…Các chơn-hồn đi
theo phẩm-trật Cửu-Thiên Khai-Hóa còn phải có tự-tín
rồi tha-tín, tức là giác-nhi giác-tha đó vậy, có tự-tín rồi tha-tín tức là có
tự độ mình rồi độ chúng-sanh. Đạo Cao-Đài khác với các nền
Tôn-Giáo khác là ở chỗ đó, trước hết phải độ mình, độ gia-đình mình rồi độ
ngoài thân tộc, tức là độ cả nhơn-loại vậy; mình phải học để mình hiểu Đạo.
Hiểu Đạo rồi, nói sao cho thân tộc mình hiểu Đạo, chẳng những nói Đạo cho thân
tộc mình biết mà thôi, mà phải nói Đạo cho toàn nhơn-loại nữa.
Mình học để biết Đạo là lập Đức, nói Đạo cho thân tộc mình biết Đạo là lập
Công, độ toàn nhơn-loại là lập Ngôn, có làm đủ ba điểm đó mới về được với Đức
Chí-Tôn bằng con đường Cữu-Thiên Khai-Hóa.
Luận giải:
Làm sao
để mình hiểu Đạo và học Đạo một cách đúng đắn vì lập ngôn mà sai lầm thì mang
thêm tội chớ không có công ?
Chúng ta
phải học hay tham khảo từ những sách mà Hội Thánh đã kiểm duyệt, cho phép in
trước kia. Nhưng với phương tiện ngày nay coi chừng tác giả có thể thêm vào nội
dung khác hơn lúc xưa.Hoặc do tam sao thất bổn, những người khác vô tình hay cố
ý làm đánh máy lạc đi, tức là chúng
ta cần phải lấy trí não nhận định thật sáng suốt mới có thể phận biệt được đúng
sai.
Tóm lại,
muốn đi theo con đường Cửu Thiên Khai Hóa chúng ta cần phải giữ vững đức tin
(tự tín, tha tín) và phải thật khôn ngoan sáng suốt mới không bị sai lầm trên
đường hành Đạo.
2 - Trường hợp Ngài Vương
Quang Kỳ (Bài 4)
Bần-Đạo nói rõ, Người ấy là Vương-Quang-Kỳ chú ruột của Thất-Nương vậy.
Người mở Đạo mà chẳng biết Đạo là gì hết. Đi theo một tư-tưởng của nền
chánh-giáo do Đức Chí-Tôn định quyết tư-tưởng của Người ấy và cả hành-tàng, nếu
chúng ta thấy ta sẽ lên án là Tả-Đạo Bàn-Môn chắc hẳn vậy.
Lạ thay! Khi Bần-Đạo quay lại dòm thấy nhiều bạn rơi xuống Bích-Hải khóc
lóc, còn người đó có/(bận) Thiên-Phục giống hình (đội) mão Giáo-Sư, lại áo tốt
vắt vai, mão cầm nơi tay, bận quần cụt ở trần đi ngật-ngờ, ngật-ngưỡng cười một
mình không biết cười cái gì, đi ngang qua Bát-Quái-Đài như không vậy.
Ấy các bạn đủ biết, dầu hành tàng của người bề hữu-vi thấy trái hẳn nền
chơn-giáo Đức Chí-Tôn mà trọn tâm tín-ngưỡng Ngài, ta đoán không đặng, người
thọThiên-Phục áo mão dầu không thế gì mặc vô được, duy cầm nơi tay đi ngang vô
Bát-Quái-Đài không quyền-lực nào ngăn cản được. Chúng ta nên lấy bài
học ấy đặng để trong tâm, đừng phê-bình công kích. Thoảng ta có phận sự dạy-dỗ
để dìu-dắt cả các phần-tử Thánh-Thể của Đức Chí-Tôn, và chúng ta có được quyền
lấy oai-nghiêm của mình tìm phương thế nào dạy-dỗ đặng hiểu biết về phần
hình-thể và phần hồn của toàn con cái Đức Chí-Tôn, ngoài ra không có quyền gì
công kích, tự kiêu, mình bất quá là một phần-tử trong Thánh-Thể Ngài mà thôi,
không đặng quá tự-tôn tự-trọng, cửa Thiêng-Liêng, chúng ta có những linh hồn,
thoảng may duyên tạo nhiều linh hồn nữa, tức nhiên ta có đủ quyền năng, dìu dắt
con cái của Đức Chí-Tôn trở về trong đường lối khai phá của Người, ấy là phận
sự của chúng ta đó…
Phận sự, khi nào gọi đến phận sự thì không có quyền sở hữu chi riêng của
mình nơi đó, chẳng phải quyền hành riêng tư của mình, thì không có lý do được
tự-kiêu, tự làm phận sự, nếu nói chánh đáng nữa, thì ta bất quá là cái máy
Thiêng-Liêng của Đức Chí-Tôn, mạnh yếu tại nơi người điều khiển, không phải tại
chúng ta có quyền tự-chủ tự-kiêu gì mà đọat được. Chúng ta có quyền thay thế
làm Thầy làm Cha của con cái Đức Chí-Tôn, chúng ta không có quyền làm chủ sự
đày đọa họ bắt làm nô lệ. Chẳng phải vì công-nghiệp vĩ-đại hay là công-nghiệp
tối cao của mình mà trở lại khi rẻ các chơn-linh xuống thế-gian này, nếu các
bạn không giữ cho nó công-bình ấy cũng không phương thoát khỏi tội đó. Bởi nó
là phương-pháp trị loạn vậy.
