A : Banner,
oriflamme.
P : Bannière,
oriflamme.
Chữ
Hán là Phan 幡,
chữ nôm là Phướn, là lá cờ hẹp mà dài, dùng riêng trong tôn giáo.
Lá
phướn có bề ngang nhỏ, bề dài khá dài, thường được treo thẳng đứng, đuôi phướn
có hình nhọn, hay hình đuôi cá, hay bằng ngang mà có gắn thẻ nhỏ, tùy theo
loại.
Trong
Đạo Cao Đài có nhiều loại Phướn, công dụng khác nhau:
1 -
Phướn Tòa Thánh hay phướn Thánh Thất,
2 -
Phướn Phật Mẫu hay phướn Điện Thờ,
3 -
Phướn Thượng Phẩm, - Phướn Thượng Sanh,
4 -
Phướn Tiêu Diêu, Phướn Truy hồn,
Những
lá Phướn trong Đạo Cao Đài có ý nghĩa, và hình thường cũng khác, Phướng hình chữ
nhựt, đuôi phướn bằng ngang, có nhiều thẻ nhỏ thòng xuống. Bề dài, bề ngang, số
thẻ thường rơi vào các con số: 3, 9, 12, hay các bội số của chúng.
Bên
Phật giáo, Phướn là món đồ trang nghiêm của Tam bảo để biểu dương oai đức của
Phật, cũng như cờ xí để biểu dương oai đức của một vị đại tướng.
Lá
phướn treo lên là tỏ cái ý nghĩa cầu đảo phước đức.
Ở
Việt Nam, trên mặt lá phướn thường có đề hàng chữ Lục tự Di Đà: "NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT". Ở Tây
Tạng thì lại đề Lục tự Thần chú: "ÚM MA NI BÁT MÊ HỒNG".
Phía
trước sân chùa, nơi khoảng đất trống, trong dịp lễ lớn như lễ Phật đản, lễ Vu
lan, đều có dựng cột phướn cao và treo lên một lá phướn lớn và dài, phất phơ
trước gió trông rất đẹp mắt, có ý nghĩa là cầu đảo phước đức cho các Phật tử và
dân chúng trong vùng.
Trong
nhà chùa, các thứ như: Tràng (cờ), Phan (phướn), Bảo cái (lọng quí) là những
món trang nghiêm được gìn giữ cẩn thận, cũng như gìn giữ Tam bảo: Tượng Phật,
Kinh Phật, y bát và tích trượng.
Hồi
Đức Phật hiện ra ở thế, chư Thiên thường dùng ba món: Cờ, phướn, lọng mà hầu hạ
Đức Phật: Cờ và phướn để biểu dương công đức của Phật, lọng để che hầu Phật là
bực đáng tôn kính hơn hết.
Trong
Pháp Bảo Đàn Kinh có chép chuyện Phướn động: Khi Lục Tổ Huệ Năng ra đến chùa
Pháp Tánh tại Quảng Châu gặp Ấn Tông Pháp Sư giảng Kinh Niết Bàn, lúc ấy có gió
thổi, lá phướn trước chùa lay động. Một sư nói: Gió động. Một sư khác cãi:
Phướn động. Hai sư cãi hoài không ai chịu thua ai. Huệ Năng bước đến nói: Chẳng
phải gió động, chẳng phải phướn động, ấy là tâm của hai vị động.
Phướn linh
A: The
mysterious banner.
P: La
bannière mystérieuse.
Linh: thiêng liêng.
Phướn
linh là cây phướn huyền diệu.
KCHKHH:
Tây phương Tiếp Dẫn Đạo Nhơn,
Phướn
linh khai mở nẻo đường Lôi Âm.
KCHKHH: Kinh
cầu hồn khi hấp hối.
Phướn Phật Mẫu
A: The
banner of Buddha-Mother.
P: La
bannière de Bouddha-Mère.
Phướn
Phật Mẫu là lá phướn treo trước Điện Thờ Phật Mẫu, cho biết đây là nơi ngự của
Đức Phật Mẫu.
Phướn
Phật Mẫu có bề ngang 9 tấc, bề dài 9 thước, phía dưới có 9 thẻ, mỗi thẻ dài 9
tấc, cho nên bề dài lá phướn kể cả các thẻ phía dưới là 9 thước 9 tấc.
