Thần học Đại Đạo ẩn
chứa tiềm tàng kiến thức vô biên. Những tâm linh tốt, muốn khám phá và ngẫm
nghiệm không khó, cần thiết phải dấn thân đi trên đường dài hành Đạo để lĩnh hội kiến thức thần học, nếu có được trải nghiệm kỹ năng, thông qua hạnh
đường (Học Viện Cao Đài), và đích thân hành quyền Đạo.
Tuy nhiên truyền bá Đại Đạo có nhiều cách biểu đạt tư duy khác nhau, tùy theo
tri thức vận dụng ngôn ngữ hoặc hình thức nào đó làm phương tiện chuyên chở ý Đạo
chảy vào tâm tư tình cảm của thính giả được tỏ
rõ chân lý, từ đó phát huy triết lý Đại Đạo.
Mỗi Tín đồ cần biết
ứng dụng bảo vệ danh dự giáo lý Đại Đạo, phân loại theo chức năng trí tuệ, hiểu
biết Đạo quyền của chính mình đang đi tới, phân tích và rút ra kết luận để thực
hành linh hoạt, cộng với cặp nhật liên tục, thích ứng khả năng nhanh, theo môi
trường nhân sinh hiện tại. Một hành giả cần căn bản, khả năng tri thức, thực dụng giáo lý, đồng thời ứng dụng Thể pháp và Bí
pháp.
Hành Đạo nhắm đến mục
đích phát huy nền Đại Đạo, cần cập nhật mọi suy tư, cộng với những học thuật
tâm linh, áp dụng tính đột phá học thuật thần học Đại Đạo cho phù hợp với những
cảm nhận, cần nhất sự hài hòa sâu rộng Đạo học phục vụ đồng sinh.
Ngày nay, nhân loại
háo hức những kỳ vọng khám phá tâm linh, và những khái niệm tịnh hóa lắng
đọng thân tâm yên tĩnh, trong
sạch tâm hồn, hóa giải đời thường.
Như vậy hành giả cần gia tăng liên tục quy luật thương yêu của Đại Đạo. Qua
đó, hành giả biểu hiện một cách chân thành, vì hiện thực vai trò tu tập "lập
công, lập đức, lập ngôn".
Mỗi người Tín đồ
Cao Đài cần cố gắng minh bạch thân thể nhiều hơn nữa, để vinh danh,
dâng hiến lên Đức Chí Tôn, Phật Mẫu, Quý Đấng Thiêng Liêng và Quý Đấng tiền Khai Đại Đạo.
Áp dụng đức tin Đại
Đạo để đi vào thực tế trong lòng Đồng sinh, điều này sẽ cho phép lấy quyết định
linh hoạt trí tuệ, đưa đến con người nhân ái hơn.
Nhu cầu tâm linh
càng ngày càng giá trị, bởi nó là nguồn chảy nguyên mạch thương yêu của Cao Đài,
đem đến mọi sự ổn vững tâm hồn, nhất là trí tuệ nhạy cảm như chất bán dẫn chuyển
động theo chiều rộng của tri thức, rất cần khả năng suy tư hành Đạo, theo lộ
trình tự động tri thức cảm xúc, và giáo lý cung cấp phương tiện để giải mã tâm
linh, bao gồm việc trích xuất thông tin quan trọng đang tiềm ẩn trong tâm hồn.
Người Tín đồ cần có
những khám phá thông qua nhiều dữ liệu, mà chưa cập nhật đầy đủ theo dòng Lịch
sử Đạo Cao Đài, bởi những tài liệu lịch sử chưa thu thập được do chiến tranh thất
lạc, nay vẫn còn rải rác khắp nơi, trong dân gian và những cá nhân Chức Sắc đại
thiên phong lưu trữ.
Tham vọng của Viện
Sử Cao Đài đang thực hiện kế hoạch tìm kiếm, sưu tầm, góp
nhặt và tập hợp lại tài liệu quý hiếm, vì công trình lưu trữ và ghi chép lại những sự kiện hoặc biến cố đã xảy ra trong thời gian 100 năm, gọi là "biên niên sử thế kỷ 20" (1926-2026).
