- Phải ở như các Thánh Hiền, đừng phạm tội vong công bi đức.
10/- Phải thương yêu loài người và loài vật, kính trọng mạng sanh, vì theo tánh chất của Chí Tôn là chúa sự sống.
Đến năm Tân Mùi (1931) Đức Thầy dạy Ông Trịnh Phong Cương ra tạo Sở Giang Tân kế mé sôngVàm Cỏ Đông thuộc xã Trường Hòa sát ranh với xã Long Thành. Sở Nam Công Nghệ gần ngã ba đi Suối Đá và đi Chà Là, tại nách đường đi vô Thái Bình Thánh Địa (nghĩa địa) do Ông Võ văn Đợi tự Đại làm Chủ Sở.
Sở Nữ Công Nghệ ở gần ngã tư Ao Hồ kế bên cửa số 7 ngoại ô Thánh Địa do Ông Đinh văn Tiết làm Chủ Sở.
 
Sở Dưỡng Lão Đường cũng gần ngã tư Ao Hồ, nền nhà Sở là Điện Thờ Phật Mẫu Đệ Tam ngày nay (Canh Thân 1980) do Ông Lê văn Tri làm Chủ Sở.
 
- Đến cuối năm Tân Mùi (1931) Đức Thầy cho hay đến ngày mồng 3 tháng Giêng Nhâm Thân (1932) sẽ làm Lễ Hồng-Thệ (Đào Viên Pháp) tại Sở Trường Hòa.
 
Trước khi hồi ký lại nội vụ Hồng hệ tôi xin ghi lại hai mươi ba vị (23 vị) Minh hiện àn thuộc Thánh hất Khổ iền rang xã Phú ỹ, quận Châu hành, tỉnh Mỹ ho đã Hồng-Thệ từ ngày rằm tháng hai Canh gũ (1930) tại Thánh-Thất KhổHiền-Trang (1). Chiếu theo Niên Lịch thì 23 vị Minh-Thiện-Đàn Hồng-Thệ trước, nên xin ghi vào đây trước. Hơn nữa, Minh-Thiện-Đàn cũng là Phạm-Môn cũng như Trí-Huệ-Cung, Trí-Giác-Cung, và Vạn-Pháp-Cung tựu trung cũng là Phạm-Môn. Danh sách 23 vị Minh-Thiện-Đàn Hồng-Thệ kể dưới đây:
Họ và Tên
1 - Phan văn Minh
2 - Lê văn Trung
3 - Huỳnh văn Phuông
4 - Đinh công Trứ
5 - Trần văn Đăng
6 - Trần văn Lợi
7 - Nguyễn văn Tấn
8 - Lê văn An
9 - Trần thành Mậu
10 - Nguyễn văn Tươi
11 - Lê cảnh Phước
12 - Hồ văn Huyện
13 - Lê văn Ninh
14 - Nguyễn văn Soi
15 - Dương văn Hiệp
16 - Nguyễn văn Hậu
17 - Nguyễn văn Vàng
18 - Phan văn Hưởn
19 - Hồ văn Cửu
20 - Đỗ văn Phở
21 - Ung văn Lưng
22 - Nguyễn văn Sùng
23 - Lê văn Dương
 

Phú-Mỹ
Phú-Mỹ
Phú-Mỹ
Phú-Mỹ
Long-Hòa
Lương-Hòa-Lạc
Lương-Hòa-Lạc
Phú-Mỹ
Phú-Mỹ
Phú-Mỹ
Phú-Mỹ
Phú-Mỹ
Phú-Mỹ
Phú-Mỹ
Hưng-Thạnh-Mỹ
Lương-Hòa
Đạo-Ngạn
An-Hữu
Tân-Hòa-Thành
Tân-Hòa-Thành
Tân-Hòa-Thành
Phú-Mỹ
Tân-Hòa-Thành
 
Quận
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
 
Tỉnh
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
Mỹ-Tho
 
Đúng ngày mồng 3 tháng Giêng Nhâm-Thân (1932) cả Anh Em Phạm-Môn Nam Nữ và luôn cả Cha Mẹ Vợ Con của Anh Em đều tựu đến Sở Trường-Hòa rất đông phỏng chừng lối ngàn người.
 
