Cột Phướn & Lá Phướn Tại Tòa Thánh Tây Ninh. * Nguyên Thủy.

Cột
Phướn trước Đền Thánh.
- Lá Phướn chiều dài 9 thước, bề ngang 1 thước 2 tấc, dưới nền vàng, trên mặt có 3 màu: Vàng, Xanh, Đỏ. Đoạn trên có Thiên Nhãn kế đó Cổ Pháp Hiệp Thiên Đài rồi kế là sáu chữ Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ. Ngay chính giữa lá Phướn là giỏ hoa Lam, kế đến có 9 thẻ, hai bên bìa là 12 thẻ theo chiều dài.
* Ý nghĩa nền vàng là tượng trưng của Phái Phật, chính đức Phật Mẫu cầm quyền năng tạo đoan cả nhân loại nên trong bài kinh Phật Mẫu có câu:
Tạo hoá thiên huyền vi Thiên Hậu.
Chưởng kim bàn phật mẫu diêu trì.
- Nơi tầng trời thứ 9 gọi là mẹ sanh. Ngài Chưởng Quản Kim Bàn tức là nắm cả các đẳng cấp thiên liêng mà điều khiển các phẩm chơn hồn từ kim thạch hồn, thảo mộc hồn, thú cầm hồn, nhơn hồn, thần hồn, thánh hồn, tiên hồn, phật hồn. Cả Bát Phẩm Chơn Hồn đó nếu họ đoạt được cơ siêu thoát thì cũng đều do tay Đức Phật Mẫu mà có. Phật Mẫu đem Phật Tánh lại cho các bậc Nguyên Nhân. Nguyên Nhân là các chơn hồn của Đức Chí Tôn sai xuống trần gian mà độ chúng sanh nhưng họ mê luyến hồng trần nên Đức Chí Tôn đem phật tánh phỗ hoá cho họ nhớ mà trở lại ngôi xưa, nhưng hai kỳ phổ hoá chỉ độ đặng có 8 ức, còn lại 92 ức vẫn còn đoạ lạc tại thế. Hôm nay, Phật Mẫu đến giáo hoá cho họ được thức tỉnh mà qui hồi cựu vị nên trong điện thờ phật mẫu có đôi liễn như dưới đây:
Bát Phẩm Chơn Hồn tạo thế giới, hoá chúng sanh, vạn vật hữu hình tùng chữ Đạo.
Quái hào bát ái định càn khôn, phân đẳng pháp nhứt phân phi tướng trị Tam Kỳ
- Trên nền vàng có 3 màu: Vàng, Xanh, Đỏ tượng trưng Tam Giáo. Vàng thuộc Thích Giáo, Xanh thuộc Tiên Giáo, Đỏ thuộc Nho Giáo tuy nhiên có 3 như vậy song cũng như một, huyền linh của Đức Lão Tử hóa Tam Thanh trong lúc Phạt Trụ hưng Châu.
* Thiên Nhãn.
- Là tượng trưng của nền đạo mà cả tín đồ lấy đó để thờ phượng trong những tư gia hay là trong những Thánh Thất. Tại sao đạo Cao Đài lấy Thiên Nhãn làm tiêu biểu? Chính Đức Chí Tôn có dạy: Nhãn thị chủ tâm, lưỡng quang chủ tể, quang thị thần, thần thị thiên, thiên giả ngã giã.
- Con mắt ấy là chủ linh tâm, hai điển quang của con mắt là chủ thể (thể trên trời là Nhật Nguyệt, thể nơi người là Lưỡng Mục). Điển quang ấy thuộc thần, thần thuộc trời, trời ấy là ta vậy. Mặt khác, Thiên Nhãn tượng trưng sự công bình, thiêng liêng và cũng tiêu biểu mầm móng cho sự đại đồng nhơn loại. Thánh nhơn có câu: Thiên thị tự ngã dân thị, thiên thính tự ngã dân thính.
- Nghĩa là trời xem tức dân ta xem, trời nghe tức dân ta nghe. Hơn nữa thời xưa tam giáo các vị giáo chủ giáng trần lập đạo mang hình hài xác thịt, Âu thì lấy hình thể người Âu. Á thì lấy hình thể người Á... Nguơn hội này Đức Chí Tôn giáng cơ khai Tam Kỳ Phổ Độ dạy thờ Thiên Nhãn tất nhiên ngày muốn con cái của ngài hoà ái hiệp tâm với nhau để đi đến chổ đại đồng thế giới.
* Cổ Pháp.
- Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu. Chính Đức Hộ Pháp cùng các chức sắc Hiệp Thiên Đài hằng ngày trân trọng mang trên mảo.
 