(
MÔ TẢ: Phướn Phật Mẫu có 3 phần:
Phần
I: Phần trên hết, màu vàng, bề
dài 9 tấc, trên đó có thêu 2 con phụng chầu mặt trăng, gọi là Song
phụng triều nguyệt (SPTN).
Phần
II: Phần giữa bề dài 8 thước 1
tấc (81 tấc), có 3 sọc dài màu vàng, xanh, đỏ, bề ngang mỗi sọc là 3 tấc, sọc
vàng ở phía tả của người quan sát, sọc xanh ở giữa, sọc đỏ bên hữu. Trên sọc
xanh từ trên xuống dưới có thêu:
· Thiên Nhãn (TN).
· Cổ pháp Tam giáo (CPTG): Xuân Thu, Phất chủ, Bát
vu.
· 6 chữ Hán màu vàng theo chiều dọc: Đại Đạo Tam Kỳ
Phổ Độ.
· Dưới
cùng là Giỏ Hoa lam (GHL).
Hai
bên bìa lá phướn có gắn những thẻ nhỏ, mỗi bên 12 thẻ, mỗi thẻ dài 72 phân,
trên lớn dưới nhỏ, đuôi nhọn. Các màu của thẻ theo thứ tự từ trên xuống dưới
lần lượt là: vàng, xanh, đỏ, vàng, xanh,....
Phần
III: là phần đuôi phướn, gồm 9
thẻ kết vào theo bề ngang của phướn, mỗi thẻ dài 9 tấc, trên nhỏ dưới lớn, đuôi
nhọn. Thẻ thứ nhứt màu vàng, thẻ thứ 2 màu xanh, thẻ thứ 3 màu đỏ, thẻ thứ 4
trở lại màu vàng, rồi xanh,....
Bề
dài tổng cộng của Phướn Phật Mẫu gồm ba phần là 9 thước 9 tấc. Mặt sau lá phướn
là toàn màu vàng.
Muốn
treo lá phướn Phật Mẫu, cột phướn phải cao từ 12 thước trở lên.
Đặc
biệt cột phướn treo Phướn Phật Mẫu trước Báo Ân Từ có hình tròn; còn cột phướn
trước Tòa Thánh để treo Phướn Tòa Thánh có hình vuông.
Phướn
Phật Mẫu được treo vào 3 tháng của ba nguơn: tháng giêng, tháng 7, tháng 10 âm
lịch, và đặc biệt phải treo vào hai ngày Đại Lễ: Vía Đức Phật Mẫu và Hội Yến
DTC: ngày 14 và ngày 15 tháng 8 âm lịch.
Trong dịp Đại Lễ Vía Đức Phật Mẫu và Hội Yến DTC rằm tháng 8 năm
Tân Sửu (24-9-1961), Hội Thánh xây dựng và khánh thành cột Phướn trước Báo Ân
Từ để treo Phướn Phật Mẫu, Ngài Bảo Thế Lê Thiện Phước có đọc một bài diễn văn
nói về lá Phướn Phật Mẫu, xin chép ra sau đây:
Kính
Hội Thánh,
Kính
chư Chức sắc, Chức việc và Đạo hữu nam nữ.
Hân
hạnh được Hội Thánh Lưỡng Đài Hiệp Thiên và Cửu Trùng cùng quí Chức sắc cao cấp
Cơ Quan Phước Thiện ủy nhiệm cho tôi trọng trách thiêng liêng làm đầu Ban Tổ
chức cuộc Lễ Hội Yến DTC năm Tân Sửu (1961), tôi xin để lời cảm tạ Hội Thánh.
Hôm
nay cuộc tổ chức đã hoàn thành từ nội diện cho tới ngoại diện, ấy là nhờ sự tận
lực phụ trách của toàn thể Cửu Viện Hành Chánh và Phước Thiện với tất cả anh em
từ công quả tới thợ các ngành, ở trại mộc, sở hồ và cơ xưởng, kể luôn chư vị Tá
Lý và Chức sắc thiện nghệ triển lãm làm cho ngoạn mục, các giới đến xem không
ngớt trầm trồ khen ngợi. Tôi ghi tấm nhiệt thành của mấy anh em và quí Chức sắc
đã góp phần trọng yếu trong việc vĩ đại nầy làm cho tôi hãnh diện tuyên dương
công trạng của quí bạn.
