Kỹ Năng Trong Cuộc Sống. * Biên Tập HT/Huỳnh Tâm.

(Còn gọi là Pháp Môn Dưỡng Sinh Động Tĩnh,
Khí Lực, Điều Hòa Huyệt Đạo, Của Đức Phạm Hộ Pháp).
Dân tộc Bách Việt đã có truyền thống dưỡng sinh được khắc trên trống đồng Đông Sơn, Ngọc Lũ, Mường, và Lô Lô nhưng bị mai một. Mãi đến thế kỷ 20 mới khơi lại nguồn chảy dưỡng sinh, tại Thánh Địa Cao Đài Tây Ninh vào thập niên 1927. Người Tín đồ Cao khởi luyện 12 bài tu tập của Đức Ngài Phạm Công Tắc (Phạm Hộ Pháp). Truyền thụ cho những nguyên nhân trong và ngoài Đạo Cao Đài, không phân biệt cộng đồng, và xã hội.
ộng Tĩnh" là một phương tu "Y học phương Đông".  Thân thể Tịnh tọa Động Tĩnh, theo công phu tự nhiên, và "Tịnh tọa" thả lỏng để cho thân thể hấp thụ khí "Hạo Nhiên". Điễn hình bài tập "Mười Hai Bài Luyện Tập Thân Thể", còn gọi là "Đạo Dẫn Thân Thể" của Đức Hộ Pháp (Phạm Công Tắc).
Ngoài ra việc thực hành "Động Tĩnh" bao gồm sử dụng các loại thuốc thảo dược, bổ sung khoáng chất, và áp dụng bằng mát-xa toàn thân, có nguồn gốc từ thời dân tộc Bách Việt. Có phần tương đương với Yoga, và Ayurveda của Ấn Độ.
Mỗi nhân sinh ở buổi đầu được sinh ra từ một tế bào, bắt nguồn phát triển từ những hạt bụi vi sinh, trong vực thẳm sống dậy, tạo thành những mạng lưới cộng sinh, được kết nối tất cả hạt bụi thành chúng sinh ngày nay.
Nguyên thủy bụi vi sinh đã là thành viên sự sống của "Nguyên nhân" được lến lên trong nhân bản vốn đức hạnh, và một thời gian đi qua cánh cửa toàn năng lĩnh hội pháp môn Động Tĩnh.
Cho nên trước khi nhập môn tu tập Động Tĩnh phải tự phán xét, và bỏ xuống tất cả những thử thách cõi đời, để cho thân thể trống không.
Pháp môn Dưỡng sinh Động Tĩnh, xây dựng trên nền tảng cơ bản, qua thời gian lâu dài, bền chí, đi đôi với nguyên lý "hậu tích bạc pháp", có nghĩa là sau khi tích lũy đủ nội lực thì mới có thể phát huy nhanh, vững chắc.
Nếu những tu sinh "Động" (huyệt đối huyệt) chỉ đem lại ngoại thân dưỡng sinh, tuy thấy thành tựu nhưng không giải quyết được nội Tâm "Tĩnh", bởi thiếu nội lực "Khí lực", cho nên không thể phát huy thực thụ tinh hoa của "Động Tĩnh", bởi vì trong Động Tĩnh có ba (3) công năng quý báu "Tinh, Khí, Thần". Động Tĩnh xem trọng ngộ tính, và kiên trì khổ tập luyện lâu dài.
Triết lý của Động Tĩnh "Be Like Water" (hãy như nước) thả lỏng nội ngoại tâm, quên đi bản thân cõi đời, không động thì thân ta không động, khi đó tư duy mới có khả năng nhập vào ngoại giới. Nếu cõi đời động mà thân ta cũng động sẽ tự hại chính mình, bởi vậy thân ta phải ý thức thả lỏng để tiếp nhân sức mạnh mẽ của Tỉnh. Nhất là thuận theo tự nhiên không được gò bó trong khuôn khổ bị hạn chế, khiến trạng thái hoạt động mất phát triển tự nhiên. Không được đi vào bế tắc mà phải biến bế tắc thành hanh thông.
Như đã nói ở trên, khi tu tập Động Tỉnh, bản thân của chúng ta hãy biến Động Tĩnh như dòng nước chảy tự nhiên. Từ đó Động Tỉnh biến thành vô ảnh, nhưng nội lực chính thức trở thành phi thường lướt trên mặt nước. Tuy nước là vật thể yếu nhất trên thế gian này, nhưng nó là sức mạnh vô biên, có khả năng làm xuyên qua những dãy núi đá kiêm cương. Cho thấy nước không hề bị tổn thương, đó là ranh giới đạt đến hiện thực của pháp môn Động Tỉnh.
Bây giờ thân thể của chúng ta như một cánh chim bay trên mặt nước, bỗng nhiên thấy cảnh giới làn sóng lăng tăng, cho chúng ta đắm chìm vào huyền diệu của nước.
Pháp môn Đông Tĩnh mở rộng thân thể không để bị rơi vào trạng thái căng thẳng, mà phải để thân thể thuận theo tự nhiên. Cũng như chúng ta để con thuyền tự trôi theo gợn sóng, và từ đó có cảm giác hòa nhập vào thế giới tự nhiên. Thân thể tự đạt đến hài hòa không còn cố chấp qua những động tác. Pháp môn Động Tĩnh truyền thống ngoài việc nền tảng nội lực lâu dài, còn cần đến ngộ "Nội hàm" phát huy nội lực vô tận, để đạt đến tần ngoại giới.
Mỗi môn sinh cần phải có ngộ tính tốt, và cảm nhận một tầng sâu tâm linh, ngộ tính không phải là thông minh như người đời suy nghĩ. Vốn con người có khả năng tiếp thu phi thường, vượt qua giới hạn để hòa nhập vào không gian.
Ngoài ra truyền thống căn bản của Động Tĩnh, còn có quy luật "cương kình", và "Tâm linh". Cho nên mỗi tu sinh, bỏ xuống mọi tranh chấp mới có thể thành tựu, "cương kình" của nước, đó là điểm ngộ đạo lý Động Tỉnh.
Đặc điểm Pháp môn Động Tĩnh, nếu tâm không tịnh khó học được những tinh hoa, thể pháp, bí pháp.
 
