Phật Mẫu Chơn Kinh Luận Giải. * HT/Nguyễn Văn Năm.

(tiếp theo kỳ trước)
Câu 6 & 7 :       Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh,
                    Càn Khôn sản xuất hữu hình,
Giải nghĩa :
6 /- Hiệp : Hòa hợp. -  Âm Dương : Khí Âm Quang và Dương Quang, tức Lưỡng Nghi do ngôi Thái Cực biến sanh ra.-  Hiệp Âm Dương : Đức Phật Mẫu đem hai Khi Âm, Dương hòa hợp vợi nhau tạo ra Cản Khôn Vũ Trụ và Vạn Vật.- Hữu : Có, Hạp : do chữ hợp đọc trại ra hạp để bắt vần với câu thơ trên. Hợp : Kết hợp, hợp lại, gom lại với nhau. Biến sanh : Biến hóa sanh ra.
C - 6 : Hòa hợp hai Khí Âm Quang và Dương Quang với nhau để hóa sanh ra CKVT và Vạn Vật
.
7/- Cản Khôn : Hai quẻ Bát Quái. Càn chỉ Trời. Khôn chỉ Đất. Càn Khôn : Trời Đất, thường chỉ CKVT. - Sản xuất : Chế tạo, làm ra. - Hữu hình : Có hình thể hiện ra mà mắt phàm có thể thấy được.
C - 7 : Sản xuất ra Càn Khôn và vạn vật có hình thể.
Nói chung, hai câu trên có nghĩa là :
Đức Phật Mẫu hợp hai Khí Âm Quang Và Dương Quang sanh hóa ra CKVT và Vạn Vật có hình thể.
Luận giảng :
* Đức Phật Mẫu sanh hóa ra CKVT và Vạn Vật như thế nào ?
Như chúng ta được hiểu, Đức Chí Tôn phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi : Âm Quang và Dương Quang. Đức Chí Tôn chưởng quản Dương Quang rồi Đức Chí Tôn hóa sanh ra Đức Phật Mẫu để chưởng quản Âm Quang. Sau đó, Đức phật Mẫu thâu lằn Sanh Quang của Ngôi Thái Cực , rồi đem Dương Quang hòa hợp với Âm Quang để tao thành CKVT và Vạn Vật, như 4 câu của  PMCK 5-8 sau đây :
Thiên cung xuất Vạn Linh tùng pháp,
Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh,
 Càn Khôn sản xuất hữu hình,
Bát Hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh."
Do đó, Đức Phật Mẫu mới chính thức là ĐấngTạo Hóa, nhiệm vụ nầy có được là do Đức Chí Tôn ban cho như bốn câu Kinh TTCĐDTKM sau đây:
Kể từ Hổn Độn sơ khai ,
Chí Tôn hạ chỉ trước đài Linh Tiêu.
Lưỡng Nghi phân khí Hư Vô,
Diêu Trì Kim Mẫu nung lò hóa sanh.
* Theo Kinh NHTĐ (cúng Thầy), thì CKVT bao gồm có 36 từng Trời, 3000  thế giới, 72 Địa Cầu, và Tứ Đại Bộ Châu :
" Thượng chưởng Tam Thập Lục Thiên, Tam Thiên thế giới,
Hạ ốc Thất Thập Nhị Địa, Tứ Đại Bộ Châu,"
Ngày nay,  với khoa học văn minh, nhơn loại thấy được một số CKVT hữu hình như : Thái dương hệ gồm các hành tinh như Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tinh và các Hộ Tinh như măt trăng và các tinh tú khác, nhưng không biết rõ được, chỉ thấy ánh sáng hoặc sự vận hành của nó trên bầu Trời như sao Hôm, sao Mai, sao Bắc Đẩu sao Bánh Lái, dãy Ngân Hà…
Vả Vạn Vật, nói chung là chúng sanh, gồm có Bát Hồn : Kim Thạch Hồn, Thảo Mộc Hồn, Thú Cầm Hồn,  Nhơn Hồn, TTTP Hồn (như 8 câu Kinh nêu trên), nhưng phần Vạn Vật hữu hình nhơn sanh thấy được chỉ có : Vật chất, thảo mộc, thú cầm và nhơn loại.
Tóm lại, xuyên qua các điều trình bày trên, cho chúng ta hiểu rằng, Đức Phật Mẫu được Đức Chí Tôn ban cho quyền tạo hóa, Ngài đã hòa hợp hai Khí Âm Quang và Dương Quang mà sanh hóa ra CKVT và Vạn Vật hữu hình.
Câu 8 : Bát Hồn vận chuyển Hóa thành Chúng Sanh.
Giải nghĩa :
- Bát hồn : Tám phẩm Chơn Hồn, tám đẳng cấp tiến hóa của Linh Hồn. Bát Hồn gồm có : Kim Thạch Hồn, Thảo Mộc Hồn, Thú Cầm Hồn, Nhơn Hồn, Thần Hồn, Thánh Hồn, Tiiên Hồn , Phật Hồn.
- Vận chuyển : Đi từ chỗ nầy đến chỗ kia. - Chúng Sanh : Tất cả các loài có sự sống nơi cõi trần. Chúng sanh gồm có :  Kim Thhạch, Thảo Mộc, Thú Cầm và loài người.
C-8 : Đức Phật Mẫu chuyển Bát Phẩm Chơn Hồn đem đầu kiếp xuống cõi trần để tạo thành các loài sanh vật.
Luận giảng :
* Bát Hồn là gì ?
Đức Cao Thượng Phẩm giáng cơ giải về Bát Hồn như sau :
"' Đêm nay, Bần Đạo khởi giảng về Bát Hồn là gì ?
Trong CKVT có  8 đẳng cấp Chơn Hồn là : Kim Thạch Hồn, Thảo Mộc Hồn, Thú Cầm Hồn, Nhơn Hồn, Thần Hồn, Thánh Hồn, Tiên Hồn , Phật Hồn.
Từ lúc Hổn Độn sơ khai, Âm Dương biến hóa, thì trong Khí Hư Vô đã có sẳn các tế bào. Sau tiếng nổ Âm Dương phân tách : Khí Dương Quang là Khí nhẹ nhàng bay lên trên, còn Khí Âm  Quang là khí chất chứa tế bào nên lóng xuống dưới.
Sau một chuyển, các Khí Chất trên liên đới với tế bào  mà tụ thành Vạn  Vật.
Khi chưa thành hình hữu vi, thì chất khí vẫn là một cục lửa do  Khí Dương Quang đốt cháy. Sau đó, nơi Diêu Trì Cung mới thâu Thập Nhị Địa Chi mà biến Khí Dương Quang và chất Khí làm Ngũ Hành. Vậy cho nên :Đất, nước, sắt, đá và lửa được nẩy sanh trước hết. Đó là Kim Thạch Hồn.
Sau một chuyển nữa, Đất, nước, sắt, đá và lửa tiết ra một chất khí và liên đới và các tế bào lại mà vậy.nên Cây Cỏ. Đó là Thảo Mộc Hồn.
Sau một chuyển nữa , Cây cỏ chia tế bào mà liên kết vớ ngũ hành tạo ra Bách Thú, trong đó có phần ở khô là Điểu Thú, còn phần ở dưới nước gọi là Ngư Thú. Đó là Thú Cầm Hồn. Cầm Thú là Bách Thú.
Sau một chuyển nữa, Ngũ Hành hiệp với Thảo Môc mà nuôi thú cầm, Trong Thú Cầm, Chơn Hồn đã bước vào cơ tấn hóa. Do đó, tạo nên Thủy Tổ lài người là La Hầu, tức Người Khỉ đó. La Hầu lần lần sanh hóa và nhờ Điểm Linh Quang của Đức Chí Tôn mà lần đến loài Người như hiện giờ. Đó là Nhơn Hồn.
Trong Nhơn Hồn từ buổi Tam chuyển được tấn hóa thêm bốn phần nữa là : Thần, Thánh, Tiên, Phật Hồn.