Bình Bát Vu: là Bửu Pháp của nhà Phật. Như đức Thích Ca tắm nơi sông Hằng ngài cũng chưa biết rằng đã đoạt đạo. Ngài nguyện nếu quả ngài đắc pháp đủ quyền năng tế độ chúng sanh, xin cho Bình Bát Vu nổi và trôi ngược dòng nước. Sau khi thả Bình Bát Vu xuống sông Hằng, sự thật được như ý nguyện. Do đó mà Đức Phật mượn Bình Bát Vu mà đi phổ độ chúng sanh.
 
Phất Chủ: hay phất trần cũng thế. Chính Đức Lão Tử, Đức Thái Thượng cùng các bậc tiên gia điều dùng, tất nhiên cũng là bữu pháp của phái Tiên để vân du thế giới tế độ chúng sanh. Vì vậy mà đạo Cao Đài dùng đó để làm tiêu biểu của Đạo Tiên hầu có quét sạch bụi trần, trong kinh thế đạo có câu:
 
Chổi tiên quét sạch nợ trần oan gia
Xuân Thu: tức là quyển sách do đức Khổng Phu Tử sáng tác, cũng là Bửu Pháp của Nho Giáo. Trong lúc Châu Lưu Lục Quốc Đức Khổng Phu Tử đã không thành công trong việc truyền giáo. Ngài mới trở về nước Lỗ lập hạnh đàn dạy được tam thiên đồ đệ, sau khi chỉ còn thất thập nhị hiền. Ngài thấy đời loạn lạc nào vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ sát hại nhau, bỏ mất đạo làm người, quên cả luân thường đạo lý, nên ngài soạn ra sách Xuân Thu, phân định quyền hành Quân Nhân, Thần Trung, Phụ Tử, Tử Hiếu. Nên có câu: Khổng Tử tự vệ phản Lỗ, tác Xuân Thu dỉ chánh vương hoà.
Nghĩa là Khổng Phu Tử từ nước Lỗ làm sách Xuân Thu phân biệt đạo vua tôi chấn hưng phong hoá.
 
Xuân: - Nhứt tự ngụ chi bao - một chử đễ khen
Thu: - Nhứt tự ngụ chi biếm - một chử để chê.
Nhứt tự chi bao vinh ư hoa cỗn, nhứt tự chi biếm nhục ư phủ diệt
 
Nghĩa là: ai được một chử khen của Ngài vinh diệu như mặc được áo hoa cỗn, ai bị một chử chê của ngài nhục không khác búa vớt. Cho nên đến đời Tam Quốc, Đức Quan Thánh Đế Quân hằng trân trọng bộ Xuân Thu.
 
- Cổ Pháp Hiệp Thiên Đài là tiêu biểu của ba Đạo: Nho,Thích, Đạo mà ta nhìn thấy dính liền với nhau còn có nghĩa là sự Qui Nguyên Tam Giáo. Nghĩa là Đạo chỉ có một mà thôi.
 
Đại Đạo vì chổ Qui Nguyên Tam Giáo, Hiệp Nhất Ngủ Chi (là Nhơn đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo) mà đạo Cao Đài đang lo chấn hưng để phổ hoá toàn nhơn loại. Nên Chí Tôn gọi là Đại Đạo.
 
Tam Kỳ Phổ Độ.
- Tam Kỳ: là kỳ thứ ba
- Nhứt kỳ:
Phật Đạo: Là do Đức Nhiên Đăng khai sáng tại nước Trung Hoa trong thời kỳ thượng cổ.
Tiên Đạo: Đức Thái Thượng khai sáng cũng tại Trung Hoa.
Nho Đạo: Đức Văn Tuyên Khổng Thánh cũng khai sáng ở Trung Hoa,
 
- Nhị Kỳ :
Đức Thích Ca Mâu Ni chấn hưng Phật Giáo tai Ấn Độ.
Tiên Đạo: Đức Lão Tử khai sáng tại Trung Hoa đời Nhà Thương.
 
Nho Đạo: Đức Khổng Tử khai sáng tại Trung Hoa đời Nhà Châu.
 
