MỘT YẾU TỐ KHÔNG THỂ BỎ LỠ KHI DIỄN GIẢI KINH CAO ĐÀI. * Từ Chơn.

Mở đầu

Mỗi tín đồ Cao Đài đều biết cúng tứ thời nghĩa là thực hiện thể pháp thông qua việc tụng (đọc lớn tiếng) các bài kinh theo qui định của Hội Thánh, tốt nhất là đọc trên nền nhạc cổ truyền miền Nam của dân tộc. Theo ước lượng của tôi, 90% tín đồ là thuộc lòng các bài kinh, nhưng tỉ lệ phần trăm tín đồ thực sự hiểu rõ lời các bài kinh thì thấp hơn thế nhiều.

Tóm lại, phần đông chúng ta đọc theo thói quen và theo niềm tin vào Hội Thánh. Mặc dù nhiều vị tiền bối khuyến khích chúng ta “đọc kinh phải cầu lý”, nhưng việc này khá là khó khăn vì những lý do sau đây.

Thứ nhất, đa phần các bài kinh viết pha trộn từ ngữ Hán Việt và Việt Nam, đặc biệt các bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế, Thích Giáo, Tiên Giáo và Nho Giáo là hoàn toàn bằng từ ngữ Hán Việt. Nhưng có lẽ nên nói thêm một chút về sự khác biệt giữa tiếng Việt (có người còn gọi là thuần Việt) và Hán Việt. Từ ngữ Việt là của người Việt Nam, hiện giờ ghi bằng mẫu tự Latin, tức là loại chữ viết mà chúng ta đang sử dụng. Thí dụ như ‘nhà của tôi’. Một điều dễ thấy là người Việt chúng ta hiểu ngay lập tức đó là gì. Còn Hán Việt là dùng chữ viết của người Trung Hoa nhưng lại đọc thành âm Việt Nam. Thí dụ, người Việt Nam xưa viết thế này  夫人 và đọc là ‘phu nhân’, trong khi người Hoa cũng viết như thế nhưng phát âm là ‘fu rịn’. Những từ này ngày nay được ghi lại bằng mẫu tự Latin và được dùng rất nhiều trong tiếng Việt. Một số có thể hiểu được ngay, một số thì cần phải dịch lại. Thí dụ, ‘Ngọc Hoàng Thượng Đế’ thì chúng ta biết ngay là Vị Vua tối cao trên trời, nhưng ‘diệu diệu’ hay ‘nguy nguy’ thì cần phải dịch ra tiếng Việt là ‘ở rất xa’ và ‘rất to lớn’ mới hiểu được. 

Thứ hai, có nhiều từ ngữ Hán Việt dịch ra tiếng Việt rồi vẫn không hiểu được vì có hàm ý dính dáng đến triết lý phương Đông hoặc một truyện cổ, thường là bên Trung Hoa. Ví dụ, ‘thị không thị sắc’ nếu dịch tiếng Việt ‘là không là có’ thì cũng chưa hiểu được, mà phải giải thích thêm đây là viết tắt của câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc…” trong Bát Nhã Tâm Kinh của Phật Giáo. Và có lẽ cần phải nói thêm về triết lý Phật Giáo Đại Thừa nữa. Hay ví dụ như ‘Tử khí đông lai quảng truyền Đạo Đức’ dịch ra là ‘Làn hơi màu tím từ hướng đông bay tới dạy đạo’ thì cũng chưa hiểu được mà phải kể thêm câu chuyện về ngài Doãn Hỉ. Ngài Doãn Hỉ làm quan giữ cửa ải ở Trung Hoa, một hôm nhìn thấy đám mây màu tím từ hướng đông bay tới. Do được báo mộng từ trước ngài đoán là sắp có bậc thánh nhân xuất hiện, nên ngồi chờ trước cửa. Đến khi thấy Đức Lão Tử tướng diện phi phàm, cưỡi trâu xanh từ hướng đông tới, ngài biết đây là thánh nhân, nên ra quỳ bên đường tha thiết xin học đạo. Đức Lão Tử ở lại nhà ngài, viết quyển Đạo Đức Kinh giao lại cho ngài rồi tiếp tục đi. Quyển sách này sau đó được truyền đi và trở thành kinh điển căn bản của Đạo Lão. 

Do vậy, muốn hiểu những bài kinh Cao Đài, nhất là những bài nêu trên cần phải có ba yếu tố: biết chữ Hán Việt, biết giáo lý Đạo Phật, Đạo Lão, Đạo Nho và hiểu một số điển cố Trung Hoa cổ. Có người nói rằng học hết những điều đó phải vào Đại Học Văn Khoa  và cần rất nhiều thời gian trong khi hiện tại nhiều tín đồ phải kiếm sống hàng ngày, không đủ điều kiện làm như vậy. Dù như thế nhưng họ vẫn muốn học đạo để kiếp này không học xong thì cũng có chút ít trong bụng, chờ kiếp sau học tiếp. 

