Những khái niệm trong nền tảng Đạo Cao Đài, như "Trí Huệ Cung" Tư duy minh mẫn, "Ý Định Thiên Lương" Ý định hướng
thiện như Thượng Đế, "Qui nhứt bổn" khả năng buông bỏ vể về nguồn cội, "Huệ Thông" Sự thông thái, "Đạo Pháp" con
đường tu hành. "Độ Quần Sanh"
giác ngộ độ đồng sinh.
Trí Huệ Cung, còn được gọi là Thiên Hỷ Động, là một tịnh thất linh thiên của
Đạo Cao Đài. Tọa lạc tại Ấp Thượng Xuân, xã Trường Hòa, thị xã Hòa Thành, tỉnh
Tây Ninh, cách Tòa Thánh Tây Ninh khoảng 7 km, nơi đây được xây dựng vào cuối
năm 1947, và hoàn thành vào tháng 1 năm 1951 dưới sự chỉ đạo của Đức Phạm Hộ
Pháp.
Trí Huệ Cung được xây dựng và thiết kế theo hình khối lập phương, cao 12 m,
gồm 3 tầng, mỗi tầng cao 4 m.
Khối lập phương, như đã nêu trên, là một khối đa diện đều với sáu mặt vuông
bằng nhau. Nó có 12 cạnh, 8 đỉnh. Ba [3] cạnh gặp nhau tại mỗi đỉnh, có Bốn (4)
đường chéo cắt nhau tại một điểm. Khối lập phương tập hợp những điểm nằm bên
trong và các điểm nằm trên các mặt, cạnh, đỉnh này. Đây là một hình học cơ bản
và quen thuộc trong toán học và các ứng dụng thực tế, từ việc tính toán thể tích,
diện tích bề mặt đến việc xây dựng theo các mô hình 3D.
Kiến trúc Trí Huệ Cung tượng trưng cho triết lý, Trời tròn, đất vuông, với
một trụ trung tâm cao lưng tận mái nhà, thể hiện sự kết nối giữa âm và dương,
thiên và địa.
Tầng trệt là nơi các tính đồ cầu nguyện và luyện đạo, tầng 2 thờ Đức Chí
Tôn và trưng bày các kỹ vật của Đức Phạm Bộ Pháp như giường ngủ, tủ quần áo,
tranh ảnh.
Trí Huệ Cung là một trong 3 tịnh thất thuộc hệ thống Nam Cung Nam Động của
Đạo Cao Đài, cùng với Trí Giác Cung và Vạn Pháp Cung, được lập ra để dạy bí
pháp liên đạo.
Trên cổng có tấm bản đề chữ Thiên Hỷ Động, 2 bên cột có Đôi Liễn:
C.1: Trí định Thiên lương qui nhứt bổn.
C.2: Huệ thông Ðạo pháp độ quần sanh.
Đôi liễn nầy đặt tại cổng ra vào của Trí Huệ Cung (Thiên Hỷ Động). Trí Huệ
Cung ở trong Thiên Hỷ Động, do Đức Hộ Pháp lập ra để làm Tịnh Thất cho Nữ phái.
Giải Thích, Trí: Sự khôn ngoan hiểu biết. Định: sắp đặt. Thiên lương: cái
phần tốt đẹp mà Trời ban cho con người. Đó là lương tâm, cũng gọi là chơn linh.
Qui: trở về. Nhứt bổn: một gốc, gốc đó là Đại Linh Quang, tức là Thương Đế.
C.1: Sự khôn ngoan hiểu biết của con người sắp đặt đem cái Thiên lương trở
về hiệp cùng Đức Chí Tôn.
Huệ: Hiểu rõ các sự lý và dứt điều mê muội. Thông: biết rõ suốt hết. Đạo
pháp: chánh pháp của đạo, đó là những giáo lý và phép tu mà ai tu đúng theo đó
thì nhứt định sẽ đắc đạo và được giải thoát khỏi luân hồi. Độ: cứu giúp. Quần
sanh: đông đảo nhơn sanh.
