1 - Xin giải nghĩa 2 câu trong bài Phật Mẫu Chơn Kinh.
Vô địa ngục vô quỉ quan…và câu: Trụ căn
quỉ khí Cửu tuyền…
Ý nghĩa 2 câu nầy có mâu thuẩn nhau không ?
Theo bài
Thánh giáo của Bà Bát Nương thì buổi Tam Kỳ nầy những người phạm tội thì bị đày
vào cõi Âm quang :
"…là nơi trung gian giữa
Thiên đàng và Địa ngục hay là mờ mờ mịt mịt,…nơi để cho các chơn hồn giải thân
định trí. Có nhiều hồn chưa qua khỏi đặng, phải chịu ít nữa đôi trăm năm tùy
chơn thần thanh trược.
Em biết đặng nhiều hồn còn ở lại
nơi ấy trót ngàn năm chưa thoát qua cho đặng. Thất Nương ở đó đặng dạy dỗ, nâng
đỡ các chơn hồn, dầu sa đọa luân hồi cũng có người giúp đỡ,…"
Thánh
giáo Bà Thất Nương cũng giải thích thêm về Âm quang:
"…Âm quang, Phật gọi là Tịnh
Tâm Xá nghĩa là nơi của chư hồn đến đó đặng tịnh tâm xét mình coi trong kiếp
sanh đặng bao nhiêu phước tội. Vậy thì nơi ấy là nơi xét mình. Chớ chi cả nhơn
sanh biết xét mình trước khi thoát xác thì tự nhiên tránh khỏi Âm quang. Nói
cho cùng nếu trọn kiếp dầu gây lắm tội tình mà phút chót biết ăn năn tự hối cầu
khẩn Chí Tôn độ rỗi thì cũng lánh xa khỏi cửa Âm quang…".
- Đến
câu: …Trụ căn quỉ khí cửu tuyền, nghĩa là Đức Phật Mẫu cho trụ các quỉ hồn nơi
cửu tuyền đài. Đây không phải là địa ngục mà là nơi ở dành cho các quỉ hồn đến
đó để ăn năn sám hối tội tình và cũng được Bà Thất Nương giáo hóa như ở cõi Âm
quang…
Chúng ta
đọc lại bài Thánh giáo của Ngài Thần Chiếm (14-12-1938) sau đây:
"…Hôm con mới chết, ôi thôi
! nó khổ biết chừng nào ! Một nỗi bị mẹ thằng Đường (vợ của
Chiếm) nó kêu tới kêu lui, chịu đà không nổi ! Thảm mới vừa hết đau thì có lịnh
Ngọc Hư Cung sai Như Ý Đế Quân bắt đem qua Thanh Tịnh Đại Hải Chúng.
Thưa Sư phụ, ở chỗ đó khó ở quá !
bị bọn quỉ lồi, cô hồn gì đủ thứ, nó mắng nhiếc tối ngày, nhứt là nó chửi con
là đồ làm biếng, tu gì, tu gì cái đám thầy chùa mê hoặc…
Đương cơn thảm khổ, con lại may
gặp một bà thiệt là tử tế, nghe nói là Thất Nương Diêu Trì Cung đến thăm,
rồi biểu con theo Bà. Con mừng quá, đi theo Bà liền, vì thấy Bà đó oai quyền
lớn lắm. Nghe nói Bà đắc lịnh Ngọc Hư Cung vì có lời tình nguyện, lãnh phần cai
quản Thanh Tịnh Đại Hải Chúng nầy đã từ lâu đặng giáo hóa và độ dẫn các vong
linh vì tội tình bị sa đọa vào đây.
Nội Thanh Tịnh Đại Hải Chúng nầy,
ai cũng đều kiêng sợ. Bà dắt con đến gởi Đức Quyền Giáo Tông. Con ở đây một
thời gian chẳng đặng bao lâu, thì Đức Quyền Giáo Tông kêu con nói rằng:
Có lịnh Ngọc Hư cho con đi phó nhậm nơi tỉnh Ninh Bình, làm ông Thần tại
đó.
Thật cũng may quá, ấy là nhờ Bà
Thất Nương thương tình thấy con ít oi thiệt thà, lại bị đám âm
hồn ngạ quỉ hành hạ căn kiếp của con, nên Bà ra tay giúp
đỡ…"
Tóm lại,
buổi Tam Kỳ nầy không còn hình phạt khổ não nơi địa ngục mà các chơn hồn phạm
tội sẽ bị giữ nơi cõi âm quang để xét mình ăn năn sám hối, và được giáo huấn
của Thất Nương Nữ Phật để gột rửa tội tình…
Còn các
quỉ hồn cũng được trụ nơi Thanh Tịnh đại hải chúng cũng giống như cửa Âm quang
vậy.
Vì vậy 2
câu kinh trên ý nghĩa cũng gần giống nhau chớ không có gì mâu thuẩn hết.