Phổ Độ:
- Phổ hóa chúng sanh thuyết pháp độ đời, cải tà qui chánh, cải ác tùng lương. Đạo Cao Đài không phải mới lạ chi, thật ra là tam giáo chấn hưng trong thời kỳ hạ ngươn nầy đặng độ rỗi 92 Ức Nguyên Nhân còn đoạ lạc nơi trần thế, nên gọi là Tam Kỳ Phổ Độ.
 
* Giỏ Hoa Lam.
- Của một tiên nữ (Hà Tiên Cô ) dùng để đi hái hoa luyện thuốc cứu đời. Hiên nay, Cao Đài dùng Giỏ Hoa Lam trước đền thờ Chí Tôn tất nhiên để khuyến khích tinh thần nữ phái noi gương sáng ấy để mở rộng lòng thương với vạn loại chẳng ngại khó khăn.
 
* 12 Thẻ.
- Là số riêng của Đức Chí Tôn, thuộc về Thập Nhị Khai Thiên. 9 thẻ ở dưới thuộc về cửu thiên khai hoá. Tượng trưng âm dương hợp nhất, thiên địa cao thới, pháp luân thường chuyển.
 
- Tóm lại: trong bài kinh xưng tụng Đức Diêu Trì Kim Mẫu có câu:
"Lục Nương phất phướn truy hồn
Tang thương nay lúc bảo tồn chúng sanh"
 
- Đang buổi thế giới cạnh tranh, tang thương biến cuộc, Phật Mẫu dùng Phướn từ bi để thức tỉnh sanh linh nương theo mà trở về cửa đạo, nhìn nhau đồng chủ nghĩa, chẳng phân biệt màu da sắc tóc nòi giống, thật hành đạo đức thương yêu nhau mà đem Tôn Chỉ Đại Đồng rải khắp càn khôn thế giới cho được cộng hưởng thái bình âu ca lạc nghiệp. Được như vậy, sau khi thoát xác rồi bà Lục Nương sẽ dùng phướn từ bi ấy mà dìu dẫn chơn hồn qui hồi cựu vị mà hội hiệp cùng Phật Mẫu nơi cỏi thiêng liêng hằng sống.
 
