Khi trao đổi, tìm hiểu về các nền tôn
giáo, chúng ta thấy mỗi tôn giáo đều có một vài sở trường riêng của họ. Tuy
nhiên chỉ có Đạo Cao Đài là bao gồm ưu điểm của tất cả các nền tôn giáo gom
lại… Chúng ta có thể nêu lên như:
Thánh
giáo Đức Chí Tôn dạy Đạo cho một người Pháp:
“Muốn đến
Thầy thì phải cầu nguyện. Thầy không bao giờ không cảm ứng với những lời cầu
nguyện chơn thành.Như thế đủ chứng tỏ cho con tin rằng Thầy là Ðức Jéhovah của
dân Hébreux, vị chủ tể của quân lực dân Israel, vị Thánh vô danh của dân Do
Thái, vị Ðại Từ Phụ của Chúa Jésus Cứu Thế, con chỉ cần cầu nguyện Thầy với
danh hiệu CAO ÐÀI thì sẽ có sự cảm ứng chấp thuận”.
Từ câu
Thánh giáo nầy chúng ta suy diễn ra tất cả các Đấng Tối Cao của các Tôn
giáo khác tôn thờ như Đấng Allah của Hồi giáo cũng là Đấng Chí Tôn
trong Đạo Cao Đài. Và nay tất cả các tôn giáo cầu nguyện chung một
danh xưng Cao Đài thôi cũng được cảm ứng...Tức là ĐCT muốn họ
qui hiệp về Cao Đài vậy...
Người Cao
Đài gọi Đức Chí Tôn Đại Từ Phụ là Cha Thiêng Liêng vì Người ban cho mỗi người
một điểm linh quang tức là chơn linh hay linh hồn. Chúng ta gọi Đức Phật Mẫu là
Đại Từ Mẫu vì Người ban cho mỗi người một điểm chơn thần là đệ nhị xác thân của
chúng ta.
Nếu mỗi
người đều nhận ra Cha Mẹ Thiêng Liêng thì sẽ coi nhau như anh em ruột thịt. Cả
thế giới sẽ đối xử nhau bằng tình thương yêu huynh đệ đại đồng. Cho nên một nền
tảng giáo lý đại đồng nầy rất quan trọng. Nếu các tôn giáo có một đức tin như
vậy sẽ không còn có sự xung đột lẫn nhau. Thí dụ Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo,
là 2 tôn giáo có nhiều tín đồ nhất hiện nay đi đến hòa hợp thì các tôn giáo
khác sẽ noi gương và đi đến hiệp đồng nhân loại.
Chúng ta
ước mơ một ngày nào đó có những vị lảnh đạo Hồi Giáo và Thiên Chúa Giáo sẽ cùng
tham dự chung một buổi cầu cơ nơi Đền Thánh họ sẽ thấy được Đức Chúa Trời hay
Đấng Allah cũng là một và sẽ chấm dứt sự hiềm khích hàng trăm năm nay vậy.
Xưa nay
các nền tôn giáo bị qui phàm là do phàm tâm của các môn đồ canh cải sai lạc đi.
Ngày nay Đạo Cao Đài với HTĐ là cơ quan giám sát “không ai qua luật mà HTĐ
không biết” và mỗi khi Hội Thánh CTĐ bàn thảo dự luật mới bắt buộc phải có chức
săc HTĐ tham dự để bảo thủ chơn truyền. Ngoài ra trên hết còn có Đức Chí Tôn
cùng Tam Trấn Oai Nghiêm thay mặt ĐCT ban luật lịnh để Hội Thánh thi hành. Cho
nên Đạo có thể tồn tại đến thất ức niên (bảy trăm ngàn năm) mà không sợ biến
thành phàm giáo.
3 - Sự
thông công qua cơ bút làm cho 2 cõi hữu hình và vô hình gần nhau và chúng ta
học hỏi được những huyền vi bí mật mà ít tôn giáo nào có được.