May mắn thay, có nhiều bậc trí thức biết rõ điều này nên đã ra công dịch, giải thích những bài kinh Cao Đài. Công quả quí giá đó đem lại lợi ích lớn lao cho người học đạo. Có thể kể ra một vài vị theo thứ tự thời gian như Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng - Đức Nguyên, Hiền Tài Nguyễn Văn Mới - Từ Huệ, Hiền Tài Quách Văn Hoà - Thiên Vân và một số vị nữa mà tôi chỉ nghe nói chứ chưa được hân hạnh đọc tác phẩm. Nay nhờ có mạng internet mà sách của những vị nói trên được lưu giữ cho thế hệ sau nghiên cứu, phát triển thêm. Sách của quý vị Hiền Tài nêu trên rất khả tín và đều có thể tìm đọc ở trang web sau đây: 

https://www.daotam.info/ 

Đọc qua những tác phẩm này, tôi có nhận xét sơ bộ như sau. Trước hết, quý tác giả đã dày công tra cứu tự điển và nêu được ý nghĩa cơ bản ban đầu giúp cho người mới học đạo những bước tiên khởi của quá trình tu tập. Từ cơ bản này, có thể dễ dàng tiến lên những bậc tu học cao hơn. Tất cả những tín đồ Cao Đài hiện nay và cả trong tương lai sẽ vô cùng biết ơn chư vị Hiền Tài đó.

Tuy nhiên, nếu đọc kỹ thì còn một vấn đề mà hầu như mọi người chưa quan tâm đúng mức. Đó là bài kinh gốc chữ Hán viết theo lối văn biền ngẫu nhưng khi chuyển thành Hán Việt thì cấu trúc này đã không còn nữa. Hệ quả là khi chuyển ngữ thành tiếng Việt có một vài chỗ không chuyển được hết ý chính ban đầu. 

Vậy để tận tường căn nguyên, trước hết xin nói về văn biền ngẫu. Biền là hai con ngựa chạy sánh đôi. Ngẫu là một đôi. Đây là thể văn cổ của người Trung Hoa thường dùng những cặp câu đối với nhau. Điều quan trọng là “đối” không chỉ có nghĩa là đối nghịch hay trái nghĩa mà hai từ, hai cụm từ hoặc hai câu “đối nhau” còn có thể là đồng nghĩa hoặc bổ sung cho nhau v.v… Cái chính là ngoài ý nghĩa của từng câu ra có khi lại phát sinh nghĩa tổng hợp thứ ba và đó mới là ý chính của tác giả. Thể loại văn biền ngẫu có nguồn gốc từ triết lý Âm Dương của Trung Hoa cổ đại và hiện vẫn còn ảnh hưởng rất lớn đến văn hoá Trung Hoa và Việt Nam.

Truy nguyên.

Vậy bây giờ xin mời quý đồng đạo cùng phân tích một bài kinh mà mọi tín đồ đều đọc trong một thời cúng để xem khi bỏ qua cấu trúc văn biền ngẫu thì điều gì xảy ra. Xin đề nghị bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế. Theo quý vị Hiền Tài soạn giả nêu trên, Kinh Ngọc Hoàng Thượng Ðế còn gọi là Ngọc Hoàng Thiên Tôn Bửu Cáo hay Ngọc Hoàng Bửu Cáo, do Ðại Tiên Lữ Đồng Tân trong Bát Tiên (tám vị Tiên trong truyền thuyết Trung Hoa), giáng cơ ban cho ở bên Trung Hoa, vào năm thứ 17 đời vua Ðức Tông nhà Thanh, niên hiệu Quang Tự, ngày 1-9-Tân Mão (3-10-1891). Sau đó kinh truyền đến Việt Nam. Nhưng truyền cho ai và vì sao được dùng trong Đạo Cao Đài thì không nghe đề cập, chỉ thấy nói có bản gốc chữ Hán trong quyển “Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh” in năm 1928 của hai vị Ðầu Sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt và trong quyển “Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Kinh” của Bà Nữ Ðầu Sư Lâm Hương Thanh. Bản gốc này được in ra như sau.

                                ,

                                        .

                                        ,

                                        .

                                     ,

                                      .

                    , .

                    , 使 .

                            , ,

                            , .

                      , ,

                      , .

                      , ,

                      , .

                          , ,

                          , .

                                ,

                                .

                                        ,

                                        .

                    , .

                    , .

                            , ,

                            , .

                                      ,

                                   

                                            .

Sau đó Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh cho chuyển ngữ sang tiếng Hán Việt và in trong quyển Kinh Thiên Đạo Thế Đạo. Bản in ban đầu có nhiều dấu gạch nối giữa hai từ vì tiếng Việt thời đó phải viết như vậy. Đến nay (2021) thì thói quen này dần dần bị mất đi bởi viết như thế rất mất thời gian mà ý nghĩa chẳng thay đổi gì. Cho nên kinh văn ngày nay không có các dấu gạch nối nữa. Bản in bây giờ trông như thế này:

NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ

Đại La Thiên Đế,

Thái Cực Thánh Hoàng.

Hóa dục quần sanh,

Thống ngự vạn vật.

Diệu diệu “Huỳnh Kim Khuyết”,

Nguy nguy “Bạch Ngọc Kinh”.

Nhược thiệt, nhược hư,

Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hóa.

Thị không, thị sắc,

Vô vi nhi dịch sử quần linh.

Thời thừa Lục long,

Du hành bất tức,

Khí phân Tứ tượng,

Hoát truyền vô biên.

Càn kiện cao minh,

Vạn loại thiện ác tất kiến,

Huyền phạm quảng đại,

Nhứt toán họa phước lập phân.

Thượng chưởng Tam thập lục Thiên,

Tam Thiên Thế giái.

Hạ ốc Thất thập nhị Địa,

Tứ Đại Bộ Châu

Tiên Thiên Hậu Thiên ,

Tịnh dục Đại Từ Phụ.

Kim ngưỡng, cổ ngưỡng,

Phổ tế Tổng Pháp Tông.

Nãi Nhựt, Nguyệt, Tinh, Thần chi Quân,

Vi Thánh, Thần, Tiên, Phật chi Chủ.

