Trước đây, trong cách ăn mặc
của người dân vùng miền Nam nước Việt,
người đàn ông hay sử dụng chiếc khăn để đội trên đầu, được gọi là khăn
đóng. Khăn đóng là một loại khăn xếp, màu đen hay xanh dương, dành riêng cho
nam giới để đội trên đầu trong các dịp lễ hội quan trọng: Đám cưới, đám hỏi,
cúng đình hay cúng miễu… Nhiều nhất là những người nam giới theo Đạo Cao Đài.
Đây là một sản phẩm rất có tiếng và được nhiều người trong và ngoài vùng biết đến.
Khăn đóng có 2 loại: Loại quấn
dành cho những người đàn ông theo phong tục xưa hay để búi tóc. Loại này may sẵn
một băng dài, bề bản khoảng 2,5 cm. Khi sử dụng, người ta quấn khăn một cách
khéo léo và chít chữ “人” (chữ “nhân” trong tiếng
Hán, là phần chính diện của khăn, có hình hai đường cong bắt chéo nhau) ngay
trên đỉnh trán, có ý nghĩa quan trọng.
Bởi
vì, theo quan niệm của xã hội Việt Nam ngày xưa thì chữ “nhân” được coi là đạo
làm người. Loại thứ hai là khăn quấn sẵn dành cho những người đàn ông không để
búi tóc. Đây là loại khăn đội kín đầu và cũng được quấn một cách khéo léo và độc
đáo.
Về
phương diện kỹ thuật, người làm khăn
đóng cổ truyền VN chăm chút từng đường kim, mũi chỉ để đường may “nhặt”, vải
không bị nhăn nhúm hay đùn, tạo cho chiếc khăn đóng rất bền chắc, có khi dùng
vài chục năm mà vẫn không bị hư.
Tuy
nhiên, khâu quan trọng trong làm khăn đóng chính là đặt chữ “nhân” phải đặt
ngay trung tâm, chia đều hai bên, khoảng giao thẳng xuống sống mũi. Chiếc khăn
đóng có đẹp hay không phụ thuộc vào đường cong của chữ nhân phải sắc sảo, tinh
tế. Vì vậy, khi đội phải chỉnh sao cho khăn đóng ngay trán không lệch méo một
bên mới đúng ý nghĩa.
Làm
khăn đóng nhất định phải theo nguyên tắc “nam thất, nữ cửu”, nghĩa là khăn đóng
của nam giới có 7 lớp kết chặt vào nhau, phần phía trước của khăn bao giờ cũng
phải cao hơn phần phía sau nhờ có các nếp giả, để khi đội đầu khăn đóng được
cân đối, mặt khăn vươn cao và phía sau nhẹ đi.
Thường
thì khăn đóng được kết hợp chung với chiếc áo dài cùng màu sắc hay họa tiết hoa
văn, nhưng dù là loại kín đầu hay hở đầu thì khăn đóng nổi tiếng là nhờ nếp xếp
rất đều, thanh thoát và chữ “nhân” trên đỉnh trán rất chuẩn và đẹp.
Trước
mức độ hiện đại của cuộc sống mới nên khăn đóng bị giới hạn trong phạm vi không
gian sử dụng. Khăn đóng chỉ còn sử dụng trong nghi thức thờ cúng của các ban phụng
sự vào các dịp cúng đình, cúng miễu hay lễ kỳ yên.
Hiểu
được nét đẹp văn hóa trang phục của ông bà xưa, nên hiện nay, trong các dịp cưới,
hỏi, thanh niên cũng sử dụng khăn đóng cùng với chiếc áo dài cách tân trong
ngày hạnh phúc của mình.
Tuy
nhiên, chiếc khăn đóng hiện nay được quấn theo kỹ thuật hiện đại, có sự cách
tân về kiểu dáng nhưng vẫn giữ được nét văn hóa “quốc hồn, quốc túy” của dân tộc.
Dù mức độ sử dụng không còn phổ biến như ngày xưa, nhưng với người dân thì khăn
đóng vẫn mang nét đẹp văn hóa của một thời.
Khăn
đóng được quấn theo chiều kim đồng hồ, kết thúc vòng quấn đầu tiên thì nếp trái
đè lên nếp phải chéo nhau, tạo thành hình chữ Nhân. Khi đội khăn đóng lên đầu,
nếp chéo này phải chính giữa đỉnh trán. Chữ Nhân ấy tượng trưng cho chính nhân
quân tử, là đạo làm người. Các vòng còn lại được quấn đều đặn kiểu bậc thang,
phía trước cao dần lên, phía sau thấp dần xuống. Khăn đóng tùy vùng sẽ có số vòng
quấn khác nhau. Nghe kể lại rằng số 9 tượng trưng cho chín chữ cù lao. Đội chiếc
khăn đóng là hàm ý phải đội ơn sinh thành, giữ đạo làm người.