Kính
Hội Thánh,
Cái
may duyên lớn nhứt trong cuộc Lễ Hội Yến DTC năm nay mà Hội Thánh đạt được là
dựng nên một trụ phướn giữa thập mục sở thị trước Đền Thờ Đức
Phật Mẫu mà từ bấy lâu chúng tôi hằng hoài vọng cho nó thành hình nên vóc. Giờ
phút nầy nó vừa biểu hiệu cả khối tinh thần của chư thiện tín đóng góp vào sự
điểm tô nghiệp cả, vừa phô trương ý chí của Hội Thánh trong việc phát triển cơ
năng truyền giáo.
Lá
phướn thượng lên rồi, nhìn nó nhẹ nhàng phất phới qua lại giữa không trung,
chúng ta không khỏi kích thích vui mừng sẽ được ân huệ Đức Thiên Hậu ám độ kẻ
hữu duyên, nhưng lại chẳng khỏi âu lo cho kẻ thiếu đức bị lụy vì trần, khó
thoát mê tân mà Đức Ngài phải riêng than thầm khóc, nhìn xem họ lỡ bước trên
khoa trường, lập Tiên ngôi Phật vị, trong Tam Kỳ Hội nầy. Huyền vi pháp của lá
phướn ấy thuộc quyền của Bà Lục Nương DTC lấy đó độ dẫn chơn hồn về nguyên thỉ.
Vậy
thì hướng về Đạo là nguồn sanh quang của Đức Phật Mẫu bủa khắp trần gian đặng
giữ vẹn mảnh thân phàm của con cái Đức Ngài, về nhập môn cầu đạo, nhơn sanh sẽ
nhờ nước nhành dương gội rửa chơn thần đặng hiệp với chơn linh trở về cùng
Thượng Đế.
Nhắc
lại cái duyên may mắn của Hội Thánh đạt được, tôi xin thêm rằng, chúng ta nên
lưu tâm như đã tiên tri trong Kinh Xưng Tụng Công Đức Diêu Trì Kim Mẫu, cái
pháp linh của Bà Lục Nương là càng phất phướn truy hồn về lối cũ, Bà càng làm
cho giảm bớt thảm trạng thương hải biến vi tang điền, ngõ hầu hộ trì những kẻ
hữu duyên chịu làm con tế vật để tạo đời Thánh đức. Còn trái lại thì rất vô phước
cho kẻ vô căn, chừng ấy sẽ do Đại Hội Long Hoa định phận.
Thiết
tưởng Đại Đạo còn trong thời kỳ mở rộng cửa tiếp đón thiện lương, thoảng như
nhơn loại tự xoay hướng đổi chiều theo đuổi chủ nghĩa duy tâm, thay vì cố chấp
nhau trên đường tranh đấu so gươm thư hùng, thì rất nhẹ gánh cho Hội Thánh, còn
nếu chẳng đặng vậy thì chốn A-Tỳ là mồ của kẻ bạo tàn mà rồi kẻ hiền nhơn không
tránh khỏi bị lôi cuốn vào vòng tự diệt, chừng ấy cái gánh nặng của Hội Thánh
càng thêm nặng gánh, nhưng chẳng vì vậy mà chúng ta lại bán đồ nhi phế.
Sau
36 năm khai đạo, ngày nay lá Phướn Truy hồn được trương lên dưới Trời Nam có
ảnh hưởng khắp hoàn cầu, nhơn loại cần lo tự giác cho kịp thì, rồi Đạo sẽ giúp
sức cho thoát chốn khổ đau, tái tạo hòa bình.
Cho
hay luật tương đối, cái may hằng đi kề cái rủi, mà cái rủi thường đến cho những
kẻ không thức thời, nên mục đích của Đại Đạo là chuyển họa vi phước, cứu độ cho
đủ 92 ức nguyên nhơn thì ai kia nên tỉnh giấc Nam Kha trở về Thiên lý.