Trạm tịch chơn Đạo,

Khôi mịch tôn nghiêm.

Biến hóa vô cùng,

Lũ truyền Bửu Kinh dĩ giác thế,

Linh oai mạc trắc,

Thường thi Thần giáo dĩ lợi sanh.

Hồng oai, hồng từ,

Vô cực, vô thượng.

Đại Thánh, Đại Nguyện, Đại Tạo, Đại Bi.

Huyền Khung Cao Thượng Đế,

Ngọc Hoàng tích phước hựu tội,

Đại Thiên Tôn.

Từ lúc mở đạo đến nay đã 96 năm trôi qua, toàn thể tín đồ Cao Đài chỉ biết tụng đọc bản kinh tiếng Hán Việt này. Khi mới nhìn qua hai bản in, rõ ràng có thể có vài nhận xét.

Thứ nhất, ở bản gọi là “gốc chữ Hán”, câu chữ viết theo hàng ngang, từ trái qua phải, có dấu chấm và phẩy theo lối viết chữ Latin. Theo các vị Hiền Tài dịch giả thì văn bản này đã có từ năm 1891. Tuy nhiên, theo sách vở, thời đó người Hán viết chữ hàng dọc, từ phải qua trái và không có dấu chấm hay phẩy. Lối viết hàng ngang chỉ có sau Cách Mạng Trung Hoa năm Tân Hợi 1911, lúc văn hoá Tây Phương tràn vào Trung Hoa. Vậy thì bản này không thể gọi là chính gốc được mà thực tế đã bị chuyển đổi sang kiểu phương Tây. Có điều, tuy đã mất cấu trúc hàng dọc, nhưng vẫn còn giữ theo thể văn biền ngẫu, tức là từng đôi hai câu đối với nhau, trừ ba câu cuối.

Một văn bản Hán Tự cổ.

Thứ hai, bản tiếng Việt đã ngắt câu khác với bản chữ Hán, ngoại trừ 5 đôi câu còn giữ đúng theo kiểu văn biền ngẫu, số câu còn lại đã bị ngắt xuống hàng theo một cách khác hẳn và không còn giữ tính chất “đối” nữa. Không rõ có phải trình bày như thế cho dễ sắp chữ in ấn hay dễ đọc theo nhịp Nam Xuân & Nam Ai khi tụng kinh hay không. Dù sao cách trình bày này đã bỏ qua đặc trưng đối của văn biền ngẫu vốn được trình bày trong bản chữ Hán.

Những câu còn giữ cách trình bày kiểu biền ngẫu thì có thể nhìn thấy những cặp từ ngữ đối nhau rất chỉnh. Ví dụ như:

Đại La Thiên Đế

Thái Cực Thánh Hoàng.

Đại La (lưới lớn) là danh từ nói về chiều rộng, đối với Thái Cực (cao tột đỉnh) là danh từ nói về chiều cao. Thiên Đế (Vua Trời), danh từ đối với Thánh Hoàng (Vua cõi thiêng liêng), cũng là danh từ.

Hoá dục quần sanh

Thống ngự vạn vật

Hoá dục (sinh ra và nuôi dưỡng) là động từ, đối với thống ngự (cai trị tất cả) cũng là động từ. Quần sanh (tất cả các sinh vật) là danh từ làm tân ngữ, đối với vạn vật (tất cả các vật thể) cũng là danh từ làm tân ngữ.

Trái lại, những cặp câu khác rõ ràng đã mất đi tính chất đối này. Ví dụ như:

Nhược thiệt nhược hư,

Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hoá.

Nhìn hai câu này, nội số lượng từ cũng đã chẳng bằng nhau, nói chi đến đối nhau. 

Điều chỉnh.

Vì vậy, để cho đúng tinh thần văn biền ngẫu, đề nghị văn bản nói trên chỉnh lại như sau:

Đại La Thiên Đế.

Thái Cực Thánh Hoàng 

Hoá dục quần sanh.

Thống ngự vạn vật 

Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết.

Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh 

Nhược thiệt nhược hư bất ngôn nhi mặc tuyên đại hoá.

Thị không thị sắc vô vi nhi dịch sử quần linh 

Thời thừa lục long du hành bất tức.

Khí phân tứ tượng hoát truyền vô biên 

Càn kiện cao minh vạn loại thiện ác tất kiến.

Huyền phạm quảng đại nhất toán họa phước lập phân 

Thượng chưởng tam thập lục thiên tam thiên thế giới.

Hạ ốc thất thập nhị địa tứ đại bộ châu 

Tiên thiên hậu thiên tịnh dục Đại Từ Phụ.

Kim ngưỡng cổ ngưỡng phổ tế Tổng Pháp Tông 

Nãi nhựt nguyệt tinh thần chi quân.

Vi Thánh Thần Tiên Phật chi chủ 

Trạm tịch chơn đạo.

Khôi mịch tôn nghiêm 

Biến hóa vô cùng lũ truyền bửu kinh dĩ giác thế.

Linh oai mạc trắc thường thi thần giáo dĩ lợi sanh 

Hồng oai hồng từ vô cực vô thượng.

Đại thánh đại nguyện đại tạo đại bi 

Huyền khung cao Thượng Đế Ngọc Hoàng.

Tích phước hựu tội Đại Thiên Tôn.

Trong bản chỉnh lại này, chỉ cần biết đôi chút về từ Hán Việt cũng thấy đặc trưng “đối” của văn biền ngẫu. Thêm một điều nữa, dấu chấm câu cũng phải đổi lại. Không có dấu phẩy ở giữa câu và cuối mỗi câu sẽ có dấu chấm. Người Trung Hoa xưa không cần dấu chấm, phẩy vì họ dựa theo tính cách đối nhau để biết khi nào là hết một câu.