Trong các lễ cúng, chiếc
khăn đóng làm cho người đội có phong thái đĩnh đạc, đồng thời giữ mái tóc không
bị lòa xòa, đặc biệt khi cúi lạy. Cũng chính vì điều này nên người may khăn
đóng phải tính sao cho khăn vừa khít đầu, quá lỏng hoặc quá chật khi lạy sẽ bị
tuột ra khỏi đầu, mất nét nghiêm trang.
ĐẠO PHỤC CỦA NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI: ÁO DÀI TRẮNG
KHĂN ĐÓNG ĐEN:
Đạo
Cao Đài có qui định tất cả tín đồ nam hay nữ đều mặc đạo phục áo dài trắng, nam
có thêm khăn đóng đen một nét vô cùng đặc biệt, chỉ riêng có Đạo Cao Đài mà
thôi. Nó thể hiện ý nghĩa rất là sâu sắc về phần Đạo.
Đó
là bản tánh thâm trầm, giản dị, khiêm tốn, nói riêng của người tín đồ Cao Đài.
Khi mặc chiếc áo dài trắng, đó là màu tượng trưng cho bản tánh giản dị, thanh
cao về tinh thần, trong sạch về phẩm chất của Cao Đài, đồng thời nói lên cái quốc
hồn quốc túy của dân tộc Việt và cái văn hóa tốt đẹp của người tín đồ Cao Đài.
Từ đó, Đạo Cao Đài được truyền bá ra khắp thế giới, đều biết và chấp nhận văn
hóa tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là dân tộc được Đức Chí Tôn Thượng Đế chọn và
họ sẽ giao hòa với tánh thâm trầm tinh túy của người Việt.
Khi
đã nhập môn vào Đạo, người tín đồ Cao Đài, nam cũng như nữ, dù giàu, dù
nghèo... ai cũng bắt buộc có một bộ đạo phục là bộ áo dài trắng, nam phái có
thêm chiếc khăn đống đen, để mặc khi đến Thánh Thất và cả khi cúng lạy tại tư
gia. Đây là điểm đặc biệt của Đạo Cao Đài, đạo phục không chỉ dành riêng cho giới
xuất gia như các tôn giáo khác. Đạo phục của Đạo Cao Đài chính là hình ảnh của
quê hương Việt Nam với chiếc áo dài truyền thống dân tộc đã được người tín đồ
Cao Đài lưu giữ từ gần 100 năm qua và vẫn còn duy trì mãi mãi.
Khi
mặc áo dài trắng, người tín đồ nam nữ Đạo Cao Đài luôn tâm niệm phải nên hiểu
là mình đang mang trong người không biết bao nhiêu ý nghĩa sâu xa của người Việt,
của Đạo mình mà Đức Chí Tôn đã kín đáo gởi vào đó.
Chúng ta phải hiểu bổn phận và trách nhiệm của
chúng ta phải làm khi ta mặc chiếc áo dài trắng nầy để không sai trái giáo lý của
Đức Chí Tôn.
Vào
những ngày Đại lễ, cả rừng áo dài trắng của tín đồ Cao Đài đang đi vào ngôi nhà
thờ Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, in sáng lên một vùng không gian rộng lớn sáng
chói như một bức tranh phù điêu tuyệt mỹ không bút mực nào có thể tả hết ý
nghĩa, vừa nhẹ nhàng, lung linh, huyền ảo, trong trắng, thướt tha, dịu dàng và
thanh cao vừa đầy vẻ kín đáo, đáng tôn kính.
Nhất
là tại hải ngoại, người địa phương họ rất ngạc nhiên khi thấy vào các ngày lễ
những chiếc áo dài trắng nam nữ rực rỡ hiện ra, nhất là cái khăn đóng đen của
nam giới. Nhiều người thấy nét thân thiện hiện rõ trong phong cách của các tín
đồ, họ vui vẻ không e ngại đến làm quen tìm hỏi về ý nghĩa của chiếc áo dài và
khăn đóng. Sau khi hiểu được họ nói: “Chúng tôi rất nễ phục”.
* HT/Hồ Xưa sưu tầm từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau.
Home.
Mục Lục: [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ] [ 11 ] [ 12 ] [ 13 ] [ 14 ] [ 15 ] [ 16 ]