Chính Trị Phục Vụ Đồng Sinh. * HT/Huỳnh Tâm

T
rong chúng ta ai cũng hiểu hai từ "chính trị" một cách khái quát thuộc về hệ tư duy sinh tồn, thế nhưng người đời thường tránh né hay từ chối, thực chất con người sinh ra đã có "chính trị" đeo mang vào thân cho đến khi lìa bỏ cõi đời này.
Người biết áp dụng đúng sở trường "chính trị" nó sẽ là công cụ phục vụ đồng sinh rất hiệu quả, đem đến cho cộng đồng, đất nước được tận hưởng tự do, dân chủ, đa nguyên, nhân quyền, ngôn luận, hạnh phúc, và tín ngưỡng.
Hai từ "chính trị" thuộc về tình cảm thiêng liêng, chứa chất thấm đậm cộng sinh, công năng nhân bản trải rộng quyền sống làm người, với giá trị văn minh.
Người thực hiện đúng chính trị, và ứng dụng công minh sẽ giải tỏa được những nghi kỵ. Chính trị vốn có tư duy phục vụ, khuyến khích cộng đồng sinh tồn, nhất là về giáo dục đại chúng, xem như một môn học Công dân. Từ đó Chính trị là một trong những tế bào sống rất cần thiết cho mỗi chúng ta.
 
Cho đến nay, chúng ta vẫn còn mơ hồ, chưa nhận định hoàn chỉnh, và thiếu phân giải nghĩa ý chính trị, bởi đã có quá nhiều lạm dụng, mất đi tính phục vụ, theo tiêu chuẩn mà đất nước cần, như một "Chính trị phục vụ".
 
Từ đó đồng bào, xem hai từ chính trị trở nên chua chát, bởi tại Việt Nam thường thấy những chính trị duy quyền, gieo rắc kinh hoàng đã đ li những hu quả khổ đau trong lòng người dân.
 
Bởi không có "Chính trị phục vụ" cộng đồng, xã hội cho nên không đem lại những ước vọng mà người dân mông đợi. Trái lại còn bào mòn niềm tin của người dân, kết quả sợ chính trị.
Đến nổi có những Chức Sắc đề nghị người viết hãy xa lánh chính trị, cho thấy Ngài ấy, không am tường "Chính trị Đạo" rất đáng thương! Chính trị Đạo có tầm cao hơn cả một cái đầu của "Chính trị phục vụ", thông qua phong thái tạo dựng động lực sinh tồn cho đồng sinh, còn về "Chính trị phụng sự" Đức tin Cao Đài là nền tảng giải thoát trên con đường lạc quan của cứu cánh.
1954 Paris. Đức Quốc Trưởng Bảo Đại và Đức Hộ Pháp thảo luận tình hình đất nước.
 
Hai từ chính trị bị lạm dụng trở thành thắng thua, đi đến tình trạng "tao sống mày chết". Nếu hiểu và hành động theo nghĩa từ "chính trị" eo hẹp như trên, sẽ trở nên khiếp sợ, nghi kỵ mỗi khi nghe nói đến "chính trị", tức thì e ngại, xa lánh,v.v... bởi những người Chính trị duy quyền không chấp nhận tiếng nói chân thành, và kỳ vọng chung sống làm người của đồng bào. Do chế độ thiếu vắng liên đới sống tốt, tinh thần cộng sinh của dân tộc bị đánh mất niềm tin. Tự đẩy đất nước rơi vào những bi thảm, cho đến nay vẫn còn rùng mình.
 
Vào những năm 1954-1956. Đức Hộ Pháp mượn cảm xúco-Đời Tương Đc". Làm lý thuyết "Chính trị phục vụ" vì dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên những thế lực chính trị duy quyền nào để ở yên, tìm mọi thủ đoạn, làm lc đy thng vào Đức Hộ Pháp, lúc đng trưc tình thế khó x, Đc Ngài ly quyết đnh lưu vong ti Thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Rất tiếc "Chính trị phục vụ" vừa lúc định hình được 1/3 phần thực dụng lý thuyết, và nhận thức hành động. Cái chưa đt đưc, xem như chờ thời cơ mới thực hiện chân lý:
" Đạo không đời không sức
Đời không Đạo không quyền
Đo-Đời tương đc mi mong To Thời, Ci Thế."
 