Luận giải:
Làm sao để trọn tâm tín ngưỡng nơi Đức Chí Tôn? Tại sao ta chỉ được quyền
khuyên lơn người bạn nếu họ đi sai đường chớ ta không được quyền công kích, tự
kiêu, hay khi rẽ các chơn linh xuống thế gian nầy?
Muốn để
trọn tâm tín ngưỡng nơi ĐCT ta học hỏi những lời dạy của ĐCT, ta phải nhớ nằm
lòng những điều ĐCT đã dạy qua Thánh Ngôn, Thi văn dạy Đạo,
Nên nhớ
Thánh Ngôn Hiệp Tuyển là quyển Thiên thơ của của ĐCT và các Đấng ban
cho nên ta phải học và hiểu ý nghĩa cho nhuần nhuyển. Rồi đến những
lời thuyết Đạo của ĐHP là bậc thay Thầy mở Đạo. Ngoài ra những kinh sách khác
ta phải dè chừng.
Kế đó ta
phải năng cúng kiếng để tăng lòng tín ngưỡng vì Lễ bái thường hành tâm Đạo
khởi. Niệm danh Thầy hằng ngày cũng là cách đánh thức điểm chơn thần, chơn linh
chúng ta càng ngày thêm mẫn huệ sẽ dễ phân biệt được đâu là chơn đâu là giả.
Còn về
bạn đồng môn là người anh em mình, mình phải biết thương họ. Nếu họ rủi đi vào
con đường sai lạc thì mình càng phải thương họ vì mình còn may duyên hơn họ.
Mình chỉ khuyên lơn, trình bày lý lẽ để mong thức tỉnh người anh em mình, chớ
đùng nên tự tôn tự đại hay khinh rẻ những người anh em mình.
Hơn nữa
chính mình cũng có nhiều lúc bị sai lầm nên không có gì đáng để mình tự cao,
khinh rẽ người khác, và đó cũng là điều thất đức.
Tóm lại
muốn vượt qua khổ hải để về với Đức Chí Tôn chúng ta phải có tín ngưỡng mạnh mẽ
nơi Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, và phải thể hiện tình thương yêu vô
hạn, để khuyên lơn dạy dỗ, chớ không được tự tôn tự đại, khinh rẽ những
người anh em chúng ta đó vậy.
3 - Khi vào trong Bát Quái Đài tức là Tòa Tam Giáo ta thấy hình ảnh cả kiếp
sanh chúng ta diễn lại không sót điều gì.(Bài 4)
"…Chúng ta thấy mình chẳng khác nào như khán giả đứng trước đài kia
coi cả kiếp sanh chúng ta, từ trước nó sẽ có trước mắt chúng ta, không điều gì
sót, phải chăng nơi ấy kinh Phật nói là Minh-Cảnh-Đài? chớ không phải kiếng,
trước mặt chúng ta, chúng ta thấy, khi trước chúng ta làm những việc gì nay nó
sẽ chiếu lại cho xem chẳng khác gì như mình xem tuồng hát bóng vậy.