Một số điểm mới.

Bây giờ khi chuyển ngữ sang tiếng Việt thì ngoài ý nghĩa của các từ ra, cần phải quan tâm đến vấn đề đối nhau của các từ ngữ nữa. Nếu dựa trên cơ bản cặp câu đối với nhau, khi dịch sang tiếng Việt chúng ta sẽ giải quyết được rất nhiều vấn đề mà trước đây quý vị dịch giả gặp phải.
Xin lấy thí dụ trong đôi câu này:
Nhược thiệt nhược hư bất ngôn nhi mặc tuyên đại hoá.
Thị không thị sắc vô vi nhi dịch sử quần linh.
Trong câu trên, khi tra tự điển Hán Việt thì được: Bất: Không. Ngôn: Lời nói. Bất ngôn: Không lời nói. Nhi: Mà. Mặc: Yên lặng. Tuyên: Bày tỏ cho người khác biết. Ðại: Lớn. Hóa: Biến đổi. Ðại hóa: Cuộc biến hóa lớn.
 
Do đó ‘Bất ngôn nhi mặc tuyên đại hoá’ thường vẫn được dịch ra là ‘Không nói ra mà cứ yên lặng tỏ bày cuộc biến đổi rộng lớn trong khắp càn khôn vũ trụ’. (Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng - Đức Nguyên). 
Hay ‘Không nói gì, trong sự tĩnh lặng mà vận hành sinh hoá’. (Hiền Tài Quách Văn Hoà - Thiên Vân).
 
Vấn đề nổi lên ở đây nằm ở từ “đại hoá”. Nếu dịch ra là “biến đổi lớn” thì có hai vấn đề khó lý giải. Vấn đề một, vì động từ đứng trước là “tuyên” nghĩa là nói cho rõ ra, vậy dịch ra là “nói rõ ra sự biến đổi lớn” thì thực sự tối nghĩa. Lúc đó hai câu dịch sẽ thành:
 
Hoặc có thật hoặc tưởng tượng Ngài không nói gì nhưng nói ra sự biến đổi lớn.
Là không là có Ngài không làm gì nhưng sai khiến tất cả các linh hồn.
 
Vấn đề hai, nếu dựa vào quy luật đối, dịch như thế thì mặc tuyên đại hoá (nói ra biến đổi lớn) sẽ không đối chỉnh với dịch sử quần linh (sai khiến mọi linh hồn). 
Để giải quyết chỗ này, tôi đã tra tự điển Hán Nôm. May nhờ có tự điển online nên có thể tra hai ba quyển một lúc, chứ nếu như ngày xưa thì không biết bao giờ mới xong. Kết quả như sau. Giống như mọi ngôn ngữ, một từ Hán Việt cũng có nhiều nghĩa và phải dựa vào loại từ hoặc ngữ cảnh để hiểu. Thí dụ từ ‘tuyên’ có tất cả là 9 nét nghĩa, và tôi chọn 3 nghĩa này: truyền rộng ra, ban lệnh vua, nói rõ. Từ ‘đại’  có 14 nét nghĩa và có hai nghĩa gần nhất: lớn, nhiều. Từ ‘hoá’ có 11 nghĩa và có ba nghĩa dùng được: biến đổi, sinh thành muôn vật, dạy dỗ. 
Bây giờ hãy áp dụng qui tắc đối của văn biền ngẫu. Do biết trước là từng cụm từ phải đối nhau, chúng ta sẽ chọn những ý nghĩa đối nhau để dịch sang ngôn ngữ khác. Kết quả cuối cùng là: 
 
Hoặc có thật hoặc tưởng tượng Ngài không nói gì nhưng ban lệnh  tới tất cả mọi vật.
Là không là có Ngài không làm gì nhưng sai khiến tất cả các linh hồn.
 
Hai câu này bây giờ xem như đã đối chỉnh rồi vậy.
Vậy bản dịch toàn bài kinh Ngọc Hoàng Thượng Đế sẽ gồm 13 đôi câu đối rất chỉnh như sau:
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
Vua Trời uy quyền rộng khắp.
Vua Trời quyền lực tối cao.
 
Ngài sinh ra, nuôi dưỡng mọi sinh vật.
Ngài cai trị mọi chủng loài.
 
Cổng vào Cõi Trời bằng vàng ròng ở rất xa.
Kinh Thành bằng ngọc trắng rất lớn lao.
 
Hoặc có thật hoặc không có thật Ngài không nói gì nhưng ban lệnh  cho tất cả mọi vật.
Là không là có Ngài không làm gì nhưng sai khiến tất cả các linh hồn.
 
Thời gian cưỡi sáu rồng di chuyển không ngừng nghỉ. 
Khí chia ra thành bốn phần truyền đi không có giới hạn.
 
Ngài mạnh mẽ, sáng suốt nhìn thấy mọi hành động thiện ác.
Ngài sâu sắc, rộng rãi dùng một phép tính phân rõ hoạ phước.
 
Trên cao Ngài nắm quyền ba mươi sáu tầng trời và ba ngàn thế giới.
Dưới thấp Ngài coi sóc bảy mươi hai quả đất và bốn vùng đất lớn.
 
Ngài là người cha hiền nuôi dưỡng muôn loài đồng đều cả trước khi lẫn sau khi lập thành trời đất.
Ngài là người đứng đầu mọi tôn giáo cứu giúp tất cả mọi người và được thờ phượng từ xưa đến nay.
 