Ngày 26-3-1956. Một công dân Việt Nam, có tên Phạm Công Tắc công bố "Chính trị phục vụ" bất vụ lợi, từ chối nhận mọi quyền lực,  bởi phục vụ vì dân.
Thông qua lý tưởng cao nht, mà Đc Ngài muốn đạt tới mc đích "Chính Sách Hóa Bình Chung Sống".
Trích tham khảo những điểm chính của "Chính Sách Hòa Bình Chung Sống" gòm có:
A . Thống Nhất Lãnh Thổ và Khôi Dân Tộc Việt Nam Với Phương Pháp Ôn Hòa.
1 . Giai Đoạn Thứ Nhất.
b) Thành lập một "Ủy Bana Giảin Tộc".
c) Tổ chức nước Việt Nam thống nhất thành chế độ Liên bang Trung lập.
d) Bãi bỏ bức rào vĩ tuyến 17.
2 . Giai Đoạn Thứ Nhì.
- Đánh thức tinh thần dân tộc.
- Tổ chức tuyển cử dưới sự kiểm soát và trách nhiệm trọn vẹn của Liên Hiệp Quốc.
B . Tránh Mọi Xâm Phạm Nội Quyền Việt Nam.
1 . Độc lập của mỗi Miền do hai khối nhìn nhận.
2 . Nương vào các nước Trung lập như Ấn Độ, Anh, Miến Điện, A-Phú-Hãn,v.v... để mở một đường lối thứ ba gọi là "Đường Lối Dân Tộc" căn cứ trên khối dân tộc để làm trung gian dung hoà hai chế độ.
3 . Tránh mọi hướng dẫn, ảnh hưởng hoặc can thiệp của một khối nào trong hai khối độc lập Nga-Mỹ.
C . Xây Dựng Hòa Bình, Hạnh Phúc và Tự Do Dân Chủ Cho Toàn Dân.
1 . Kích thích, và thúc đẩy cuộc "Thi Đua Nhơn Nghĩa".
2 . Áp dụng, và thực hành Bản Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc để thực hiện tự do dân chủ trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
3 . Thâu nhập tất cả mọi ý kiến phát huy có tinh thần hiền triết cổ truyền của chủng tộc đưa lên và giao lại cho Liên Hiệp Quốc hòa giải để thi hành cho dân chúng nhờ.
4 . Dùng tất cả các biện pháp để thống nhất tinh thần Dân tộc trong việc xây dựng hạnh phúc với điều hay lẽ đẹp trên căn bản hy sinh và phụng sự.
5 . Hai miền phải thành thật bãi bỏ mọi tuyên truyền ngụy biện và xuyên tạc lẫn nhau.
Phải để cho nhân dân đứng trước sự thực tế mà nhận xét hành động của đôi bên rồi lần lần sẽ đi đến chỗ thống nht ý chí.
6 . Sự thực hiện Chính sách Hoà bình Chung sống trên đây sẽ đặng thi hành dưới sự ủng hộ và kiểm soát thường trực của Liên Hiệp Quốc và các phần tử trung lập trong và ngoài nước, hầu ngăn ngừa mọi điều áp bức nhân dân do nội quyền độc tài của địa phương hay do áp lực của ngoại quyền xúi giục.      
Phnom Penh, ngày 26 tháng 3 năm 1956.
Hộ Pháp
Phạm Công Tắc
 
"Chính Sách Hòa Bình Chung Sống" là một trong những cột trụ phụng sự Đạo-Đời cao nhất:
"Cao Thượng Chí Tôn Đại Đạo Hòa Bình Dân Chủ Mục.
Đài Tiền Sùng Bái Tam Kỳ Cộng Hưởng Tự Do Quyền".
 