2 - Nếu nói không còn địa ngục mà các tội nhân đều đưa về Âm quang để xét
mình hầu ăn năn sám hối tội mình làm, vậy người làm tội nhẹ và tội nặng đều bị
khổ hình như nhau vậy có công bình không ?
- Theo
bài Thánh giáo của Bà Bát Nương, có tội hồn ở Âm quang vài trăm năm, cũng có
tội hồn ở đó ngót cả ngàn năm, vậy là cũng có sự phân biệt nặng nhẹ chớ không
phải tất cả như nhau…
Hơn nữa
theo kinh Sám Hối có câu:
…Xuống
địa ngục đoạ đày hành mãi,
Đúng
số rồi còn phải luân hồi,
Hóa
công xem xét đền bồi,
Lành
siêu dữ đọa thêm nhồi tội căn…
Thay vì ở
địa ngục, ở cõi Âm quang cũng vậy, sau thời gian sám hối tội tình rồi còn phải
luân hồi để trả quả nữa…Thí dụ một người giết một mạng người thì phải trả quả
cho một mạng sanh mình đã giết, còn một người giết cả trăm mạng thì phải đền
bồi cho hết cả trăm mạng …Còn có thể đền nặng nhẹ tùy theo cái tâm mình lúc
giết người chẳng hạn…Tất cả đều công bình hết chớ đừng sợ bất công.
3 - Câu Nhứt bổn tán vạn thù… nghĩa là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu hóa sanh
ra muôn loài vạn vật cho xuống thế, sao không nghe nói xuống thế để làm gì ?
- Trong
sách Ngọc Lộ Kim Bàn có nói lên sự tích Đức Lão Mẫu hay Kim Mẫu Nương Nương sau
khi tạo ra 96 ức nguyên nhân để cho xuống thế Lão Mẫu có dạy rằng: "Linh
tánh, Linh tánh thảy đều nghe dặn: cho xuống hồng trần thế Mẹ thành mạng
nhơn". Rồi Lão Mẫu ban cho mỗi người một cái túi và dặn rằng:
"Cái túi này là Vạn Bửu Nan, trong đó có 8 món bàu tên là: Hiếu, Đễ,
Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ. Các con xuống sanh ở trong hồng trần phải đem
cái túi này, thường đeo trong mình, 8 món báu chẳng khá lạc món nào, bằng như
trái mạng mà bỏ mất một món thời khó trở về đặng ngồi toà sen".
Như vậy,
trước khi đi Mẹ có dặn phải giữ gìn tám món báu để trở về Mẹ cho ngồi tòa sen.
Theo giáo
lý Cao Đài thì buổi sơ khai Mẹ sai Hoàng Cực Chủ nhân đưa xuống thế 100 ức
nguyên nhân, trải qua Nhứt kỳ và Nhị kỳ Phổ Độ Đức Chí Tôn cho các vị Tiên Phật
đến thế gian mở Đạo để độ rổi các nguyên nhân trở về nhưng chỉ độ về được 8 ức
nguyên nhân mà thôi. Nay đến Tam Kỳ Phổ Độ chính mình Đức Chí Tôn và Đức Phật
Mẫu là Cha Mẹ thiêng liêng của toàn sanh chúng đến mở Đạo Cao Đài ban luật đại
ân xá hầu đưa 92 ức nguyên nhân còn lại trở về. Ngoài ra những hóa nhân và quỉ
nhân đều được cứu độ hết nếu chịu tu hành…Cha Mẹ thiêng liêng ban cho biết bao
lời châu ngọc thật cảm động để các con cái thức tỉnh trở về…
…Ẵm
bồng nhớ bầy con vắng dạng,
Ngồi,
đứng, trông tin nhạn mỏi mòn.
Sớm
chiều tựa cửa trông con,
Chẳng
hay con trẻ vuông tròn phận chưa?
Buồn
than thở khi trưa lúc tối,
Quặn
chín chiều ruột rối vò tơ…
…Nay
Chí Tôn rộng quyền ân xá,
Chắc
phen nầy MẸ đã gặp con.
Bỏ
hồi cách trở nước non.
Bao
nhiêu miếng ngọt miếng ngon để dành.
*
Trích Thánh giáo Đức Phật Mẫu.
