KINH NHO GIÁO KHỔNG THÁNH. * HT/Lê Văn Năm.

Luận Giải.
Kinh NHO GIÁO KHỔNG THÁNH
Chí Tâm Qui Mạng Lễ.
Giải nghĩa.
Kinh:
Quế hương nội địện,
Văn Thỉ thượng cung,
Cửu thập ngũ hồi,
Chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố.
Bá thiên vạn hóa,
Bồi quế thọ ư âm-chất chi điền.
Tự lôi trử bính, linh ư phụng lãnh,
Chí như ý từ, tường ư ngao trụ,
Khai nhơn tâm, tất bổn ư đốc thân chi hiếu.
Thọ quốc mạch, ư trí chúa chi trung,
Ứng mộng bảo sanh, thùy từ mẫn khổ.
Đại Nhơn, Đại Hiếu, Đại Thánh, Đại Từ.
Thần văn, Thánh võ, Hiếu Đức, Trung Nhơn
Vương tân sách phụ,
Nho tông khai hóa
Văn Tuyên Tư Lộc,
Hoằng nhơn Đế quân,
Trừng chơn chánh quang,
Bửu Quang Từ tế Thiên Tôn.

Niệm : Nam Mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn. (3 lạy, 9 gật)
Dịch nghĩa:
- Ở trong Điện Quế Hương, phía trên hết là Cung Vân Thỉ, nơi thường ngự của Đức Khổng Tử.
- 95  lần giáng sanh xuống trần rồi trở về.
- Gieo trái lành nơi vườn văn chương thi phú.
- Trăm ngàn muôn lần biến hóa, vun trồng cây quế nơi ruộng phước đức.
- Văn tự chế thành thì có sấm nổ, văn tự như có chứa ngọn lửa để soi sáng và ghi chép kiến thức, kinh nghiệm của người xưa, nên linh  như chim phụng trên núi.
- Đến như cái ý tưởng lành biết thương người, tốt đẹp vững vàng như núi ngao trụ,
- Sự khai mở cái tâm con người ắt hẳn gốc ở tại sự hết lòng hiếu thảo với cha mẹ.
- Sự vững bền quốc gia ắt hẳn trước tiên ở tại hết lòng trung với nước.
- Đức Khổng Tử có lòng nhơn-từ, thương người khổ nạn, nên thường chiêm bao thấy ông Châu Công đến chỉ dạy nhiều điều để bảo tồn sự sống cho nhơn sanh.
- Lòng nhơn lớn, lòng hiếu lớn, Bực Thánh lớn, đức từ bi lớn.
- Văn võ song toàn, tài giỏi tột bực, có đủ bốn đức : Hiếu, đức, trung, nhơn.
- Là thượng khách của vua, thường bày kế họach giúp vua.
- Mở Đạo Nho giáo hóa nhơn sanh.
- Đức Khổng Tử lo việc ban phước lộc cho thế gian, là vị đế quân có đức rộng lớn.
- Trong sạch, ngay thật, sáng tõ, báu sáng, nhơn từ, cứu giúp, là một Đấng Thiên Tôn.
 
Niệm: Nam Mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn. (3 lạy, 9 gật)
*   *   *
Dịch thơ:
Kinh NHO GIÁO.
Mùi quế hương bay thơm nội điện,
Đức Văn Xương hiện diện Thượng cung,
Chín lăm lên xuống chuyển luân,
Nơi vườn thi phố gieo ươn quả lành.
 
Trăm thiên đã, hóa sanh sanh hóa,
Vun quế hoè đức tạo tâm điền,
Văn linh hơn sấm lôi thiên,
Hơn loài linh điểu phổ truyền Đạo Nhơn.
 
Chí đức linh, hiệp cùng chí thiện,
Hơn cự ngao chống giữ hải sơn,
Khai tâm hiếu trước song đường,
Ơn nhà nợ nước tất trung đứng đầu.
 
Ứng điềm lành biết bao nhơn lợi,
Lòng thiện từ thương đoái khó nghèo.
Nhơn, hiếu, thánh lớn, từ bi,
Vỏ, văn, hiếu đức, dung hòa, trung nhơn.
 