*    *   *
 
GIẢI THÍCH CỘT PHƯỚN VÀ LÁ PHƯỚN ĐỀN THÁNH.
Phướn Đền Thánh là lá phướn treo nơi cột phướn trước Đền Thánh Tòa Thánh Tây Ninh vào 3 tháng của 3 nguơn: Thượng nguơn, Trung nguơn, Hạ nguơn tức là tháng Giêng, tháng 7, tháng 10 âm lịch.
(Phướn Thánh Thất giống hệt phướn Tòa Thánh, nhưng treo trước Thánh Thất, thường phướn Thánh Thất nhỏ hơn Phướn Đền Thánh có hình dạng và màu sắc giống như Phướn Phật Mẫu, nhưng kích thước lớn hơn một chút và có vài chi tiết khác hơn Phướn Phật Mẫu).
Mô tả: Phướn Đền Thánh có bề ngang 1 thước 2 tấc (12 tấc), bề dài 12 thước chưa kể những cái thẻ phía dưới. Phần dưới có 12 thẻ, mỗi thẻ dài 1 thước 2 tấc. Lấy con số 12 làm chuẩn, là vì số 12 là số đặc biệt của Đức Chí Tôn.
Phướn Tòa Thánh được chia làm ba phần từ trên xuống dưới, kể ra như sau:
– Phần 1: Phần trên hết là màu vàng, bề dài 1 thước 2 tấc, trên đó có thêu hình hai con rồng nhìn vào một quả cầu gọi là: Lưỡng Long triều Nhựt, nghĩa là hai con rồng chầu mặt Trời.
– Phần 2: Phần tiếp theo có bề dài 10 thước 8 tấc, có ba sọc vàng, xanh, đỏ, dọc theo bề dài lá phướn, mỗi sọc có bề ngang 4 tấc. Sọc màu xanh da trời ở chính giữa, hai sọc vàng và đỏ hai bên. Hai bên bìa lá phướn có gắn các thẻ, mỗi bên gắn 12 thẻ, mỗi thẻ dài 9 tấc, đuôi nhọn. Thẻ vàng gắn trên hết, kế dưới là thẻ màu xanh, kế dưới nữa là thẻ màu đỏ, thẻ thứ tư thì trở lại màu vàng, rồi xanh, rồi đỏ, cứ thế tiếp tục, đến thẻ chót là màu đỏ. Trên sọc giữa màu xanh da trời của lá phướn có thêu lần lượt từ trên xuống dưới là:
* Thiên Nhãn với đường nét màu đen.
* Kế dưới là Cổ Pháp Tam Giáo: Xuân Thu, Phất chủ, Bát Vu, tượng trưng Tôn chỉ của Đạo Cao Đài là “Qui Nguyên Tam Giáo”: Phật giáo, Lão giáo và Nho giáo.
* Kế dưới là 6 chữ Hán thật lớn, màu vàng, đặt theo chiều dọc là "Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ". Khoảng trống giữa các chữ Hán có gắn những cái hoa vải ba màu: vàng, xanh, đỏ.
* Phía dưới cùng là cái giỏ hoa lam: Mặt sau lá phướn là toàn một màu vàng làm nền
- Phần 3: là phần đuôi phướn, gồm có 12 thẻ, mỗi thẻ dài 1 thước 2 tấc, trên nhỏ dưới lớn, đuôi nhọn. Các thẻ nầy (lớn và dài hơn các thẻ nơi bìa phướn) kết liên tiếp theo bề ngang của lá phướn, thẻ thứ nhứt màu vàng, thẻ thứ 2 màu xanh, thẻ thứ 3 màu đỏ, thẻ thứ 4 lại màu vàng.
Ba phần 1, 2, 3 của lá Phướn Đền Thánh có bề dài tổng cộng là 13 thước 2 tấc. Do đó, cột phướn để treo lá phướn nầy phải cao từ 15 thước trở lên.
Nơi các Thánh Thất địa phương, thường thì cột phướn không cao như tại Tòa Thánh, nên khi làm lá Phướn Thánh Thất phải thu nhỏ kích thước lại một chút, tức là chỉ bằng kích thước của lá Phướn Phật Mẫu, dài 9 thước 9 tấc.
1 – Ý nghĩa nền vàng: là tượng trưng của Phái Phật, chính Đức Phật Mẫu cầm quyền năng tạo đoan cả nhân loại, nên trong bài Kinh Phật Mẫu có câu:
"Tạo Hoá Thiên huyền vi Thiên Hậu.
Chưởng Kim Bàn Phật Mẫu Diêu Trì".
– Nơi tầng trời thứ 9 gọi là Mẹ sanh. Ngài Chưởng Quản Kim Bàn tức là nắm cả các đẳng cấp thiêng liêng mà điều khiển các phẩm chơn hồn từ: Kim thạch hồn, Thảo mộc hồn, Thú cầm hồn, Nhơn hồn, Thần hồn, Thánh hồn, Tiên hồn, Phật hồn. Cả Bát phẩm Chơn Hồn đó nếu họ đoạt được cơ siêu thoát thì cũng đều do tay Đức Phật Mẫu mà có. Phật Mẫu đem Phật tánh lại cho các bậc Nguyên nhân. Nguyên nhân là các chơn hồn của Đức Chí Tôn sai xuống trần gian mà độ chúng sanh nhưng họ mê luyến hồng trần nên Đức Chí Tôn đem Phật tánh phổ hoá cho họ nhớ mà trở lại ngôi xưa, nhưng hai kỳ phổ hoá chỉ độ đặng có 8 ức, còn lại 92 ức vẫn còn đoạ lạc tại thế. Nay, Đức Phật Mẫu đến giáo hoá cho họ được thức tỉnh mà qui hồi cựu vị nên trong Điện thờ Phật Mẫu có đôi liễn như đây:
