Tổng Luận Châu Thành Thánh Địa Tòa Thánh Tây Ninh. * HT/Huỳnh Tâm.

Đầu năm 1954. Những quan chức Nhà Thuộc Địa Pháp từ Paris qua Việt Nam đi thanh tra tỉnh Tây Ninh, để
đánh giá tình hình cai trị dân An Nam. Và áp dụng thực hiện những pháp luật, tổ chức theo hiện hành, hằng năm đánh giá quản lý, theo sự cai trị của Thực dân Pháp về anh ninh, hành chính.
Những quan chức Pháp, n
gồi trên phi cơ từ Sài Gòn tham quan xã Long Thành, trước khi đến tòa Tỉnh Tây Ninh cách 5Km, nhìn xuống thấy rất ngạc nhiên nơi đây có nhiều Dinh thự, Lâu đài đồ sộ, có cả một Đền Thánh, uy nga, tráng lệ, hoành tráng. Những viên chức hỏi ông Tỉnh Trưởng Tây Ninh Chef de Bataillon A.M. SAVANI de l’Infanterie Coloniale (Tiểu đoàn trưởng A.M. SAVANI của Bộ binh Thuộc địa), hỏi:
- Địa danh này thuộc tỉnh Tây Ninh của Chef cai trị phải không ?
- Vâng, thưa quý Ngài, đây là xã Long Thành, những gì vừa thấy đó là Thánh Địa của Đạo Cao Đài thành lập từ năm 1926.
- Những quan chức này đánh giá, và trầm trồ chúng tôi thấy nơi đây, có những phố thành, một Thánh Địa hoàn chỉnh có thể lớn hơn cả Vatican.
Dinh thự của vùng Thánh Địa của Đạo Cao Đài, rộng lớn, nhà cửa san sát, đường sá thẳng tắp thênh thang, nẻo tắt đường đi ngang tạo thiết kế thành một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ.
May bay một vòng chu vi chợ Long Hoa, nhìn thấy các phố Thánh trấn Đạo tổ chức theo tứ tượng, Bát Quái, nhà lòng chợ bốn cánh, trải dài rõ ràng là một trận đồ Bát Quái. Đó là chợ chuyển thế để cho nhơn sanh vọng tưởng điều lành thì phát hiện điều lành và trái ngược lại.
Các quan chức Pháp biết thêm, trước năm 1925, nơi này là rừng hoang vu. Ngày nay cảnh vật đổi thay sầm uất, liên tưởng đến rừng xanh năm xưa nơi đây dã thú rất nhiều không ai dám tự vào rừng. Quan chức Pháp sinh lòng chân thực thốt nên lời: Chúng tôi cảm phục bậc vĩ nhân nào sáng tạo kiến thiết được một Thánh Địa đầy uy lực.
Ông Tỉnh Trưởng trả lời: - Thưa Quý Ngài chính là Đức Phạm Hộ Pháp, Chưởng Quản Nhị Hữu hình Đài.  Ngoài tài đức lập giáo, Đức Ngài còn là nhà đại tài thiết kế Đô Thị, từ vùng rừng thiêng nước độc, nay là Thánh Địa Đạo Cao Đài. Ngoài ra có hai vị cũng không kém tài đức như Đức Thượng Phẩm Cao Quỳnh Cư, và Đức Qu.Giáo Tông Thượng Trung Nhật, nhưng hai vị này qua đời sớm.
Đặc biệt Đức Hộ Pháp, ngoài Thiên mạng, còn có bản lĩnh siêu nhân mới thực hiện được cơ đồ Đạo Cao Đài như ngày nay.
Sau này, nếu Đức Hộ Pháp Quy Thiên, sẽ có người tiếp nối trên danh nghĩa là kế thừa sự nghiệp của Đức Hộ Pháp để chưởng quản Pháp-Đạo-Thế trong Hiệp Thiên Đài. Phải công nhận Đức Hộ Pháp tánh đức mềm dẻo, kiên nhẫn, bản lĩnh, đạo đức uyên thâm, cho nên được Đức Cao Đài ban cho quyền Ngự Mã Thiên Quân Chưởng Quản Hiệp Thiên Đài.
Chúng tôi rất thán phục Đức Ngài Hộ Pháp và đáng tuyên dương công nghiệp vĩ đại của Đức Ngài như: "Nếu không có Đức Hộ Pháp thì không có Đạo Cao Đài, đành rằng tìm ra mối Đạo đều do ba vị Hộ Pháp-Thượng Phẩm-Thượng Sanh.
Nhưng nếu không có Đức Hộ Pháp thì lập Đạo không thành vì Đức Ngài có Thiên tài đặc biệt về mặt Bí Pháp Chơn Truyền, và kiên gan trì chí, chấp nhận gian khổ và chịu lưu đày để lập xong nền Đạo cho vừa lòng Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ…"
Theo bài thi mà Đức Lý Giáo Tông nói về hành quyền trong khi cầm quyền Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài của Đức Ngài như sau:
"Bắt ấn trừ yêu đã đến kỳ,
Ngọc Hư định sửa mối Thiên thi.
Cửu trùng không kế an thiên hạ,
Phải để Hiệp Thiên đứng trị vì.
Thành pháp dìu đời qua nẻo khổ,
Nên công giúp thế lánh cơn nguy,
Quyền hành từ đây về tay nắm,
Phải sửa cho nên đáng thế thì."
Đó là hành quyền Đức Hộ Pháp Chưởng Quản Nhị Hữu Hình Đài Hiệp Thiên, và Cửu Trùng Đài từ những năm Ất Hợi (1935)…
Nếu quý Ngài muốn biết đầy đủ Đạo Cao Đài.
Tôi có bản thảo quyển sách: "Notes sur le Caodaïsme" do Chef de Bataillon A. M.Savani de l'Infanterie Coloniale viết v lich s hinh thành, hoat đng, và phát trin Đo Cao Đài dưới thời Pháp Thuộc để tham khảo.
- Tốt lắm chúng tôi rất cần tham khảo, cảm ơn Chef.
Sau đó, tiếp tục hành trình phi cơ bay về hướng tỉnh Tây Ninh.
* HT/Huỳnh Tâm.
NỐI BƯỚC N°7.Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] .