Nhờ sự
thông công qua cơ bút các Đấng Thiêng Liêng mới có thể chỉ dây Hội Thánh khi
cần thiết…Có nhiều người hoài nghi về việc cầu cơ bút, nhưng cơ bút CĐ phải do
chức sắc cao cấp HTĐ đảm trách và những vị nầy cũng đã được Ơn Trên chấp thuận.
Các tôn
giáo khác cũng có những cách kết nối với cõi vô hình như là cầu nguyện để thấy
được những phép lạ hiện ra…nhưng cách cầu cơ bút như CĐ là tiện lợi nhứt. Thí
dụ như bên đạo Công giáo muốn phong Thánh cho một vị nào phải qua những thủ tục
phức tạp như thành lập ủy ban để nghiên cứu về phẩm hạnh rồi phải có những phép
lạ của vị đó thể hiện được như trị bịnh hay giúp người qua tai nạn chẳng hạn…Có
khi những thủ tục phải trải qua hàng chục năm mới xong một vụ phong Thánh.
Trong khi CĐ chỉ cần cầu cơ bút chỉ dạy hay các Đấng sẽ tự động chỉ dạy cho
biết như trường hợp Ngài Phối Thánh Màng Phối Thánh Thoại…
Cho nên
cầu cơ bút chính xác như đạo Cao Đài là một phương pháp thông công với cõi vô
hình là tiện lợi nhứt.
4 - Đức
Chí Tôn ban cho Pháp Chánh Truyền là bộ Hiến pháp thành văn quý báu của Đạo mà
chưa tôn giáo nào có được.
Ngay từ
ngày Lễ Khai Đạo Đức Chí Tôn đã giáng cơ
ban cho Pháp Chánh Truyền, trong đó qui định quyền hạn chư chức sắc CTĐ là cơ
quan Hành Chánh Đạo và chức sắc HTĐ là cơ quan giám sát phù hợp với tinh thần
dân chủ của nhân loại hiện nay.
Tuy nhiên
các hàng phẩm chức sắc không chỉ giới hạn trong Pháp Chánh Truyền mà sau nầy
các Đấng còn chỉ dạy lập thêm chức sắc cấp thấp của HTĐ từ phẩm Tiếp Dẫn Đạo
Nhơn đến phẩm thấp nhứt là Luật sự. Sau đó Đức Lý Đại Tiên và Đức Hộ Pháp còn
lập thêm Thập Nhị Đẳng Cấp của Cơ Quan Phước Thiện rồi chức sắc Ban Thế Đạo,...
Tức là tùy theo nhu cầu tiến hóa của nhơn sanh mà các Đấng có thể lập thêm các
hàng phẩm chức sắc khác để nhơn sanh có cơ hội nhập vào trường thi công quả để
đoạt vị tùy theo khả năng của mình. Đó là cơ tận độ của đạo Cao Đài.
Các Đấng
cũng có dự trù sau nầy các nền tôn giáo khác xin nhập vào đạo Cao Đài, các vị
chức sắc của họ có thể gia nhập vào hàng phẩm Thập Nhị đẳng cấp tùy theo công
đưc của họ. Và các hàng phẩm chức sắc Phước Thiện thì không có giới hạn về nhân
số nên có thể dung nạp bao nhiêu cũng được.
Tóm lại
một nền Đạo có nhiều hàng phẩm chức sắc để có thể dung nạp nhiều hạng nhơn sanh
thì ta chỉ thấy trong Đạo Cao Đài…
5 - Đức
Chí Tôn còn ban cho Quyền Vạn Linh ngang với Quyền Chí Tôn tại thế, đây là tinh
thần dân chủ cao độ.