"Chính Sách Hòa Bình Chung Sống" là một chân lý "Chính trị phục vụ" của Đức Hộ Pháp. Đức Ngài thể hiện tinh thần "Cao Đài Công bình, yêu thương nô lệ, nhận khổ sanh chúng." Tạo sức mạnh, và tiếng nói lớn trong lòng của người dân. Một công thức đồng thuận để cùng nhau hướng về không gian phía trước độc lập, tự chủ cho Việt Nam.
Không chấp nhận cai trị bằng vũ lực, khủng bố, sưu cao thuế nặng, tham nhũng, buôn người lao động, mafia, cửa quyền, mọi hành vi bất công xã hội, và luật pháp thiếu minh bạch chỉ có lợi quyền của chế độ.
 
Tiếng nói Hòa Bình.
Nét lớn về "Chính trị phục vụ" từ chối mọi tranh chấp, được giải quyết qua đồng thuận hội nghị, và minh bạch pháp quyền, bảo đảm theo tinh thần dân chủ, đa nguyên, công bình, tự do, hạnh phúc, quyền sống làm người, và quyền lấy quyết định vận mệnh đất nước. Nhờ vào truyền thống sáng tạo tự quyết của đồng đạo, thêm vào ý chí cộng lực của toàn dân, đưa đất nước vươn lên, xây dựng phồn vinh. Mà bản chất xưa nay vẫn thế, dân tộc Việt Nam có bao giờ chấp nhận lệ thuộc ngoại bang, bởi hệ luỵ nào cũng trả giá vô lường.
 
Tinh thần "Chính trị phục vụ", mọi vấn đề có liên quan đến đất nước, đều lấy nhân dân làm cố vấn, như ngày xưa Ông-Cha ta có lập hội nghị Diên Hồng. Theo "Quân Chủ Lập Hiến" mà Đức Hộ Pháp đã từng lưu tâm, bởi chính thể này có khả năng phục vụ đồng bào. Trong khi đó những chế độ duy quyền, cai trị bằng hành động khủng bố, và tuyên truyền đảng quyền,v.v...
 
Tuy nhiên bề mặt những thế lực duy quyền, vẫn phải kiêng nể Đức Hộ Pháp, nhưng sau lưng âm thầm sử dụng thủ đoạn, cản trở, và tiêu diệt "Chính trị phục vụ". Bởi sợ chủ trương của Đức Hộ Pháp dung hòa mọi điểm đứng đều có giá trị như nhau. Cho nên thế lực Cộng sản, Tư bản không thể để "Chính trị phục vụ" sống mà không ngồi cùng thuyền với họ.
 
Lưu Danh
Nhân dịp chuẩn bị cho ngày Đại lễ 100 năm Khai Đạo (1926-2026). Người Tín đồ Cao Đài tìm hiểu những khái niệm về "Chính trị Đạo-Đời". Khác nhau ở điểm hệ thống tổ chức, và hành quyền mà Quý đấng tiền Khai Đại Đạo ứng dụng bởi "Chính trị phụng sự Đại Đạo" theo hành quyền của mỗi phẫm Chức Sắc, Chức Việc và Tín đồ cộng sinh.
"Chính Trị Đạo" là một phương châm hành quyền liên đới từ Hương Đạo, Tộc Đạo, Châu Đạo, Trấn Đạo, và Tòa Thánh. Vấn đề cốt lõi của hành quyền Đạo là Phụng sự Đức Chí Tôn, Phật Mẫu và phục vụ đồng đạo, đồng sinh, truyền bá luật yêu thương, và công chính.
 
Để hình dung một nhà lãnh đạo có tầm vóc "Chính trị phục vụ" đồng đạo chỉ cần nhận thức, và tìm hiểu chung quanh ta, sẽ cho thấy sở hành của Đức Hộ Pháp một nhân cách vĩ đại chủ trương "Chính trị phụng sự Đạo, và phục vụ Đời".
 
Thuở thanh xuân, tên tuổi Phạm Công Tắc đã có nhân duyên khởi mầm "Chính trị phục vụ Đời", và sau này là nền tảng phụng sự Đại Đạo, được hun đúc bởi nhân danh Hộ Pháp.
 