Mỗi khi mình hành động gì trong kiếp sanh khi xưa hôm nay đều ngó thấy
trước mặt, và cân ấy tùy theo nên, hư, tội phước mà hiện tượng ra hết thảy,
quyết đoán một cách công-bình không sai chút nào hết, phải chăng đó là huyền-bí
của Tòa Thiêng-Liêng ấy. Vậy hành tàng đã có trước mắt, luật Tam-Giáo chẳng hề
sai chạy. Kiếp sanh đã làm gì Đời hay Đạo, mặt Luật Thiêng-Liêng không sót một
điều…"
Luận giải:
Chúng ta phải tránh làm những điều tội lỗi khuất lấp dầu ở thế gian không
ai biết nhưng về cõi thiêng liêng ta phải đối mặt với nó.
Thói
thường con người dễ phạm tội khi không một người nào thấy được, nhưng chúng ta
là người biết Đạo phải luôn nghĩ rằng nơi đâu cũng có Trời biết đất biết và các
Đấng Thiêng Liêng hay những người cõi vô hình đều biết. Có nhiều người giết
người nơi hoang vắng tưởng không ai biết nhưng chính linh hồn người bị hại đã
khiến xui án mạng được phơi bày. Những hạng bình dân thì tin tưởng hai bên vai
giác có chư thần biên tội phước mình.
Điều nầy
có nghĩa là ta phải luôn tự chủ và quyết đoán, cùng giữ linh tâm làm căn bổn để
không bị sa đọa vào vòng tội lỗi thấp hèn.
4 - Trường hợp nào khi vào Bát Quái Đài nam hóa thành nữ, nữ hóa thành nam
? (Bài 4)
…Có một điều ngộ-nghĩnh là chúng ta ngó thấy Nam hóa Nữ, Nữ hóa Nam không
còn hình ảnh nữa, đến bây giờ trong Đài ấy hiện ra hai ánh lửa: Nếu người nào
thiếu lòng thương yêu không biết thương mình, không biết thương người, nếu phạm
vào luật thương yêu ấy thì dầu Nam cũng phải hóa Nữ, Nữ đã trọn kiếp tu thật
hành nghiêm luật thương yêu đó thì đặng hóa Nam. Có một điều ta nên để ý là không
biết lúc nào họ ra cửa, khi họ ra không biết họ ra cửa nào, chúng ta ra chỉ
biết mình thôi, không thể gì đoán được mấy người kia, nếu có đoạt phẩm-vị họ
chỉ biết lấy họ mà thôi, họ thành Tiên, thành Phật cũng tại đó, khi họ ra Nam
hóa Nữ nếu họ có tội tình gì thì bắt họ phải trở lại đầu kiếp.
Dầu cho hình luật định, họ phải đầu kiếp, nhưng họ còn quyền duy chủ của họ
nữa không có quyền luật nào buộc họ phải đầu kiếp liền được, họ đặng vô Đài ấy
1.200, 2.400 tới 3.000 năm ở đó an nghĩ vui hứng, ngày giờ nào biết ta có thể
đầu kiếp trở lại, đặng chuyển Pháp, đến giáo Đạo, hành Đạo, chừng ấy chúng ta
ra khỏi Niết-Bàn đặng đầu kiếp…..
Đạo vợ chồng ở trên thế gian này chúng ta nên cẩn thận để ngày kia về đến
Bát-Quái-Đài khỏi thất lỗi với vợ, nếu người vợ đối tròn bổn-phận với mình thì
họ được hóa Nam, chừng ấy là người bạn mật thiết với chúng ta, thoảng như chúng
ta làm sai với bạn chúng ta, thì ngày kia bạn ta trách ta rằng: Tôi xuống trần
chung sống với bạn, những cảnh khổ bạn không dìu dắt tôi, bạn còn hân-hủi tôi
nữa, câu trách ấy ta phải chịu không thể gì trả lời được.