Đến 7 giờ tối Đức Thầy dạy lấy một cái thau rửa thật sạch, đem để trước Thiên-Bàn, Đức Thầy nói: Đáng lẽ là mỗi người có tên Hồng-Thệ hôm nay tự mình cắt tay lấy máu đựng chung trong thau nầy rồi mỗi người uống một hớp, nhưng mấy em là người Đạo mỗi người đều giữ trường-trai không thể làm như vậy được, nên phải dùng rượu chát đỏ thay thế, đổ rượu vào thau nầy cho nhiều vì mấy em đông lắm, lại thêm Cha Mẹ, Vợ Con của mấy em. Khi đổ rượu vào thau xong, Đức Thầy làm lễ Chí-Tôn và hành pháp vào thau rượu rồi kêu từ người theo danh bộ đã chọn sẵn và cả Cha Mẹ, Vợ Con của người được Hồng-Thệ vô.
 
Người chánh danh Phạm-Môn được Hồng-Thệ quì trước Thiên-Bàn nguyện như vầy:
Tôi là: .............. tôi thề rằng:
Từ nay tôi coi Anh Em Phạm-Môn như ruột thịt, sanh tử bất ly, thoảng có điều chi hoạn-nạn thì tôi liều mình với Anh Em, tôi thất nguyện quyền Thiêng-Liêng hành-pháp tận đọa tam đồ bất năng thoát tục, và Thầy tôi không nhìn đến tôi nữa.
 
Lạy ba lạy đứng dậy, rồi thọc ngón tay giữa bàn tay mặt vô rượu chát đỏ mà nói rằng: " Đây là huyết thệ của tôi ", rồi uống mỗi người một hớp, Cha Mẹ, Vợ Con của người chánh danh cũng uống mỗi người một hớp, như vậy, kế người sau đó cũng làm y như vậy tiếp theo mãi cho hết.
 
Những người Hồng-Thệ kỳ mồng 3 tháng Giêng Nhâm-Thân ( DL 7-2-1932 ), Đức Thầy chọn được 67 vị. Ông Lê văn Tri xin thêm 5 vị nữa ở Gò-Chai, Long-Vĩnh, Đức Thầy cho nhưng Đức Thầy nói: Mấy người em xin thêm đó nếu sau nầy có nên được, em vanh tay Qua đi.
 
Thật vậy, khoảng lối năm Nhâm-Tý (1972) chính tác giả Hồi-Ký bảng Lược-Sử nầy có dịp tọa-đàm với Ông Đỗ văn Viện, Trưởng-Tộc Phạm-Môn và đôi ba anh nữa nhắc lại lời của Đức Thầy nói Hồi-Ký Lễ Minh-Thệ của Phạm-Môn tại xã Trường-Hòa và kiểm đìểm lại thì đúng như lời của Đức Thầy buổi nọ, cộng chung số 67 vị của Đức Thầy chọn và 5 vị Lê văn Tri xin thêm là 72 vị. Ngày thọ Đào-Viên-Pháp là ngày mùng 3 tháng 1 năm Nhâm-Thân.
 
Danh-sách như dưới đây:
Họ và Tên
1 - Phạm văn Huấn
2 - Lê văn Tri
3 - Nguyễn văn Thế
4 - Võ văn Lẽo
5 - Bùi văn Trực tự Nguyệt
6 - Võ văn Đợi tự Đại
7 - Phạm văn Tuấn
8 - Lê văn Lưu
9 - Trịnh Phong Cương
10 - Lý văn Lâm
11 - Đinh văn Tiết
12 - Trịnh văn Phận
13 - Đỗ văn Viện
14 - Phạm công Đằng
15 - Nguyễn văn Sĩ tự Đại
16 - Lê văn Gấm
17 - Nguyễn văn Lư
18 - Phạm văn Út
19 - Trần văn Như
20 - Nguyễn văn Lịnh
21 - Trần văn Nhượng
22 - Lại văn Sắc
23 - Võ văn Chở
24 - Nguyễn văn Yên
25 - Lê văn Bui
26 - Phạm văn Màng
27 - Võ văn Thoàn
28 - Lại văn Ngà
29 - Ngô văn Hố
30 - Nguyễn v. Tiền tự Dần
31 - Bùi văn Trang
32 - Đinh văn Giao
33 - Đỗ văn Thơ
34 - Phạm văn Hạc
35 - Lê văn Hoa
36 - Nguyễn văn Vọng
37 - Nguyễn văn Tiên
38 - Lương văn Dậu
39 - Lê văn Bờ
40 - Nguyễn văn Thông
41 - Trần văn Phu
42 - Đặng văn Thứ
43 - Nguyễn văn Thiết
44 - Lê văn Sữu
45 - Phạm văn Lễ
46 - Hồ văn Lung
47 - Phạm văn Chì
48 - Lê văn Huấn
49 - Nguyễn văn Sang
50 - Hồ văn Tự
51 - Nguyễn văn Hợp
52 - Võ văn Trọng
53 - Đặng văn Phụng
54 - Đinh văn Nghiên
55 - Hồ văn Giăng
56 - Trần văn Bùng
57 - Đinh văn Huỳnh
58 - Lê văn Biện
59 - Ngô văn Mười
60 - Nguyễn văn Bường
61 - Lê văn Lâu
62 - Nguyễn văn Cho
63 - Trịnh văn Quí
64 - Nguyễn văn Sen
65 - Lê văn Duyên
66 - Phạm văn Voi
67 - Phạm văn Dụng
68 - Nguyễn văn Bo
69 - Trần văn Sanh
70 - Tô văn Bao tự Ê
71 - Lê văn Ong
72 - Võ văn Hội
 