Theo giáo
lý Cao Đài, Đức Chí Tôn đã dạy Thầy có đức háo sanh vô cùng tận, nghĩa là sự
sanh hóa tạo ra sự sống trong càn khôn vũ trụ không bao giờ ngừng nghỉ. Ban đầu
là kim thạch hay vật chất hồn rồi tiến lên cây cỏ, rồi cầm thú rồi đến loài
người…Đây là giai đoạn nhứt bổn tán vạn thù nghĩa là các nguyên hồn phát sinh
từ gốc là khối đại linh quang của Đức Chí Tôn mà ra…Được làm người đã có trí
khôn ngoan sáng suốt phải biết lo tu hành để thành Thần Thánh Tiên Phật và sau
cùng hiệp nhứt với khối đại linh quang của Đức Chí Tôn, đây là giai đoạn vạn
thù qui nhứt bổn…
Tức là
một nguyên hồn khi mới sinh ra thành đất đá, cỏ cây …thì hồn còn ở trạng thái
đơn sơ, rồi tiến hoá muôn triệu kiếp sau cùng đạt vị Phật thì hồn trở nên một
khối hồn linh diệu, đầy quyền năng sáng suốt… Đó là định luật tiến hóa của càn
khôn vũ trụ. Còn nếu những hồn nào đi ngược với luật tiến hóa nghĩa là không lo
tu mà mãi làm việc ác thì sẽ bị thoái hóa và chịu nhiều đau khổ, thảm sầu và
đến một lúc nào biết thức giác ăn năn thì cũng được về nhưng đi sau những bạn
đồng hành với mình… Còn những hồn ngoan cố gây tội quá lớn thì có khi bị hình
phạt ngũ lôi tru diệt bị sét đánh tan thành mây gió…
Tóm lại,
các hồn được sinh ra từ khối đại linh quang của Đức Chí Tôn xuống trần để học
hỏi, tấn hoá, để về hiệp nhứt với Đức Chí Tôn tức là trở thành Ông Trời và tạo
lập một càn khôn thế giới mới… Đó là định luật Tiến hóa của càn khôn vũ trụ
vậy…Trong chu trình tiến hóa đó lúc nào Cha Mẹ thiêng liêng cũng lo lắng cho
con như tạo nên môi trường sinh sống thích hợp như nước, không khí, ánh nắng,…
để muôn loài sinh vật tồn tại. Rồi Đức Chí Tôn còn cho mở liên tục những mối
Đạo để dạy dỗ các hồn lo tu để trở về… Và nay là buổi hạ ngươn là thời kỳ cuối
nếu chịu tu hành các hồn dễ dàng đoạt vị
để về cõi Thiêng Liêng Hằng Sống…
4 - Các câu kinh Phật Mẫu như: Khoa môn Tiên vị ngộ kỳ Phật duyên…Tiên cung
Phật xứ Cao Đài xướng danh…chứng tỏ mục tiêu đạo Cao Đài nhằm độ rỗi chúng sanh
về cõi Tiên, cõi Phật phải không ?
Ý kiến 1:
Trong
kinh Phật Mẫu cũng có câu: Ngồi trông con đặng phi thường, Mẹ đem con đến
tận đường hằng sanh, tức là Đức Mẹ mong con cái mình có ý chí phi thường
thì mới mong đoạt được hàng Tiên, Phật vị tức là đoạt cơ giải thoát chớ còn
hàng Thần và Thánh vị thì vẫn còn chưa giải thoát khỏi luân hồi sanh tử…
Câu kinh:
Khoa môn Tiên vị ngộ kỳ Phật duyên…ý nghĩa là Cao Đài còn là trường thi để cho
hàng Tiên vị có cơ hội đoạt được vị Phật trong kỳ nầy. Bởi vì Cao Đài chủ
trương tạo lập một thế giới đại đồng và độ hết thảy loài người trên trái đất
nên chương trình độ rổi rất rộng lớn, qui mô nên có nhiều cơ hội cho các hàng
Tiên vị thi thố tài năng để đoạt ngôi Phật vị kỳ nầy…Và khi đoạt vị được rồi
thì đại hội Ngọc Hư Cung sẽ xướng danh vị ấy và đó cũng là vinh dự chung cho
người đạo Cao Đài.
Ý kiến 2:
- Trong đạo
Cao Đài có nguyên tắc đối phẩm, nghĩa là khi mình tu leo lên đến phẩm cao nhứt
bên Cửu Trùng Đài là Giáo Tông tức là mình đoạt được phẩm Thiên Tiên ngang hàng
như Bồ Tát là bước sang Phật vị rồi. Còn các phẩm thấp hơn một chút là Chưởng
Pháp đối phẩm Nhơn Tiên. Đến phẩm Đầu Sư đối phẩm Địa Tiên tức là cũng được kể
vào bậc Trọn Lành theo như Pháp Chánh Truyền chú giải tức là đã được giải thoát
luân hồi rồi vậy. Thực ra hàng Tiên vị vẫn còn phải tái kiếp để lập công quả
nữa nhưng lúc nầy mình đi xuống thế theo nguyện lực của mình chớ không theo đường
luân hồi…
Trong một
kiếp sanh, một vị tín đồ có thể leo lên đến các phẩm Đầu Sư, Chưởng Pháp,...
Vậy tu theo Cao Đài có thể đoạt vị Tiên, Phật là điều khả thi trong một kiếp
sanh rồi vậy.
* Bảo chơn (ghi lại).
Home .ĐẶC SAN NỐI BƯỚC 2023.Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19].