Đức Hạnh, Đại Đồng Nhân Nghĩa. * Viên Dung.

Đức Phạm Hộ Pháp là một nhà giáo dục Đạo học Cao
Đài. Còn được đồng sinh biết đến là nhà báo, nhà văn hóa, nhà thi ca, và dịch giả. Đức Ngài thông thạo nhiều ngoại ngữ cổ văn như Nôm ngữ, Hoa ngữ, và Pháp ngữ.
Kiến thức của Đức Ngài thông tuệ, đại hạnh phi thường, nhưng vẫn hạ mình làm thân nhỏ bé phục vụ nhân sinh, theo quy luật xử thế hòa ái cùng với đồng sinh.
Đời sống của Người rất đơn sơ, thường xuyên quan hệ, tiếp xúc, gần gũi cùng mọi tầng lớp xã hội. Mỗi lời nói của Người là động lực hy vọng, và lạc quan.
Sâu sắc nhất, thổi sức sống, động viên mỗi "nguyên nhân" thấu hiểu, thông đạo hạnh, phụng sự Đức Chí Tôn, Phật Mẫu, và Quý đấng Thiêng Liêng.

       Nhân cách đại đức của Đức Ngài, tôn trọng sự thật, minh bạch, tư duy và hành quyền như một. Tuy nhiên không thể nào thích hợp dưới chế độ thiếu văn hóa phục vụ nhân sinh, những điều Đức Ngài thực hiện không đề cập đến chính trị, mà chỉ nói về tư tưởng phục vụ văn hóa, hành quyền vì dân tộc, đề cập hạnh phúc, văn hóa ứng xử, giáo dục, và xã hội đạo đức.

Đức Ngài thực hiện tình yêu thương của Đức Chí Tôn, không phân biệt biên giới, màu da, sắc tộc, tất cả máu đào cùng đồng bào chung sống trong một thế giới Cao Đài. Đức Chí Tôn ân ban vạn loại, muôn loài tinh thần Công bình, Nhân nghĩa, Bao dung. Con cái của Đại Đạo biểu hiện tư duy sáng tạo chân lý đức tin "Ngai Vàng Tối Thượng".
 
Đức Ngài sáng tác những bài giáo lý, phổ truyền triết lý Đạo Cao Đài rất sâu sắc, theo ngôn ngữ hiện đại dân gian thấm nhuần vào tâm khảm của mọi tầng lớp đồng sinh, mục đích làm sáng tỏ chân lý Đạo Cao Đài. Lời giáo lý đơn giản nhưng ẩn chứa độ cao sâu Thể pháp và Bí pháp, mang tính hoàn thiện Đạo học Cao Đài. Đức Ngài là tấm gương bất diệt, ngự trị trong tâm thức của người tín đồ, nhờ vậy nguồn lực Cao Đài ban truyền mãi mãi 700.000 năm dư.
 
Nền Đạo Cao Đài chỉ có Đức Hộ Pháp là một nhân cách phục vụ "Văn Hóa Đại Chúng". Cho thấy đẳng cấp hành quyền Đạo của Đức Ngài vào thời điểm 1926-1959, đã phát huy cực thịnh, truyền bá Đạo Cao Đài khắp mặt Địa cầu.
"Thể pháp" (thể xác) của Đức Hộ Pháp là tấm gương rải rộng, chói sáng vô biên, khích lệ niềm tin hy vọng và lạc quan. "Bí Pháp" (linh hồn) ngự trị trong mỗi Tín đồ Cao Đài được giải thoát thể xác, vạn an tâm linh.
 
Tổng Thống René Coty mời Đức Ngài viếng thăm Thủ đô Paris, France, và Quốc Trưởng Bảo Đại mời Đức Hộ Pháp làm "Cố Vấn Tối Cao" cho Ngô Đình Diệm, trên phương diện "Văn Hóa Hành Quyền Quốc Gia". Hạnh nguyện của Đức Ngài trở thành đẳng cấp Quốc tế về ngoại giao. Tiếp theo Đức Ngài được Tổng thống Tưởng Giới Thạch, và Tổng thống Lý Thừa Vãn mời thăm viếng Đại Hàn Dân Quốc, và Đài Loan.
 