Hiệp-Thạnh
Ninh-Điền
Thạnh-Đức
Thạnh-Phước
Bình-Phú
Gia-Lộc
Hiệp-Thạnh
An-Hòa
Gia-Bình
Mỹ-Phong
Gia-Bình
Ninh-Điền
Phước-Thạnh
Thạnh-Phước
Thạnh-Đức
Thái-Mỹ
Bình-Đăng
Thạnh-Phước
Ninh-Điền
Long-Hiệp
Long-Cang
Thạnh-Đức
Thạnh-Đức
Thạnh-Đức
Ninh-Điền
Thạnh-Phước
Thạnh-Phước
Thạnh-Đức
Gia-Lộc
Ninh-Điền
Bình-Phú
Gia-Bình
Phước-Thạnh
Thạnh-Đức
Gia-Bình
Ninh-Điền
Ninh-Điền
Ninh-Điền
Ninh-Điền
Cẫm-Giang
Cẫm-Giang
Long-Cang
Ninh-Điền
Phưóc-Thạnh
Phưóc-Thạnh
Cẩm-Giang
Ninh-Điền
Gia-Bình
n/a
Phước-Vân
Thanh-Hà
Định-Thành
Ninh-Điền
Gia-Bình
Thạnh-Đức
Cẩm-Giang
Gia-Bình
Thạnh-Phước
Thạnh-Phước
Thạnh-Đức
Ninh-Điền
Ninh-Điền
Gia-Bình
Thạnh-Phước
Ninh-Điền
Ninh-Điền
Cẩm-Giang
Gia-Bình
Ninh-Điền
Thạnh-Phước
Ninh-Điền
Ninh-Điền
 
Quận
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
n/a
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
n/a
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Hốc-Môn
n/a
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Trung-Quận
Trung-Quận
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Châu-Thành
n/a
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Châu-Thành
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trung-Quận
Châu-Thành
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Trảng-Bàng
n/a
Trung-Quận
Trung-Quận
Bến-Cát
Châu-Thành
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Châu-Thành
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Châu-Thành
Trảng-Bàng
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Trảng-Bàng
Châu-Thành
Trảng-Bàng
 
Tỉnh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Long-Xuyên
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Mỹ-Tho
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Gia-Định
Mỹ-Tho
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Chợ-Lớn
Chợ-Lớn
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Long-Xuyên
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Chợ-Lớn
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Châu-Đốc
Chợ-Lớn
Chợ-Lớn
Thủ-Dầu-Một
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
Tây-Ninh
 
Khi hành-lễ Hồng-Thệ ( Đào-Viên-Pháp ) xong, Đức Thầy và cả Anh Em ở nghỉ tại đó, đến sáng ngày mồng 4 tháng Giêng Nhâm-Thân lần-lượt ra về.
 
Liền trong tháng Giêng Nhâm-Thân ( 1932 ), Ông Bùi văn Trực xin với Đức Thầy đi làm rung ở núi Sập tỉnh Long-Xuyên để có lúa đem về cần dùng nơi Phạm-Môn và được Đức Thầy chấp-thuận,liền phân công kẽ lo kêu gọi Anh Em đi làm rung, và kiếm thêm trâu đem đi làm rung, người lo làm trạch cày, (trạch cày bằng cây, vì lúc đó chưa có tay cày bằng sắt), bắp cày, ách cày, và nài ống - tức là dụng cụ để đi làm rung.
 