Khoảng
cuối năm 1931, Đức Chí Tôn giáng cơ dạy thành lập Quyền Vạn Linh gồm 3 Hội: Hội
Nhơn Sanh, Hội Thánh và Thượng Hội. Đây kể như là Cơ Quan Lập Pháp (Quốc Hội
gồm 3 viện) của Đạo. Quyết nghị của 3 Hội gọi là Quyền Vạn Linh ý nghĩa là
Quyền của cả chúng sanh, Quyền nầy có thể đối lại với Quyền Chí Tôn tại thế do
hai vị Giáo Tông và Hộ Pháp họp lại. Nếu so sánh với cơ chế đời thì như là
Quyền của Toàn dân đối lại với Quyền của lảnh đạo cả nước. Đây là điểm tuyệt
vời nói lên tinh thần dân chủ cao độ. Và điểm đặc biệt là Quyền hành của Hội
Nhơn Sanh (đại diện cho tầng lớp thấp thỏi của tín đồ) rất lớn như là chư chức
sắc hành chánh muốn cầu thăng phẩm vị cao hơn, Hội Thánh phải đưa ra Hội Nhơn
Sanh duyệt xét trước. Nếu nhơn sanh không đồng ý coi như vị nầy bị mất phần
thăng thưởng.
6-Về cơ
chế chánh trị Đạo theo Đức Hộ Pháp còn là khuôn mẫu cho cả chánh trị đời phải
noi theo để có một khuôn mẫu xã hội tốt đẹp sau nầy…
Đức Hộ
Pháp thuyết Đạo trong Con Đường Thiêng Liêng Hằng Sống, ngày 8 tháng 10 năm Mậu
Tý 1948:
“…Ngày
giờ nào trên mặt địa cầu nầy, Quốc gia xã hội nhơn quần biết tìm chủ quyền đặc
sắc vĩnh cửu, công chánh, tức phải đồ theo Pháp chánh của Đạo Cao Đài, tạo hình
tướng chánh thể quốc gia. Có lẽ ngày giờ đó thiên hạ mới thấy chủ quyền đạo Cao
Đài định thật quyền cho quốc gia và cho toàn nhơn loại…”
Pháp
chánh là cơ chế tổ chức các cơ quan trị quyền trong Đạo, theo bản hiến pháp của
Đạo là Pháp Chánh Truyền. Chữ Pháp chánh ngoài đời gọi là chánh thể của một
quốc gia. Chánh thể một quốc gia được qui định trong Bàn hiến pháp của quốc gia
đó, thí dụ như chánh thể Quân chủ lập hiến, chánh thể cộng hòa tổng thống, …
Lời dạy
trên của Đức Hộ Pháp có ý nghĩa là chánh thể Quốc gia muốn cho tốt đẹp đặc sắc
vĩnh cửu, công chánh phải đồ theo nền Pháp chánh của Đạo Cao Đài như là Pháp
Chánh Truyền đã qui định. Tức là cách tổ chức và phân quyền giữa hành pháp, lập
pháp và tư pháp đời nên rập khuôn theo Pháp chánh của đạo Cao Đài như là hệ
thống chức sắc hành chánh CTĐ, hệ thống chức sắc HTĐ, Cách thành hình một đạo
luật, Ba Hội của Quyền Vạn linh, hệ thống tư pháp, tòa án Đạo,…
Chúng ta
biết rằng Pháp Chánh Truyền do Đức Chí Tôn ban cho và Đức Hộ Pháp chú giải chi
tiết ra. Ngày xưa người Pháp cho rằng Cao Đài có ý lập một quốc gia trong một
quốc gia khi họ nhìn thấy cơ chế tổ chức giống như một nhà nước của Đạo…
Đức Chí
Tôn cũng có lời Thánh giáo qua TNHT : “Những ai là đạo đức đọc đến cách lập
pháp của Thầy mà chẳng mừng dùm cho nhân loại…”
Nhu vậy
nền Pháp chánh của Cao Đài cũng là mẫu số chung cho chánh trị đời nương theo sẽ
được tốt đẹp.