Vua không nước Nho Tông rộng mở,
Vua Văn Tuyên thi cử hóa hoằng,
Trong, tốt, chơn thiệt, chánh quang,
Bữu quang từ tế cầm quyền Thiên Tôn.
 
Niệm: Nam Mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn. (3 lạy, 9 gật)
Nam Mô KHỔNG THÁNH TIÊN SƯ HƯNG NHO THẠNH THẾ THIÊN TÔN.
Thơ.
ĐỨC Trọng thông minh bậc chí nhân,
KHỔNG tuyên Nho Giáo cứ trần gian.
TỬ Thiên hành đạo vui sinh thú,
VẠN ức trọng nhơn tạo nước an.
THẾ sự thịnh suy đời rối loạn,
THÁNH nhơn hưng quốc Đạo kinh bang.
SƯ hành chính sự bình thiên hạ,
BIỂU hiện gương lành rải phước ân.
*   *   *
NGUỒN GỐC KINH NHO GIÁO.
Khổng Tánh chí tâm qui mạng lễ.
 
Kinh Nho Giáo KTCTQML là 1 trong 3 bài Kinh NHO, THÍCH, ĐẠO đã được các Đấng Thiêng Liêng giáng cơ ban cho tại chùa Hàn Sơn, nơi Cô Tô Thành, Trung Quốc, vào khoảng nhà Thanh, đời vua Thanh Nhơn Tông (1796-1820) và Thanh Tuyên Tông, niên hiệu Đạo Quang (1821-1851), sau truyền sang Việt Nam.
SƠ LƯỢC về TIỂU SỬ
ĐỨC KHỔNG THÁNH
Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn
 
Đức Khổng Phu Tử sinh nhầm năm Canh Tuất (551 TTL), năm thừ 21 vua Châu Linh Vương, ở sông Thu, Ấp Từ, làng Xương Bình, Quận Khúc Phụ, tỉnh Sơn Đông. nước Lỗ.
Sách xưa nói về ngày sinh của Ngài khác nhau. Nhưng trong Đạo Cao Đài thì lấy ngày 17-8 Âm Lịch, hằng năm là Lễ Đản Sanh của Ngài.
 
Thân phụ của Ngài là Khúc Lương Ngột, Mẹ là Nhan Thị. Hai Ngài lên núi Khâu cầu tự nên chừng sanh Ngài lấy tên núi ấy mà đặt tên Ngài là Khâu, tự Trọng Ni.
Theo truyền thuyết, trước khi sanh Ngài, thì Bà Nhan Thi thấy có người đem con Kỳ Lân đến cho Bà và nói rằng: "Thủy Tinh chi tử, kế suy Châu Tố Vương" nghĩa là con của nhà Thủy Tinh, nối nhà Châu suy, mà làm vua không ngôi. Bà sợ con kỳ lân, thì nó thét lên là cho bà tỉnh thức, kế chuyển bụng sanh  ra Ngài.
 
Lúc sanh Ngài, Bà Nhan Thị vào ở trong hang đá Khổng Tang, nơi núi Nam Sơn, nghe trên trời có âm nhạc va tiếng nói: "Trời cảm lời cầu nguyện cho sanh con Thánh". Lại cũng gần khi sanh ra Ngài, hang đá nức, có dòng nước chảy. Bà Nhan Thị lấy nước ấy tắm cho Ngài, tắm xong, suối liền khô.
Ngài mồ côi cha lúc còn 3 tuổi. Khi còn bé Ngài có sở thích chơi cúng tế. Năm  19  tuổi, thì lập gia đình, nhận chức Ủy Lại, kế Tư Cục Lại coi việc nuôi bò dê để cúng tế. Thuở ấy, tuy còn nhỏ tuổi Ngài cũng đã nổi tiếng là người giỏi, cho nên quan nước Lỗ là Trọng Tôn Cố cho hai con mình theo Ngài học lễ.
 