Phần ông Đinh văn Tiết lo làm trạch cày, tổ-chức hai, ba người đi vô phía Trảng-Dài ăn cắp cây rừng cấm, khoảng giữa chừng Tây-Ninh vô Tòa-Thánh, từ chỗ làm trạch cày ra tới lộ đá phỏng chừng lối hơn ngàn thước.
 
Khi làm xong mượn xe lèo (xe bò ?) đặng kéo đem đến Sở Giang-Tân, để ghe chở đi Long-Xuyên. Vụ đi kéo trạch cày đó Ông Đinh văn Tiết và Nguyễn văn Bàu cùng đi. Đợi quá 6 giờ tối ngày..(quên) tháng Giêng năm Nhâm-Thân (1932), hai Ông mới đánh chiếc xe bò đi đến chỗ chất trạch cày lên xe xong quày chở về. Khi còn cách l đá lối trăm thước, Ông Tiết nói với Ông Bàu, anh kiềm bò lại đây, để tôi ra l đá quan-sát trước đã, chớ đi đại ra gặp lính Kiểm-Lâm thì nguy lắm ! Anh lưu ý thấy tôi bật lửa hp quẹt sẽ đánh xe ra, bằng chưa thấy ánh lửa thì đừng ra bất tử !
 
Ông Bàu đợi khá lâu mới thấy ánh lửa chấp-chóa thì rất mừng, liền đánh xe bò và đinh-ninh rằng đã gặp dịp may rồi. Nào ngờ khi vừa lên tới l đá thì hai người lính Kiểm-Lâm chạy tới đón đầu bò lại, đồng thời hô lớn lên : " Xe ăn cắp cây rừng cấm của Nhà Nước, Ông Tiết và Ông Bàu hoảng-hồn liền chạy lại mở bò, còn hai người lính Kiểm-Lâm chụp dây bò giành lại, hai đàng giằng co xô đẩy với nhau khá lâu, lần-lượt Ông Tiết và Ông Bàu mở được hai con bò đang mang trong xe, kế một hồi lâu nữa, thừa dịp hai người lính Kiểm-Lâm xô đẩy với Ông Bàu, Ông Tiết đánh hai con bò nhảy tuốt về Tòa-Thánh, còn Ông Bàu cố-gắng giữ hai người lính ở lại không cho rượt theo Ông Tiết.
 
Đến lúc nghe tiếng bò nhảy đã xa, mới xô hai người lính Kiểm-Lâm dang ra, rồi phát chạy theo Ông Tiết. Thế là cả hai người và hai con bò đều thoát khỏi, còn bỏ lại chiếc xe thùng và 24 trạch cày bằng cây dừng. Chiếc xe kéo trạch cày bị lính Kiểm-Lâm tịch thâu luôn, nên Phạm-Môn phải mua xe khác thường lại cho nguyên chủ.
 
Kể từ đây, Đức Thầy thường đến thăm Anh Em nơi các Sở Phạm-Môn, đi bằng cách cỡi ngựa, vì thời nầy đa số đều là rừng rậm, chớ không có đường lưu thông rộng-rãi như ngày nay, chỉ đi theo con đường xe bò, nên dầu có xe đạp cũng khó đi lắm ! Có khi Đức Thầy đi một mình, có khi thì có một hoặc hai người đi theo.
 
Có một lần, độ chừng tháng 6 hay tháng 7 Âm-lịch (Nhâm-Thân), Đức Thầy xuống Sở Trường-Hòa, ở lại ngủ một đêm. Vì rừng rậm, tranh, sặt giáp vòng nên muỗi quá nhiều, khổ nỗi là tại đây Anh Em không ai có mùng, cả thảy đều ngủ bằng chiếc nốp. Còn Đức Thầy không quen ngủ nốp nên không ngủ được, bằng nằm ra ngoài thì muỗi cắn đập liền tay. Vì vậy Anh Em đốt đống ung rồi luân phiên nhau quạt khói mịt-mù để tan bớt muỗi, nhưng cũng tạm đỡ phần nào chớ suốt đêm Đức Thầy không ngủ được.
 
Cũng vì lẽ ấy nên Ông Phạm văn Giáp mới sắm riêng một ghế bố và mùng mền chiếu gối, để tại nhà của Ông, dành để đặc-biệt khi Đức Thầy đến thì ăn và nghỉ tại nhà Ông Giáp, vì nhà Ông Giáp ở gần Sở Trường-Hòa.
 
Cũng trong khoảng thời-gian nầy, khi đến thăm các Sở, hễ gặp người bịnh thì Đức Thầy kêu Chủ-Sở dặn phải tận-tâm lo thuốc men cho người bịnh, không nên vì việc làm mà bỏ người bịnh.
 