Biên niên sử Đại Đạo là những tuyển tập theo từng thiên niên kỷ. Đây là một
công trình xây dựng nền tảng truyền thống văn hóa, và đại biên niên sử của Đại Đạo
cho mai sau.
Trong "Biên niên sử" sẽ ghi chép lại tất cả mọi sự kiện của Đại Đạo
theo riêng biệt từng thể loại, như tuyển tập cho một hay nhiều đề tài, và
thể loại riêng chuyên biệt,v.v...
Là mỗi Tín đồ Cao Đài
cần phải xác định thiên chức hành Đạo, chỉ như vậy mới khám phá khả năng lấp
đầy những chỗ trống không tâm hồn bị mất hướng.
Hành Đạo cần thiết
phải biên dịch, phân tích một cách toàn diện, trước khi thông qua chương trình
thực hành Đại Đạo. Việc biên soạn một bài báo cần nghiên cứu tỷ mỹ, và thực
hiện một cách rõ ràng trước khi loan tải hay xuất bản, nếu không sẽ bị hạn chế giá
trị, bởi khoảng trống của định nghĩa chưa được lấp đầy, và cần trình bày rõ
ràng trong nghiên cứu để cho giáo lý Đại Đạo sáng rực rỡ.
Hành Đạo mà không
có dự phóng xem như chặn đường đến với Đại Đạo còn xa tắp, cho nên cần phải
định tính suy tư phân tích, nhất là trừ bỏ cảm tính. Cuối cùng đưa ra những kết
luận tổng thể bao gồm những điểm mạnh thần học Cao Đài, trên cả hệ thống trung
hòa. Nếu cần Đồng Đạo cùng nhau thảo luận để mở rộng nhận thức.
Mỗi giai đoạn hành
Đạo, có thể bao gồm nhiều bước, trải qua quá trình, và đánh giá lại để phân
tích phương pháp hành Đạo nào cho sự thành công. Vì mục đích tạo ra sự tập
trung chính xác, và khách quan cho tổng thể hành trình theo năm (5) bước, khi áp
dụng hành Đạo:
- Khái niệm Đức
tin.
- Nghiên cứu giáo
lý.
- Thực hiện Đức
tin.
- Phân tích sự kiện,
lấp đầy khoảng trống lịch sử.
- Xác định vị trí
phát sinh, tổng hợp kết quả hành Đạo.
Hành Đạo rất cần
kiến thức tổng quát, bởi nhận thức được những hữu ích, và tạo ra một thư mục
mở rộng để thực hiện truyền bá Đức tin Cao Đài, nhờ vậy cho phép chúng ta có
những lý do tự hiệu ứng, suy tư trước khi thực hành vào môi trường văn hóa đại
chúng.
Phần truyền bá Đại
Đạo cần mang tính định nghĩa rõ ràng, xác định vị trí, phân tích chi tiết, và
thực hiện dựa trên các chứng minh hiện thực, như định tính, định lượng văn hóa
Cao Đài đã được công nhận trong đối tượng nghiên cứu. Có những trường hợp thiếu
thu thập và bài viết thiếu phân tích, cho nên cần sắp xếp theo lĩnh vực ứng
dụng, tất cả các nội dung đều được hỗ trợ phân tích, để thực hiện theo quy
trình hành Đạo.
Quý Hiền cũng cần chú ý kỹ năng "mềm", tức là
ứng xử, giao tiếp với Đồng Đạo hay cộng đồng một cách tự tin.
Những ứng dụng
bổ sung sau đây, sẽ giúp Quý Hiền đạt đến năng lượng Đức tin Cao
Đài:
1 - Đọc
sách, sưu tầm
tài liệu giá trị, nội dung giáo lý khả tín, hội thảo, khảo cứu, văn hóa, học
thuật.
2 - Chắt
lọc Video chủ đề yêu thích nhất về Đạo.
3 - Đồng Đạo
trao đổi
"lập công, lập đức, lập ngôn, và bồi đức".
4 - Làm
một project (dự án), và thực hiện từng công việc đúng kế hoạch.
5 - Quan
sát, và đặt câu hỏi. Vì sao?
6 -
Reflect - Ngẫm nghiệm đi đến kết quả.
Chúc Quý Hiền suy tư, ngẫm nghiệm
thành công.
"Nam Mô Cao
Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát".
*
HT/Huỳnh Tâm.