Tầm nhìn lý tưởng của Đức Hộ Pháp.
Đức Ngài có những suy tư, cm xúc có my ai nhìn thấy. Có lần Đức Ngài nhắc lại một câu thơ của Nguyễn Trãi: "人生識字多憂患, Nhân sinh thức tự đa ưu hoạn".
Ý nghĩa: Người đời, càng biết chữ càng lo suy nghĩ nhiu.
Đức Ngài suy nghĩ giãi bày: "Thảm họa chết chóc bởi bom đạn vô tình đã không làm nhụt chí tình tự dân tộc, nhưng ám ảnh không nguôi về tương lai bấp bênh đè nặng, bởi bóng tối của hận thù, nghi kỵ, tham vọng quyền lực, tham ô tài vật, quyn li cá nhân, từ đó xã hội bất an, đạo đức băng hoại, đó là mối lo lớn ca đồng sinh…".
Đức Ngài chỉ nghe để cảm thông, bi mun thng mình, phi cn đến sc mnh buông thả, dù đó là những phiếm đàm, tạp thoại.
 
Ngoài ra, Đức Ngài rất lạc quan v tình thn dân tộc Việt Nam: " - Dù vậy, nơi tận cùng tâm khảm của đồng bào, vẫn âm thầm trôi chảy theo dòng tâm thức, và thấm nhuần đức tính Từ bi, Bác ái, Công bình giữ vững khí tiết của một dân tộc qua nhiều thế hệ. Người Việt có thể lạc quan điều này".
Đức Ngài còn luận bàn lịch sử Việt Nam qua hai câu thơ của Đức Trần Nhân Tông:
"... 社稷兩回勞石馬,
山河千古奠金甌..."
Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim âu.
 
Ý nghĩa:
"Xã tắc hai phen bon ngựa đá,
Non sông thiên cổ vững âu vàng".
 
Cho thấy Đức Hộ Pháp để lòng nhân từ, tha thứ cho giặc Mông Cổ đã ba lần xâm lăng, đều được dân tộc Việt Nam đuổi ra khỏi bờ cõi, cho đến ngày nay dân tộc Việt Nam còn suy ngẫm, dù thế lực tham tàn hung bạo như thế nào, cũng chưa hề cạn kiệt nguồn phẩm chất đạo đức của dân tộc Việt Nam, bởi khí phách của dân tộc như dòng suối nuôi dưỡng tinh thần thiêng liêng.
Dù người tu hành, càng có bổn phận nghĩa vụ công dân, cho nên bất cử ở thế hệ nào không thể tách rời dân tộc.
 
Sức hút đặc biệt.
Đức Hộ Pháp vốn đã uyên bác, nhưng chưa bao giờ thể hiện với đối diện, như Tổng thống René Coty, Tổng thống Tưởng Giới Thạch, và Tổng thống Lý Thừa Vãn đã từng ấn tượng khi tiếp xúc với Đức Ngài. Tuy thấy thân thể của Đức Ngài hơi gầy nhưng có sức thu hút mạnh mẽ, với nụ cười hiền giả, bậc chân tu, nhà hiền triết đậm nét "bi, trí, dũng". Tức là "Từ bi, Trí tuệ và Dũng khí". Đức Ngài tỏa ánh sáng nhân ái không làm đau khổ mọi vạn vật sinh linh.
Đức Ngài đã từng phát biểu: " - Qua đã bước qua tất cả những khổ nạn mà chính quyền Thuộc địa Pháp, cũng như chế độ Nhà Ngô đã dành cho Qua trên dưới hơn 9 năm. Qua vẫn ung dung, tự tại, tiếp nhận mọi khổ nạn để cho Đại Đạo bình yên, truyền bá đến khắp mọi nơi."
 
Ngoài thi thơ, Đức Ngài còn viết những áng văn tuyệt tác, chẳng hạn như "Phương Tu Đại Đạo, Phương Luyện Kỷ, Ngũ Đức Lương Châm, Phương Pháp Dẫn Khí Huyệt Đạo,v.v... Đức Ngài tổng hợp mọi hành trình tu luyện, vì mục đích phục vụ thế nhân để mở mang tầng nấc ngoại giới.
Hy vọng, người Tín đồ Cao Đài, thực hiện những cẩm nang trên mà Đức Hộ Pháp đã từng lạc quan.
NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.
* Viên Dung.

Home Mục Lục: [ 1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ] [ 6 ]  [ 7 ]  [ 8 ]  [ 9 ]  [ 10 ]  [ 11 ]  [ 12 ]  [ 13 ]  [ 14 ]  [ 15 ] [ 16 ]  17 ]  [ 18 ]  .