Nhơn Hồn nào đã được trọn Trung, ấy là Thần vị.
Biết được nghĩa chánh bồi bổ Đạo Nhơn tức là vào Thánh vị.  Đến Thánh Hồn thì lẽ tự nhiên thì phải thông suốt phần Thế Đạo vậy.
Trong phần Thế Đạo mà tạo được Bí Pháp đặng được qua mặt Thể Pháp Thiên Đạo, tức là Tiên Vị.
Đã lập được Thể Pháp Đạo mà tầm nên Bí Pháp Thiiên Đạo, tức là Đắc Pháp,  ấy là Phật vị.(Trích Luật Tam Thể của Đức Cao Thượng Phẩm) 
Qua đoạn trích giảng trên, chúng ta thấy rằng, trong loài người có Thần Thánh Tiên Phật hồn đầu kiếp trong đó. Bởi vậy, Đức Chí Tôn buộc người tu hành phải trường trai là vì lẽ đó.
Như vậy, Đức Phật Mẫu đã vận chuyển  Bát phẩm Chơn Hồn để tạo thành chúng sanh trong vạn vật vậy.
Câu 9&10 : 
Cọng vật loại huyền linh đồ nghiệp,
Lập Tam Tài định kiếp hòa căn.
Giải nghĩa :
9/- Cọng : Hợp chung lại. Vật loại : Các loại vật, ý nói chung chúng sanh. - Huyền : Sâu kín. - Đồ : Mưu tính, lo liệu. - Nghiệp : Sự nghiệp- Đồ nghiệp : Mưu tính tạo lập sự nghiệp.
C9: Hiệp tất cảc Chơn Linh của chúng sanh để mưu tính tạo lập sự nghiệp cho mình.
 
10 /- Tam Tài : Thiên, Địa, Nhơn, tức Trời Đất Người. - Lập Tam Tài : Lập ra TĐN tức lập ra CKVT và Nhơn Loại. Kiếp :Một đời sống, tức lúc sanh ra cho đến chết. 
 - Hòa : Cộng với, pha trộn vào nhau. - Căn : gốc rễ như trong danh từ Căn quả : Do gốc( nhân) trước tạo ra cái tái (quả) sau, Những việc làm thiện ác kiếp trước là cái gốc rễ tạo thành cái nghiệp ảnh hưởng lên kiếp sống hiện tại, làm cho kiếp sống hiện tại giàu sang hay nghèo hèn, khốn khổ.  - Kiếp hòa căn : Cái kiếp sống hiện tại và cái căn quả của nó.
C10 : Lập ra Tam Tài Thiên Địa Nhơn và sắp đặt cái kiếp sống và cái căn quả của mỗi người.
Luận giảng :
-:- Tại sao Đức Phật Mẫu phải hiệp tất cả Chơn Linh  Chúng Sanh để mưu cầu sự nghiệp cho mình ?
Vì Đức Phật Mẫu đặc biệt thương yêu tất cả Chơn Linh Chúng Sanh, toàn là con cái của Ngài và đang nhớ thương thầm khóc cho con trẻ đang lầm đường lạc lối, chịu nhiều khổ sở, trầm luân nơi chốn hồng trần, từ thuở ra đi cho đến nay, không thấy có mấy người trở lại.
Đức Phật Mẫu đã cho 100 ức nguyên nhân xuống trần để khai hóa chúng sanh văn minh tiến bộ, nhưng cho đến nay, chỉ có 8 ức nguyên nhân trở về phục lịnh, còn 92 ức Nguyên nhân còn đọa lạc trong kiếp sanh tử luân hồi, Mùi danh lợi, bả đỉnh chung, đường tà mị đã tạo ra quả kiếp đau thương, đắm chìm biết bao con cái của Người nơi chốn trần khổ, phong đô.
Chính vì thế, Đức Phật Mẫu phải thọ linh Đức Chí Tôn đến cõi trần lập ĐĐTKPĐ để tận độ chúng sanh qui hồi cựu vị, hầu hội hiệp cùng Ngài nơi cõi TLHS, cho thỏa lòng mong đợi.
Đó là sự nghiệp sanh dưỡng, đùm bọc, giáo hóa và cứu độ con cái mình cho đặng vẹn toàn, mong ngày trùng hoan trong thình Thương Yêu vô lượng của Đại Từ Mẫu Thiêng Liêng hầu ban thưởng cho con trẻ ngôi vị sẳn dành.
*  Đức Phật Mẫu lập Tam Tài và sắp đặt kiếp sống và căn quả của mỗi người để làm gì ?
Sau khi lập Tam Tài trong CKVT và Vạn Vật, Đức Phật Mẫu lại sắp đặt kiếp sống và căn quả cho mỗi người để luân chuyễn hầu tấn hóa lên phẩm vị TTTP cao trọng hơn nhơn phẩm nơi cõi trần ai khổ hải nầy.
Đó là Đức Phật Mẫu muốn đem con cái mình trở về cái gốc ban đầu, tức là hội hiệp cùng Ngài nơi cõi Thiiên Cung hầu đem nước cam lồ rửa sạc bi ai kiếp người và ban thưởng tiên tữu, Đào Tiên cho các Chơn Linh đắc đạo trở về để đợc hằng sống nơi cõi thiêng liêng.
Tóm lại, Đức Phật Mẫu lập Tam Tài, hiệp tất cả các Chơn Linh của Chúng Sanh làm cơ nghiệp của mình, rồi sắp đặt căn quả cho mỗi kiếp sống để Chơn Linh chuyển luân, tấn hóa để trở về ngôi xưa, vị cũ hầu nhận lảnh sự ban thường của Đức Phật Mẫu nơi cõi thiêng liêng hằng sống cùng Người, như hai câu 15, 16 của PMCK đã đề cập dưới đây :
" Nghiệp hồng dẫn tử hồi môn,
Chí Tôn định vị vĩnh tồn Thiên Cung”
Câu 11 : Chuyển luân định phẩm cao thăng.
Giải nghĩa :
- Chuyển luân : Chuyển : Xoay vần. Luân : cái bánh xe. Chuyển luân hay luân chuyển là sự xoay vần như cái bánh xe, chỉ sự luân hồi chuyển kiếp.
- Định : Sắp đặt.  - Phẩm : Ngôi thứ cao thấp. - Thăng : Bay lên, tiến lên. - Cao thăng : Lên ngôi vị cao hơn.
C-11 : Nhờ luân hồi chuyển kiếp, các chơn linh tiến hóa được định cho thăng lên phẩm vị cao trọng hơn.
Luận giảng :
Nhờ luân hồi chuyển kiếp, các chơn linh tiến hóa được định cho thăng lên phẩm vị cao trọng hơn như thế nào ?
Về điểm nầy, chúng ta thử đọc đoạn Thánh Ngôn sau đây của Đức Chí Tôn sau đây sẽ biết rõ sự tấn hóa của Linh Hồn như thế nào ?
Cả kiếp luân hồi thay đổi từ trong nơi vật chất mà ra thảo mộc, từ thảo mộc đến thú-cầm, loài người phải chịu chuyển kiếp ngàn ngàn, muôn muôn lần, mới đến Ðịa-vị nhơn-phẩm. Nhơn phẩm trên thế nầy lại còn chia ra phẩm giá mỗi hạng. Ðứng bậc Ðế-Vương nơi trái địa-cầu nầy, chưa đặng vào bực chót của Ðịa-cầu 67. Trong Ðịa-cầu 67, nhơn loại cũng phân ra đẳng cấp dường ấy. Cái quý trọng của mỗi địa-cầu càng tăng thêm hoài, cho tới Ðệ-nhứt-cầu, Tam-Thiên-Thế-Giái; qua khỏi Tam-Thiên-Thế-Giái mới đến Tứ-Ðại-Bộ-Châu, qua Tứ-Ðại-Bộ-Châu mới vào đặng Tam-Thập-Lục-Thiên; vào -Tam-Thập-Lục-Thiên rồi phải chuyển kiếp tu-hành nữa, mới đặng lên đến Bạch-Ngọc-Kinh, là nơi Ðạo Phật gọi là Niết-Bàn đó vậy. 
