Tuyệt tác Âu Du Cảm Tác, của Đức Phạm Hộ Pháp. * Hiền Tài / Huỳnh Tâm diễn giải.

Lời cảm thán của thi phẩm
"Âu Du Cảm Tác" nói lên trước thực trạng xã hội, và vận mệnh của dân tộc Việt Nam đang trong bối cảnh lưu huyết.
Từ góc nhìn nhân sinh qua thi phẩm "Âu Du Cảm Tác", của Đức Phạm Hộ Pháp. Cho thấy tuyệt tác giá trị ngôn ngữ, với ý nghĩa về thân phận con người, mối quan hệ giữa cá nhân, và cộng đồng, cũng như các giá trị đạo đức và trách nhiệm trong cuộc đời này, mỗi từ ngữ sâu sắc mang tính ẩn dụ lịch sử, phục vụ nhân sinh Đạo-Đời, triết lý nhân văn, giáo lý Đạo học Cao Đài.
Người diễn giải thi phẩm "Âu Du Cảm Tác", theo từng tư duy của vần thơ ca như sau:
1 - Tư duy triết học và giáo lý:
- Cởi gió tuôn mây đến Pháp triều:
Hành trình của của Đức Phạm Hộ Pháp không chỉ là một chuyến đi vật lý mà còn là một biểu tượng cho sự nỗ lực vươn tới những lý tưởng cao hơn, nơi các giá trị văn minh được thử thách.
Nội dung thơ ca ngợi lên hình ảnh con người vượt lên sự giới hạn của thiên nhiên, hòa mình vào những biến động lịch sử lớn lao. Hành trình "Cởi gió tuôn mây" không chỉ là một chuyến đi xa mà còn ẩn chứa khát vọng chạm đến chân lý, văn minh, và công bình.
Tuy nhiên, "Pháp triều" ở đây cũng đại diện cho một thực tại bất công mà Đức Phạm Hộ Pháp buộc phải đối diện. Điều này đặt ra câu hỏi về sự đấu tranh giữa lý tưởng và hiện thực cho đất nước của NGÀI !

Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc cùng Giáo Hữu Thượng Tình Thanh chụp ảnh lưu niệm nơi quản thúc Fianarantsoa. (Đức Hộ Pháp cầm chiếc mũ phớt trắng, GH. Thượng Tình Thanh (Labaticr) là một Kỹ sư Hóa học tốt nghiệp tại Paris, France

- Đo lường vận nước được bao nhiêu: Nhấn mạnh sự bất định của vận mệnh dân tộc, hàm ý về tính vô thường trong triết lý Đại Đạo, nơi mọi sự đều chuyển biến không ngừng.
Những câu hỏi tương lai của dân tộc Việt Nam, như một tiếng thở dài của Đức Phạm Hộ Pháp, trước tính hữu hạn và mong manh đè nặng vận mệnh dân tộc. Vận nước ở đây không chỉ là sự tồn vong của một đất nước mà còn là kiếp nhân sinh, con người nhỏ bé trước dòng chảy lịch sử, phải đối mặt với những lựa chọn khó khăn, mang tính sinh tử.
Trong triết học nhân sinh, đây là biểu hiện của ý thức hiện sinh: Con người luôn tự vấn và đo đếm ý nghĩa, suy tư cuộc đời của mình trong một thế giới đầy biến động.
- Tương lai gởi phận tay tha chủng: Đức Phạm Hộ Pháp xem đây là nỗi đau đớn nhất, một khi dân tộc bị đặt dưới sự chi phối của người ngoại bang, sẽ lệ thuộc vào những thế lực Cộng sản, Tư bản không chỉ về vật chất mà còn về văn hóa, và tinh thần.
Con người bị đặt vào vị trí của sự bất lực, bị ràng buộc bởi các thế lực bên ngoài. Điều này phản ánh một hiện thực đau lòng. Số phận của cá nhân và dân tộc bị điều khiển bởi những bàn tay xa lạ.
Đức Phạm Hộ Pháp để lời nhắc về giá trị của tự do trong cuộc sống con người. Sự tha hóa diễn ra không chỉ ở cấp độ xã hội mà còn ở tâm hồn mỗi cá nhân khi họ không còn quyền làm chủ đời mình.
- Mai một thương thân đám Việt Kiều: Đức Phạm Hộ Pháp quan tâm đồng bào của mình, đang sống tại Pháp dưới cảnh đời lưu vong. NGÀI hy vọng đồng bào mình không thể mất gốc, và sự mai một bản sắc dân tộc, đậy là tiếng chuông cảnh tỉnh về giá trị của cội nguồn.
Nào ai biết nỗi đau mất mát bản sắc dân tộc trong kiếp sống lưu vong, bởi đây là một vấn đề nhân sinh sâu sắc.
Làm thế nào để một con người giữ được cội rễ của mình giữa một thế giới xa lạ? Câu hỏi này đưa ta đến ý niệm về sự cân bằng giữa bản sắc cá nhân, và sự hòa nhập với cộng đồng thế giới.
 