Nhơn
Lễ Hội Yến Diêu Trì kỳ nầy, chúng tôi cầu nguyện Đức Phật Mẫu ban phước lành
cho chúng sanh thì cái may mắn hôm nay sẽ dẫy đầy thâm thúy.
Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn.
Nay kính.
BẢO THẾ Lê Thiện Phước (ấn ký)
DTC: Diêu
Trì Cung.
Phướn phụng
A: Tail
of phoenix.
P: La
queue du phénix.
Phụng: con chim
phụng (phượng), một loài trong Tứ Linh (Long, Lân, Qui, Phụng).
Phướn
phụng là cái đuôi của con chim phụng có sở dụng giống như lá phướn dẫn đường.
TNHT: Nắm đuôi phướn phụng đến dương
bờ.
Câu
thi trên lấy ý từ câu Hán văn:
Phụng
hàm đơn chiếu đề dương bạn. Nghĩa
là: con chim phụng ngậm tờ chiếu của vua tiến lên bờ dương, mà bờ dương là bờ
đạo đức, bờ giải thoát.
Câu nắm
đuôi phướn phụng đến dương bờ là ý nói: Nhìn cái đuôi con chim phụng
(xem như là lá phướn dẫn đường) mà đi theo nó thì sẽ đến được bờ đạo đức, đi
vào cõi TLHS.
TNHT: Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển.
TLHS: Thiêng
Liêng Hằng Sống.
Phướn Thánh Thất -
Phướn Tòa Thánh
A: The
banner of Holy House - The banner of Holy See.
P: La
bannière de Saint Maison - La bannière de Saint Siège.
Phướn
Tòa Thánh là lá phướn treo
nơi cột phướn trước Tòa Thánh trong 3 tháng của 3 nguơn: Thượng nguơn, Trung
nguơn, Hạ nguơn, tức là tháng giêng, tháng 7 và tháng 10 âl.
Phướn
Thánh Thất giống hệt phướn
Tòa Thánh, nhưng treo trước Thánh Thất và thường thì phướn Thánh Thất nhỏ hơn.
Phướn
Tòa Thánh có hình dạng và màu sắc giống như Phướn Phật Mẫu, nhưng kích thước
lớn hơn một chút và có vài chi tiết khác hơn Phướn Phật Mẫu.
MÔ
TẢ: Phướn Tòa Thánh có bề ngang
1 thước 2 tấc, tức 12 tấc, bề dài 12 thước chưa kể những cái thẻ bên dưới. Bên
dưới có 12 thẻ, mỗi thẻ dài 1 thước 2 tấc. Lấy con số 12 là vì số 12 là số đặc
biệt của Đức Chí Tôn.
Phướn
Tòa Thánh được chia làm ba phần từ trên xuống dưới, kể ra như sau:
Phần
I: Phần trên hết màu vàng, bề
dài 1 thước 2 tấc, trên đó có thêu hình hai con rồng nhìn vào một quả cầu gọi
là: Lưỡng long triều nhựt, nghĩa là hai con rồng chầu mặt
Trời.
Phần
II: Phần tiếp theo có bề dài 10
thước 8 tấc, có ba sọc vàng, xanh, đỏ dọc theo bề dài lá phướn, mỗi sọc có bề
ngang 4 tấc. Sọc màu xanh da trời ở chính giữa, hai sọc vàng và đỏ hai bên. Hai
bên bìa lá phướn có gắn các thẻ, mỗi bên gắn 12 thẻ, mỗi thẻ dài 9 tấc, đuôi
nhọn. Thẻ vàng gắn trên hết, kế dưới là thẻ màu xanh, kế dưới nữa là thẻ màu
đỏ, thẻ thứ tư thì trở lại màu vàng, rồi xanh, rồi đỏ, cứ thế tiếp tục, đến thẻ
chót là màu đỏ.
Trên
sọc giữa màu xanh da trời của lá phướn có thêu lần lượt từ trên xuống dưới là:
· Thiên
Nhãn với đường nét màu đen.
· Kế
dưới là Cổ Pháp Tam Giáo: Xuân Thu, Phất chủ, Bát vu, tượng trưng tôn chỉ của
Đạo Cao Đài là qui nguyên Tam giáo: Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo.