Ngài vốn là người Nho Học, nên Ngài rất chú ý về lễ-nghi và những phép tắc của các đế vương đời trước. Hễ nghe nơi nào có miếu đường hay Giáo Tổ thì Ngài tìm đến cầu học và khảo cứu các chế độ lễ nghi.
 
Ngài học rộng, biết nhiều, thấy xa, vua nước Lỗ dùng Ngài làm quan Đại Tư Khấu (hình bộ Thượng thư) sau 4 năm thăng lên Nhiếp Chính Sự (Tướng quốc) coi việc chính trị trong nước, song chẳng bao lâu, vua mê nữ nhạc, bỏ việc triều chánh, ngăn cản không được, liền từ chức, đi chu du các nước chư hầu như: Tề, Vệ, Tần, Sở, Tống thuyết phục các vua chư hầu, mong đem cái Đạo của Ngài ra giúp đời, nhưng đi đến đâu, các vua đều chuộng bá đạo, chứ không dùng Vương đạo của Ngài, Tuy nhiên các vua chư hầu rất kính trọng Ngài, xem Ngài là thượng khách.
 
Mãi đến 64  tuổi, Ngài mới quay trở về nước Lỗ, ở nhà dạy học, san định lại Ngũ Kinh (Kinh Thi, Thơ, Lễ, Nhạc),  và trước tác sách Xuân Thu (chép truyện từ vua nước Lỗ Ẩn Công đến vua Lỗ Ai Công với lời phê bình, cốt để binh vực cang thường luân lý).
Học trò của Ngài có đến 3000  người. Trong đó có 72 người được liệt vào bực Hiền,
Ngài mất vào ngày 18-2, năm Nhâm Tuất, hưởng thọ 73 tuổi (479 TTL).
 
(Theo Tự Điển Thành Ngữ Điển Tích của Diên Hương)
ĐỨC KHỔNG TỬ
HƯNG LẬP ĐẠO NHO
 
Vào Nhứt Kỳ Phổ Độ, ba vị vua PHỤC HY, THẦN NÔNG, HUỲNH ĐẾ là Giáo Tổ của Đạo Nho.
Vua Phục Hy chế ra Tiên Thiên Bát Quái, lễ nhạc, quần áo. Các vua kế tiếp như Thần Nông, Huỳnh Đế chế ra chữ viết, dạy dân cày cấy, dùng thảo mộc làm thuốc để trị bịnh,v.v...
Đến vua Văn Vương lại chế ra Hậu Thiên Bát Quái, diễn giải Kinh Điển.
 
Nhưng đến Nhị Kỳ Phổ Độ, Đức Khổng Tử gom tất cả sách xưa, sắp xếp và san định laị, mà Ngài chỉ phụ chính Nho Giáo giải thích thêm cho sáng tõ, tạo thành NGŨ KINH: Dịch, Thi, Thơ, Lễ, Nhạc và sau đó Ngài sáng tác Sách Xuân Thu để bày tõ cái Đạo của Ngài.
 
Như vậy, Đức khổng Tử không phải là người sáng lập ra Nho Giáo và nhờ có Đức Khổng Tử mà Nho Giáo trở thành một học thuyết có hệ thống gồm có hai phần: Hình Nhi Thượng Học và Hình Nhi Hạ Học, áp dụng hiệu quả trong việc tu, tề, trị, bình  giúp cho công cuộc trị nước an dân.
 
Chính vì vậy, mà Đức Khổng PhuTử được xưng là: "Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn", Giáo Chủ của Nho Giáo trong Nhị Kỳ Phổ Độ.
Ngôi vị của Ngài nơi cõi thiêng liêng hằng sống rất cao trọng, vào hàng Phật vị, đứng ngang hàng với Đức Thích Ca và Đức Lão Tử.
 
Thời Tam Kỳ Phổ Độ, Đức Quan Thánh Đế Quân, đại diện Đức Khổng Tử, cầm quyền Nho Giáo, là Đệ Tam Trấn Oai Ngiêm trong ĐĐTKPĐ.
 