7 - Nữ
phái được nâng đỡ vào hàng chức sắc và số lượng không giới hạn chỉ trừ ra 2
phẩm cao nhất mà thôi. Chưa có tôn giáo nào có hàng phẩm chức sắc nữ phái như
đạo Cao Đài…
Qua sự
học hỏi các nền tôn giáo, ta thầy một vài tôn giáo chủ trương nam nữ bình quyền
như Đạo Oomoto (Đại Bổn Giáo) có vị giáo chủ là một người nữ đó là bà Nao
Deguchi (1836-1918) hoặc Đạo Sikh nam nữ đều có thể đảm nhận những chức vụ như
nhau nhưng họ chỉ công cử nhiệm vụ mà thôi chớ không có phẩm tước chức sắc rõ
ràng có hệ thốgng như đạo Cao Đài…
Cho nên
ta có thể nói chưa có nền tôn giáo nào nâng đỡ dành ưu quyền cho nữ phái như
đạo Cao Đài…
8 -
Phương pháp tu hành, giai đoạn đầu vẫn ở tại thế mà tu được, sau khi lớn tuổi
hơn và nhẹ bớt gánh đời rồi dành toàn thời gian phế đời hành Đạo.
Phương
pháp nầy so ra dễ thực hiện cho số đông nhơn sanh có thể vừa trả quả nghiệp vừa
nhập trường công quả để đoạt vị khi mãn kiếp sanh.
Cao Đài
chủ trương Nho tông chuyển thế nên người tu phải lo tròn nhơn đạo trước tiên
rồi mới lo phần Thiên Đạo. Pháp tu Cao Đài gọi là phước huệ song tu nghĩa là
người tín đồ bình thường ở nhà lo tròn bổn phận trong gia đình, lập công quả,
lảnh nhiệm vụ Bàn Tri Sự nơi Hương Đạo, lo bề quan hôn tang tế sự nơi địa
phương, cúng tứ thời ở nhà và cúng đàn lễ nơi Thánh Thất…Giữ ngũ giới cấm , Tứ
đại Điều qui, ăn chay kỳ theo tiêu chuẩn 10 ngày trong tháng…
Đây là
những điều dễ dàng ai cũng có thể làm được miễn là có tâm lo tu hành. Có những
vị leo lên lần từ hàng đạo hữu đến cuối đời đoạt phẩm Đầu Sư như quí Ngài Đầu Sư
Thượng sáng Thanh, Đầu Sư Thái Bộ Thanh tức là vào hàng Tiên vị. Điều nầy chứng
tỏ pháp tu Cao Đài là dễ dàng cho nhơn sanh đoạt vị để có thể giải thoát kiếp
luân hồi sanh tử…
9 - Pháp
tu buổi Tam Kỳ Phổ Độ nhấn mạnh vào việc lập công quả, đây là việc dễ làm hơn
là các pháp tu thời Nhị Kỳ Phổ Độ như ly gia cắt ái, tham thiền nhập định,…
Thánh
giáo dạy về việc lập công quả qua TNHT:
- “Người
dưới thế nầy muốn giàu có phải kiếm phương thế mà làm ra của. Ấy là về phần xác
thịt. Còn Thần, Thánh, Tiên, Phật muốn cho đắc Đạo phải có công quả.
- “Lão
còn ít lời khuyên chư hiền hữu rằng: công quả cho kịp kỳ kẻo để nhiều người còn
chìm đắm trong khổ hải mà không đặng sớm gặp Tam Kỳ Phổ Độ, nên Lão cũng
lấy làm thương xót. Có người thì rủi dường ấy, còn nhiều kẻ may gặp chánh Đạo,
lại có ý cáo thối, lui bước lại đường đời, ấy là điều đáng lo cho chúng sanh,
vì cái gương Đạo mà đem chiếu giữa công chúng, nếu gương trong thì tỏ rạng, còn
gương lờ thì mới sao?”(trg 120).
“Ấy vậy
Đại Đạo Tam Kỳ chẳng khác chi một trường thi công quả; nếu biết ăn năn trở bước
lại nơi đường sáng sủa, giồi tâm trau đức, đặng đến hội diện cùng Thầy, thì mới
đạt đặng địa vị thanh cao trong buổi chung qui cho. Chúng sanh khá nghe và xét
mình cho lắm”. (trg 127).
Công quả
là tất cả những gì ta cứu giúp cho chúng sanh bằng tiền bạc, công sức, lời nói,
bằng thương yêu săn sóc,…hay gọi là Tam lập là lập công lập đức, lập ngôn,… Đây
là những điều dễ thực hiện ai cũng có thể làm được,…
10 - Quan
niệm Cao Đài bắt buộc tín đồ ăn chay 10 ngày tối thiểu để có thể siêu thoát về
cõi Thiêng Liêng Hằng Sống là điều ít có tôn giáo nào sánh được.
