NGHI LỄ QUY LIỄU. * VSCĐ.

1 - Tụng kinh cầu nguyện hấp hối,
2 - Khi tắt hơi thở tụng kinh cầu nguyện cho người đã hẳng qui vị,
3 - Tiếp theo là Thượng Sớ Tân Cố tại Đền Thánh hoặc Thánh Thất.
4 - khi qui vị phải thượng sớ tân cố tại Đền Thánh, nếu có về nhà dưỡng bệnh lỡ qui vị tại gia đình, khi qui vị rồi nếu gần thì thượng sớ tân cố trong Đền Thánh, xa thì thượng sớ tân cố tại Thánh Thất.
Khi tẫn liệm xong quan tài đắp phủ quan tùy theo sắc phái của vị chức sắc qui vị, không phát tang, mà phải đưa về Báo Ân Từ mới cúng Cáo Chư Thánh (Cáo Từ Tổ) để phát tang. Di quan linh cữu không đọc kinh đưa linh cữu, chỉ có nhạc đưa bằng dàn Bắc Cấu và dàn Nam.
Tiếp theo vào buổi chiều là lễ đăng điện cúng tế cầu siêu, tối lại sau thời tụng kinh Di Lạc là lễ chèo thuyền.
4 giờ chiều trong ngày, Ban Nhà Thuyền Bát Nhã phải trang bị hoàn tất một chiếc thuyền và xe như ý đậu chờ sẵn trước mặt Báo Ân Từ.
Trên thuyền có dựng một trụ cột buồm cao khỏi nóc thuyền, cánh buồm là lá cờ Đạo Tam Thanh lớn có thêu chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và Thiên Nhãn , Bình Bát Du, y như lá cờ Đạo Tam Thanh treo trước Đền Thánh.
Sáng hôm sau, cúng thời Mẹo xong, mọi người đều có mặt, các ban bộ trong nghi lễ 7 giờ là đã cúng cáo Chư Thánh (Cáo Từ Tổ) tiếp theo là cúng nghi châm chước, Sau đó Ban Tổng Trạo làm nhiệm vụ Bạch .. Hát những câu đầu tiên trong tuồng chèo thuyền tiếp theo Ban Nhà Thuyền bái quan, gọi là Khiển Điện.
Ban Tổng Trạo phò linh cữu đi trước mặt Quan Tài, ra tới thuyền bát nhã, để Quan Tài lên thuyền Bát Nhã thì Tổng Lái đứng phía sau, có một cây dầm chèo lớn cột cập đuôi Rồng cho Tổng Lái nắm cây chèo đó.
Tổng Mũi đứng phía trước chỗ bậc mình Rồng, cũng có cột một cây chèo cho Tổng Mũi đứng chèo.
Tổng Thương đứng khoanh tay hầu ngang hông thuyền nhưng trước đầu Quan Tài, 12 bá trạo cầm chèo đứng trên thuyền 2 bên hông Quan Tài, nhạc ngồi trước mặt Quan Tài dưới sau lưng của Tổng Mũi.
Khi sắp xếp xong, Chưởng Quản Ban Thuyền ra hiệu cho Thuyền chuyển bánh thì Nhạc trên thuyền trổi lên cho Ban Tổng Trạo hát như chèo thuyền nên gọi là chèo đưa.
Cứ hát ra tới mộ, dù chưa hết tuồng hát nhưng phải ngưng lại, đưa Quan Tài xuống vô huyệt, sắp xếp theo thứ tự của lễ đưa tang, tại huyệt mộ có một bàn hương án để khay đựng linh vị, Hội Thánh đứng ra chia buồn với gia đình và nói lời tiễn biệt vị chức sắc qui vị. Đọc ai điếu theo mỗi cơ quan phải nhanh gọn, tiếp theo là đọc kinh hạ huyệt, kế đó Ba vị Tổng Lái Tổng Mũi, Tổng Thương, mỗi người hát một câu như nói lối giả có nhạc điểm, bắt đầu Ban Thuyền tiến hành hạ huyệt.
Bởi một chức sắc hồi xưa, người ta sợ kém chất lượng công nghiệp dữ lắm, nên họ xả thân hành đạo, sợ thiếu hụt không đủ phước đức mà chia sớt cho sự đối đãi của Hội Thánh dành cho họ, nên buộc phải xứng đáng công nghiệp, để khi qui vị được thực hiện đúng quy định theo nguyên tắc của nghi lễ.
Biết rằng chết là hết, nhưng cái chết của người chức sắc để biết giá trị gì và đó là một minh chứng cho thấy cuộc sống đi hành đạo có ý nghĩa gì với kiếp người, và sống làm được điều gì cho xã hội nhờ, sống làm gì cho chúng sanh hưởng.
Mãn Lễ.
Home. Mục Lục: [ 1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ] [ 6 ]  [ 7 ]  [ 8 ]  [ 9 ]  [ 10 ]  [ 11 ]  [ 12 ]  [ 13 ] 14 ]  [ 15 ] [ 16 ]