C.2: Cái trí huệ thông suốt Đạo pháp để cứu độ nhơn sanh.
Trong khuôn viên Trí Huệ Cung rộng rãi, bờ quanh bởi hàng rào vuông rứt và
nhiều cây cổ thụ, tạo nên không gian yên bình và tĩnh lặng, tịnh thất dành cho
nữ giới tu hành, với điều kiện phải hội tụ đủ 3 lập, lập công, lập đức và lập
ngôn.
Điểm đặc biệt trong nghị lễ tại đây là không sử dụng hương nhan hay đè thắp.
Khi nghe tiếng chuông, các tính đồ dù đang làm gì cũng phải đứng dậy, tay bắt ấn
tý, mặt đứng về tịnh thất để tưởng niệm.
Trí Huệ Cung có nhiều công trình phụ trợ, phục vụ cho đời sống, thu hành và
sinh hoạt của tính đồ, bao gồm xưởng may, xưởng mộc, nhà nghỉ và Báo An Đường.
Nhà nghỉ cho tính đồ được xây dựng ngoài khu viên Trí Huệ Cung để đón tiếp
các tính đồ từ xa đến hành hương và thu học.
Nhà nghỉ được thiết kế đơn giản, thanh tịnh, phù hợp với nơi sống tu hành,
tạo điều kiện tượng lợi cho tính đồ trong quá trình tham gia các hoạt động truyền
giáo tại Trí Huệ Cung.
Xưởng may và xưởng mộc được thiết lập gần Trí Huệ Cung nhằm phục vụ nhu cầu
may mặc và sản xuất vật dụng cần thiết cho sinh hoạt hành hày của các tính đồ.
Xưởng may y phục cho tính đồ nữ, đảm bảo sự tự nhiên và đồng nhất trong
nghi lễ. Xưởng mộc đảm nhận việc kế tác các vật dụng bằng bộ như bàn, ghế, tủ
và các thực phẩm thờ cúng, góp phần duy trì nét truyền thống trong sinh hoạt
tôn giáo. Trí Huệ Cung không chỉ là thánh thất thiêng liêng của Đạo Cao Đài mà
còn là một phần ký ức tuổi thơ của chúng tôi mỗi khi về Trí Huệ Cung để làm khảo
cứu những chương trình và dự án hành Đạo.
Trí Huệ Cung, vào những năm 1970, từng là nơi rất bình yên và gần gũi với Đại
Đạo Thanh Niên Hội của chúng tôi. Trí Huệ Cung vào dịp tết nguyên đáng, khu vực
xung quanh trở nên vui rộng, là nơi chúng tôi về đây thường xuyên, bởi không
gian mát mẻ, thanh tịnh và rộng rãi.
Có những buổi chiều, học sinh thường cầm sách vỡ vào khuôn viên tịnh thất để
ôn bài.
Không gian ở đây yên tĩnh, cây xanh rợp bống, tiếng chuông bộn xa tạo cảm
giác nghẹ lòng, dễ tập trung hơn bất cứ nơi nào. Dù trải qua nhiều năm tháng,
những công trình như xưởng may, sửang mộc, nhà nghỉ, báo ân đường vẫn còn đó.
Không chỉ là giấu ấn văn hóa, tôn giáo mà còn luôn giữ bao kỷ niệm tuổi thơ của
một thế hệ.
Để đến được Trí Huệ Cung, bạn có thể di chuyển từ trung tâm thành phố Tây
Ninh theo đường 30 Tháng Tư, mất khoảng 22 phút. Thời điểm bí tử để thăm quan
là vào buổi sáng hoặc buổi chiều, khi không khí mắt mẻ và có thể khiến các nghi
lễ cầu nguyện. Nếu các bạn thấy Video này hãy cùng nhau lan tỏa những giá trị đẹp
từ cuộc sống và ký ức Đại Đạo Thanh Niên Hội thuở xưa.
* VSCĐ.