Các con coi đó thì đủ hiểu các phẩm trật các con nó nhiều là dường nào;. . .
Thầy lại dặn các con: nếu kẻ không tu, làm đủ phận người, công-bình, chánh-trực, khi hồn xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà luân hồi lại nữa thì biết chừng nào đặng hội-hiệp cùng Thầy? Nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho cả nhơn-loại Càn-Khôn Thế- Giái, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy đặng; mà... hại thay!... mắt Thầy chưa đặng hữu hạnh hoan lạc, thấy đặng kẻ ấy." (TNHT. Q1/T59).
Từ đó, chúng ta thấy được rằng,  nhờ luân hồi chuyển kiếp, chơn linh được định cho địa vị cao trọng hơn, theo hai cách, nếu để linh hồn  tấn hóa theo lối bình thường, nghĩa là sống tròn Nhơn Đạo, công bình chánh trực, chết đi, rồi tấn hóa theo đẳng cấp gần trên, thì biết bao giờ mới về hội hiệp cùng Thầy. Trái lại, nếu nhơn loại ngộ một đời tu thì đủ trở về hội hiệp cùg Thầy nơi Bạch Ngọc Kinh.
Ngoài ra, ở đoạn Thánh Ngôn khác, Đức Chí Tôn cũng dạy phương cách giúp cho nhơn loại đạt quả vị tối cao như :
“ Muốn đắc quả thì chỉ có một điều là Phổ Độ Chúng Sanh mà thôi. Như không làm đặng thế nầy thì tìm cách khác mà làm âm chất, thì cái công tu luyện chẳng bao nhiêu cũng có thể đạt được địa vị tối cao,” (TNHT Q1).
Như vậy, nhờ luân hồi chuyển kiếp, dù theo lối sống thông thường mà nhơn loại biết sống tròn Nhơn Đạo, công bình, chánh trực cũng được định cho thăng phẩm vị cao trọng hơn; tuy nhiên nếu ngộ một đời tu, biết phổ độ chúng sanh và làm âm chất, thì công tu luyện chẳng bao nhiêu, nhơn loại sẽ đạt được địa vị tối cao và được trở về cùng Đức Chí Tôn nơi Bạch Ngọc Kinh nữa.
Câu 12 : Hư Vô Bát Quái Trị Thần qui nguyên.
Giải nghĩa :
- Hư vô : Khí Hư Vô hay Hư Vô Chi Khí, là chất Khí nguyên thủy sanh ra Thái Cực, là ngôi của Đức Chí Tôn.
- Bát Quái : Tám quẻ : Càn, Khảm, Cấn, hấn, Tốn, Ly, Khôn Đoài.
- Hư Vô Bát Quái : là chỉ về nguồn gốc hình thành CKVT và Vạn Vật.
- Trị : Sắp đặt. - Thần : Chơn Linh.  - Qui nguyên :  Trở về gốc sanh ra nó.
C12 : Đức Phật Mẫu sắp đặt đem các Chơn Linh trở về gốc ban đầu là Khí Hư Vô Bát Quái, tức trở về với Đức Chí Tôn.
Luận giảng :
Đức Phật Mẫu sắp đặt đem các Chơn Linh trở về Khí Hư Vô Bát Quái như thế nào ?
Theo Vũ Trụ Quan của Đạo Cao Đài, khởi thủy của CKVT là Khí Hư Vô. KHV hóa sanh ra Thái Cực, là ngôi của Đấng Ngọc Hoàng Thượng Đế. Đức Chí Tôn phân Thái Cực ra Lưỡng nghi, LN biến ra Tứ Tượng, TT biến Bát Quái mà tác thành CKVT và Vạn Vật. Cho nên HVBQ là chỉ về nguồn gốc hình thành của CKVT và Vạn Vật.
Như phần trình bày ở các câu Kinh trước, thì Đức Phật Mẫu đã lấy Khí Sanh Quang từ ngôi Thái Cực để nuôi dưỡng con cái mình, tức lúc sanh ra (nguyên nhân thiêng liêng.), cho đi đầu kiếp (NN cõi trần) , sắp đặt kiếp sống và căn quả cho mỗi người . "Lập Tam Tài định kiếp hòa căn", rồi lo gíao dục : "Giáo hóa hồn hữu hạnh hữu duyên" , lo cứu độ : "Độ anh nhi Nam Bắc Đông Tây", để con cái trở về cõi thiêng liêng.
Chơn Linh nhờ luân hồi chuyển kiếp, tấn hóa, và trở về ngôi xưa vị cũ, tức nguồn cội ban đầu mà hội hiệp cùg Đức Chí Tôn nơi Bạch Ngọc Kinh…
Chúng ta cũng được hiểu rằng, Đức Phật Mẫu tạo hóa ra Vạn Vật, chúng sanh và nhơn loại trong CKVT, nhưng Đức Phật Mẫu không định phẩm vị cho con cái Ngài mà chỉ đem con cái trở về : "Ngồi trông con đặng phi thường, Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh", rồi giao lại cho Đức Chí Tôn định phẩm vị mà thôi : "Tích phước hựu tôi" hay "Thưởng phong trừng trị phân điều đọa thăng" (Kinh Cửu thứ 9).
Cho nên, khi cúng Đức Phật Mẫu, chúng ta chỉ mặc đạo phục toàn màu trắng thường, không mặc đại phục của chức sắc hay chức việc.
Như vậy, Đức Phật Mẫu ra tài chí công tạo hóa và sắp xếp mọi kiếp sống, căn quả cho các Chơn Linh đầu kiếp hoặc luân hồi tiến hóa, rồi đem Chơn Linh trở về cái gốc ban đầu là HVBQ, tứ là trở về với Đức Chí Tôn, để được định phẩm vị :
"Nghiệp hồng dẫn tử hồi môn,
Chí công định vị vĩnh tồn Thiên Cung".

Câu 13 : Diệt tục kiếp trần duyên oan trái.
Giải nghĩa :
- Diệt : Làm cho mất đi. - Tục : Tầm thường, thấp hèn, chỉ cõi trần ô trươc. - Tục kiếp : Kiếp sống con người nơi cõi trần gian ô trọc.
- Trần : bụi bậm, cõi nhiều bụi bậm, đó là cõi nhơn loại đang sống. - Duyên : Mối dây ràng buộc. - Trần duyên : Những mối dây ràng buộc con người vào cõi trần, tức vòng luân hồi.
- Oan trái : Món nợ oan nghiệt, Các món nợ oan nghiệt mình làm cho người khác thù giận mình, tức là mình đã tạo ra một món nợ oan nghiệt mà mình phải trả sau nầy,
C 13 :Tiêu diệt hết mối dây ràng buộc và các món nợ oan nghiệt mà con người đã tạo ra trong kiếp sống nơi cõi trần.
Luận giảng :
* Tại sao con người phải Tiêu diệt hết mối dây ràng buộc và các món nợ oan nghiệt mà con người đã tạo ra trong kiếp sống nơi cõi trần làm gì ?.
Chúng ta được hiểu rằng, Đức Phật Mẫu tạo nên con người với đầy đủ “Tam Thể Xác Thân”  cho đầu kiếp xuống trần gian để học hỏi hầu văn minh hơn và tinh tấn trên đường giác ngộ để chơn linh được thăng hoa lên địa vị cao trọng mà trở về cái gốc ban đầu là Hư Vô Bát Quái để hội hiệp cùng Ngài.
Nhưng con người, khi đến thế gian mang xác phàm, lại bị đấm chìm trong bể khổ trầm luân, sống trần dùi dập, nên phải luân hồi chuyển kiếp vay trả không dứt những oan nghiệt đã tạo nên.