Vì lúc nầy, Sở nào cũng đều là đất rừng mới khai phá ra nên bịnh chói nước, nóng lạnh rất nhiều hay nói cách khác là bịnh rét rừng, như tại Sở Phạm-Môn Trường-Hòa, kể từ tháng 10 đến tháng 4 Al, hễ buổi mơi đi làm lối 20 người, thì buổi chiều chỉ còn lối 7 hoặc 10 người là nhiều, còn những người kia đều bị làm cử (sốt rét) nằm trùm mền hết.
 
Mỗi lần Đức Thầy đi thăm đều thấy như vậy, hơn nữa càng ngày số người bịnh lại càng đông hơn trước.
 
Nhận thấy không thể đành như vậy được, nên đến tháng Giêng năm Quí-Dậu (1933), Đức Thầy mới kêu Anh Em đến sửa-soạn ngôi nhà sau hậu Hộ-Pháp-Đường tức là nền nhà "Tịnh-Tâm-Hiên", chỗ Cô Tư Phối-Sư Hương-Tranh ở ngày nay, lót ván sạp dài thành hai dãy dọc theo hai bên, để cho người bịnh ở các chỗ Phạm-Môn về, nằm trị bịnh (Nam tả, Nữ hữu). Khi sắp sửa chỗ nơi xong, Đức Thầy cho các vị Chủ-Sở hay, kể từ nay các Sở Phạm-Môn hễ có người bịnh, dầu Nam hay Nữ, đều đem hết về giao cho Đức Thầy chăm sóc điều-trị.
 
Phần trị bịnh chia ra 2 khoa:
1/. Đông-y do Ông Bùi văn Hưng (Ông Tư Hưng) làm Bảo-Bịnh điều-trị bằng Đông-y.
2/. Tây-y Đức Thầy bổn thân chăm sóc chích thuốc và cho uống Tây-y.
 
Vì trong thời-gian nầy ( 1933 ), những người hiện làm công-quả tại Tòa-Thánh và các Sở Phạm-Môn không người nào biết chích thuốc, và điều-trị bằng thuốc Tây, chỉ có Sài-Gòn mới có một tiệm bán thuốc Tây mà thôi.

Về việc Đức Thầy chích thuốc Tây trị bịnh cho Anh Em rất kết-quả, vì đa-số là bịnh chói nước, rét rừng nên chích ký-nin (Quinine) rất công hiệu, nhưng rất tiếc là công việc trị bịnh đang tiến-hành, kế bị nhóm người Chi Phái đối-lập với Tòa-Thánh Tây-Ninh tố-cáo với chánh-quyền Pháp tại Tây-Ninh, nên Ông Trưởng Tâm (xếp mật-vụ Pháp Tây-Ninh) đi với bốn (4) người lính Cảnh-Sát vô tại Hộ-Pháp Đường, khám lấy kim chích, và cả dụng-cụ chích thuốc, lập biên-bản rồi lấy hết những món nầy đem về Tây-Ninh, rồi đưa ra Tòa về tội chích thuốc trị bịnh mà không có Giấy Chứng-Nhận của Bác-Sĩ. Nhưng cũng may là cách đó đôi ba ngày, có Thầy Hai Đễ là Y-Tá-Trưởng tại Bệnh-Viện Tây-Ninh vô thăm Đức Thầy, sau khi nghe Đức Thầy thuật lại vụ Ông Trưởng Tâm bắt về vụ chích thuốc, Thầy Hai Đễ nói: "Ngài đừng lo chi hết, đến khi ra Tòa thì Ngài nói những dụng-cụ chích thuốc đó là của tôi, vì tôi vô chích thuốc cho mấy người bịnh rét rừng, bỡi mỗi ngày tôi vô chích, nên tôi gởi đồ lại đó. Thế nào Tòa cũng đình vụ xử lại, để kỳ sau Tòa mời tôi. Nếu khi Tòa mời tôi thì tôi nhìn-nhận những dụng-cụ chích thuốc là của tôi thì êm chuyện, chớ không sao đâu.

* Tiếp theo Chương 2.

HomeMục Lục: [ 1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ] [ 6 ]  [ 7 ]  [ 8 ]  [ 9 ]  [ 10 ]  [ 11 ]  [ 12 ]  [ 13 ]  [ 14 ]  [ 15 ] [ 16 ]  [ 17 ]  [ 18 ] .