Tinh hoa giáo lý của Nho Giáo được Đạo Cao Đài áp dụng để chấn hưng nền phong hóa và luân lý của dân tộc Việt Nam, tạo nên một khuôn mẫu cho toàn thế giới noi theo, đúng với Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn
" Nam phong thử nhựt biến nhơn phong".
Nghĩa là: Phong hóa của Việt Nam ngày ấy biến thành phong hóa của nhơn loại.
TÀI LIỆU VỀ GIÁO LÝ CỦA ĐỨC KHỔNG TỬ TIÊN SƯ HƯNG NHO THẠNH THẾ THIÊN TÔN.
- Kinh Nho Giáo.
- Khai Kinh : 
"Trung dung Khổng Thánh Chỉ rành"
- Phật Mẫu Chơn Kinh : 
" Xuân Thu Phất Chủ Bát Vu,
   Hiệp qui Tam Giáo hưu cầu chí chơn"
- Kinh Xưng Tụng Công Đức TTTP: 
" Đạo Nho truyền dạy nghĩa nhơn,
   Văn Tuyển Khổng Thánh khuyên dân răn đời" 
 " Hớn trào Quan Thánh Đế Quân,
    Trung cang nghĩa khí háo sanh giúp đời"
- Giới Tâm Kinh:
" Nguyền Khổng Thánh bảo toàn Nho Giáo,
   Lấy nghĩa nhân Đại Đạo truyền ra"
" Mong nhờ lịnh Đức Thánh Quân,
   Ra tay tiêu diệt cho tàn ác ma."
- Những Bài Kinh Thế Đạo đều có chuyên chở giáo lý của Nho Giáo, nặng về Nhơn Đạo.
- Thánh Ngôn, Thánh Giáo Sưu Tập...
*   *   *
NHO GIÁO
Khổng Thánh Chí Tâm Qui Mạng Lễ.
Giải nghĩa :
Nho giáo: Tôn giáo dạy về Nhơn Đạo, có nguồn gốc từ các vị vua thời Trung Cỗ như Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, được Đức Khổng Tử phục hưng, sắp xếp và san định lại cho có hệ thống và xiển dương rộng thêm tạo thành một học thuyết có giá trị cao siêu, đứng ngang hàng với Phật giáo và Lão giáo.
 
Nho: Theo Hán Văn, chữ Nho (): gồm hai chư Nhơn (...) ở bên chữ Nhu (,): Nhơn: Người.  Nhu  cần dùng, nhu cầu, chờ đợi.
Như vậy, NHO là hạng người lúc nào cũng được cần dùng đến để giúp nhơn quần, xã hội biết sống cho hợp nhơn tâm, thuận Thiên Lý. Đó là hạng người quân tử luôn ở thế chờ đợi tu, chờ thời. Khi có người cần đến thì sẳn đem tài năng ra giúp đời trị bình, kinh  bang tế thế.
Những người theo Nho Học thường chuyên về mặt thực tế hơn lý tưởng, có khuynh hướng nhập thế để giúp cho lợi ích nhơn quần xã hội hơn là yếm thế xa lánh việc đời là tìm sự an vui cho riêng mình.
Nho giáo: Tôn giáo dạy về Đạo làm người, trức tu thân, tề gia, sau giúp dân giúp nước bình trị, mưu cầu Thiên Hạ được hạnh phúc thái bình.
Khổng Thánh: - Đức Khổng Tử.
Chí tâm qui mạng lễ: Lễ lạy với tất cả ý chí và thành tâm, đem mình về vâng chịu nghe theo.
 
Luận giảng:
Nguồn gốc của Nho Giáo:
Theo Ngài Tiếp Pháp Trương Văn Tràng viết trong quyển Giáo Lý thì người trung Hoa sau khi quần tụ đông đảo lập thành gia đình, con người lần lược đặt ra kỹ cương cho gia đình, trong đó con người cha có quyền cai trị trong gia đình, GĐ là căn bản cho xã hội, kế đến nước có ông vua trị vì muôn dân .
 