Ngài là vua của mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao và các thần linh.
Ngài là chủ của Thánh Thần Tiên Phật.
Đạo hết sức sâu xa.
Đạo to lớn đáng kính.
 
Ngài biến hóa vô cùng, nhiều lần truyền lại kinh sách để cứu đời. Ngài linh thiêng vô song, thường mở đạo dạy dỗ loài người.
 
Ngài có uy quyền tột bực nhưng cũng thương chúng sanh vô cùng.
Ngài có tất cả những đức tính thiêng liêng cao cả.
 
Ngài là Ngọc Hoàng Thượng Đế huyền diệu, lớn lao, tối cao.
Ngài là Đại Thiên Tôn luôn ban phước và tha tội cho muôn loài.
Kết luận.
Dĩ nhiên là bản dịch này chỉ mới là bản dịch thô, nghĩa là dịch nghĩa đen. Còn phải giải thích thêm những ẩn ý bên trong nữa thì mới gọi là nói được ý nghĩa cơ bản. Đến đây chỉ mới là bước đầu trong việc học đạo, những ý nghĩa đó sẽ còn theo đuổi chúng ta, những người học đạo, có khi suốt cả cuộc đời. Khoảng cách từ chỗ hiểu những nghĩa lý cơ bản này cho đến khi đắc đạo là không xác định được. Có khi chỉ trong một chớp mắt, có khi kéo dài đến muôn kiếp. Hơn nữa, còn tuỳ theo công quả mình đã làm được ít hay nhiều nữa. 
Sở dĩ tôi thấy cần đề nghị thêm chi tiết này là vì: Thứ nhất, nguyên tắc đầu tiên của Đạo Cao Đài là qui nguyên, nghĩa là phải tìm hiểu đến cái gốc của mọi sự việc, do đó phải hiểu lời kinh cho tới nơi.  Không hiểu hay hiểu mù mờ mà vẫn tụng kinh thì chẳng có ý nghĩa gì. Thứ hai, đạo bây giờ đã ra nước ngoài. Rồi người ta sẽ tìm đến học đạo. Vì vậy là tín đồ, tôi phải học cho nhiều để hiểu cho kỹ, sẵn sàng giải thích cho họ. Nên nhớ là họ có trình độ cao hơn chúng ta gấp nhiều lần, không dễ mà giải nghĩa xằng bậy với họ đâu. 
* Từ Chơn
Sài Gòn 20/11/2021
References.
Giải Nghĩa Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo - Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng - Đức Nguyên.
Chú Giải Kinh Cúng Tứ Thời - Hiền Tài Quách Văn Hoà - Thiên Vân. 
Giải Nghĩa Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo - Hiền Tài Nguyễn Văn Mới - Từ Huệ.
Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo - Hội Thánh Cao Đài Toà Thánh Tây Ninh.
Tự Điển Hán Việt - Thiều Chửu 1942. Trần Văn Chánh 1999. Nguyễn Quốc Hùng 1975. (online)

Phụ lục.
Sau đây là bốn bài kinh cúng tứ thời bằng Hán Văn của Đạo Cao Đài được dịch ra Hán Việt, tiếng Việt và tiếng Anh, được trình bày trên cơ bản văn biền ngẫu.
 
Ngọc Hoàng Thượng Đế
 
*   *   *
Chinese
 
 
 
 
使
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
南無高臺仙翁大菩薩摩訶薩
 
*  *   *
Sino Vietnamese .
 
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
Đại La Thiên Đế.
Thái Cực Thánh Hoàng.
 
Hoá dục quần sanh.
Thống ngự vạn vật.
 
Diệu diệu Huỳnh Kim Khuyết.
Nguy nguy Bạch Ngọc Kinh.
 
Nhược thiệt nhược hư bất ngôn nhi mặc tuyên đại hoá.
Thị không thị sắc vô vi nhi dịch sử quần linh.
 
Thời thừa lục long du hành bất tức.
Khí phân tứ tượng hoát truyền vô biên.
 
Càn kiện cao minh vạn loại thiện ác tất kiến.
Huyền phạm quảng đại nhất toán họa phước lập phân.
 
Thượng chưởng tam thập lục thiên tam thiên thế giới.
Hạ ốc thất thập nhị địa tứ đại bộ châu.
 
Tiên thiên hậu thiên tịnh dục Đại Từ Phụ.
Kim ngưỡng cổ ngưỡng phổ tế Tổng Pháp Tông.
 
Nãi nhựt nguyệt tinh thần chi quân.
Vi Thánh Thần Tiên Phật chi chủ.
 
Trạm tịch chơn đạo.
Khôi mịch tôn nghiêm.
 
Biến hóa vô cùng lũ truyền bửu kinh dĩ giác thế.
Linh oai mạc trắc thường thi thần giáo dĩ lợi sanh.
 
Hồng oai hồng từ vô cực vô thượng.
Đại thánh đại nguyện đại tạo đại bi.
 
Huyền Khung Cao Thượng Đế Ngọc Hoàng Tích Phước Hựu Tội Đại Thiên Tôn.
Niệm: “Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.
 
*   *   *
Vietnamese .
 
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
Đấng Vua Trời uy quyền bao trùm vũ trụ.
Đấng Vua Trời quyền lực cao nhất cõi thiêng liêng.
 
Ngài tạo ra và nuôi dưỡng mọi sinh vật.
Ngài cai trị tất cả các chủng loài.
 
Đường đến cổng bằng vàng vào Cõi Trời rất xa. 
Nơi Ngài ngự là Kinh Thành bằng ngọc trắng rất tráng lệ.
 