· Kế
dưới là 6 chữ Hán thật lớn, màu vàng, đặt theo chiều dọc là: Đại Đạo Tam Kỳ Phổ
Độ. Khoảng trống giữa các chữ Hán có gắn những cái hoa vải ba màu: vàng, xanh,
đỏ.
· Phía
dưới cùng là cái bình bông.
Mặt
sau lá phướn Tòa Thánh là toàn một màu vàng.
Phần
III: là phần đuôi phướn, gồm có
12 thẻ, mỗi thẻ dài 1 thước 2 tấc, trên nhỏ dưới lớn, đuôi nhọn. Các thẻ nầy
(lớn và dài hơn các thẻ nơi bìa phướn) kết liên tiếp theo bề ngang của lá
phướn, thẻ thứ nhứt màu vàng, thẻ thứ 2 màu xanh, thẻ thứ 3 màu đỏ, thẻ thứ 4
trở lại màu vàng,....
Ba
phần I, II, III của lá Phướn Tòa Thánh có bề dài tổng cộng là 13 thước 2 tấc.
Do đó, cột phướn để treo lá phướn nầy phải cao từ 15 thước trở lên.
Nơi
các Thánh Thất địa phương, thường thì cột phướn không cao như tại Tòa Thánh,
nên khi làm lá Phướn Thánh Thất phải thu nhỏ kích thước lại một chút, tức là
chỉ bằng kích thước của lá Phướn Phật Mẫu, dài 9 thước 9 tấc.
Phướn Thượng
Phẩm.
Phướn
Thượng Phẩm là lá phướn trên đó có đề hai chữ Thượng Phẩm 上品 bằng
Hán tự, và có thêu Cổ pháp Thượng Phẩm (Long Tu Phiến và Phất chủ).
Tại
Tòa Thánh, phướn Thượng Phẩm được treo phía sau chỗ đứng của Đức Thượng Phẩm
khi chầu lễ Đức Chí Tôn.
Khi
có Đại lễ cúng Đại đàn nơi Tòa Thánh, vị Hữu Phan Quân cầm phướn Thượng Phẩm
hướng dẫn các Chức sắc từ phẩm Giáo Hữu và tương đương thuộc hàng Thánh đổ lên
đi vào Tòa Thánh hoán đàn.
Những
Chức sắc qui vị từ phẩm Giáo Hữu hay tương đương đổ lên, phải có một cây phướn
Thượng Phẩm dựng trước bàn vong, và khi đưa linh cữu đi chôn, phướn Thượng Phẩm
đi trước dẫn đường.
Nơi
cõi thiêng liêng, phướn Thượng Phẩm dùng để hướng dẫn các chơn hồn đắc đạo đi
qua Cửu Trùng Thiên và đến Cực Lạc Thế Giới.
( Phướn
Thượng Phẩm nơi Tòa Thánh có bề dài khoảng 1 thước 8 tấc, bề ngang khoảng 36
phân, nền màu vàng, phần trên viền xanh, dưới viền đỏ, hai bên hông mỗi bên có
6 thẻ, thẻ vàng ở trên, kế dưới là thẻ xanh, dưới nữa là thẻ đỏ, cứ theo thứ tự
như thế. Phần đuôi phướn có 6 thẻ kết ngang nhau. Mỗi thẻ có bề ngang hẹp và
dài, đuôi nhọn, có kết một cái hoa nhỏ bên dưới. Nền phướn toàn màu vàng, phần
giữa của phướn có những đường xanh chia thành 4 ô, hai ô giữa có hai chữ Hán
Thượng Phẩm màu xanh, hai ô hai đầu có kết 2 cái hoa vải lớn.)
Tại
các Thánh Thất, phướn Thượng Phẩm có kích thước nhỏ hơn và kiểu vở cũng hơi
khác hơn một chút. Hình dạng và kích thước phướn Thượng Phẩm treo nơi Thánh
Thất như sau:
Phướn
có bề ngang 30 phân, bề dài kể cả đuôi phướn là1 thước 76 phân.
Nền
phướn màu vàng, chung quanh viền xanh dương, có 4 đường viền ngang chia lá
phướn làm 5 ô:
· Ô
thứ 1 dài 20 phân, thêu Cổ pháp Thượng Phẩm (CPTP): Long Tu phiến và Phất chủ.