Quan niệm
ăn chay là để cho chơn thần được thanh nhẹ là một quan niệm mới hơn các nền tôn
giáo xưa…Ăn chay là ăn thực phẩm từ thực vật rau củ quả không có máu thịt từ
loài động vật nên đây là thực phẩm giúp cho thể xác và chơn thần chúng ta được
tinh khiết.
Thánh
giáo dạy về chơn thần và sự luyện đạo như sau:
“Mỗi kẻ
phàm dưới thế nầy đều có hai xác thân. Một phàm gọi là corporel. Còn một
thiêng liêng gọi là spirituel. Mà cái thiêng liêng do nơi cái phàm mà ra nên
gọi nó là bán hữu
hình, vì có thể thấy đặng mà cũng có thể không thấy đặng. Cái xác vô hình huyền
diệu thiêng liêng ấy do nơi Tinh, Khí, Thần mà luyện thành. Nó nhẹ nhàng hơn
không khí…
Nó vẫn là
chất tức hiệp với không khí Tiên Thiên, mà trong Khí Tiên Thiên thì hằng có
điển quang. Cái Chơn Thần buộc phải tinh tấn trong sạch mới nhẹ hơn không khí
ra khỏi ngoài Càn Khôn đặng…
Nếu như các con còn ăn mặn luyện đạo rủi có ấn
chứng thì làm sao mà giải tán cho đặng? Như rủi bị huờn, thì đến khi đắc đạo,
cái trược khí ấy vẫn còn, mà trược khí thì lại là vật chất tiếp điển (bon
conducteur d’électricité) thì chưa ra khỏi lằn không khí đã bị sét đánh tiêu
diệt. Còn như biết khôn thì ẩn núp tại thế mà làm một bậc Nhân Tiên thì kiếp
đọa trần cũng còn chưa mãn. Vì vậy Thầy buộc các con phải trường trai mới đặng
luyện đạo”.
Cao Đài
rất quan trọng việc ăn chay nên Tân Luật qui định, bực hạ thừa thì phải ăn chay
10 ngày (thập trai) còn bực thượng thừa phải trường trai…
Ít có tôn
giáo nào bắt buộc tín đồ phải ăn chay 10 ngày, ngay cả Phật giáo việc ăn chay
cũng là tự nguyện chớ không bắt buộc. Ngày nay Cao Đài bắt tín đồ phải ăn thập
trai trở lên mới được hưởng bí pháp của Đạo, đây là điều quan trọng nên Đức Chí
Tôn mới bắt buộc con cái Người.
11 -
Thuyết Tiến Hóa trong bát hồn vận chuyển bao gồm cả thuyết Luân hồi của nhà
Phật là một phần giáo lý quan trọng và chứng nghiệm thực tế trong Đạo Cao Đài,
mà một số tôn giáo thuộc về Thánh Đạo bỏ qua thuyết nầy…
Cao Đài
đưa ra quan niệm rõ ràng về bát phẩm chơn hồn trong càn khôn vũ trụ : từ kim
thạch rồi tiến hóa lên thảo mộc; thảo mộc tiến hóa lên thú cầm; thú cầm tiến
hóa lên phẩm người. Đạt được phẩm người là nhân loại, rồi người phải tu hành,
phụng sự chúng sanh để đoạt vị Thần Thánh Tiên Phật. Khi đoạt vị Tiên Phật mới
gọi là giải thoát khỏi kiếp luân hồi sanh tử.
Mỗi chơn
hồn khi sinh ra rồi bắt buộc phải đi trên con đường nầy. Nếu người nào không lo
tu hành mà gây nhiều tội lỗi thì phải chịu đầu kiếp trở lại để trả quả nghiệp
tức là phải chịu nhiều đau khổ thể xác tinh thần. Dĩ nhiên là ai cũng muốn sung
sướng nên bắt buộc chỉ có con đường tu hành để mau giải thoát mà thôi.
