Xuân Công Bình Trong Nền Tảng Đại Đạo. * HT/Huỳnh Tâm.

Ngày 15 tháng 10 năm Bính Dần (1926) Lễ Hạ Ngươn, Thượng Đế thành lập Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, tại Từ Lâm Tự, Gò Kén (Tây Ninh). Chính thức công bố kỷ nguyên "Công Bình", vì mục đích giáo dục và chuyển hóa nhân loại vào thời kỳ Lập Công Thánh Đức.
Sau (Mười Chín) 19 năm, Liên Hợp Quốc chính thức cổ xúy "Công Bình", thành lập vào ngày 24 tháng 10/1945, tại San Francisco, California, Hoa Kỳ.
Cho thấy Đạo Cao Đài quan tâm chân lý, tôn chỉ "Công Bình", mục đích đem Đạo vào đời, Phổ Độ nhân loại lưu truyền Đại Đạo 700.000 năm dư. Chủ yếu ca "Công Bình" là tiếng nói của toàn bộ "Nhân nghĩa", "Bao dung" và "Yêu thương". Trong khi ấy, thời Nhất kỳ "Từ Bi", thời Nhị kỳ "Bác ái". Tất nhiên hầu hết các tôn giáo trên thế giới, đồng phát huy tình yêu thương.
Ngày nay, Đạo Cao Đài mạnh mẽ xiển dương chánh lý "Công Bình", theo năng lực tôn chỉ để phát huy toàn diện:
* Phật giáo: Xem tinh thần "Từ bi" một yếu tố quan trọng, trong việc thoát khỏi khổ đau, và đạt đến sự giác ngộ. Nguyên lý, tư duy của lòng "Từ bi", quan tâm đến tất cả các sinh vật, sự sống là trung tâm của Phật giáo.
* Kitô giáo: Vai trò đỉnh điểm của Kitô giáo, vận dụng tinh thần "Bác ái", theo lời dạy của Chúa Kitô về tình yêu thương, và quan tâm đến người khác, được coi là quan trọng trong việc sống đạo đức.
* Hồi giáo: Islam khuyến khích tinh thần "Nhân nghĩa" thông qua các nguyên tắc về tình thương, và lòng nhân ái đối với người khác. Việc chia sẻ, giúp đỡ người nghèo, và người cần giúp đỡ là một phần quan trọng của tôn giáo này.
* Đạo Già-hô-va: Xem trọng tinh thần "Nhân nghĩa", khuyến khích người theo đạo chia sẻ, giúp đỡ người khác, đặc biệt là trong việc cứu trợ trong các tình huống khẩn cấp.
* Đạo Cao Đài: Thực hiện những hành quyền như sau:
- Phát huy tinh thần "Công bình" bao hàm cả Từ bi, Bác ái. Vì thế giới Đại Đạo truyền bá triết lý yêu thương Đại Đồng, phụng sự nhân sinh đồng khổ với nhân loại, không phân biệt biên giới, màu da, sắc tộc, bởi tất cả là anh em.
- Thúc đẩy truyền bá Đại Đạo, giảng dạy giáo lý, thảo luận văn hóa "Công bình", "Lập công bồi đức" minh bạch, tôn trong Đồng Đạo, áp dụng đức hạnh vào thực tế cuộc sống hàng ngày.
- Hành quyền "Phước thiện" là nền tảng Đại Đạo, vì mục đích phục vụ tình yêu thương, cộng khổ với đại đồng nhân loại.
Chú ý: Trong nền Đại Đạo có "Hội Thánh Phước thiện" là chủ đạo của "Tình yêu thương" vô biên, không đồng nghĩa với "từ thiện" mang tính bố thí.
- Khuyến khích sự gắn kết, hợp tác giữa các tôn giáo khác nhau, thúc đẩy tinh thần Nhân nghĩa, và Hòa bình.
- Ngoài ra Đại Đạo phát huy tinh thần trẻ hóa giáo lý, tri thức, giáo dục xã hội đạo đức, tu tập tinh thần yêu thương, và hành quyền nhân nghĩa.
- Tu tập "Đạo đức" gồm những yếu tố (Nhân cách, minh bạch, chân thành, ứng xử, trí tuệ, suy tư, tài năng, tri thức, đức hạnh, dự án, và đúng khả năng hành quyền).
- Thực hiện các nguyên tắc đạo đức, và đạo lý của Đại Đạo, cho phù hợp cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong các quyết định đạo đức, và hành quyền yêu thương đúng mực đối với đồng sinh.
- Tinh thần "Công bình" là một trong những giá trị quý báu trong Đạo Cao Đài. Mỗi Tín đ Cao Đài cần phụng sự tôn chỉ Đại Đạo, góp phần xây dựng thế giới tốt đẹp, thúc đẩy mọi phương tiện gắn kết đồng sinh, bởi tất cả là con cái cùng CHA, MẸ thiêng liêng không phân biệt giai cấp xã hội.
Hy vọng, nhân loại có thừa đức tin để thực hiện tinh thần phục vụ Hòa bình, đồng sinh hạnh phúc.
Lạc quan, người Tín đồ đại diện cho những giá trị đức tin Cao Đài ở Hải ngoại, hướng đến tương lai, bằng những phương tiện "Lập công bồi đức", và gắn kết nội bộ cộng đồng như một.
Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Hat.
* HT/Huỳnh Tâm

  Home Mục Lục: 1 ]  2 ]  3 ]  4 ]  5 ]  [ 6 ]  7 ]  8 ]  9 ]  10 ]  11 ]  12 ]  13 ]  14 ]  15 ]  [ 16 ]  17 ]  18 ]  [ 19 ]  20 ] .