Mới Quý Hiền thực hiện pháp môn Động Tĩnh Dưỡng Sinh:
1 - Trị liệu toàn thân:
Phần một (1): Mười ngón tay đang lại với nhau. Phần trên là mười ngó tay, phần dưới là đôi lòng bàn tay. Chúng ta xoa cả lòng bàn tay, tự thấy mười ngón tay cũng xoa theo. Xoa cho đến khi nào lòng bàn tay nóng.
Phần hai (2) Bắt ấn Tý: Chấp hai tay lại bắt vào vị trí huyệt "Hợp cốc" giữa ngón cái và ngón trỏ, hơi lệch về phía với ngón trỏ, trên đường giữa đi qua xương bàn ngón hai. Bên ngoài da, hợp cốc nằm gần cuối của rãnh xuất hiện khi ngón tay cái khép lại với ngón trỏ.
Nơi đây, tập trung dày đặc các dây thần kinh, nhận nhiều phản hồi xúc giác, là nơi định vị lớn nhất trên cơ thể. Vì vậy, đôi bàn tay hoạt động liên tục, bởi nó ý thức mật thiết với hệ thần kinh. Tức thì mười ngón tay đem lại thần kinh hết mỏi mệt cả thân thể.
Sáng sớm xoa vào nhau khoảng 50 lần tạo từ trường năng lượng. Chống đau lưng, giúp ấm bụng, giảm say tàu xe, chống nôn, tiêu hóa tốt, và thư giãn.
 
2 - Chải DĐầu
Dùng 10 đầu ngón tay chải tóc từ trước chân tóc trán ra sau gáy 24 lần
, giúp thông khí huyết, chống bạc, chống rụng tóc, làm đen tóc, và cả da đầu được thông mạch máu.

3 - Xoa trán: 
Dùng hai bàn tay chồng lên nhau, lấy bàn tay bên dưới xoa vùng trán 24 lần
, giúp thông xoang trán, tăng trí nhớ, chữa đau đầu.

