LUẬN VỀ CHỮ BIẾT-HÒA VÀ ĐỒNG. LUẬN CHỮ BIẾT. * CTS Nguyễn Thị Mỹ Nga (Sưu tầm)

L
uận về chữ BIẾT: Có lẽ chúng ta không còn lạ gì khi nhắc đến chữ BIẾT. Có thể nói chúng ta đã gặp nó hằng trăm ngàn lần trong cuộc sống hằng ngày,nơi gia đình,trong sách vở,ở học đường ,ngoài xã hội,giữa công việc làm đều đâu đâu chúng ta cũng có gặp,đến nổi mỗi khi không cần suy nghĩ chút gì. Thế nhưng hỏi lại,có ai thực sự chạm đến chữ BIẾT này một lần nào chưa?
Quả là chúng ta đang vẫy vùng trong đó như con sóng đang vẫy vùng trong nước đại hải mênh mông. Nầy chúng ta hãy nhìn một ngọn sóng đang vươn lên,và chúng ta có cảm nhận được cái gì?Phải chăng chúng ta sống trong ngọn Sóng ấy, từ nước và vươn lên vẫy vùng trong nước, thế mà có bao giờ Sóng tìm gặp nước? Lượn Sóng sau tiếp đuổi lượn Sóng trước từ ngày này qua ngày khác mà không thể tìm đâu là chổ gặp nhau.
Cũng vậy ,chúng ta có bao giờ chẳng cùng Sóng “Đời bất sanh,bất diệt”.Nhưng cứ mãi theo đuổi những lượn sóng sanh diệt, cái BIẾT này tiếp đuổi cái BIẾT kia, thế nên chưa bao giờ chạm mặt một lần BIẾT. Có thể chúng ta BIẾT và BIẾT thật nhiều.Cho đến trí óc chúng ta đầy ấp không có chổ để chứa, xong xét kỹ lại chúng ta có thật BIẾT gì đâu? Khi còn suy nghĩ này nọ tức còn nói :”Tôi Biết thế này… Tôi Biết thế kia…”. Chợt khi chết hay giấc ngũ mê thì hỏi có còn BIẾT chăng? Cái đó đã đi về đâu? Hoặc chúng ta ngồi Thiền, tư tưởng tạm thời đứng lặng im,dừng lại khi ấy lấy gì để BIẾT? Không suy nghĩ thì có tưởng gì? Do đó chúng ta tưởng chừng như không còn BIẾT nữa, có người ắt sẽ hoảng hốt ” Thế là tôi mất rồi”.
Vã chăng chúng ta đang trồi hụp trên những lượn Sóng chập chùng mà quên mất,Nước vẫn còn đây. Thật sự ai ai cũng đều đủ “TÁNH BIẾT THƯỜNG HẰNG” Không bao giờ gián đoạn. Mà hiện tiền người Tu cần phải có BIẾT mới có SÁNG tức là TỈNH. Luôn luôn TỈNH,SÁNG,BIẾT rõ ràng trên cái BIẾT . “Trích Thuyết nhà Phật ”.
Riêng về Đạo CAO ĐÀI Đức Chí Tôn dạy chữ BIẾT như sau:
“ CƠ LẬP ĐẠO LÀ NHIỆM MẦU VÔ GIÁ :BIẾT ĐẠO, BIẾT TA, BIẾT NGƯỜI, BIẾT THẾ, BIẾT THỜI, BIẾT DINH HƯ,BIẾT TỒN VONG ƯU LIỆT, RỒI MỚI BIẾT HỔ MẶT THẸN LÒNG, BIẾT SỰ THẾ LÀ TRÒ CHƠI, BIẾT TUỒNG ĐỜI LÀ BỂ KHỔ, BIẾT THÂN NÔ LỆ, DẪN KIẾP SỐNG THỪA, BIẾT NHỤC VINH MÀ DAY TRỞ TRÊN CON ĐƯỜNG TẤN THỐI. CÓ ĐÂU ĐƯỜNG ĐỜI CÒN LẮM GIÀNH XÉ, GIẾT HẠI LẪN NHAU, THÌ MONG CHI ĐẶNG TẦM TIÊN NOI PHẬT.”.
Vậy thì rõ sự BIẾT ấy đều do nơi sự học hỏi ,lịch lãm tuồng Đời mới mong Đoạt ĐẠO và Đắc ĐẠO,tức là BIẾT TU LUYỆN TAM BỮU TINH KHÍ THẦN để đoạt đắc NHÃN HUỆ -QUANG MINH rồi thì tự nhiên có con mắt tinh Đời ấy gọi là ĐẠO PHÁP và khi đoạt được ĐẠO PHÁP rồi thì Sinh Tử nào có ngại.
LUẬN HÒA VÀ ĐỒNG.
Luận về chữ HÒA và ĐỒNG:
1/- HÒA: là thuận tình,thỏa ý hay hòa hiệp cùng nhau và không tranh giành hơn thua cao thấp, giỏi dỡ, mạnh yếu.
2/- ĐỒNG: là kết bầy rập bạn, lập đoàn thể này,tổ chức kia, rồi dẫn nhau đi theo một đường lối riêng, lý tưởng riêng, phương hướng riêng.