Để tiêu diệt mối dây ràng buộc trên, nhầm lúc Đức Chí Tôn ban đại ân xá giảm tiêu nghiệt trần cho nhơn loại, Đức Phật Mẫu đắc lịnh nơi Ngọc Hư Cung lập ĐĐTKPĐ, nhận lảnh phái vàng để dìu dắt trẻ thơ trở về với Ngài, có sự giúp sức của Cửu Nương DTC, đã sẳn lòng thương cứu vớt chúng sanh thoát bến mê tân, lánh vòng trần tục, để tu hành giải thoát, như đoạn Kinh
Tán Tụng Công Đức DTKM sau đây :
“Ngọc Hư định phép cũng nhiều,
Phái Vàng Mẹ lảnh dắt dìu trẻ thơ,
Trước kia trẻ vẫn mịt mờ,
Từ đây mới hẳn ơn nhờ Mẫu Nghi.
Đắc truyền khai mối Tam Kỳ,
Dưới tay cậy có Diêu Trì Cửu Nương,
Chín cô đã sẳn lòng thương,
Mê tân độ chúng buồm trương thoát vòng”
Như vậy, Đức Phật Mẫu đã đắc lịnh nơi Đức Chí Tôn, đến cõi trần lập Đạo, giáo hóa cho con cái Ngài trở về đường chơn thiện, tu tiến để tiêu diệt những trần duyên oan trái đã tạo ra nơi cõi trần, hầu được hưởng hồng ân cứu độ của Đức Phật Mẫu mà trở về ngôi xưa vị cũ, nơi mà chơn linh đã xuất phát.
Đức Phật Mẫu đang trông chờ để ban thưởng con nào đã làm nên việc phi thường, ở thế gian, trở về sum hợp với Ngài nơi cõi thiêng liêng hằng sống :
"Ngồi trông con đặng phi thường,
Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh''
Câu 14 : Chưởng Đào Tiên thủ giải trường tồn
Giải nghĩa :
Chưởng : Nắm giữ, cai quản.  - Đào Tiên : Trái đào nơi cõi Tiên, còn gọi là trái Bàn Đào. - Thủ : Giữ, -  Giải : Vật treo lên để làm phần thưởng.  - Trường tồn: còn lâu dài.
C 14  : ĐPM ban cho các quả Đào Tiên nơi cõi thiêng liêng, dùng làm phần thưởng cho các chơn linh đắc đạo trở về ăn để được hằng sống.
Luận giảng :
- Thế nào là trái Đào Tiên ?
Theo lời thuyết đạo của Đức Hộ Pháp nói nơi DTC, Đức Phật Mẫu trụ Sanh Quang lại làm thành một khối gọi là quả Đào Tiên, có đủ sự sống vĩnh cữu nơi cõi Hư Linh. Người được ban thưởng ăn trái Đào Tiên nầy sẽ trẻ mãi không già, mạnh khỏe luôn và hình dáng tốt đẹp.
- Đức Phật Mẫu ban thưởng Đào Tiên cho các Chơn Linh như thế nào ?
Đức Phật Mẫu dùng Đào Tiên làm phần thưởng cho các chơn linh đắc đạo. Khi chơn linh ấy trờ về bái kiến ĐPM, ĐPM sẽ ban thưởng đào Tiên và rượu Tiên, do Nhị Nương DTC tiếp đải để Chơn Linh được trường sanh nơi cõi Thượng Giới.
Kinh đệ nhị cữu có câu:
“Tây Vương Mẫu vườn Đào ướm chín,
 Chén trường sanh có lịnh ngự ban,
 Tiệc hồng đã dọn sẳn sàng,
 Chơn Thần khá  đến hội hàng chư linh”
Sau đó, Chơn Linh được Nhị Nương DTC đưa đến Ngân Kiều mà yết kiến Ngọc Hư Cung, tức là nơi Thiên Triều để được phán đoán tội phước đã làm ở cõi trần.
Như vậy, Đức Phật Mẫu dùng trái Đào Tiên làm phần thưởng để ban cho các Chơn Linh đắc đạo trở về ăn hầu được hằng sống nơi cõi Thiêng Liêng :
Chơn linh đắc đạo về Trời,
Đào Tiên Mẹ thưởng đời đời hằng sanh.
Câu 15 & 16 :
Nghiệp hồng dẫn tử hồi môn,
Chí công định vị vĩnh tồn Thiên Cung.
GIẢI NGHĨA :
15/- Nghiệp : Sự nghiệp, công nghiệp. - Hồng : To lớn.  - Vận : vận chuyển - Tử : Con.  - Hồi môn : Trở về nhà.
C 15 : Công nghiệp to lớn của Đức Phật Mẫu là đem con cái của Người về nhà cũ, nơi cõi thiêng liêng.
16/- Chí Công : Rất ngay thẳng, công bình. Ở đây Chí Công chỉ Đức Chí Tôn - Định vị : Sắp đặt phẩm trật, ngôi vị. - Vĩnh tồn : tồn tại vĩnh viễn, tức trường tồn,  - Thiên cung : chỉ cõi Trời, cõi Thiêng liêng hằng sống.
C 16 : Đức Chí Tôn sắp đặt ngôi thứ, phẩm vị cho các chơn linh tùy theo công quả  đã lập được nơi cõi trần. Chơn linh nào được định vị rồi thì mãi mãi ở cõi TLHS.
Luận giảng :
* Công nghiệp to lớn  của Đức Phật Mẫu đối với con cái như thế nào ?
Từ câu 1-14 , chúng ta được hiểu rằng, Đức Phật Mẫu ngự ở từng Trời Tạo Hóa Thiên, thật huyền vi mầu nhiệm. Ngài chưởng quản Kim Bàn nơi DTC, lấy Khí Sanh Quang từ ngôi Thái Cực hiệp với Âm Quang và Dương Quang tạo hóa ra CKVT và Vạn vật. Tất cả đều là con cái của Ngài, gồm cả Bát Hồn, vận chuyển tạo thành chúnng sanh, rồi Ngài dưỡng sanh, đùm bọc, giáo hóa và cứu độ toàn thể con cái của Ngài, đem về ngôi nhàà cũ, để ban thưởng cho các con nào đắc đạo được ăn Đào Tiên, uống Rượu Tiên, cùng các ngôi vị cao trọng và được hằng sống nơi cõi thiêng liêng.
Từ xưa đến nay, Đức Phật Mẫu đều lập nên Đạo Giáo để cứu rổi chúng sanh,  với sự góp công của chư Tiên Phật, nhất là Cửu vị Nữ Phật trong buổi TKPĐ ̣ để tận độ hết  92 ức Nguyên Nhân còn đang đọa lạc nơi cõi trần, trở về ngôi xưa vị cũ nơi cõi TLHS, đồng thời giúp cho các đẳng Chơn Linh tấn hóa lên địa vị cao trọng hơn.
Đó là công nghiệp vĩ đại mà Đức Phật Mẫu, Bà Mẹ thiêng liêng đại từ, đại bi đã thương yêu sanh ra, nuôi dưỡng, giáo hóa, rồi lo cứu độ con cái mình :
“ Sanh dưỡng dưỡng sanh rồi phải độ, Độ cho trở lại chốn Đơn Đình”
Ấy  là chỗ tận đường hằng sanh vậy.
* Đức Chí Tôn ban thưởng và định vị cho chơn linh trở về như thế nào ?