Chắc chắn ngày nay, trong tâm trí Tín đồ Cao Đài, cũng như người Việt Nam, và người ngoại quốc vẫn ghi nhớ Đức Hộ Pháp một vĩ nhân phi thường, sáng tạo "Chính trị phục vụ", và hiện đại hóa nhắm cấu trúc xã hội, văn minh.
 
Ngày 20-2-1954, Geneve (Thụy Sĩ). Đất nước Việt Nam bị chia cắt làm đôi, bởi những thế lực hạ bút ký sau lưng dân tộc Việt Nam, một kết thúc đau buồn. Đất nước Việt Nam bị Cộng sàn, Tư bản, và Thực dân tranh đua chia phần ảnh hưởng quyền lợi tại Việt Nam.
 
Sau ngày chia đôi đất nước, như một chuẩn bị cho chiến trang mới, gây thêm những khổ đau tồi tệ nhất cho dân tộc Việt Nam. Những trách nhiệm đó đều do các nhà lãnh đạo duy quyền cố chấp đẩy đất nước Việt Nam đến ngưỡng cửa tuyệt vọng.
 
Uy Dũng của Đức Hộ Pháp.
Ngày này, tưởng nhớ Đức Hộ Pháp đã một thời sớm nhận thức được nghĩa vụ phụng sự đất nước của mình, và chấp nhận mọi thử thách chính trị duy quyền. Những duy quyền, thừa biết kiếp sinh của Đức Hộ Pháp, lấy uy dũng làm phương tiện phục vụ nhân loại, và chuyển hóa giải thoát.
 
Như ai cũng biết thuở Đức Ngài còn thanh xuân, đã tham gia nhiều phong trào yêu nước, và sinh hoạt văn học nghệ thuật với chủ trương "Chính trị phục vụ", giống như nhiều nhà văn vào thời điểm đó, sử dụng bút hiệu để giữ khoảng cách với chính quyền. Được biết đến với bút danh Ái Dân, và Tây Sơn Đạo.
Đức Ngài tập hợp những nhà yêu nước nổi tiếng khác nhau để thành lập hội nhà thơ đấu tranh cho lý tưởng nhân văn, và dân tộc bằng cách dung hợp cả tinh hoa phương Đông, và Phương Tây.
Một phong trào thấm ngầm của giới trí thức thời ấy, nổi tiếng với tên gọi "Đông Du", chọn những sinh viên xuất sắc nhất sang Nhật du học để tiếp thu phương thức bảo tồn cốt phong cách Á Đông, trước sự đồng hóa và tẩy não của thực dân. Đức Ngài là một thành viên của làn sóng thứ tư, tuy nhiên hy vọng của Đức Ngài bị tiêu tan bởi cuộc đột kích của Cảnh sát Pháp, vào trụ sở "Đông Du" ở Sài Gòn. Một chuyến tàu bị cản trở không làm Đức Ngài lung lay ý chí.
Đức Ngài tiếp tục viết cho các tờ báo khác nhau như Công Luận, Lục Tỉnh, Tân Văn, La Voix Libre, và La Cloche Fêlée để vận động cho nhân quyền của người bản xứ.
Đức Ngài tổ chức những cuộc thảo luận, mở rộng, công khai, và mượn báo chí làm phương tiện bất bạo động, phản kháng duy quyền, cai trị trên lưng nhân dân Việt Nam.
 
Đến khi Đức Ngài cùng những người bạn như Ngài Cao Quỳnh Cư, Cao Hoài Sang tìm thấy niềm an ủi, trong lúc giao tiếp với thế giới tâm linh. Tất nhiên ai nào biết rằng, Đức Chúa Trời đã có kế hoạch rất kỳ diệu, tạo tăng trước khi tạo tự. Thử thách môn đồ chấp nhận hy sinh mọi thứ, có thể dâng hiến hơi thở cuối cùng, và hơn thế nữa mới lập tự. Nhiều người nói rằng việc thành lập Đạo Cao Đài là di sản đáng chú ý duy nhất của Đức Ngài.
 