Vã chăng ai ai cũng nhận thức rằng,người ta ở đời không phải một mình sống riêng mà dựng xây cơ đồ sự nghiệp cho được. Giả như muốn làm một điều gì mà một mình trơ trọi, ắt không rồi, hoặc có rồi cũng không hay. Lẽ dĩ nhiên cần có đông người trợ giúp lẫn nhau, công lao đồng chung cộng hưởng thì việc gì cũng đắc thành, nhơn dịp cùng chung cộng sự đó, người ta mới có cơ hội biết nhau, thân nhau,và biết phân biệt ai là người Quân tử, ai là kẽ Tiểu nhơn,nhờ sự phân biệt hai hạng người này là nhờ hai chữ HÒA Và ĐỒNG.
-- Rút kinh nghiệm trong đường Đời và Đạo, trong cuộc sống, phương xử thế, giao thiệp ,người ta thấy rằng: Người Quân Tử Hòa mà bất Đồng, còn kẽ Tiểu Nhơn Đồng mà bất Hòa.
- Quân Tử ví như nấu một thức ăn, cần có ngũ vị: chua,cay,mặn,ngọt,đắng. Ngũ vị không đồng chất,hoặc khác mùi. Nhưng cả thãy đều được điều hòa và bổ khuyết cho nhau làm ra thức ăn ngon lành “Hợp khẩu vị người ăn, cảm thấy sãng khoái thích thú” là nhờ tương tế cho nhau, nên Hòa thì hết sức Hòa và không vì lẽ bất đồng chất hay bất đồng vị mà làm cho tương khắc, tương phản với nhau.
Cách cộng sự của người Quân Tử là thế.Không phân biệt hạng người cao kẽ hạ, người giàu kẽ nghèo, người khôn kẽ dại. Bậc Quân Tử tự hạ mình ngang hàng với kẽ khác và giữ tánh như nước. Không để mất niềm Hòa khí giữa mình và Thiên hạ. Làm như vậy là đem lợi ích chung cho Đạo và Đời là tạo được sự HÒA tức là tạo được cái sự yên bình cho Đạo cho Quốc gia và Xã hội.
- Tiểu Nhơn ví như làm một,giống như đồ ăn có ngũ vị, nhưng mà mặn không hòa với cay, chua không hòa với đắng, hễ mặn thì dắt nhau thiệt mặn. Cay thì hiệp nhau rất cay. Đồng thì vẫn có Đồng thiệt,nhưng mà không Hòa được. Cách cộng sự của Tiểu Nhơn là thế. Họ chỉ trọng về tư lợi. Kẽ Tiểu Nhơn mượn cái lượng làm thế lực chớ không san bằng giá trị tuyệt đối của sự vật, cho nên trong cách xử sự, hoặc thái hóa, hoặc bất cập, có thể đi đến bạo phát, nhưng rồi bạo tàn, vì chổ bất Hòa mà ra vậy.
Người Quân Tử Sự loạn nên chuyên chữ HÒA.
Người Tiểu Nhơn sự HÒA rồi Thất lợi.
Hai tư tưởng và hai cách xữ sự chữ HÒA khác nhau. Nhưng chung qui phần thắng về Quân Tử “Quân Tử là CHÁNH, Tiểu Nhơn là TÀ. Tức “Tà không bao giờ thắng Chánh”.
Trong cửa ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ là cửa hằng ngày HỘI THÁNH QUYẾT SÁCH VẬN TRÙ. Để tìm CHƠN PHÁP trừ mị diệt Tà hầu dìu dẫn Nhơn sanh và qui cả Thiên Lương vào nơi Đại Đồng thì không thể áp dụng cái thuyết “Đồng Nhi Bất Hòa” của Tiểu Nhơn hay “Hòa Nhi Bất Đồng”của Quân Tử. TRÁI LẠI, PHẢI KIÊM CẢ HÒA VÀ ĐỒNG ĐẶNG ĐÔI BÊN PHÒ TRÌ NHAU MỚI ĐI ĐẾN ĐÍCH.
Khác với Đời là như thế, và như thế mới đạt ĐẠO LÝ LÀM NGƯỜI TRONG CỬA ĐẠI ĐẠO.
Vậy phải thi hành chánh sách gì? Tức là phải cư xữ moi việc cho CÔNG BẰNG. ẤY LÀ HÒA VÀ THƯƠNG YÊU DUNG CHẾ CHO NHAU: ẤY LÀ ĐỒNG.
- HÒA thời thật HÒA. Vì không còn so hơn tính thiệt,ganh hiền ghét ngõ mưu hại lẫn nhau.
- ĐỒNG thời thật là ĐỒNG, coi Ta như Người không phân giai cấp, không phân biệt sắc tóc mầu da, yêu thương nhau không hề rời bỏ nhau cho đặng.
ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ HOẰNG KHAI TRONG THỜI ĐẠI NHƠN SANH TÁC LOẠN CHỈ CÓ BẤY NHIÊU ĐÓ MÀ THÔI: LÀ CHỮ BIẾT, HÒA Và ĐỒNG./.
 
Texas, ngày 28-12-2021 (ÂL 25-11-Tân Sữu).

* CTS Nguyễn Thị Mỹ Nga (Sưu tầm)

NỐI BƯỚC. N°I   [1]  [2 [3 [4 [5 [6 [7 [8 [9 [10 [11 [12 [13 [14 [15 [16 [17