4 - Xoa Lông Mày: 
Dùng các ngón tay vuốt lông mày từ phía trong ra ngoài giúp thông cánh tay, chữa thoái hóa đốt sống cổ, bổ gan, chống tê mỏi cánh tay, chuột rút cánh tay, tê tay.
 
5 - Xoa Vùng Mắt: 
Dùng cườm tay - phần thịt mềm ở lòng bàn tay day vào hai bên hốc mắt theo chiều kim đồng hồ giúp bổ gan, sáng mắt, chống cận thị, viễn thị, chảy nước mắt, tắc tuyến lệ.

6 - Day Sống Mũi: 
Ép 2 ngón tay cái vào nhau, xát vào 2 bên sống mũi từ dưới lên trán, từ trán xuống sống mũi 24 lần. Giúp thông phế, chữa ho, chữa viêm xoang, trị hen suyễn, sổ mũi, hắt hơi, cảm cúm, chống đau lưng, đầu gối. Nếu đau lưng thì ấn nhẹ tay lên sống mũi đoạn giữa hơi chếch xuống phía dưới có chỗ mềm hơn đỡ đau lưng.

7 - Xoa Vùng Má: 
Dùng bàn tay xoa mạnh vùng má từ gò má xuống cằm giúp bổ thận, khỏe dạ dày, lợi phổi, hạn chế thâm quầng, nếp nhăn trên da.

8 - Đánh Răng Miệng: 
Dùng hai hàm răng gõ vào nhau 24 lần. Lấy đầu lưỡi rê dọc các chân răng hàm trên, hàm dưới, bên trong, bên ngoài 24 lần. Đến khi nước bọt trong miệng đầy, chia làm 3 lần nuốt chậm từ từ xuống dạ dày. Giúp bổ thận, chắc răng, không sâu răng, chữa viêm đại tràng, dạ dày, ợ hơi, viêm họng mãn, ho, hôi mồm, u bướu trong cơ thể, ngăn ngừa ung thư. Không nên sáng dậy là đánh răng ngay vì nó làm tiêu tán mất kháng sinh tự nhiên của cơ thể. Ăn xong 15 phút cần đánh răng ngay để vi khuẩn không có thức ăn gây hỏng răng, đau răng.

9 - Xoa Vùng Môi, Miệng: 
Dùng lòng bàn tay xoa vùng môi, quanh miệng theo kim đồng hồ 24 lần giúp cho tim khỏe mạnh, hạn chế hoa mắt chóng mặt, hụt hơi, tức ngực, khó thở, chống táo bón, viêm đại tràng, viêm đường tiết niệu.

10 - Xoa Vùng Gáy: 
Dùng hai bàn tay xoa hai vùng gáy phía sau đầu từ trên xuống giúp lợi gan sáng mắt, chống cận thị, viễn thị, giảm đau vai gáy, đau cánh tay, tê tay, giảm đau nửa đầu, tăng trí nhớ, chống viêm xoang gáy.

11 - Xoa Vùng Cổ: 
Dùng 2 lòng bàn tay xoa cổ từ cằm xuống phía ngực giúp thông máu, chống viêm họng, ho, viêm xoang.

12 - Xoa Vùng Tai: 
Dùng bàn tay xoa vành tai giúp máu lưu thông giảm đau đầu, dễ ngủ, ngăn ngừa tai biến mạch máu não, và tăng trí nhớ.

13 - Xoa Vùng Xương Quai Xanh: 
Hốc xương quai xanh phía ngoài (bồn khuyết) dùng các ngón tay day đi day lại phá các u cục do thoái hóa đốt sống cổ gây ra. Hạn chế tai biến mạch máu não gây liệt nửa người.

14 - Xoa Vùng Thắt Lưng: 
Dùng hai lưng ngón tay cái xoa về phía sau lưng từ trên xuống để ấm hai quả thận chống đau lưng, bổ thận khí, ngừa thoát vị đĩa đệm, giải độc thận.

15 - Xoa Vùng Ngực: 
Dùng bàn tay bên này xoa ngực bên kia, chuyền tình cảm vào hai lá phổi và các bộ phận mỗi khi xoa bóp giúp cơ thể cảm nhận được và khỏe mạnh.