Đây gọi
là định luật tiến hóa trong càn khôn vũ trụ. Các tôn giáo khác không quan niệm
rõ ràng về bát hồn vận chuyển, nhưng Cao Đài giải thích rất rõ ràng…
12 - Về
vũ trụ quan: Sự thành hình vũ trụ, các cõi Trời từ cao cũng diễn tả thấp đều được diễn tả rõ ràng qua lời Thánh
giáo và Kinh kệ được Ơn Trên ban cho.
Chính Đức
Chí Tôn đã giáng cơ giảng giải về vũ trụ quan của Cao Đài. Những tầng hữu hình:
gồm Thất thập nhị địa, rồi Tứ đại bộ châu lên nữa là Tam thiên thế giái. Và
những tầng cao hơn thuộc vô hình như: Tam thập lục thiên là 36 từng Trời, rồi
chuyển kiếp tu hành nữa mới vào đặng Bạch Ngọc Kinh mà Đạo Phật gọi là Niết
Bàn.
Ngoài ra
qua các bài kinh Thiên Đạo chúng ta cũng biết thêm cõi Cực Lạc thế giới, Cửu
Thiên Khai Hóa, …Ngoài ra các cõi đọa như Cỏi Âm Quang, Thanh Tịnh Đại Hải
Chúng,…
Điểm đặc
biệt là khi chết rồi mỗi tuân cửu, tiểu tường, đại tường chúng ta sẽ biết mỗi
giai đoạn linh hồn sẽ đi đến đâu. Đây là điều ít có tôn giáo nào giải rõ ràng
như đạo Cao Đài..
13 - Về
nhân sinh quan: Thuyết Tam Thể xác thân được diễn tả rõ ràng hơn về bản thể con
người.
Trước kia
người ta cũng biết vấn đề nầy rồi như trong dân gian có câu: Ba hồn bảy vía…Đến
nay Cao Đài giải thích rõ ràng hơn để mọi người ai cũng hiểu được. Ba hồn của
con người là sanh hồn, giác hồn và linh hồn, Bảy vía là lớp áo của chơn thần con người…
14 - Các
tôn giáo Nhị Kỳ Phổ Độ đã đưa ra lời tiên tri về ngày tận thế và Hội Long Hoa
hay ngày phán xét cuối cùng…Ngày nay trong Đạo Cao Đài cũng diễn tả điều đó có
hệ thống rõ ràng:
Tượng Đức Phật Di Lạc cỡi trên lưng cọp trên
nóc HTĐ, Ngài mặc một bên là áo cà sa, môt bên là áo mãng bào, nói lên sứ mạng
của Ngài về cả Đạo lẫn thế.
Rồi bốn
cây cột biểu tượng Long Hoa trước Đền Thánh tức là Hội Long Hoa diễn ra nơi của
Đạo Cao Đài.
Nhất là
các bài kinh Đại Tường, Di Lạc Chơn Kinh, nói lên sứ mạng của Đức Phật Di Lạc
trong buổi Tam Kỳ Phổ Độ mà chúng ta biết được Ngài đã đến rồi không ai khác
hơn là Đức Hộ Pháp.
Chúng ta
còn biết được trong tương lai Ngài còn đến để “thâu các Đạo hữu hình làm một”
như trong bài kinh Đại tường diễn tả.
Các tôn
giáo khác cũng có nói về Hội Long Hoa và Đức Phật Di Lạc nhưng chưa tôn giáo
nào diễn tả rõ ràng bằng trong đạo Cao Đài.
Tóm lại,
ngày nay các tôn giáo đều có hoài vọng tìm ra con đường lý tưởng để làm tôn
giáo chung duy nhứt cho nhân loại, Ngày nào họ nhận ra được những ưu điểm của
Đạo Cao Đài chắc hẳn họ sẽ tôn vinh Cao Đài như là một nền Đạo trọn vẹn như là
một mẫu số chung cho các nền tôn giáo vậy…
* Quang Thông (9-2023)