1 - Trong
bài Kinh Khi Ra Về có câu: "Tâm tu lại vững chẳng hề lãng xao",
Phân biệt tâm tu vững và tâm tu chưa vững như thế nào ?
- Trái
lại người tâm tu chưa vững thì khi có tác động những yếu tố nội tâm cũng như
những yếu tố bên ngoài làm người ta bỏ dỡ đường tu. Những yếu tố thuộc về nội
tâm như tâm hồn gặp phải sự buồn phiền khổ não trong cuộc sống, đâm ra chán nản
buông thả, rượu chè bê tha, nghiện ngập,...
Những yếu
tố thuộc ngoại cảnh như Đạo gặp hồi khảo đảo, không còn chức sắc hướng dẫn trực
tiếp người ta cũng sẽ lơ là việc tu hành.
Những
biểu hiện của tâm tu không vững như không đi cúng kiếng nơi Thánh Thất Điện
Thờ, không giữ chay lạt, chối Đạo hay thậm chí bỏ theo Đạo khác,...
Tóm lại
người tâm tu không vững có thể phạm lời minh thệ nhập môn hay không muốn giữ
gìn luật điều giới răn của Đạo nữa.
2 - Làm
sao để tâm tu được vững ?
Muốn tâm
tu được vững, trước nhứt là ta phải hiểu rõ việc tu hành, mà muốn hiểu rõ thí
ta phải lo học Đạo, học giáo lý cho thông suốt như câu Thi : Cần lo học Đạo chí
đừng lơi,...
Thí dụ
trước đây khi nghe giáo lý nói vật chất hồn có khi ta không tin nhưng từ khi ta
học hỏi được biết các thí nghiệm nước có cảm giác khi ta tác dụng lên nó những
lời nói hay tư tưởng thiện lành hay xấu ác thì hình thể phân tử nước sẽ có phản
ứng đẹp hay xấu...
Có một
người anh em chúng ta cho biết trước kia không tin việc Đức Lão Tử khi sinh ra
đầu đã bạc, nhưng từ khi nghe kể lại Đức Hộ Pháp giải thích việc nầy là tại
vì Đức Lão Tử là người bạch tạng...Sự giải thích nầy hợp lý làm xóa tan sự
nghi ngờ củng cố đức tin cho vị đạo hữu nầy.
Kế đó ta
phải có tâm thành tín tức là tâm chí thành như trong câu thánh thi: Tâm thành
ắt đạt đường tu vững...Và tín tâm tức là niềm tin tuyệt đối nơi Đức Chí Tôn và
Đức Phật Mẫu như lời dạy của Đức Hộ Pháp trong Phương Luyện Kỹ: Tín ngưỡng mạnh
mẽ nơi Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, thương yêu vô tận ấy là chìa khóa mở cửa
Bát Quái Đài tại thế...
Như vậy
việc học Đạo cũng như tâm thành tín là những yếu tố quan trọng giúp ta vững bước
trên đường tu để có thể đoạt Đạo mai sau...
3 - Việc
giữ vững tâm tu có ý nghĩa như thế nào đối với người tín đồ Cao Đài ?
Chúng ta
biết muốn trở thành người tín đồ Đại Đạo đầu tiên là phải quì trước Thiên bàn
đọc lời minh thệ nhập môn.
"Từ
đây biết một Đạo Cao Đài Ngọc Đế, chẳng đổi dạ đổi lòng, hiệp đồng chư môn đệ
gìn luật lệ Cao Đài như sau có lòng hai thì Thiên tru, Địa lục".
Ý nghĩa
lời minh thệ gồm ba phần chính giữ vững đức tin tuyệt đối nơi Đức Chí Tôn,
không bỏ Đạo và luôn gìn giữ luật Đạo. Muốn giữ đúng theo lời minh
thệ, bắt buộc chúng ta phải có tâm tu thật vững vàng. Muốn thành Tiên tác Phật
hay bị đọa lạc vào chốn âm quang cũng do lời minh thệ nầy. Cho nên hơn ai hết
người môn đệ Cao Đài phải giữ vững đức tin, giữ tâm tu hành là điều quan
trọng bậc nhất.
4 - Tại
sao bài kinh Khi Ra Về nêu các điển tích; 1-Động Đào 2-Hớn Rước Diêu Trì
3-Phật Thích Ca ly cung 4-Lý Lão Quân lánh phong trần 5-Chúa Jésus lên núi
Olive cầu nguyện ? Thứ tự các điển tích trên có ý nghĩa gì không ?
Đọc lại
bài kinh Khi Về, khởi đầu bằng bốn câu vào đề:
Cảm
tạ Ơn Trên đầu dùi đỡ,
Từ
khi đi khi trở lộn về,
Đặng
xong phận sự mọi bề,
Tâm
tu lại vững chẳng hề lãng xao.
Khi ta
ra đi xông xáo ngoài xã hội mà muốn không bị nhiểm trược trần, vẫn giữ được
tâm tu thì ta phải luôn ghi nhớ học đòi theo những tấm gương của người xưa,
những bậc đạo cao đức dày được người đời nhắc nhở kính trọng như sau:
a - Nhớ
những bước Động Đào buổi trước.
