Đạo Cao Đài và Thiên Chúa có những khác biệt thế nào
về biểu tượng, ý nghĩa Thiên Nhãn? Trong nội điện Đạo Cao Đài
từ Tòa Thánh Tây Ninh đến Thánh Thất địa phương đều có chân dung Thiên Nhãn (một
con Mắt) được xem duy nhất biểu hiện của Thượng Đế (Thiên Chúa), ý nghĩa quan
tâm nhân loại, và mọi sự sống, tương đồng đối với đôi con mắt của nhân loại,
bởi con mắt là chân tâm của mọi sự thật. Minh họa: Bữa tối ở Emmaus
là một bức tranh của họa sĩ người Ý Pontormo sản xuất vào năm 1525. Bức tranh
sơn dầu trên vải này tượng trưng cho Chúa Giêsu Kitô phục sinh làm dấu ban
phước khi Người đang ngồi tại bàn, được bao quanh bởi những người hành hương
Emmaus, dưới sự giám sát của Chúa Quan Phòng. Tác phẩm được lưu giữ tại Phòng
trưng bày Uffizi ở Florence.
Thiên Nhãn biểu hiện sự tinh tường của
yêu thương, bao dung, nội tâm của mỗi người đều có Thượng Đế hiện hữu ngự trị. Phổ quát ý nghĩa giáo lý,
và triết lý trong nền Đạo Cao Đài, được hiểu dưới đây:
1 - Thượng Đế biểu thị “con
Mắt” chủ tâm của sự quan tâm, trông nom con cái của NGƯỜI, không phân biệt
người tín hữu hay cộng đồng. Thiên Nhãn đại diện cho khía cạnh phán xét theo
công lý của Thiên Chúa. Khi cầu nguyện trước Thiên Nhãn, người Tín đồ tìm thấy
niềm tin an lạc, thể hiện lạc quan đại đồng, và sự kết nối với Thượng Đế.
2 - Con Mắt (Thượng Đế) tượng
trưng tâm linh thông minh, thể hiện sự thông thái, khả năng sáng suốt tối cao,
và trí tuệ vô hạn của Thượng Đế.
3 - Con Mắt đại diện cho
sự giác ngộ, và nhận thức tâm hồn, nhìn thấy xa hơn ngoại thức, và nhìn thấu sự
thật của tâm linh. Con Mắt mở ra con đường nhận thức sâu sắc, nhìn thấu thực tế
tối cao của tâm hạnh.
4 - Con Mắt là biểu tượng
của sự can đảm, bảo vệ mọi sự sống, thể hiện sự thấu hiểu, và thánh thiện. Thể
hiện sự mạnh mẽ, bảo vệ con cái của Thiên Chúa. Nói lên tinh thần an lạc, phục
vụ tình thương yêu, đồng khổ với nhân loại, đại diện, và an ủi mọi đau khổ,
không phân biệt biên giới, màu da sắc tộc, văn hóa, và ngôn ngữ.
Minh họa : 1 - Con mắt toàn năng ở Nhà thờ Tu viện St. Jean-Baptiste. 2 - Nhà
thờ Aachen. “Con mắt của sự quan phòng” này, được bao quanh bởi những tia sáng
tượng trưng cho sự toàn tri của Ngài. Theo truyền thống, nó tượng trưng cho cái
nhìn quan sát của Thiên Chúa đối với nhân loại. 3 - Một con mắt khác có thể
nhìn thấy tất cả trên đỉnh Nhà thờ Hartegbruggerk, Hà Lan.
Ý nghĩa về con Mắt theo
kiến trúc trong nhà thờ Đạo Thiên Chúa có thể khác về truyền thống nhưng cùng
một triết lý.
Trong đạo Thiên Chúa, việc
sử dụng hình ảnh con Mắt để biểu hiện chân ý, còn tùy vào nền văn hóa. Dưới đây
là một số ý nghĩa chung mà hình ảnh con Mắt hiện diện trong một số nhà thờ
Thiên Chúa ở phương Tây:
- Con Mắt thường được coi
là biểu tượng của Thiên Chúa, là sự hiện diện của Ngài và quyền năng vô hạn của
Ngài, cho thấy sự thấu hiểu của Thiên Chúa đối với con người.
Con Mắt có thể được hiểu
là nguồn sáng và trí tuệ vô tận của Thiên Chúa. Nó thể hiện sự ban tặng ánh
sáng chân lý của Thiên Chúa, và khuyến khích con người tìm kiếm sự sáng suốt và
khôn ngoan.
Hình ảnh con Mắt cũng có
thể đại diện cho sự quan sát và đánh giá của Thiên Chúa đối với hành vi của con
người. Nó nhắc nhở con người về sự cẩn trọng, và trách nhiệm trong đối xử, và
hành động hàng ngày.
Con Mắt cũng có thể đại
diện cho sự bảo vệ, và ban phước của Thiên Chúa đối với con người. Nó biểu thị
sự chúc lành, và tận tụy nhận thức chăm sóc cho nhau từ Thiên Chúa toàn năng,
khuyến khích con người tìm đến Ngài trong thời gian khổ đau.
Minh họa: Ngày 26 tháng 8 năm 1789, Pháp
Quốc. Tuyên bố văn bản Tuyên ngôn về Nhân quyền và Dân quyền. Trung tâm tuyên ngôn
Nhân quyền có con Mắt, thể hiện tinh thần “Con người được sinh ra và được tự do
và bình đẳng về các quyền. Sự phân biệt xã hội chỉ có thể dựa trên lợi ích
chung”.
Tuy nhiên, ý nghĩa cụ thể về biểu tượng Thiên Nhãn,
còn tùy thuộc vào đa dạng triết lý của mỗi tôn giáo khác nhau hay truyền thống văn
hóa, phong tục đời sống từng địa giới lãnh thổ.
* Hiếu Đạo.