Câu 17: Huyền phạm quảng đại.
Giải nghĩa:
Huyền: Sâu sắc, kí đáo, huyền
diệu. Phạm: Khuôn mẫu để người ta bắt chước theo, phép tắc. Quảng đại: rộng lớn.
Luận giảng:
Nói đến cái khuôn phép huyền
diệu và rộng lớn của Thượng Đế tạo dựng nên CKVT nầy, tứ nói đến quyền năng và
oai linh biến hóa to lớn cao tột vô cùng tận của Ngài.
1/ . Về quyền năng biến hóa
của Thượng Đế như thế nào ?
Xét về nhân sinh quan Vũ Trụ,
chúng ta được hiểu rằng, từ vô thỉ vô chung, khi chưa có chi trong CKVT nầy. Lúc
ắy chỉ có KHÍ HƯ VÔ, với NGUYÊN LÝ THIÊN NHIÊNvà NGUYÊN KHÍ TỰ NHIÊN đun đẩy lâu
đời, rồi tương sanh tương hiệp thành một “KHỐI ĐẠI LINH QUANG” rất đầy đủ mọi sự
tốt đẹp. Chừng đúng ngày giờ, khối ấy mới nổ ra một tiếng vang lừng, dử dội,
phi thường, làm cho rung động cả không gian, bèn có một Điểm Linh Quang từ
trong tiếng nổ ấy văng ra lân lộn, quây quần giữa không trung, bắn tủanhững hào
quang chiếu diệu, rạng ngời, trùng trùng, điệp điệp, rực rữ chói loà cả mọi
nơi. Ấy là NGÔI CHÚA TỂ của CÀN KHÔN VŨ TRỤ biến hóa.
Vũ Trụ từ đây mới bắt đầu có
Ngôi THÁI CỰC trọn lành, trọn tốt, toàn tri, toàn năng, thiên biến, vạn hóa vô
tận, vô cùng, nắm trọn quyền hành thống chưởng CKVT và lấy Cơ Thể ÂM DƯƠNG mà
phân thanh, biện trược, làm máy động tịnh để gôm KHÍ HƯ VÔ đặng hóa sanh muôn
loài, vạn vật, tức là Thái Cực sanh Lưỡng Nghi, Lưỡng NGhi biến thành Tứ Tượng,
Tứ Tượng sanh ra Bát Quái, Bát Quái biến thành CKVT và vạn vật.
Về máy Âm Dương, cứ vần vần
xoay chuyển, không ngừng nghỉ một giờ khắc nào để dưỡng dục chúng sanh, bảo tồn
Thiên Địa. Khắp trong CKVT có biết bao
quả linh, có quả trược, quả thanh, có bực cao, bực thắp, có cái sáng, cái tối
thảy thảy đều tuân theo Máy Thiên Cơ mà tuần tựchuyển luân, xoay chạy: cái lại,
cái qua, cái llên cái xuống không bao giờ ngừng nghỉ...
Các điều trình bày trân, cho
chúng ta nhận thấy được phần nào quyền năng biến hóa vô bờ bến của Đấng Thượng
Đế trong ivệc Khai Thiên Lập Địa, tađo dựng CKVT và Vạn Vật trong máy Thiên Cơ
của Ngài.
2/. Về oai linh to lớn, cao tột
vô cùng tận của Thượng Đế như thế nào ?
Còn cái oai linh của Thượng Đế thi nó cũng đi theo với quyền năng biến hóa
vô bờ bến trên, có thể nói to lớn, cao tột, vô cùng tận không sao tả xiết.
Đức Chí Tôn có nói rằng:
“Khai Thiên Địa vốn Thầy,
sanh Tiên Phật cũng Thầy. Thầy đã noói một Chơn Thần Thầy đã biến hóa ra CKTG
và nhơn loại. Thầy là chư Phật, chư Phật là Thầy, các con là chư Phật, chư Phật
là các con, Có Thầy mới có các con, rồi mới có TTTP”.
Đức Chí Tôn cũng đã nói:
“Mọi vật hữu sanh nơi thế
gian nầy đều do Chơn Thần Thầy mà ra. Có sống ắt có Thầy. Thầy là Cha sự sống
vì thế mà đức há sanh của Thầy vô cùng tận”.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy cái
oai linh của Thầy được mô tả qua các câu kinh sau đây:
“Trên Bạch Ngọc Chí Tôn cao ngự,
Giữa Tây Phương nắm giữ Thiên Điều,
Dưới Ngọc Hư kể bao nhiêu,
Thiêng Liêng cá Đấng lập triều trị dân.
Một nuôi nấng tinh thần tinh khiết,
Hai dạy răn cho biết tội tìn,
Ba lo trị thế thái bình,
Cọng chung pháp luật Thiên Đình chí công”.
Tóm lại, Đức Chí Tôn là Cha
sinh ra TTTP, loại và chúng sanh, chửng quản máy Thiên Cơ, nắm Luật Thiên Điều
nên oai lih Ngài có thể nói như hai câu kinh sau đây “Hồng oai, hồng từ”, vô
cùng, vô tận vậy.
* Hiền Tài /Lê Văn Năm.