· Ô
thứ 2 dài 30 phân, có kết một hoa vải lớn màu tam sắc đạo (H).
· Ô
thứ 3 dài 30 phân, có chữ Thượng bằng hán tự màu xanh.
· Ô
thứ 4 dài 30 phân có chữ Phẩm bằng hán tự màu xanh.
· Ô
thứ 5 dài 30 phân, có kết một hoa vải lớn màu tam sắc đạo (H).
Ở
hai bên bìa có kết mỗi bên 3 thẻ, thẻ vàng ở trên, kế là thẻ xanh, dưới là thẻ
đỏ, mỗi thẻ dài 36 phân, trên lớn dưới nhỏ, đuôi nhọn.
Phần
đuôi phướn gồm có 3 thẻ kết hàng ngang, mỗi thẻ dài 36 phân.
Phướn Thượng
Sanh
Phướn
Thượng Sanh là lá phướn trên đó có đề hai chữ Thượng Sanh bằng 上生 Hán
tự, và có thêu Cổ pháp Thượng Sanh (Phất chủ và Thư Hùng kiếm).
Tại
Tòa Thánh, phướn Thượng Sanh được treo phía sau chỗ đứng của Đức Thượng Sanh
khi chầu lễ Đức Chí Tôn.
Khi
có Đại lễ cúng Đại đàn nơi Tòa Thánh, vị Tả Phan Quân cầm phướn Thượng Sanh
hướng dẫn các vị Lễ Sanh, Chức việc, Đạo hữu và các phẩm tương đương thuộc hàng
Thần vị đi vào Tòa Thánh hoán đàn.
Những
Chức sắc qui vị từ phẩm Lễ Sanh hay tương đương trở xuống đến tín đồ, phải có
một cây phướn Thượng Sanh dựng trước bàn vong, và khi đưa linh cữu đi chôn,
phướn Thượng Sanh đi trước dẫn đường.
Vậy
Phướn Thượng Sanh chỉ hướng dẫn các chơn hồn thuộc Thần vị tức là thuộc ba
phẩm: Lễ Sanh, Đạo hữu, Chức việc Bàn Trị Sự, Lễ Sanh và các phẩm tương đương, đối phẩm
với: Địa Thần, Nhơn Thần và Thiên Thần. (Còn hàng Thánh vị trở lên thì phướn
Thượng Phẩm dẫn đường).
Trong
truyện Phong Thần, cây phướn mà Bá Dám cầm là cây phướn Thượng Sanh, hướng dẫn
các chơn hồn Thần vị lên đài Phong Thần nghe ban sắc.
Phướn
Thượng Sanh có kích thước và màu sắc y như phướn Thượng Phẩm, chỉ đổi chữ Phẩm
thành chữ Sanh, và Cổ pháp Thượng Phẩm thành Cổ pháp Thượng Sanh.
Phướn Tiếp
Dẫn Đạo Nhơn.
Phướn
Tiếp Dẫn là phướn của vị Phật gọi là Tiếp Dẫn Đạo Nhơn, hướng dẫn các chơn hồn
đắc đạo đi vào cõi CLTG.
KCHKHH:
Tây phương Tiếp Dẫn Đạo Nhơn,
Phướn
linh khai mở nẻo đường Lôi Âm.
KTCMĐQL:
Nắm phan Tiếp Dẫn vào vòng
Như Lai.
CLTG: Cực
Lạc Thế giới.
KCHKHH: Kinh
cầu hồn khi hấp hối.
KTCMÐQL: Kinh
Tụng Cha Mẹ Ðã Qui Liễu.
Phướn Tiêu
Diêu - Phướn Truy hồn.
Phướn
Tiêu Diêu, cũng gọi là Phướn Truy hồn, là cây Phướn của Lục Nương DTC, dùng để
hướng dẫn các chơn hồn đến DTC bái kiến Đức Phật Mẫu.
Phướn
Tiêu Diêu chỉ hướng dẫn các chơn hồn đến DTC là hết phận sự. Từ DTC đi đến cõi
CLTG, hay đến Lôi Âm Tự ở kinh đô CLTG thì phải dùng Phướn Tiếp Dẫn hay Phướn
Thượng Phẩm.