Nguyên thời Trung Cỗ ở Trung Hoa có năm vị vua là: Phục Hy, Thần Nông, Huỳnh Đế, Đường Nghiêu, Ngu Thuấn, là năm vị vua đắc Đạo, có thần thông,  thấy những hiện tượng trong cõi Hư Linh.
Một hôm, vua Phục Hy dạo chơi trên sông Huỳnh Hà, ông trông thấy một con vật, mình ngựa, đầu rồng, trên lưng có các dấu chấm. Ngài theo đó mà lập nên Bát Quái Đồ, cắt nghĩa Đạo biến hóa của Trời Đất để làm nguyên tắc dạy con người. Do đó, có thể nói Nho Giáo được thành lập. kết hợp một phần thực tế và một phần huyền lý của Trời Đất nghĩa là Nho Giáo lấy Đạo trời làm khuôn mẫu dạy người. Làm theo Đạo Trời là làm lành lánh dữ. Cỗ nhơn học nho để giúp đời, mưu cầu đem lại trật tự thạnh trị, thái bình cho Thiên Hạ.
 
Đến đời nhà Châu, trào vua Linh Vương (551, TTL), có một vị Thánh Nhơn ra đời, tên Khâu, tự Trọng Ni, tức Đức Khổng Tử, Ngài chỉnh đốn Nho Giáo thành một giáo thuyết có hệ thống mạch lạc. Nhơn đó,  người đời còn gọi Nho giáo là Khổng Giáo.

ĐỨC KHỔNG TỬ VỚI ĐẠO CAO ĐÀI.
Ngày nay, Đức Khổng Thánh đã đắc lịnh nơi Đức Chí Tôn, đứng trong Tam Giáo cùng Thích Lão, chiếu theo Thiên Thơ, lập nên ĐĐTKPĐ, gọi tắt là Đạo Cao Đài. Sứ mạng của Ngài, phù hợp với hồng danh cuả Ngài là:
" Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn"
Tóm lại, Nho Giáo Khổng Thánh chí tâm qui mạng lễ là khi lễ lạy phải đem hết ý chí, tâm thành cùng thân mạng, vâng phục, nghe theo giáo lý Đạo Nho, do Đức Khổng Thánh phục hưng để làm tròn bổn phận làm người góp phần xây dựng một xã hội đạo đức, thạnh trị,  thái bình cho Thiên Hạ vậy.
*   *   *
Giải Nghĩa:
Câu 1: Quế hương nội điện
            Văn Thỉ thượng cung.
Nghĩa câu: Ở trên cõi thiêng liêng có một tòa nhà lớn gọi lả Điện Quế Hương, trong đó có một Cung ở bên trên hết gọi là Cung Văn Thỉ. Đó là nơi thường ngự của Đức Khổng Tử, giáo chủ Đạo Nho.
Câu 2:  Cữu thập ngũ hồi,
             Chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố.
Nghĩa câu: Đức Khổng Tử luân hồi  lần để gieo trái lành nơi vườn thi văm, kinh sách.
Câu  3:  Bá Thiên vạn hóa,
             Bồi quế thọ ư, âm chất chi điền.
Nghĩa câu : Trăm ngàn muôn biến hóa, vun bồi cây quế nơi ruộng phước đức.
 
Câu 4: Tự lôi trử bính, linh ư phụng lảnh.
Nghĩa câu: Văn tự, sấm nổ chất chứa, ngọn lửa linh thiêng ở tại, chim phụng trên núi.
Tóm lại, văn tự được các Nho Gia chế thành, khiến cho Trời Đất rung động, sanh ra sấm sét, người người đều kinh sợ, nhưng nó vô cùng linh thiêng và giúp ích cho nhơn sanh trong việc học hỏi để trở thành những bậc Thánh Hiền.
Câu  5: Chí như ý từ, tường ư ngao trụ.
Nghĩa câu: Đến như ý tưởng lành biết thương yêu người, tốt đẹp vững vàng như ở núi Cư Ngao.
 