Sau khi, Đức Phật Mẫu độ chơn linh trở về , rồi ngài giao cho Đức Chí Tôn định phẩm vị theo đẳng cấp thiêng liêng. Đó là lúc Chơn Linh được Ngọc Hư Cung, có sắc lịnh gọi đến để phán đoán công tội mà thưởng hay phạt, như hai câu Kinh Đệ Cửu Cửu sau đây :
“Ngọc Hư Cung sắc lịnh kêu,
 Thưởng, phong, trừng, trị, phân điều đọa thăng”
Như vậy,   2 câu  Kinh 15-16   cho biết rằng, công nghiệp vĩ đại của Đức Phật Mẫu là độ cho con cái trở về ngôi nhà xưa; Sau đó, giao lại cho Đức Chí Tôn xét công tội mà ban thưởng phẩm vị tùy theo công quả đã lập được nơi cõi trần. Chơn Linh nào được định vị rồi thì mãi mãi ở nơi cõi TLHS.
Câu 17 :  Chủ Âm Quang thường tùng Thiên mạng.
Giải nghĩa :
Chủ Âm Quang : Đức Phật Mẫu làm chủ Khí Âm Quang. Đức Chí Tôn làm chủ Khí Dương Quang Đức Phật Mẫu đem hai Khí DQ và AQ hợp lại để tạo hóa ra CKVT và Vạn Vật.
- Thường : luôn luôn. - Tùng: Theo, tùng theo. - Thiên mạng : Mệnh lệnh của Trời, tức mệnh lệnh của Đức Chí Tôn.
C17  : Đức Phật Mẫu làm chủ Khí Âm Quang, luôn luôn tùng mệnh lệnh của Đức Chí Tôn.
Luận giảng :  
Đức Phật Mẫu do Đức Chí Tôn hóa sanh, chưởng quản Âm Quang, tức ngôi thứ nhì là Ngôi Pháp. Sau đó, Đức Phật Mẫu thâu lằn Sanh Quang của Đức Chí Tôn, hiệp với DQ và AQ mà tạo hóa ra CKVT và Vạn Vật , loài người, tức các Pháp nói chung. Loài người là ngôi thứ Ba gọi là Tăng. Đức Chí Tôn là ngôi thứ nhứt gọi là Phật, chủ cả Pháp và Tăng. Do đó, Đức Phật Mẫu phải tùng nơi mệnh lệnh của Đức Chí Tôn là vậy.
Đức Chí Tôn giảng về Quyền Pháp của Ngài qua đoạn Thánh Ngôn Hiệp Tuyển sau đây :
“ Thầy khai Bát Quái mà tác thành CKTG nên mới gọi là Pháp, Pháp có mới sanh ra Càn Khôn Vạn Vật, rồi  mới có Người gọi là Tăng. Thầy là Phật chủ cả Pháp và Tăng lập thành các Đạo mà phục hồi các con hiệp một cùng Thầy.” TNHT.
và PMCK cũng có câu rằng :
 “Thiên cung xuất vạn linh tùng Pháp,
Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh,
Càn Khôn sản xuất hữu hình,
Bát Hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh.”
* Kinh NHTĐ cũng nói rõ phạm vi huyền diệu của Đức Chí Tôn vô cùng rộng lớn, vô lượng, bô biên không sao tả xiết. 
Ở phần trên Vũ Trụ, Ngài cai quản  36  từng Trời. Ở phần dưới Vĩ Trụ, Ngài tóm nắm 72  Địa Cầu và 4  Châu. Dù thời Tiên Thiên hay Hậu Thiên, Ngài vẫn là Cha thật lành, thật hiền, là Đấng Cha cả trong Vũ Trụ, thương yêu, nuôi dưỡng và bảo bọc muôn loài. Ân huệ Ngài ban phát ra vô biên. Từ đời và nay đều ngưỡng vọng ĐCT, Thầy nắm tất cả các Tông Phái, là vua của các Mặt Trời, mặt Trăng , các Vì Sao, Thần Thời Gian và chủ cả TTTP. Quyền Pháp vô lượng vô biên của ĐCT được diển tả qua các câu Kinh sau đây:
Nhứt toán họa phước lập phân,
Thượng chưởng Tam Thập Lục Thiên
Tam Thiên Thế Giới,
Hạ Ốc, Thất Thập Nhị Địa,
Tứ Đại Bộ Châu,
Tiên Thiên, Hậu Thiên,
Tịnh dục Đại Từ PHụ,
Kiêm ngưỡng cổ ngưỡng,
Phô Tế, Tổng Pháp Tông
Nãi Nhựt Nguyệt, Tinh, Thần,
Chi Quân, vi Thánh Thần, Tiên Phật chi chủ”…
 
Như vậy, qua cc điều trình bày trên, cho chúng ta hiểu rằng, Đức Phật Mẫu do Đức Chí Tôn hóa sanh, làm chủ Khí Âm Quang, vận dụng Khí Sanh Quang hiệp với AQ và DQ mà tạo hóa ra CKVT và Vạn Vật. Quyền nầy do ĐCT ban cho, nên ĐPM phải tùng vào Quyền Pháp của Đức Chí Tôn là vậy :
Phật Mẫu là chũ Âm Quang,
Tùng theo Thiên mạng hóa sanh muôn loài.
Câu 18 : Độ Chơn Thần nhứt vãng nhứt lai.
Giải nghĩa :
- Độ : Cứu giúp.  - Vãng : Đi qua.  - Lai : Đi tới. - Nhứt vãng lai : Mỗi khi đi, mỗi khi về.  - Chơn Thần : Đệ nhị xác thân, tức xác thân thiêng liêng do Đức Phật Mẫu tạo nên nơi Kim Bàn.
C18  : Cứu giúp Chơn Thần mỗi khi đi, mỗi khi về, tức là Chơn Thần mỗi khi đi đầu kiếp và mỗi khi mãn kiếp đi trở về cõi thiêng liêng đều có ĐPM điều độ.
Luận giảng :
- Chơn Thần là gì ?
Như chúng ta được hiểu, mỗi con người nơi cõi trần đều  có ba xác thân :
- Đệ nhứt Xác Thân : là xác thân phàm, do tinh cha huyết mẹ tạo nên và được nuôi dưỡng bằng vật chất phàm trần.
- Đệ Nhị Xác Thân : là Chơn Thần, tức xác thân thiêng liêng do ĐPM thâu lằn Sanh Quang của ĐCT, hiệp với Dương Quang và Âm Quang chứa trong Kim Bàn nơi DTC tạo thành.
- Đệ Tam Xác Thân : là Chơn Linh hay Linh Hồn, tức Điểm Linh Quang do ĐCT ban cho.
Về Chơn Thần đã được ĐCT giảng dạy như sau :
- “CHƠN-THẦN là gì?
Là nhị xác thân (périspit) là xác thân thiêng-liêng. Khi còn ở nơi xác phàm thì rất khó xuất riêng ra đặng, bị xác phàm kéo níu.
Cái Chơn-Thần ấy của các Thánh, Tiên, Phật là huyền diệu vô cùng, bất tiêu, bất diệt. Bậc chơn tu khi c̣n xác phàm nơi mình, như đắc đạo, có thể xuất ra trước buổi chết mà vân du thiên ngoại. cái Chơn-Thần ấy mới đặng phép đến trước mặt thầy.” TNHT/Q1/ T 6.
- “Mỗi kẻ phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân: Một phàm gọi là corporel. Còn một thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra, nên gọi nó là bán hữu hình, vì có thế thấy đặng mà cũng có thế không thấy đặng.
Cái xác vô hình huyền diệu thiêng-liêng ấy do nơi Tinh-Khí- Thần mà luyện thành.
Nó nhẹ nhàng hơn không khí.
Khi nơi xác phàm xuất ra, thì lấy hình ảnh của xác phàm như khuôn in rập. Còn khi đắc đạo mà có Tinh-Khí, không có Thần, thì không thế nhập mà hằng sống đặng.
Còn có Thần không có Tinh-Khí thì khó hườn đặng Nhị-xác-Thân.
Vậy ba món ấy phải hiệp mới đặng.
Nó vẫn là chất tức hiệp với không-khí Tiên-Thiên, mà trong khí Tiên-Thiên thì hằng có điển quang. Cái chơn-thần buộc phải tinh tấn, trong sạch mới nhẹ hơn không khí ra khỏi ngoài Càn-Khôn đặng.