Hoặc có thật hoặc không có thật Ngài không nói gì nhưng ban lệnh cho tất cả mọi vật.
Là không là có Ngài không làm gì nhưng sai khiến tất cả các linh hồn.
 
Thời gian cưỡi sáu rồng di chuyển không ngừng nghỉ. 
Khí chia ra thành bốn phần truyền đi không có giới hạn.
 
Ngài mạnh mẽ, sáng suốt nhìn thấy mọi hành động thiện ác.
Ngài sâu sắc, rộng rãi dùng một phép tính phân rõ hoạ phước.
 
Trên cao Ngài nắm quyền ba mươi sáu tầng trời và ba ngàn thế giới.
Dưới thấp Ngài coi sóc bảy mươi hai quả đất và bốn vùng đất lớn.
 
Ngài là người cha hiền nuôi dưỡng muôn loài đồng đều cả trước khi lẫn sau khi lập thành trời đất.
Ngài là người đứng đầu mọi tôn giáo cứu giúp tất cả mọi người và được thờ phượng từ xưa đến nay.
 
Ngài là vua của mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao và các thần linh.
Ngài là chủ của Thánh Thần Tiên Phật.
 
Đạo hết sức sâu xa. 
Đạo to lớn đáng kính.
 
Ngài biến hóa vô cùng, nhiều lần truyền lại kinh sách để cứu đời. 
Ngài linh thiêng vô song, thường mở đạo dạy dỗ loài người.
 
Ngài có uy quyền tột bực nhưng cũng thương chúng sanh vô cùng.
Ngài là Đấng Tạo Hoá thánh thiện nguyện cứu muôn loài.
 
Ngài là Ngọc Hoàng Thượng Đế huyền diệu, lớn lao, tối cao. Ngài là Đại Thiên Tôn luôn ban phước và tha tội cho muôn loài.
 
Niệm: “Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.
 
*   *   *
English 
 
NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ
The King of Heaven.
The King of the Universe.
 
He creates and brings up all living things.
He reigns over everything.
 
The Golden Gate to Heaven is far far away. 
The Gem City, where He dwells, is so gigantic.
 
Either real or unreal, He says no words, but orders everything.
Either nothingness or fullness, He does nothing, but rules all souls.
 
Time rides six dragons, traveling without stopping. 
Qi divides into four phenomena, transmitting endlessly.
 
Being so strong and brilliant, He distinguishes between good and evil. 
Being incisive and generous, He discriminates between fortune and misfortune.
 
Upwards He governs 36 heavens and 3,000 worlds.  
Downwards He controls 72 earths and 4 vast regions.
 
He is the beloved Father, equally bringing up all species both before and after the Creation.  
He is the founder of all religions, saving everyone and having been worshipped from time immemorial.
 
He is the King of the sun, the moon, the stars and the spirits.
He is the boss of Genii, Saints, Immortals and Buddhas.
 
Đạo is deeply meaningful. 
Đạo is so great and venerable.
 
Having innumerable incarnations, He bequeathed humankind divine scriptures for salvation. 
Being greatly holy, He founded religions for morality education. 
 
Having supreme authority, but He also has a great affection for humankind. 
He is the Great Divine Being, He vows to save all living things, He is the Great Creator and He has a great affection for humanity.
 
He is the Ngọc Hoàng Thượng Đế, the Supreme Being. He is the Đại Thiên Tôn, who always blesses and forgives all living beings.
 
Chant: “Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.

*   *   *

Phật Giáo

Chinese

燃燈古佛志心命禮

混沌尊師

乾坤主宰 

歸世界於一氣之中

握塵寰於雙手之內

慧燈不滅 照三十六天之光明 

道法長流 開九十二曹之迷昧


道高無極

闡虛靈

吐氣成虹 而一柱撐天

化劍成尺 而三分托地


功參太極 破一竅之玄關

性合無 統三才之秘旨

多施慧澤

無量度人

大悲大願 大聖大慈 

先天正道 燃燈古佛 天尊  

南無燃燈古佛大菩薩摩訶薩


*   *   *

Sino Vietnamese. 

PHẬT GIÁO

Nhiên Đăng Cổ Phật chí tâm qui mạng lễ 

Hỗn độn Tôn Sư.

Càn khôn Chủ Tể. 

Qui thế giái ư nhứt khí chi trung.

Ốc trần huờn ư song thủ chi nội.

Huệ đăng bất diệt chiếu tam thập lục thiên chi quang minh.

Đạo pháp trường lưu khai cửu thập nhị tào chi mê muội.

Đạo cao vô cực.

Giáo xiển hư linh.

Thổ khí thành hồng nhi nhứt trụ xang thiên.

Hóa kiếm thành xích nhi tam phân thác địa.

Công tham thái cực phá nhứt khiếu chi huyền quang.

Tánh hiệp vô vi thống tam tài chi bí chỉ.

Đa thi huệ trạch.

Vô lượng độ nhơn.

Đại Bi Đại Nguyện Đại Thánh Đại Từ

Tiên Thiên Chánh Đạo Nhiên Đăng Cổ Phật Vô Vi Xiển Giáo Thiên Tôn.

Niệm: “Nam Mô Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.

*   *   *

Vietnamese.

PHẬT GIÁO

Kính lạy Đức Nhiên Đăng Cổ Phật 

Ngài là bậc Thầy từ trước khi có trời đất.

Ngài là Chúa Tể toàn vũ trụ. 

Gom hết thế giới vào trong Khí.

Nắm hết cõi trần trong hai bàn tay.


Trí huệ sáng suốt mãi mãi chiếu sáng 36 tầng trời. 