Tóm lại, cái ý tưởng tốt lành, biết thương yêu, chẳng những vững vàng như Ngao Trụ mà nó rất cần thiết cho người tu hành, đắc đạo để hội hiệp cùng Thầy nơi cõi thiêng liêng hằng sống.
Câu  6:  Khai nhơn tâm tất bổn,
            ư đốc thân chi hiếu.
Nghĩa câu: Sự khai mở cái tâm con người ắt hẳn ở tại sự hiếu thảo với cha mẹ.
Câu 7:  Thọ quốc mạch tất tiên,
              ư trí chúa chi trung.
Nghĩa câu: Sự lâu dài của quốc gia, ắt hẳn, trước tiên ở tại hất lòng trung thành với nước. 
Ý nói, muốn quốc gia bền vững thì trước tiên người dân phải hết lòng trung thành với nước.
Câu  8:  Ứng mộng bảo sanh
             thùy từ mẩn khổ.
Nghĩa câu: Đức Khổng Tử có lòng nhơn từ thương người khổ nạn, nên Ngài thường nằm chiêm bao thấy  ông Châu Công dạy bảo nhiều điều để bảo tồn sự sống cho nhơn sanh.
Câu  9 :  Đại Nhơn, Đại Hiếu,
               Đại Thánh, Đại Từ.
Nghĩa câu:  Lòng nhơn lớn, lòng hiếu lớn, bực Thánh lớn, đức từ bi lớn.
 
Câu 10:  Thần văn, Thánh võ
              Hiếu đức,Trung nhơn.
Nghĩa câu : Văn võ song toàn, tài giỏi như Thần, như Thánh gồm đủ  đức : Hiếu, Đức, Trung, Nhơn.
Câu  11: Vương tân sách phụ
Câu  12: Nho Tông khai hóa.
Nghĩa câu 11: Đức Khổng tử là bực thượng khách của vua chư hầu, thường giúp bày kế họach trị nước an dân.
Nghia câu 12: Mở ra Đạo Nho để giáo hóa nhơn sanh.
Câu 13: Văn Tuyên Tư Lộc
             Hoằng nhơn Đế Quân
Giải nghĩa:
Văn Tuyên: Tên thụy của Đức Khổng Tử, do các vua đời sau truy tặng Ngài với tấm lòng ngưởng mộ công đức sâu dầy của Ngài đã hưng phục Đạo Nho, giúp cho công cuộc trị nước an dân thạnh trị thái bình.
Tư Lộc: Tư là lo việc, quản lý; Lộc: phước lộc. Tư Lộc: Lo việc ban phước lộc cho thế gian về văn chương, thi cử và phẩm tước nơi quan trường. Hoằng: Rộng lớn, Nhơn: Lòng thương người, mến vật, thương yêu khắp cả chúng sanh. Đế Quân: Phẩm tước cao trọng nơi cõi thiêng liêng mà Đức Chí Tôn phong thưởng.
Hoằng nhơn đế quân: Đức Khổng Tử là một vị Đế Quân nhơn đức rộng lớn.
Câu 14: Trừng chơn chánh quang
             Bửu quang từ tế Thiên Tôn
Nghĩa câu: Đức Khổng Tử có đức tánh trong sạch, chơn thật, ngay thẳng, sáng tõ, báu quí, lòng  thương yêu, cứu giúp và là một Đấng Thiên Tôn.
Niệm: Nam Mô Khổng Thánh Tiên Sư
           Hưng Nho thạnh thế Thiên Tôn.
Đức Khổng Thánh là bậc Thầy hưng phục Đạo Nho, làm cho học thuyết Nho Giáo có hệ thống rõ ràng, đã đưa Nho Giáo lên ngang hàng với Tiên Giáo và Phật Giáo. Nước Trung Hoa cũng nhờ Nho Giáo mà được thịnh vượng và hùng mạnh như chúng ta đã thấy trong lịch sử quá khứ của Trung Quốc nên Ngài được phong là bực Thiên Tôn.
* HT/Lê Văn Năm.
HẾT
NỐI BƯỚC N°7.Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19] [20] [21] [22] .