Nó phải có bổn nguyên Chí-Thánh, Chí-Tiên, Chí-Phật mới xuất Thánh, Tiên, Phật đặng.
Phải có một thân phàm tinh-khiết mới xuất Chơn-Thần tinh khiết.” TNHT/Q1/T26-27.
Như vậy, Đức Phật Mẫu điều độ Chơn Thần, tức Xác Thân thiêng liêng ra đi đầu kiếp nơi cõi trần làm người, phải tu luyện sao cho tinh tấn, trong sạch, nghĩa là phải có thân phàm tinh khiết, mới xuất Chơn Thần tinh khiết, mới có thể trở về cõi thiêng liêng hội hiệp cùng Đức Chí Tôn đặng.
Dưỡng sanh giáo hóa con trần,
Chơn Thần tinh khiết Mẫu thân độ về.
Câu 19 & 20 :  
Siêu thăng phụng liển qui khai,
Tiên cung Phật xứ, Cao Đài xướng danh.
Giải nghĩa :
19/- Siêu thăng : Siêu là vượt lên trên. Thăng là bay lên. Siêu thăng : Bay bổng lên Trời. Trong tôn giáo siêu thăng có nghĩa là Linh Hồn được giải thoát khỏi cõi đọa lạc vay về cõi thiêng liêng (cõi đọa là cõi ÂM Quang hay cõi trần).
- Phụng : Con chim phụng. -Liển : Chiếc xe. Phụng liển : Chiếc xe có gắn hình con chim phụng. Ở thế gian, chiếc xe phụng liển dành cho Nữ Vương, Nữ Hoàng hay Hoàng Hậu đi. Ở thiêng liêng, Phụng Liển là chiếc xe Tiên để rước các Chơn Hồn trở về cõi thiêng liêng..  - Qui : Trở vê.  - Khai : Mở.
C19 : Khi Linh Hồn được siêu thăng thì chiếc xe Tiên mở cửa đón về.
20/- Tiên cung : Cung điện của các vị Tiên, chỉ cõi Tiên.  - Phật xứ : cõi của chư Phật, tức Niết Bàn. Cõi Tiên và Phật gọi chung là cõi Thiêng Liêng.
- Cao Đài : Cái đài cao nơi Linh Tiêu Điện, Ngọc Hư Cung là chỗ Đức Chí Tôn họp mỗi khi có đại hội triều đình của Người. Bài thi sau đây giải thích hai chữ Cao Đài :
“Linh Tiêu nhứt tháp thị Cao Đài,
Đại hội Quần Tiên thử ngọc giai,
Vạn trượng hào quang tùng thử xuất,
Cỗ danh bửu cảnh lạc Thiên Thai”
Nghĩa là :
Linh Tiêu có tháp gọi Cao Đài,
Đại hội Quần Tiên họp tại đây,
Chiếu diệu hào quang xa vạn trượng,  
Tên xưa cảnh quí lạc Thiên Thai.
Trong thời kỳ ĐĐTKPĐ, ĐCT lấy tên đài ngự của Ngài để làm danh hiệu nên nói Đấng Cao Đài tức là nói ĐCT vậy.
- Xướng : Hô to lên.  -Danh : Tên.  - Xướng danh : Hô to tên họ của những người thi đậu. Thời TKPĐ, ĐCT lập nơi cõi trần nầy một Trường Thi Công Quả. Ai thi đậu vượt qua được trường thi, thì rất vinh hạnh được ĐCT xướng danh.
C20 : ĐCT gọi tên lên để ban thưởng cho về cung Tiên, Xứ Phật.
Luận giảng :  
Đức Chí Tôn phong thưởng Linh Hồn như thế nào ?
Khi Linh Hồn được siêu thăng, thì được xe tiên đưa về cõi TL, Sau đó, vào cung Bắc Đẩu để xem qua quả số và học triều nghi  ̣để chờ Ngọc Hư gọi tên mình vào bái kiến ĐCT mà nhận sự định phần thăng đọa như bốn câu Kinh Đệ Cửu Cửu sau đây :
 “Cung Bắc Đẩu xem căn quả số,
Học triều nghi vào ở Linh Tiêu,
Ngọc Hư cung sắc lịnh kêu,
Thưởng, phong, trừng, trị, phân điều đọa thăng”
Nếu đắc đạo, thì được ĐCT phong thưởng về cung Tiên, xứ Phật mà hưởng quả vị thiêng liêng hằng sống; nếu còn lầm lỗi thì ĐPM lại cho chuyển kiếp luân hồi để trả quả và lập công bồi đức để tấn hóa trong vòng vận chuyển của Bát Hồn nơi cõi trần.
Như vậy, hai câu Kinh trên cho chúng ta hiểu rằng, Linh Hồn siêu thăng thì có xe Phụng đưa về Ngọc hư Cung và được ĐCT xướng danh và được vào Điện Linh Tiêu để được phong thưởng ngôi vị nơi cung Tiên, xứ Phật.
Câu 21 : Hội Ngươn Hữu Chí Linh huấn chúng.
Giải nghĩa : 
- Hội Ngươn : Hội : hội tụ. - Ngươn : Khoảng thời gian dài. Một Chuyển có 3 Ngươn. Quả Địa Cầu  của chúng ta đang ở vào thời Kỳ cuối của Hạ Ngươn Tam Chuyển, sắp được bước qua Thượng Ngươn của Tứ Chuyển.. Do đó, thời kỳ nầy là Hội Ngươn , vì là giao thời của Hạ Ngươn Tam Chuyển và Thượng Ngươn Tứ Chuyển tụ lại gặp nhau.- Chí linh : Rất thiêng liêng, chỉ ĐCT. Huấn : Dạy dổ. - Chúng : Nhiều người.
 C21 : Trong thời kỳ Hạ Ngươn Tam Chuyển, có ĐCT đến dạy dỗ nhơn sanh.
Luận giảng :
- Vì sao vào Hạ Ngươn Tam Chuyển, ĐCT mới đến dạy đổ nhơn sanh ?
Trước khi ĐCT đến dạy dổ nhơn sanh, thì ĐPM đã đắc lịnh nơi ĐCT đến mở ĐĐTKPĐ (Chiếu nhũ lịnh Từ Huyên thọ sắc…Lịnh Mẫu Hậu khai tông định Đạo), rồi sau đó mới giao cho ĐCT chưởng quản, dạy dỗ và tận độ nhơn sanh.
Về lý do vì sao vào Hạ Ngươn Tam Chuyển, ĐCT mợi dạy dỗ và tận độ nhơn sanh đã được ĐCT giải thích rõ qua đoạn Thánh Ngôn sau đây :
“Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ chi Ðại-Ðạo là: Nhơn-đạo , Thần-đạo , Thánh-đạo , Tiên-đạo, Phật-đạo; Tuỳ theo phong hoá cuả nhân loại mà gầy Chánh-Giáo, là vì khi trước Càn-vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi. Còn nay thì nhơn-loại đã hiệp đồng. Càn-Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn-loại nghịch lẫn nhau: nênThầy mới nhứt định quy nguyên phục nhứt. Lại nữa, trước Thầy lại giao Chánh- Giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh-Giáo mà làm ra Phàm-Giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng thấy gần trót mười ngàn năm, nhân-loại phải sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A-Tỳ.
Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập Chánh Thể, có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Ðảo….” TNHT/Q1/T26.
Qua đoạn Thánh Ngôn trên, chúng ta nhân thấy có 3 lý do chính yếu mà ĐCT đên lập Đạo dạy dỗ nhơn sanh :
 
1.- Thầy nhứt định “Qui Nguyên Phục Nhứt” Ngũ Chi Đại Đạo để tránh các Đạo nghịch lẫn nhau.