– BÁT phẩm chơn hồn tạo thế giới hoá chúng sanh vạn vật hữu hình tùng thử ĐẠO.
– QUÁI hào bác ái định Càn Khôn phân đẳng pháp nhứt Thần phi tướng trị kỳ TÂM
Trên nền vàng có 3 màu: Vàng, Xanh, Đỏ tượng trưng Tam Giáo:
– Vàng thuộc Thích Giáo.
– Xanh thuộc Tiên Giáo.
– Đỏ thuộc Nho Giáo.
Tuy nhiên có ba màu như vậy song cũng như một, huyền linh của Đức Lão Tữ hóa Tam Thanh trong lúc Phạt Trụ hưng Châu. Tức nhiên ba mà một, một mà ba.
Nghĩa là ba màu sắc này pha trộn đến một dung dịch chính xác nhất trong phòng thí nghiệm, thành ra màu trắng. Cũng như bảy sắc cầu vồng hoá ra màu trắng của ánh sáng mặt trời vậy.
2 – Thiên Nhãn:
– Là tượng trưng của nền Đạo mà cả Tín đồ dùng thờ phượng ở những tư gia hay là trong các Thánh Thất.Tại sao Đạo Cao Đài lấy Thiên Nhãn làm tiêu biểu?
Chính Đức Chí Tôn có dạy:
"Nhãn thị chủ tâm, lưỡng quang chủ tể, quang thị Thần, Thần thị thiên, thiên giả ngã dã"
. . . . .
– Con mắt ấy là chủ linh tâm, hai điển quang của con mắt là chủ tể (thể trên trời là Nhật Nguyệt, thể nơi người là Lưỡng Mục). Điển quang ấy thuộc Thần, Thần
thuộc trời, trời ấy là TA vậy.
Mặt khác, Thiên Nhãn tượng trưng sự công bình thiêng liêng và cũng tiêu biểu mầm móng cho sự Đại Đồng nhơn loại. Thánh nhơn có câu: “Thiên thị tự ngã dân thị, Thiên thính tự ngã dân thính” (Nghĩa là trời xem tức dân ta xem, trời nghe tức dân ta nghe). Hơn nữa thời xưa các vị Giáo Chủ Tam giáo giáng trần lập Đạo mang hình hài xác thịt: phương Tây thì lấy hình thể người Âu, phương Đông thì lấy hình thể người Á. Nguơn hội này Đức Chí Tôn giáng cơ khai Tam Kỳ Phổ Độ dạy thờ Thiên Nhãn tất nhiên Ngài muốn con cái của Ngài hoà ái hiệp tâm với nhau để đi đến chỗ Đại Đồng Thế Giới.
3– Cổ Pháp: là do bửu pháp của Tam giáo hiệp lại là Xuân Thu (Nho), Phất Chủ (Tiên), Bát Du (Phật). Chính Đức Hộ Pháp cùng các chức sắc Hiệp Thiên Đài hằng ngày trân trọng mang trên Mão.
- Bình Bát Vu: là Bửu Pháp của nhà Phật. Như Đức Thích Ca tắm nơi sông Hằng, Ngài cũng chưa biết rằng đã đoạt Đạo. Ngài nguyện nếu quả Ngài đắc pháp đủ quyền năng tế độ chúng sanh, xin cho Bình Bát Vu nổi và trôi ngược dòng nước. Sau khi thả Bình Bát Vu xuống sông Hằng, sự thật được như ý nguyện. Do đó mà Đức Phật mượn Bình Bát Vu đi phổ độ chúng sanh.
– Phất Chủ: hay phất trần cũng thế. Chính Đức Lão Tử, Đức Thái Thượng cùng các bậc Tiên gia đều dùng, tất nhiên cũng là bửu pháp của phái Tiên để vân du thế giới tế độ chúng sanh. Vì vậy mà Đạo Cao Đài dùng đó để làm tiêu biểu của Đạo Tiên hầu dùng quét sạch bụi trần, trong Kinh Thế đạo có câu:“Chổi tiên quét sạch nợ trần oan gia”