Lời dạy đạo không cùng tận làm thức tỉnh 92 ức nguyên nhân.

Đạo cao tột bực.

Lời dạy đạo nhiệm màu.

Phun hơi thành cầu vồng một trụ chống trời. 

Biến cây gươm thành cây thước ba phân đỡ đất.

Theo lý thái cực mở cánh cửa huyền diệu duy nhất trong cơ thể con người.

Theo lý vô vi kết hợp ba điều quí báu của cơ thể con người.

Nhiều lần ban ơn.

Cứu người vô số.

Ngài rất thương và nguyện cứu người. Ngài là bậc Thánh hiền từ.

Ngài là Đức Nhiên Đăng, là vị Phật có trước khi thành lập trời đất.

Ngài là đấng dạy đạo đáng kính trên cõi thiêng liêng.

Niệm: “Nam Mô Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.

*   *   *
English.
 
Buddhism
Đức Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara Buddha) 
 
He is the Teacher before the Creation. 
He is the Supreme Leader of the universe.
 
The whole world is gathered by the Khí (life force).
The whole world is collected by the two hands.
 
The eternal Prajna illuminates 36 heavens. 
The everlasting teachings waken 9,200,000 original souls.
 
Đạo is supremely high.
Religious teachings are absolutely mysterious.
 
Puffing out a rainbow that is the pillar to support heaven. 
Changing a sword into a thrree-phân ruler to buttress earth.
 
Following the thái cực (absolute) to open the only magical portal of your body.
Imitating the vô vi (wu wei) to unite the three treasures of your body.
 
Blessing numerous times.
Saving a great number of people.
 
He loves people, vowing to save them all. He is the greatly empathetic Saint.
 
He is Nhiên Đăng Cổ Phật, the Buddha before the Creation.
 
He is the Divine Being, who preaches Buddhism.
 
Chant: “Nam Mô Nhiên Đăng Cổ Phật Đại Bồ Tát Ma Ha Tát”.
 
*   *   *
Tiên Giáo 
Chinese 
 
 
 
 

 
 

 
 
 
 
 
 
 
 
 

 
 
西  
 
 
 
 
 

 

 
 
 

 

 
 

 
*  *   *
SINO-VIETNAMESE 
 
TIÊN GIÁO 
Thái Thượng chí tâm qui mạng lễ. 
 
Tiên Thiên khí hóa. 
Thái Thượng Đạo Quân. 
 
Thánh bất khả tri.
Công bất khả nghị.
 
Vô vi cư Thái Cực chi tiền.
Hữu thỉ siêu quần chơn chi thượng.
 
Đạo cao nhứt khí diệu hóa Tam Thanh. 
Đức hoán hư linh pháp siêu quần Thánh. 
 
Nhị ngoạt thập ngũ phân tánh giáng sanh. 
Nhứt thân ức vạn diệu huyền thần biến.
 
Tử khí đông lai quảng truyền Đạo Đức. 
Lưu sa tây độ pháp hóa tướng tông. 
 
Sản Tất Viên Phương Sóc chi bối đơn tích duy mang. 
Khai thiên địa nhơn vật chi tiên đạo kinh hạo kiếp. 
 
Càn khôn hoát vận. 
Nhựt nguyệt chi quang. 
 
Đạo pháp bao la.
Cửu hoàng tỉ tổ. 
 
Đại thiên thế giái dương tụng từ ân. 
Vĩnh kiếp quần sanh ngưỡng kỳ huệ đức. 
 
Đại Thần Đại Thánh Chí Cực Chí Tôn
      
Tiên Thiên Chánh Nhứt Thái Thượng Đạo Quân Chưởng Giáo Thiên Tôn. 
 
Niệm: “Nam Mô Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn”

*   *   *


Vietnamese.
 
Kính lạy Đức Thái Thượng. 
 
Trước khi có trời đất, Khí biến hoá thành một Đấng.
Đó là Đức Thái Thượng Đạo Quân. 
 
Ngài thánh thiện vượt ra ngoài sự hiểu biết của con người.
Công đức của Ngài con người cũng không thể bàn luận cho hết.
 
Trước khi có trời đất Ngài ở trước ngôi Thái Cực. 
Sau khi có trời đất Ngài cao hơn các bậc đắc đạo.
 
Đạo làm cho một Khí biến thành Tam Thanh. 
Đức soi sáng cõi trời bằng lời dạy đạo vượt qua các vị Thánh.
 
Ngày rằm tháng hai Ngài xuống cõi trần. 
Chỉ là một đấng thôi nhưng Ngài biến ra thành rất nhiều người.
 
Đám mây màu tím từ hướng đông bay tới báo trước việc Ngài truyền quyển Đạo Đức Kinh. 
Sau đó Ngài đi qua vùng sa mạc ở hướng tây để mở đạo dạy người. 
 
Về sau có Ông Trang Chu và Ông Đông Phương Sóc giải thích thêm cách luyện đạo rất rõ ràng. 
Từ khi lập thành trời đất cho đến nay Ngài đã truyền đạo qua rất nhiều kiếp. 
 
Trời đất xoay chuyển. 
Mặt trời mặt trăng thay nhau chiếu sáng. 
 
Lời dạy đạo rất bao la. 
Kể từ lúc mới có loài người cho đến nay. 
 
Toàn thế giới ngợi ca công ơn của Ngài. 
Tất cả loài người mãi mãi kính trọng ơn đức của Ngài. 
 
Ngài là Đấng Thánh Thiện cao cả đáng tôn thờ.      
 