Trong lúc Đức Ngài đảm nhận những vai trò vất vả của Đại Đạo, vẫn không bao giờ quên nghĩa vụ của mình đối với đất nước. Đức Ngài lo âu, và sợ đồng bào lâm nguy, trở thành nạn nhân tẩy não bởi các chế độ duy quyền. Đức Ngài hy vọng, đất nước sẽ có ngày nhận tin mừng hòa bình.
 
Đức Ngài là một Đại Chức Sắc Thiên Phong phụng sự Đạo nghiêm chỉnh, và giải thích mạch lạc từng cụm từ mới mà Đức Chi Tôn vừa ban hồng ân. Triết lý cao quý nhất của Đức Ngài là hướng vào cuộc sống không vì bản thân mà sống cho đồng đạo, xã hội, đất nước.
 
Đức Hộ Pháp tự hối rằng: "Bần Đạo đã không làm tròn bổn phận đối với xã hội và Đức tin. Bần Đạo sẽ gánh vác nỗi thống khổ của đất nước. Bần Đạo hài lòng với một ý tưởng như vậy, Bàn Đạo vui mừng khôn xiết, chỉ một người bị thiệt hại, nhưng cả nước sẽ vui mừng."
 
Mặc dù suy nghĩ của Đức Ngài hoàn toàn hợp lý, nhưng nghiệp chướng của Việt Nam quá nghiêm trọng, cho nên không thể chuộc lại được. Thay vì giành lại hòa bình cho đất nước phải đối mặt với những cuộc đàn áp, thậm chí còn khắc nghiệt hơn Tàu ngàn năm (1000). Pháp thuộc gần trăm năm (100) mà họ đã tạo cơ hội làm mồi ngon cho các cuộc xâm lược về sau, thậm chí có những thảm kịch khủng khiếp, hơn cả thời Thực dân.
Đức Hộ Pháp cho biết: "Trở về sau, khi nếm mùi đau khổ, Bần Đạo nghĩ đã đủ để chứng minh cho loài người thấy bản chất thực sự của Đức tin là biểu tượng của lòng vị tha. Ngược lại, bi kịch lại ập đến với Đại Đạo một lần nữa, nền độc lập mất đi và vô số sinh mạng bị tàn phá.
Chiến tranh và cái chết đã tàn phá toàn bộ đất nước, gây ra những mất mát và đau thương sâu sắc cho tất cả mọi người."
Ngày nay, người dân Việt Nam, và Thế giới còn nhớ lời Đức Hộ Pháp, vào năm 1954. Người kêu gọi hòa bình Việt Nam: " - Bần Đạo xin các bạn hãy nêu một tấm gương đoàn kết xuất sắc cho nhân loại đang lâm vào cảnh khốn cùng.
Chúng tôi biết rằng sự thống nhất sẽ phục hồi sức sống. Trách nhiệm của bạn đặc biệt nặng nề trong những thời điểm này. Nếu bạn cố chấp theo đuổi các cuộc chiến tranh ý thức hệ quốc tế đang thúc đẩy bởi tham vọng tuyệt đối, và chủ nghĩa ly giáo chính trị, bạn sẽ có tội trưc toàn thể nhân dân, với đất nước Việt Nam. Các bạn không được quên rằng hạnh phúc của dân tộc Việt Nam là kết quả của tình yêu thương, đoàn kết, hòa hợp và công lý.
Đây là những lý tưởng dân tộc được tổ tiên chúng ta truyền lại từ xa xưa, chứ không phải là sản phẩm của những cuộc đấu đá, và bè phái chính trị,v.v..."
Một trang lịch sử Đại Đạo vừa trải nghiệm với những uẩn khúc còn ghi nhớ. Đến nay, người Tín đồ Cao Đài tiếp nhận lạc quan, thực hiện lời gọi của Đức Chí Tôn, tu dưỡng tinh thần thương yêu, công chính và chủ tâm Từ bi, Bác ái, Công bình.
* HT/Huỳnh Tâm

Đông Paris 20/12/2021.

NỐI BƯỚC. N°I   [1]  [2 [3 [4 [5 [6 [7 [8 [9 [10 [11 [12 [13 [14 [15 [16 [17