Vì cớ cho nên Phật-Giáo cho Nữ đồng quyền Nam, tôi nói quả quyết rằng:
Chừng nào chúng ta thấy nơi mặt thế này đoàn em Nữ phái mình biết sợ, kiêng nể
Pháp-Luật thì nó cũng như Nam vậy. Nếu bạc đãi nó, hủy bỏ nó không dìu-dắt đồng
sống nhau, ngày giờ đến Bát-Quái-Đài nó hóa Nam dòm lại nó là người bạn quí
nhứt của mình, cũng chịu đau khổ trọn kiếp sanh, chúng ta tưởng lấy làm đau đớn
không giúp được, trái lại còn khi rẻ gớm ghiếc, chúng ta đến sẽ thấy chỗ đó
không còn Nam Nữ nữa. Hư-Linh kia quả quyết rằng: Có nhiều bạn Nam ta quen
biết, đầu kiếp Nữ tại thế-gian này, không biết là bao nhiêu, nhiều lắm…
Luận giải:
Làm sao để luôn giữ luật thương yêu để nam không hóa thành nữ khi vào Bát
Quái Đài ?
Đoạn trên
ĐHP có nói những người không giữ luật thương yêu, không thương mình, không
thương người khi ra khỏi BQĐ sẽ nam biến thành nữ, bởi vì nữ thì có nhiều thiệt
thòi hhơn nam.
Không
biết thương mình tức là không giữ thân thể mình cho được tráng kiện, tinh thần
minh mẫn mà chạy theo tứ đổ tường chẳng hạn.
Trong
việc đối đãi với người thân kẻ sơ cũng phải lấy tình thương như lời ĐCT hằng
dạy: Các con nếu không thương nhau được thì cũng chẳng nên ghét nhau ...
Nhất là
trong gia đình người chồng ưa ăn hiếp vợ thì sau phải hóa thành nữ để trả
nghiệp, đó là luật nhân quả rất dễ hiểu.
Trong gia
đình mỗi phần tử có liên hệ máu thịt thì việc thương yêu nhau dễ dàng,
Còn ngoài
xã hội ta lấy tình nghĩa thôn lân mà đối đãi nhau, còn trong quốc gia là nghĩa
đồng bào cùng một giòng máu là như thể anh em.
Cả thế
gian nầy người xưa có câu tứ hải giai huynh đệ, hay đối với chúng ta cùng con
một ông Cha Trời vì vậy chúng ta đều coi nhau như anh em hết thảy.
5 - Về nơi Diêu Trì Cung nhìn lên Đức Phật Mẫu sẽ thấy hình ảnh người Mẹ ở
cõi phàm.(Bài 6)
Mình về tại Cung Diêu-Trì dòm lên thấy tượng ảnh của mình, không vinh-diệu
nào bằng, cái vinh-diệu ấy, có điều trọng hệ là dầu Nam, Nữ cũng vậy rán giữ
một điều này, coi chừng đừng thất hiếu với cha mẹ. Ngày mình ngó thấy hình ảnh
của Đức Phật-Mẫu thì thấy người Mẹ nhơn từ, hiền-hậu vô cùng, hạnh-phúc mình
được hưởng đó, còn trái ngược lụng lại nếu ta thất hiếu, ta dòm vào hình ảnh
của Phật-Mẫu, ta thấy nét mặt nghiêm-nghị và lãnh đạm, chúng ta sẽ hết sức đau
khổ đó.
Luận giải:
Phải hiếu thảo với cha mẹ để ngày về không bị đau khổ khi nhìn lên Đức Phật
Mẫu. Hiếu thảo như thế nào ?
Hiếu thảo
căn bản là ta làm vui lòng cha mẹ, không gây sự buồn phiền đau khổ cho cha mẹ.
Lúc trẻ
lo học hành đổ đạt thành danh cũng là cách trả hiếu cho cha mẹ.
Lớn lên
ta lo nuôi dưỡng cha mẹ khi cha mẹ đã già yếu, hoặc giúp đỡ để cha mẹ có thì
giờ đi làm Đạo chẳng hạn.
Mình biết
lo lập công bồi đức, giữ tròn đạo hạnh, thì cha mẹ và cả Cửu Huyền
Thất Tổ cũng được hưởng,
Chờ con
lập đức giúp hườn ngôi xưa là như vậy.
6 - Mình không sống cho mình mà sống cho xã hội nhơn quần. (Bài 10)
…Cái triết-lý cao thượng hơn hết là mình không sống cho mình, mình sống cho xã-hội nhơn quần, tức nhiên chung sống trên mặt địa-cầu này, thì cơ-quan giải khổ của chúng ta ngày nay, chắc-chắn không ai là không đoạt được đó vậy./.
Home. Mục Lục: [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ] [ 11 ] [ 12 ] [ 13 ] [ 14 ] [ 15 ] [ 16 ] [ 17 ] [ 18 ] .