Sau vài
hôm người đánh cá xin ra về, khi đi ra vị nầy cố ý đánh dấu theo dọc đường để
sau nầy có thể theo dấu mà trở lại đây ...Nhưng sau khi về và vị quan địa
phương sai người nầy dẫn đường trở lại nhưng sau đó không tìm được đường vào
Đào nguyên nữa...
Câu
chuyện nầy về mặt Đạo nói lên rằng: Ngoài cõi thế tục tức xã hội loài người, còn
có một cõi thanh nhàn an lạc nhưng bằng những nổ lực phàm trần thì ta khó thể
đến được.
b - Nhớ
những khi Hớn rước Diêu Trì.
Câu
chuyện thứ hai nhắc lại sử tích vua Hán Vũ Đế là người rất tâm Đạo nên có lập
một Hoa điện trong cung để cúng bái Trời Phật. Nhân ngày mừng thọ 61 tuổi của
nhà vua, ông có ý muốn thỉnh Đức Phật Mẫu đến chứng lễ. Nhờ có một vị cựu quan
viên nay đã tu thành Tiên là ngài Đông Phương Sóc chuyển đạt lời cầu thỉnh nên
ngày chúc thọ có Đức Phật Mẫu giáng lâm và ban cho nhà vua 4 quả đào tiên...
Câu
chuyện nói lên ý nghĩa: ta biết ngoài cõi hữu hình nầy còn có cõi vô hình
hay cõi Thần Tiên, muốn thông công với cõi Thần Tiên ta phải sống đời đạo đức
và phải có đức tin mạnh mẽ mới có thể cảm động đến Thần Tiên, Trời Phật được.
c - Găn Ta
Ca đỡ bước đi,
Ra thành
Phật Tổ gặp kỳ ly cung.
Câu
chuyện thứ ba kể lại việc Thái Tử Sĩ Đạt Ta đang đêm bỏ hoàng cung cỡi ngựa Găn
Ta Ca ra đi tìm Đạo. Sau khi tầm sư học Đạo và cuối cùng vời nổ lực cá nhân,
Ngài đã đạt được sự giải thoát trở thành vị Phật đại giác.
Ý nghĩa
trên đường tu chỉ có đức tin không chưa đủ mà phải dấn thân đi tìm Đạo bất chấp
gian lao khó nhọc ta mới tìm ra Đạo và chứng đắc quả vị được.
d - Dẫy
xe trâu Côn Lôn trổi bánh,
Lý Lão Quân mong lánh phong trần.
Sự tích
Đức Lão Tử sau khi đoạt Đạo Ngài dùng xe trâu đi về hướng Tây nước Tàu, khi qua
ải Hàm Cốc, Ngài truyền Đạo Đức Kinh cho ông Doản Hỉ rồi tiếp tục đi về núi Con
Lôn sơn xa lánh cõi phàm trần.
Ý nghĩa
sau khi thành công chứng ngộ giải thoát, hành giả dầu muốn ẩn cư lánh đời cũng
nên để lại pháp tu của cho hậu thế noi theo tu hành, ấy là công đức vô lượng.
e - Núi Ô
LI Vê để dấu chân,
Gia Tô
Giáo Chủ giải phần hữu sanh.
Sử tích
Đức Chúa Jésus trước khi bị bắt và bị hành hình Ngài lên núi Ô Li Vê gần thành
Jésusalem để cầu nguyện và lấy cái chết của mình để chuộc tội cho nhơn loại.
Ngài cũng tiên tri Ngài sẽ sống lại sau khi chết 3 ngày.
Khi tu
hành đoạt Đạo rồi thì bậc giác ngộ nên dấn thân vào đời để độ rổi chúng sanh,
dầu có thiệt thòi cho bản thân mình cũng cam chịu. Nhà Phật gọi đó là hạnh của
Bồ Tát. Đao Cao Đài quan niệm người tu hiến trọn thể xác, trí não và linh hồn
cho Đức Chí Tôn dùng để cứu khổ cho con cái của Người.
Tóm lại,
Những điển tích nêu ra trong bài kinh theo thứ tự nói lên từng giai đoạn trong
đời tu của một người. Đầu tiên ta phải biết ngoài cõi hữu hình thế tục nầy còn
có những cõi vô vi huyền bí đây là cõi an lạc hạnh phúc thật sự mà người ta
hướng đến. Kế đó ta phải có đức tin mạnh mẽ nơi Trời Phật cùng các Đấng Thiêng
Liêng.
Muốn đến
được cõi nầy ta không thể dùng phương pháp phàm trần mà phải đi tìm bằng con
đường Đạo pháp tu hành.
Sau khi
đi tầm Đạo và đạt Đạo ta để lại kiểu vở chỉ dẫn đường cho sanh chúng noi theo
để đoạt được như ta, có thể bằng sách vở, thuyết giảng,...