16 - Xoa Vùng Tim: 
Dùng bàn tay phải xoa vùng tim ở giữa ngực thiên về phía trái giúp tim nhận được năng lượng và khỏe mạnh.

17 - Xoa Vùng Gan: 
(nằm ở bên trái phía tim nghiêng xuống phía dưới, sang phải). Xoa 24 lần và truyền tình cảm vào gan, hỗ trợ cho gan khỏe mạnh.

18 - Xoa Ruột Non (xung quanh vùng rốn): 
Dùng bàn tay xoa 24 lần xung quang rốn giúp ruột non khỏe mạnh, chống viêm xoang, hắt hơi, sổ mũi, cảm cúm, viêm đại tràng, ăn không tiêu, lạnh bụng.

19 - Xoa Ruột Già (bên ngoài vùng ruột non): 
Dùng bàn tay xoa 24 lần giúp tiêu hóa tốt, chống đầy hơi, táo bón, viêm đường tiết niệu.
 
20 - Xoa 2 Bên Đầu Gối: 
Xoa hai đầu gối và huyệt huyết hải phía trong bên trên, túc tam lý phía ngoài bên dưới) ở chéo nhau giúp thông huyết, bổ khí, trường thọ, nhuận da, sáng mắt.

21 - Xoa Huyệt Tam Âm Giao: 
(dùng 4 ngón tay đo từ mắt cá phía trong lên) day 24 lần giúp thông dạ dày, phổi, thận, trẻ lâu, đặc biệt làm sáng da , chống nếp nhăn cho chị em nữ.

22 - Xoa Gan Bàn Chân (Dũng tuyền): 
Gan bàn chân có gần 100 huyệt đạo, đặc biệt là phổi, tim, thận, gan, dạ dày. Xoa 24 lần giúp nóng bàn chân chữa ho, viêm xoang, cảm cúm, hắt hơi, hen suyễn, đau tim, đau nhức xương khớp.

23 - Sau Bàn Chân. 
Dùng tay bóp phía sau cổ chân giáp bàn chân giúp bổ thận, chống viêm và chảy máu đường tiết niệu. Nếu thấy đau cứng là đường tiếu niệu kém cần day nhiều lần hơn. Đái ra máu mà day vào giúp cầm máu rất nhanh kết hợp uống lá nhọ nồi, lá mật gấu, lá hoàn ngọc.

24 - Day Huyệt Giải Độc Gan (Thái xung): 
Giúp sáng da, giảm ngứa, sáng mắt, giải độc cơ thể. Nếu day thấy đau là gan độc tố nhiều, cần day nhiều để giải độc.

25 - Day Cổ Tay (phần giáp giữa bàn và tay và cánh tay): 
Giúp thông cổ, giảm thoái hóa đốt sống cổ, tê tay, tê mỏi vai, chuột rút vùng tay, ngón tay. Đau tay bên này day cổ tay bên kia.

26 - Day Cánh Tay: 
Lưng cánh tay đoạn giữa phía ngoài sờ vào thấy cứng, bóp mạnh rất đau là thoái hóa đốt sống lưng. Bạn chỉ cần day nhẹ 
24 lần là lưng nhẹ cảm nhận được ngay.

27 - Day Bụng Cánh Tay (đối diện với vùng lưng phía trên - nơi ở giữa khủy tay): 
Bóp vào thấy có cục nhỏ và đau là bị co thắt động mạch vành tim hoặc hở van tim, hay hoa mắt, hụt hơi, đau tức vùng ngực, khó thở. Day 24 lần giúp người khoan khoái, thở sâu, lâu mệt. Người bị ngất chỉ cần vỗ mạnh vào 24 lần là tỉnh ngay.

28 - Sơ đồ áp dụng dưỡng sinh:

Thực phẩm t nhiên cho chúng ta dồi dào Vitamin dinh dưỡng cơ thể.

* Biên Tập HT/Huỳnh Tâm.

  Home Mục Lục: 1 ]  2 ]  3 ]  4 ]  5 ]  [ 6 ]  7 ]  8 ]  9 ]  10 ]  11 ]  12 ]  13 ]  14 ]  15 ]  [ 16 ]  17 ]  18 ]  [ 19 ]  20 ] .