TTCĐDTKM:
Lục Nương phất phướn
Truy hồn,
Tang
thương nay lúc bảo tồn chúng sanh.
Bài
Thài hiến lễ Lục Nương trong HYDTC:
Nương
mây như thả cánh hồng,
Tiêu
Diêu phất phướn cõi tòng đưa
Tiên.
KCTPĐQL:
Tiêu Diêu định tánh nắm
phan,
Dò theo Cực Lạc đon đàng siêu
thăng.
TNHT: Thánh
Ngôn Hiệp Tuyển.
HYDTC: Hội
Yến Diêu Trì Cung.
Phướn tử tôn.
Tử: con. Tôn: cháu.
Phướn
tử tôn được dùng khi đưa quan tài người chết đi an táng, có ý nghĩa là để cho
các chơn hồn con cháu của người chết, nương theo lá phướn đó, đến đưa tiễn thể
xác người chết đến nơi an nghỉ cuối cùng cho trọn tình nghĩa.
Thông
thường thì phướn tử tôn được làm 6 lá, chia ra bên nam phái 3 lá và bên nữ phái
3 lá, do các em đồng nhi cầm, đi cặp hai bên và phía sau linh vị. Những người
đưa đám thì đi sau linh cữu. Có bài thi:
THI:
Phất
phướn tử tôn đã tử trần,
Cũng
vì hiếu nghĩa với người thân.
Xúm
nhau đưa đón về ngôi vị,
Vọng
tưởng Thiên cung rước khách trần.
Hình
thức và màu sắc của lá phướn tử tôn như sau:
Phướn
làm bằng vải đen, phía dưới hình đuôi cá, viền chung quanh bằng vải trắng, bề
ngang chừng 30 phân, bề dài chừng 60 phân, trên phướn có kết vào những đốm
trắng hình giọt lệ để tượng trưng sự thương tiếc.
Ba
lá phướn tử tôn bên nam phái, mỗi lá kết 7 giọt lệ, ba lá phướn bên nữ phái kết
vào 9 giọt lệ (nam thất nữ cửu). * Theo tài liệu
của Lễ Sanh Ngọc Sảnh Thanh.
Phướn tử tôn thường được gọi là cờ tang.
Trong
tang lễ của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, các cây cờ tang được may kiểu vở khác hơn
và màu sắc cũng khác hơn.
Bán
Nguyệt San Thông Tin số 33, bài Tường Thuật Thánh lễ Đạo táng Bà Nữ Đầu Sư
Hương Hiếu, trang 30 có thuật lại như sau:
"Trong
dịp cung nghinh liên đài kỵ long mã nầy, thấy nam nữ đồng nhi đã cầm 12 cây cờ
tang, nam 6, nữ 6. Được biết, đây là 12 cây cờ tang do Bà Giáo Sư Hương Cúc
may. Bà đã căn cứ theo lời dạy của Đức Hộ Pháp chỉ dạy về cách thức may cờ tang
mà may thành kiểu cờ nầy.
Cờ
tang hình chữ nhựt, chiều dài khoảng 8 tấc, rộng khoảng 4 tấc, nền trắng, xung
quanh viền màu xanh da trời, hai góc trên, mỗi góc viền một hình chữ nhựt, cạnh
dài xuôi xuống khoảng 2 tấc, rộng 1 tấc. Ngay trung tâm hai hình chữ nhựt nhỏ
nầy là hai chấm tròn đen, mỗi chấm có đường kính khoảng 2 phân. Khoảng cách còn
lại giữa hai hình chữ nhựt nhỏ, cũng ngay khoảng giữa, có một dấu lệ xanh.
Ngay
trung tâm của cờ tang là một dấu lệ xanh, hai góc dưới cờ tang, mỗi góc một
giọt lệ xanh, cộng chung trong cờ tang có 4 dấu lệ màu xanh da trời."
Cây
cờ tang nầy có ý nghĩa giống như phướn tử tôn đã nói bên trên, nhưng hình thức
và màu sắc đổi khác.
* Sưu khảo, HT/Huỳnh Tâm.
Home. Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18].