2 - Ý nghĩa triết học Đạo Cao Đài:
- Cứu nước khó trông mong gặp Thuấn, An dân hết sở cậy nhờ Nghiêu: Lời khẳng định về trách nhiệm tự lực. Không thể dựa vào những vị thánh vương hay anh hùng trong truyền thuyết, con người cần tự đảm nhận vai trò của mình để tạo dựng tương lai.
Từng câu thơ nhắc nhở rằng, trong cuộc đời, không thể mãi dựa vào những vị anh hùng hay thánh nhân. Mỗi người cần tự đứng lên, đối diện với trách nhiệm cứu rỗi chính mình và cộng đồng.
Đây là một bài học nhân sinh về tự lực, một giá trị cốt lõi trong triết học Đạo Cao Đài, và cả tư tưởng Phật giáo, Khổng-Mạnh, Lão giáo, và Thiên chúa. Đời sống đòi hỏi hành động cá nhân để kiến tạo ý nghĩa cuộc sống, và dâng hiến giá trị phục vụ đồng sinh, phụng sự Đức tin.
- Cho hay chánh nghĩa chưa cân đúng:
Sự mâu thuẫn trong hệ giá trị và lối hành xử, nhắc nhở về công lý chưa được thực thi.
Trong  câu này, chính là đỉnh điểm của ý niệm nhân sinh: Sự bất công trong xã hội buộc con người phải lựa chọn những con đường đầy rủi ro để bảo vệ những gì họ tình yêu thương nhân loại.
- Máu mủ vì thương phải đánh liều: Tình thân và lòng yêu nước khiến con người dấn thân, sẵn sàng đối diện hiểm nguy. Đây là sự hi sinh xuất phát từ lòng từ bi trong giáo lý Đạo Cao Đài, nhưng cũng mang tính bất khuất và mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo.
Đức Phạm Hộ Pháp quan tâm tình cảm thiêng liêng giữa người với người, gia đình, dân tộc, là động lực mạnh mẽ để vượt qua nỗi sợ hãi. Nhưng cũng chính tình yêu thương này khiến con người phải hy sinh bản thân, đôi khi rơi vào bi kịch.
 
3 - Ý nghĩa nhân sinh trang trãi trong nội dung tuyệt tác Âu Du Cảm Tác, của Đức Phạm Hộ Pháp.
- Bản chất lưu vong: Không chỉ là lưu vong về mặt địa lý, bài thơ còn ẩn chứa nỗi đau của một tâm hồn bị xa rời quê hương tinh thần. Trong kiếp nhân sinh, con người thường lạc lối giữa những giá trị mâu thuẫn, bị cuốn trôi bởi những thế lực vượt ngoài tầm kiểm soát.
- Sự thức tỉnh trách nhiệm: Tuyệt tác Âu Du Cảm Tác
nhắc nhở rằng con người phải tự thức tỉnh và hành động để bảo vệ những giá trị thiêng liêng, từ đó kiến tạo một cuộc sống có ý nghĩa hơn.
- Tình thương và sự hy sinh: Điểm sáng lớn nhất của Tuyệt tác Âu Du Cảm Tác là lòng thương yêu và sự sẵn sàng hy sinh, biểu hiện của nhân tính cao đẹp, nhưng cũng chính là mầm mống của những bi kịch lớn lao trong đời người.
Tuyệt tác Âu Du Cảm Tác không chỉ là nỗi lòng của một cá nhân Đức Phạm Hộ Pháp mà còn là lời kêu gọi sâu sắc về tình yêu thương, lòng dũng cảm, và tinh thần trách nhiệm trong mỗi con người. Qua đó, Đức Phạm Hộ Pháp gửi gắm thông điệp rằng chính sự mạnh mẽ của nội tâm mới là ánh sáng soi đường trong những giai đoạn đen tối nhất.
 
4 - Tổng thể triết lý của tuyệt tác.
Tuyệt tác Âu Du Cảm Tác là tiếng lòng trăn trở giữa dòng đời mà NGƯỜI đã trải qua lúc bị lưu đày tại Quốc đảo Madagascar (Phi châu) cũng như đồng bào của mình lưu vong ở Pháp. Đồng thời cũng là lời nhắc nhở mạnh mẽ về tinh thần tự lực, tự cường, niềm tin và hy vọng, lấy giá trị nhân văn của dân tộc làm đầu. Qua đó, Đức Phạm Hộ Pháp khơi dậy trách nhiệm chung để bảo tồn bản sắc, và tìm kiếm công lý, vượt lên những ràng buộc của số phận.
 
Nguyên văn thi phẩm:
"ÂU DU CẢM TÁC
Cởi gió tuôn mây đến Pháp triều,
Đo lường vận nước được bao nhiêu.
Tương lai gởi phận tay tha chủng,
Mai một thương thân đám Việt Kiều.
Cứu nước khó trông mong gặp Thuấn,
An dân hết sở cậy nhờ Nghiêu.
Cho hay chánh nghĩa chưa cân đúng,
Máu mủ vì thương phải đánh liều."

* Phạm Hộ Pháp. Paris 1954.

Home. Mục Lục: [ 1 ]  [ 2 ]  [ 3 ]  [ 4 ]  [ 5 ] [ 6 ]  [ 7 ]  [ 8 ]  [ 9 ]  [ 10 ]  [ 11 ]  [ 12 ]  [ 13 ]  [ 14 ]  [ 15 ] [ 16 ] [ 17 ]  [ 18 ]