– Xuân Thu: tức là quyển sách do Đức Khổng Phu Tử sáng tác, cũng là Bửu Pháp của Nho Giáo. Trong lúc châu lưu Lục Quốc Đức Khổng Phu Tử đã không thành công trong việc truyền giáo, Ngài mới trở về nước Lỗ lập Hạnh đàn dạy được Tam thiên đồ đệ, sau khi chỉ còn Thất Thập Nhị Hiền. Ngài thấy đời loạn lạc nào vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ sát hại nhau, bỏ mất đạo làm người, quên cả luân thường đạo lý, nên Ngài soạn sách Xuân Thu, phân định quyền hành: quân minh, thần trung, phụ từ, tử hiếu. Đời nhớ ơn: Khổng Phu Tử từ nước Lỗ làm sách Xuân Thu phân biệt đạo vua tôi chấn hưng phong hoá.
Xuân: Nhứt tự ngụ chi bao (một chữ để khen).
Thu: Nhứt tự ngụ chi biếm (một chữ để chê).
“Nhứt tự chi bao vinh ư hoa cổn, nhứt tự chi biếm nhục ư phủ Việt” nghĩa là: ai được một chữ khen của Ngài vinh diệu như mặc được áo hoa cổn, ai bị một chữ chê của Ngài nhục không khác búa rìu. Thế nên đến đời Tam Quốc, Đức Quan Thánh Đế Quân hằng trân trọng bộ Xuân Thu.
Vậy: Cổ Pháp Hiệp Thiên Đài là tiêu biểu của ba Đạo: Nho- Thích- (Lão) Đạo, mà ta nhìn thấy dính liền với nhau còn có nghĩa là sự Qui Nguyên Tam Giáo. Nghĩa là Đạo chỉ có một mà thôi. Tôn chỉ của Đại Đạo là “Qui Nguyên Tam Giáo Phục Nhất Ngũ Chi” (là Nhơn đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo) mà Đạo Cao Đài đang lo chấn hưng để phổ hoá toàn nhơn loại nên gọi là Đại Đạo, có thế mới trấn phục cả hoàn cầu được.
4 – Tam Kỳ Phổ Độ (là ba thời kỳ Phổ Độ)
* Nhứt kỳ Phổ Độ:
– Phật Đạo là do Đức Nhiên Đăng khai sáng tại nước Trung Hoa trong thời kỳ thượng cổ.
– Tiên Đạo: Đức Thái Thượng khai tại Trung Hoa.
– Nho Đạo: Đức Văn Tuyên Khổng Thánh cũng khai sáng ở Trung Hoa.
* Nhị Kỳ Phổ Độ:
– Đức Thích Ca Mâu Ni chấn hưng Phật Giáo tai Ấn Độ
– Tiên Đạo: Đức Lão Tử khai tại Trung Hoa đời nhà Thương
– Nho Đạo: Đức Khổng Tử khai sáng tại Trung Hoa đời nhà Châu.
* Tam Kỳ Phổ Độ (Đức Chí Tôn sắm Tam Trấn Oai nghiêm thay quyền Tam Giáo) để Phổ hóa chúng sanh thuyết pháp độ đời, cải tà qui chánh, cải ác tùng lương.
Đạo Cao Đài không phải mới lạ chi, thật ra là Tam giáo chấn hưng trong thời kỳ Hạ nguơn nầy đặng độ rỗi 92 Ức Nguyên nhân còn đoạ lạc nơi trần thế.
* Giỏ Hoa Lam: Của một Tiên nữ (Hà Tiên Cô) dùng để đi hái hoa luyện thuốc cứu đời. Hiên nay, Cao Đài dùng Giỏ Hoa Lam trước đền thờ Chí Tôn tất nhiên để khuyến khích tinh thần Nữ phái noi gương sáng ấy để mở rộng lòng thương với vạn loại chẳng ngại khó khăn. Lại nữa ý nghĩa hoa đựng trong một giỏ tức hoa được lựa chọn
* 12 Thẻ trên lá phướn: 12 Là số riêng của Đức Chí Tôn, thuộc về Thập Nhị Khai Thiên (số Dương). 12 thẻ ở dưới thuộc về số Âm, tượng trưng âm dương hợp nhất, thiên địa giao thới, pháp luân thường chuyển.
Tóm lại: trong bài kinh xưng tụng Đức Diêu Trì Kim Mẫu có câu
“Lục Nương phất phướn truy hồn,
“Tang thương nay lúc bảo tồn chúng sanh”
Đang buổi thế giới cạnh tranh, tang thương biến cuộc, Đại Đạo dùng phướn, dù phướn Chí Tôn hay phướn Phật Mẫu là Phướn Từ Bi để thức tỉnh sanh linh nương theo mà trở về cửa Đạo, nhìn nhau đồng chủ nghĩa, chẳng phân biệt màu da sắc tóc nòi giống, thật hành đạo đức thương yêu nhau mà đem Tôn Chỉ Đại Đồng rải khắp càn khôn thế giới cho được cộng hưởng thái bình âu ca lạc nghiệp. Được như vậy, sau khi thoát xác rồi Lục Nương sẽ Diêu Trì cung dùng Phướn Từ Bi ấy mà dìu dẫn chơn hồn qui hồi cựu vị, hội hiệp cùng Phật Mẫu nơi cõi thiêng liêng hằng sống.
* Nguyên Thủy.

Home.  NỐI BƯỚC N°11. Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [ 9 ] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18[19]