Ngài là Đức Thái Thượng Đạo Quân Cầm Quyền Tiên Giáo Trên Cõi Thiêng Liêng. 
 
Niệm: “Nam Mô Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn”

*   *   *


English.

 

Thái Thượng Đạo Quân (Taishan Laojun). 

Before the Creation Khí (life force) transformed into a Divine Being.

That is Đức Thái Thượng Đạo Quân (Taishang Laojun). 

 

He is saintly beyond any common knowledge.

His merits are beyond any reasoning.

 

Before the Creation He is before Tai chi (absolute). 

After the Creation He is superior to all enlightened beings.

 

Đạo makes Khí change into Tam Thanh (the Three Pure Ones). 

Đức lightens the spiritual realm, giving religious doctrine that supersedes divine beings.

 

On the 15th of the Second month He reincarnated on earth. 

He magically transformed into numerous people. 

 

The purple cloud from the East heralded the emergence of Đạo Đức Kinh. 

Then He traveled to the desert in the West to preach. 

 

Later the students like Trang Chu and Đông Phương Sóc elucidated how to practice religion. 

Since the Creation He has had innumerable incarnations as religious preachers. 

 

Heaven and earth changes eternally. 

The sun and the moon take turn illuminating.  

 

Religious doctrines have been greatly significant. 

Since the emergence of humankind. 

 

Everyone glorifies His contributions. 

Humanity worships Him forever. 

 

He is the greatly revered Saint.

He is Thái Thượng Đạo Quân, the Supreme Leader of Taoism.

 

Chant: “Nam Mô Thái Thượng Đạo Tổ Tam Thanh Ứng Hóa Thiên Tôn”

*   *   *

Nho Giáo .

Chinese.

殿

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

祿  

 

 

SINO-VIETNAMESE.

NHO GIÁO

Khổng Thánh chí tâm qui mạng lễ. 

Quế Hương nội điện. 

Văn Thỉ thượng cung.

Cửu thập ngũ hồi chưởng thiện quả ư thi thơ chi phố. 

Bá thiên vạn hóa bồi quế thọ ư âm chất chi điền.

Tự lôi trữ bính linh ư phụng lãnh.

Chí như ý từ tường ư ngao trụ.

Khai nhơn tâm tất bổn ư đốc thân chi hiếu.

Thọ quốc mạch tất tiên ư trí chúa chi trung.

Ứng mộng bảo sanh

Thùy từ mẫn khổ

Đại Nhơn, Đại Hiếu, Đại Thánh, Đại Từ

Thần văn, Thánh võ, Hiếu Đức, Trung Nhơn

Vương Tân sách phụ Nho Tông khai hóa 

Văn Tuyên Tư Lộc hoằng nhơn Đế Quân

Trừng chơn chánh quang Bửu Quang từ tế Thiên Tôn.

Niệm: “Nam Mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn”.

VIETNAMESE.
NHO GIÁO
Kính lạy Đức Khổng Thánh. 
 
Ngài ở sảnh Quế Hương. 
Ngài ở nhà Văn Thỉ.
 
Ngài xuống trần 95 lần gieo điều tốt lành trong vườn văn thơ. 
Ngài biến hoá hàng ngàn lần trồng cây hiểu biết nơi ruộng công đức.
 
Từ sấm sét có ánh sáng linh thiêng như chim phụng trên đầu núi. 
Cho đến những ý tưởng tốt lành cao đẹp như núi Ngao Trụ của các vị Tiên.
 
Ngài dạy con người điều quan trọng là phải có hiếu. 
Ngài dạy rằng sống nhờ đất nước nên phải trung với chúa.
 
Ngài nằm mộng thấy mình phải bảo vệ con người,
Nên  rủ lòng thương người khổ sở.
 
Ngài là người vĩ đại, là người con hiếu thảo, là bậc thánh hiền. 
Ngài giỏi cả văn lẫn võ, là người trung nghĩa. 
 
Ngài thường cố vấn cho các vua chúa và lập ra Đạo Nho. 
Ngài được phong là Văn Tuyên Vương lo việc ban thưởng chức tước và là vị Vương rất thương người.
 
Ngài là đấng Thiên Tôn trong sạch, ngay thẳng, luôn cứu giúp con người.
 
Niệm: “Nam Mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn”.
 
*   *   *
ENGLISH.
 
CONFUCIANISM
Master Kong. 
He dwells in the Divine Hall of Quế Hương. 
He resides in the Divine Palace of Văn Thỉ.
 
He reincarnated on earth 95 times, sowing the good seeds in the garden of literature. 
He transformed thousands of times, planting trees of knowledge in paddy fields of karmic accounts.
 
From lightning that flashes and becomes sacred like the phoenix on the mountain. 
To good concepts that are noble like the divine mount of immortals.
 
He teaches people it is imperative that they maintain filial piety. 
He teaches people they must remain loyal to the king.
 
He often had dreams that he had to protect people,  
So he always showed great affection to the miserable.
 
He is a great man, a filial son and a Saint.
He is good at both literature and martial art. He is a loyal gentleman. 
 
He usually worked as an advisor to several kings and founded Confucianism. 
He was granted the title Văn Tuyên Vương, taking care of commendations. He was absolutely benevolent.
 
He is the Divine Being, who is very clean-handed, straightforward and helpful
 

Chant: “Nam Mô Khổng Thánh Tiên Sư Hưng Nho Thạnh Thế Thiên Tôn”.

* Từ Chơn

NỐI BƯỚC. N°I   [1]  [2 [3 [4 [5 [6 [7 [8 [9 [10 [11 [12 [13 [14 [15 [16 [17