2.- Chính ĐCT đến lập Đạo để độ rổi con cái của Ngài, không giao chánh giáo cho tay phàm nữa, vì Chánh Giáo đã trở thành Phàm Giáo nên thất kỳ truyền.
3.- ĐCT lệp Chánh Thể, tức Hội Thánh để dìu độ nhơn sanh, chẳng ai dưới thế còn đặng phép nói rằng thế quyền của ĐCT mà trị phần Hồn của Nhơn Loại và cơ thưởng phạt là do ĐCT nắm giữ để thưởng người có công, phạt kẻ có tội …
Như vậy, vào thời Hạ Ngươn Tam Chuyển, chánh giáo thất kỳ truyền trở thành phàm giáo và nghịch lẫn nhau nên ĐCT chính mình Ngài đến lập Đạo để Qui Nguyên  Phục Nhứt Ngũ Chi Đại Đạo hầu lập đời Thượng Ngươn Thánh Đức và tận độ nhơn sanh gồm toàn con cái của Ngài trở về nơi cõi thiêng liêng hằng sống.
Câu 22  : Đại Long Hoa nhơn chủng hòa ki (cơ)
Giải nghĩa :
- Đại Long Hoa : Long : Rồng, Hoa : Cái bông. _ Long Hoa : cái cây hình con rồng có trổ bông. Đức Di Lạc sẽ đắc đạo tại cội cây Long Hoa nầy, cũng như Đức Thích Ca đắc đạo tại cội cây Bồ Đề.
  Đại Hội Long Hoa : Một hội lớn do Đức  Di Lạc chủ tọa dưới cội cây Long Hoa để tuyển những người hiền đức.
- Nhơn chủng : Các chủng tộc của nhơn loại.  - Hòa : hòa hợp với nhau.  - Ki : thường đọc là cơ : cái máy hay cơ quan.
C22  : Đại Hội Long Hoa là cơ quan làm cho các chủng tộc loài người hòa hợp nhau ( tức là thực hiện Đại Đồng thế giới ).
Luận giảng :
- Thế nào là Long Hoa Hội ? Đại Hội LH là hội lớn do Đức Di Lạc chủ tọa, dưới cội cây Long Hoa là hội chung kết để tuyển phong cho người hiền lương, đạo đức và loại ra những kẻ gian tà hung bạo để thực hiện công bình thiêng liêng sau một chặng đường dài tiến hóa của Vạn Linh. Người hiền lương, đạo đức có nhiều công quả giúp đời được thưởng bằng phẩm vị  TTTP. Trái lại những người hung bạo, gian tà sẽ bị chết đi, linh hồn phải chờ đợi một thời gian dài để loài cầm thú tiến hóa lên làm người, rồi nhập vào và bắt đầu học hỏi để tiến hóa trong vận hội mới và chuẩn bị cho cuộc thi mới.
Hiện nay, nhân loại ở vào thời kỳ cuối Tam chuyển, tức Hạ Ngươn Tam Chuyển khởi đầu Thượng Ngươn Tứ Chuyển. 
Kinh Phật có sấm truyền rằng sẽ có một Long Hoa Hội; còn Thánh Giáo của Gia Tô đã tiên tri rằng : “Có một thời kỳ xử đoán cuối cùng của Đức Chí Tôn nơi mặt địa cầu 68  nầy”.   
Theo Đức Hộ Pháp “ Long Hoa Hội là một ngày, một buổi khảo lựa của toàn thể các Chơn Hồn dầu quỉ vị hay trong Thần vị, định khoa mục do mình đặng lập vị thiêng liêng. Chúng ta hiểu rằng, cứ mỗi chuyển là mỗi khoa-mục, hể cuối một chuyển tức nhiên Hạ Ngươn là ngày định vị của các Linh Hồn. Thánh giáo Gia Tô đã nói rằng : Ngày xét đoán cuối cùng mà kỳ thật là ngày định vị chư Phật đó vậy”.( LTĐ của ĐHP) .
- Tại sao Đại Hội Long Hoa là cơ quan làm cho các chủng tộc loài người trên thế giới hòa hợp nhau ?
Chúng ta được hiểu rằng, Đức Chí Tôn lập ĐĐTKPĐ để ban Đại Ân Xá Kỳ Ba  cho các đẳng linh hồn được hưởng ân huệ nầy hầu đồng trở về nguồn cội. 
PMCK có câu :
 “ Vô siêu đọa quả căn hữu pháp,
Vô khổ hình nhơn kiếp lưu hoang,
Vô địa ngục vô quỉ quan,
Chí Tôn đại xá nhứt tràng qui nguyên”.
Đức Chí Tôn khai minh ĐĐTKPĐ là tạo ra một khối đức tin lớn; đồng thời tiêu diệt mọi hình thức của tà quái hầu mạnh mẽ mở ra một xã hội Đại Đồng; hòa hiệp các chủng tộc của nhơn loại thành một khối trong một tín ngưỡng chung, cùng tôn thờ hai Đấng CHA MẸ chung thiêng liêng là ĐỨC CHÍ TÔN và ĐỨC PHẬT MẪU như các câu Kinh sau đây :
 “Hiệp vạn chủng nhứt môn đồng mạch,
Qui thiên lương quyết sạch vận trù,
Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu,
Hiệp qui Tam Giáo hữu cầu chí chơn”
Do vậy, chúng ta có thể hiểu rằng, Đại Hội Long Hoa do Đức Di Lạc chủ tọa để phán xét và phong thưởng các đẳng chơn linh, là cơ quan giúp cho các chủng tộc loài người hòa hợp với nhau trong một Vận Hội Đại Đồng Thế Giới để đồng hưởng hồng ân đại xá nhứt trường qui nguyên, theo lòng háo sanh của Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ đã nêu trên.-
Câu 23  : Tam Kỳ khai hiệp Thiên thi.
Giải nghĩa :
C.  23 : Đạo Cao Đài mở ra phù hợp với Thiên Điều tiền định.
Luận Giảng :
*  Vài lời tiên tri về sự Khai Minh ĐĐTKPĐ, tức Đạo Cao Đài như thế nào ?
Về sự khai minh ĐĐTKPĐ đã được nhiều vị giáo chủ, cũng như Kinh Sách ghi chép những lời tiên tri trước như sau :
- Sách Phật Tông Nguyên Lý có chép rằng :
“Khi Đức Phật Thích Ca khi viên tịch, đệ tử của Ngài là ông Anan rơi lụy mà hỏi rằng : 
- Khi Thế Tôn nhập Niết Bàn rồi, ai dạy bảo các con ? Đức Phật đáp :
- Ta chẳng phải vị Phật đầu tiên hay cuối cùng,  ngày giờ đến sẽ có một Đấng khác xuất hiện cứu đời, một Đấng chí Thánh,  một Đấng đại giác cực kỳ cao thượng, một Đấng dẫn Đạo vô song, một Đấng chủ tể Thánh Thần. Đấng ấy sẽ truyền dạy các con một mối Đạo vinh diệu buổi sơ khai, vinh diệu buổi thịnh hành và vinh diệu buổi kết cuộc. Đấng ấy sẽ xướng xuất một đời sống đạo đức thuần khiết”.      
- Về Đạo Minh Sư, sáng lập đời nhà Thanh có hai câu sấm truyền như sau :
 “Cao như Bắc Khuyết nhơn chiêm ngưỡng,
Đài tại Nam phương Đạo thống truyền”
Nghĩa là : Cao như Bắc Khuyết mà người ngưỡng lên mà tín ngưỡng nơi xuất phát tại phương Nam (chỉ Việt Nam) và Đạo liên tục truyền bá.
- Thanh Tịnh Kinh của Đạo Giáo có câu :
 “Thanh Tịnh Kinh hữu vị tích, công viên quả mãn, chí thọ đơn thơ thiên mạng phương khả truyền Đạo Đạo TKPĐ”.
Nghĩa là : Kinh Thanh Tịnh có dấu tích, truyền lại rằng, công đầy quả đủ sẽ lảnh thiên mạng chiếu triệu của Thượng Đế. Người có mạng Trời truyền bá ĐĐTKP ̣.