Ngoài ra
cách hay nhất là dấn thân vào đời để cứu khổ cho chúng sanh, tạo nên một xã hội
Thương yêu và Công chánh, một xã hội Thánh đức đại đồng, mọi người có đời sống
ổn định thanh nhàn để lo tu hành trỏ về ngôi xưa vị cũ...
Hành
trình ra đi và trở về không chỉ trong không gian và thời gian hạn hẹp mà là
cuộc hành trình từ Thiên thượng đến thế gian để rồi làm xong phận sự để trở về
an vui nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống kia vậy...
5 - Tại
sao bước Ta bà lại có thể dục thúc huệ quang ?
Hành
trình nơi cõi Ta bà nầy là một hành trình gian khổ, dầu đẳng cấp chơn linh nào
cũng vậy, ta đến thế gian để học bài học khổ. Trong cảnh khổ đó con người mới
vươn lên để tìm phương thắng khổ, thoát khổ hay giải khổ,...
Mà muốn
giải quyết chữ khổ cuối cùng ta thấy được chỉ có con đường Đạo mới giải quyết
được mà thôi...
Khi bước
vào con đường Đạo ta sẽ được các Đấng Thiêng Liêng giúp sức lần hồi thức tỉnh
huệ quang, là trí huệ sáng suốt không bị mê lầm nữa.
Chữ dục
thức huệ quang ở đây chúng ta có thể hiểu theo nghĩa thứ hai là ta đi hành Đạo
phổ độ chúng sanh làm cho nhơn sanh thức giác quay về nẻo Đạo tu hành. Được như
vậy là ta đã tạo được công nghiệp phi thường như trong kinh cúng Phật
Mẫu:
Ngồi
trông con đặng phi thường,
Mẹ đem
con đến tận đường hằng sanh.
Chữ phi
thường ở đây chúng ta cũng có thể hiểu là công trình tu sửa chiến thắng lục dục
thất tình để trở nên con người đổi mới thánh thiện.
Bước ta
bà dục thức huệ quang cũng có nghĩa chúng ta dấn thân ngoài xã hội khi gặp
những sự kiện xảy ra từ đó ta thấy sáng tỏ hơn những điều về Đạo chúng ta còn
mơ hồ trước kia.
Tóm lại
cõi ta bà là môi trường sinh động là những bài học để trước mắt ta, ta lảnh hội
được những điều quý báu sẽ giúp ích ta trên đường tu hành đoạt cơ giải thoát.
6 - Huệ
Quang có vai trò thế nào đối với người tu ?
Huệ quang
là sự sáng suốt tâm linh, một sự hiểu biết đúng đắn về chân tướng của sự vật.
Trong đạo Cao Đài có chỉ rõ mỗi người chúng ta có một huệ quang khiếu, còn các
tôn giáo khác có khi gọi là con mắt thừ ba.
Khi huệ
quang khiếu được khai mở ta có thể xuất chơn thần vân du thiên ngoại, khi đó ta
có thể gặp gỡ các Đấng Thiêng liêng và học hỏi được những huyền vi mầu nhiệm và
có được khả năng siêu phàm.
Thí dụ
như Đức Hộ Pháp Ngài từng giảng trong Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống Ngài
được Đức Chí Tôn khai mở huệ quang khiếu nên Ngài có thể xuất chơn thần về Bạch
Ngọc Kinh hay đến các cung Trời khác, nhờ vậy Ngài mới thuyết giảng lưu lại Con
Đường Thiêng Liêng Hằng Sống là một tài liệu vô giá cho chúng ta ngày nay. Đức
Ngài cũng biết trước sự việc nên mới để lại cẩm nang cho Ngài Thái Khí Thanh ở
nhà cứu nguy Tòa Thánh lúc nguy cấp vào năm 1945.
Tuy nhiên
nếu chúng ta chưa mở được huệ quang khiếu thì chữ huệ quang cũng có nghĩa là sự
sáng suốt tâm linh tùy theo mức độ tu tập của mỗi người.
Đức Hộ
Pháp có lần giảng Đạo cho các anh em công thợ xây cất Tòa Thánh đại ý như sau:
Các em lo
làm công quả, ăn chay lạt, cúng kiến hàng ngày,...lâu dần có khi chính mình
đoạt pháp mà mình không hay biết. Mà hễ người đã đoạt Đạo, đoạt pháp rồi thì
mình nói ra điều gì thì điều ấy sẽ thành hiện thực. Nếu mấy em không cẩn ngôn
cẩn hạnh, lỡ nói ra điều gì có hại cho người khác thì sẽ mang lấy nghiệp quả
không tốt. Thí dụ khi thấy chiếc ghe chở khẩm khi đưa người qua sông mấy em lỡ
nói ghe chở nặng quá coi chừng bị chìm...
Nếu ghe
ra giữa sông bị chìm thật thì mấy em mang lấy quả nghiệp rất nặng...Do đó là
người tu chúng ta phải luôn luôn cẩn ngôn cẩn hạnh...
* Bảo Chơn
(ghi lại, 01-2024)