* Đạo Cao Đài mở ra phù hợp với Thiên Thi tiền định như thế nào ?
Đối với Kinh Sách của Đạo Cao Đài cho chúng ta biết rằng, Đức Chí Tôn, Thượng Đế đã chiếu theo Thiên Thơ mà giáng trần lập Đạo để tận độ chúng sanh lần chót vào buổi cuối Hạ Ngươn Tam chuyền nầy.
Trong TNHT có ghi lời dạy của ĐCT/NHTĐ như sau:
“Đạo Cao Đài chiếu theo Luật Thiên Điều, hội Tam Giáo mở rộng mối Đạo Trời, ấy cốt để dìu dắt nhơn sanh bước lên con đường Cực Lạc, tránh khỏi đọa luân hồi” (TNHT/Q1/T.18)
Và TVDĐ cũng có câu :
 “Ký thànhh một cuốn gọi Thiên Thơ,
Khai Đạo muôn năm trước định giờ,
May bước phải gìn cho mạnh trí,
Nắm đuôi phướng phụng đến dương bờ.”
Như vậy, Đạo Cao Đài khai minh đã có lời tiên tri từ lâu và đã được ĐCT xác nhận Đạo mở ra phù hợp với thiên thơ định trước để tận độ chúng sanh trong buổi Hạ Ngươn tam chuyển nầy vậy.
Câu  24  : Khoa môn Tiên vị ngộ kỳ Phật duyên.
Giải nghĩa :
- Khoa môn : trường khoa cử, trường thi để chọn ngời tài đức. _ Tiên vị : Phẩm vị Tiên.  - Ngộ kỳ :  Kỳ ngộ, cuộc gặp gỡ may mắn hiếm có.  - Phật duyên : Có mối duyên ràng buộc với Phật, có duyên với Phật, tức có duyên với việc tu hành.
C 24 : Tam Kỳ Phổ Độ mở ra đúng với Thiên Thơ tiền định, mở hội thi cho các Tiên gia thọ khoa mục đạt Phật vị.
Câu 25: Trung khổ hải độ thuyền Bát Nhã.
Giải nghĩa :
- Trung : Ở giữa. - Khổ hải : Biển khổ. Đức Phật gọi cõi trần là biển khổ.  - Độ : Cứu giúp.  
- Thuyền Bát Nhã :  Bát nhã do chữ phạn la Pjanâ phiên âm ra, nghĩa là trí huệ. Trí huệ : sự giác ngộ, hiểu biết, sáng suốt hoàn thoàn về đạo lý. Nhờ trí huệ con người thoát khỏi vô minh, mê muội và phiền não. Người tu mà đạt được trí huệ là gần ngôi Phật vị. Do đó, trí huệ ví như con thuyền, gọi là Thuyền Bát Nhã để đưa con người qua biển khổ, thoát khỏi luân hồi, đến cõi Phật. Muốn có trí huệ thì phải tu hành mới đặng.
C 25  : Đức Phật Mẫu đem thuyền bát nhã vào biển khổ để cứu độ nhơn sanh.
Luận giảng :
* Ý nghĩa của Thuyền Bát Nhã của Đạo Cao Đài như thế nào ?
Khuôn Thuyền Bát Nhã tạo thành là để thể hiện nền Chơn Pháp Bí truyền của Đạo Cao Đài.
Thuyền Bát Nhã nầy do Đức Phật Tổ lấy một cánh sen nơi cõi Cực Lạc Thế Giới, rồi dùng lửa Tam Muội luyện cho nó biến hóa thành.
Thi Văn Dạy Đạo có câu :
 “ Khuôn thuyền bát nhã chẳng hề chìm,
Nổi quá như bông nặng quá kim.
Biết Đạo trong muôn ngồi cũng đủ,
Không duyên một  đứa cũng  là chìm”
Ngoài ra, các biểu tượng khác, cùng các thành phần Ban Tổng Trạo. . v..v..  đều nói lên sự hình thành của CKVT và Đạo Pháp của Tôn Giáo Cao Đài, chứ không phải là chiếc xe tang như người đời lầm tưởng mà Đức Chí Tôn Thượng Đế đã ủy nhiệm cho Đức Di Lạc Vương Phật, Giáo chủ Tây Phương Cực Lạc.
Đức Di Lạc đã phân quyền và phân nhiệm cho tất cả chơn linh trong ĐĐTKPĐ lo độ rổi các nguyên nhơn qui hồi cựu vị. Ngài có nhiệm vụ lèo lái con thuyền Đạo cho đến nơi đến chốn.
Theo sự diễn giải về con Thuyền Bát Nhã :
Vào buổi sơ khai, Đức Phật Di Lạc lúc còn Tiên vị là Hoàng Cực Chủ Nhơn, vâng lịnh Đức Phật Mẫu dùng Thuyền Bát Nhã chở 100 ức nguyên nhân xuống trần để giúp chúng sanh tiến hóa, văn minh hơn, nhưng sau số nguyên nhân ấy luyến trần không trở về ngôi xưa vị cũ.
Thời Nhứt Kỳ Phổ Độ, Đức Nhiên Đăng Cổ Phật làm giáo chủ Sơ Hội Long Hoa Thanh Vương Đại Hội Ngài độ trở lại được 6 ức nguyên nhân.
Đến Nhị Kỳ Phổ Độ, Nhị Hội Long Hoa Hồng Vương Đại Hội Đức Di Đà Cổ Phật chưởng giáo Thiên Tôn độ thêm  được 2 ức Nguyên Nhơn. Cả hai thời Nhứt , Nhị Kỳ PĐ, độ được 8 ức nguyên nhơn, còn lại 92 ức nguyên nhân còn đang đọa trần.
Ngày ngay, TKPĐ, Đức Hoàng Cực Lão Nhơn, tức Đức Di Lạc lại đắc lịnh nơi Đức Phật Mẫu đem Khuôn Thuyền BN thiêng liêng đến mặt thế nầy để rước 92 ức nguyên nhơn còn lại. Trước kia Ngài đưa xuống nay lại phải rước về. Đó là Luật Công Bình thiêng liêng của Tạo Hóa. Ai có bổn phận và trách nhiệm nơi mình, dù lớn hay nhỏ, trong TKPĐ cũng có một may duyên được Đức Di Lạc, đến đem về. Nhơn viên Ban Thuyền Bát Nhã được Đức Hộ Pháp gọi là Nhân Viên của Đức Di Lạc.
Vậy ai có trách nhiệm trong KTBN hãy tận tâm, tận lực có thực thi cho trọn Luật Thương Yêu và quyền Công Chánh, chắc chắn sẽ được Đức Di Lạc đón nhận về Tây Phương Cực Lạc.
Trong TKPĐ, Đức Di Lạc Vương Phật, vâng lịnh Đức Chí Tôn làm chủ Thuyền BN, khai Đại Hội Long Hoa, cứu giúp các chơn linh đầy đủ công đức vượt qua biển khổ, trở về cõi thiêng liêng hằng sống.
Như vậy, câu Kinh nầy có ý nói rằng, Đức Phật Mẫu với sự góp sức của Cửu Vị Nữ Phật, vâng lịnh Đức Chí Tôn giáng trần lập Đạo để giúp Nhơn Sanh tu hành đắc đạo, thoát qua khỏi biển khổ sanh tử luân hồi, giống như đem chiếc Thuyền BN chở nhơn sanh vượt qua biển khổ, thoát bến mê tân vậy :
 “ Đắc truyền khai mối Tam Kỳ,
Dưới tay cậy có Diêu Trì Cửu Nương,
Chín Cô đã sẳn lòng thương,
Mê tân độ chúng bườm trương thoát vòng”.
* HT Lê / Văn Năm (Biên khảo)
(Còn tiếp)

 HomeMục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [9] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17[18].