Phật Mẫu Chơn Kinh Luận Giải . * Hiền Tài Lê Văn Năm.

(tiếp theo kỳ trước) 
Câu 26 :  Phước từ bi giải quả trừ căn.
Giải nghĩa :
- Phước: Điều may mắn tốt lành. - Từ bi : Lòng thương yêu bao la khắp chúng sanh và luôn muốn giúp chúng sanh thoát khổ. - Giải : cởi bỏ đi.  - Quả : cái kết quả.  - Trừ: làm cho mất. - Căn : Gốc rể, chỉ tất cả các việc làm trong kiếp trước tạo thành cái nghiệp ảnh hưởng lên kiếp sống hiện tại.  - Giải quả trừ căn : Cởi bỏ hay làm mất đi cái kết quả ở hiện tại mà cái ngồn gốc do nguyên nhân tạo nghiệp thiện ác của kiếp trước, tức là cái kết quả hạnh phúc hay phiền não hiện tại là kết quả của việc làm thiện hay ác của kiếp trước báo ứng lại.
C 26 : Đức Phật Mẫu từ bi ban phước và giải quả trừ căn của chúng sanh đã gây ra từ kiếp trước
Luận giảng :
-:- Đức Phật Mẫu từ bi ban phước và giải quả trừ căn của chúng sanh như thế nào ?
Như Đức Chí Tôn “Tích phước hựu tội” cho con cái, Đức Phật Mẫu từ bi lo ban phước và giải trừ căn quả của chúng sanh để cứu độ cho chúng sanh “chuyển đọa vi thăng” để qui hồi cựu vị…
Để cho tất cả ngươn linh dù hóa nhơn, quỉ nhơn hay nguyên nhơn bị đọa trần đều đồng nhứt thăng qui hồi cựu vị, Đức Chí Tôn đã khai minh ĐĐTKPĐ và ban đại ân xá kể từ nay :
“Vô siêu đọa quả căn hữu pháp,
 Vô khổ hình nhơn kiếp lưu oan,
Vô địa ngục, vô quỉ quan,
Chí Tôn đại xá nhứt trường qui nguyên”
Còn Đức Phật mẫu thì thi hành lịnh của Đức Chí Tôn cứu độ tất cả nhơn sanh khắp Đông Tây Nam Bắc, lo “Khai Tông định Đạo”, “Diệt hình tà pháp, cường khai Đại Đồng”, “Hiệp vạn chủng” tộc về một mối, qui Tam Giáo về một Tông, để giáo hóa và tận độ con cái nào’ hữu duyên hữu hạnh”  để phục hổn Nguyên Nhơn Phật tánh mà trở về để Ngài ban thưởng ngôi vị thiêng liêng nơi cõi Thiên Thượng như đoạn PMCK sau đây nói rõ ân phước của Đức Phật Mẫu chí công, đã từ bi giải quả trừ căn và lo tận độ cho chúng sanh :
 “Chiếu nhũ-lịnh Từ-Huyên thọ sắc,
Độ anh nhi nam, bắc, đông, tây.
Kỳ khai tạo nhứt Linh-Đài.
Diệt hình tà-pháp cường khai Đại-Đồng
………………
Trụ căn quỉ khí cửu-tuyền,
Quảng khai thiên thượng tạo quyền chí công.”
Như vậy, Đức Phật Mẫu đã từ bi ban nhiều ân phước, lo khai Tông định Đạo, , dùng mọi  quyền pháp và phương tiện với sự góp công của Cửu Vị Nữ Phật,  và các đấng TTTP để lo giài quả trừ căn và tận độ chúng sanh, gồm toàn con cái của Ngài  qui hồi cựu vị để hội hiệp cùng Cha Mẹ Thiêng Liêng là Đại Từ PHụ, Đại Từ Mẫu nơi cõi thiêng liêng hằng sống, đang mong mõi và chờ ban thưởng những con nào là việc phi thường dưới thế :
 “Ngồi trông con đặng phi thươ\ờng,
Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh”
Câu 27 : Hườn hồn chuyển đọa vi thăng.
GIẢI NGHĨA :
- Hườn: Do chữ hoàn noi trại ra, nghĩa là trả lại.  - Hồn:  Linh hồn.  - Chuyểu : Dời đổ.  - Đọa :  Bị trừng phạt xuống cõi thấp khổ sở. Vi : Làm.  - Thăng : siêu thăng.  - Hườn hồn : Trong thời kỳ đại ân xá của Đức Chí Tôn những người mà trước đây phạm tội nặng với Thiên Điều , bị Ngũ Lôi tiêu diệt, nay được Đức Phật Mẫu cho hườn linh hồn và chơn thần cho sống lại.  - Chuyển đọa vi thăng :Đức Phật Mẫu có quyền ân xá cho những linh hồn bị đọa được siêu thăng.
C 27 : Những người trước đây bị Ngũ Lôi tiêu diệt hay bị đọa lạc, nay được Đức Phật Mẫu ân xá hườn trải lại linh hồn và chơn thần cho sống trở lại để được siêu thăng.
LUẬN GIẢNG :
- :- Tội nào bị Ngũ Lô tiêu diệt ?
Thật là khó cho chúng ta nêu ra những tội nào bị Ngũ Lôi tiêu diệt, chỉ mường tượng đến những người phạm tội nặng đối với Luật Thiên Điều đã do Đức Chí Tôn và chư TTTP lập ra để điều hành cơ huyền vi mầu nhiệm của Đạo ( nên tham khảo Kinh Sám Hối)
Đức Chí Tôn đã cho lập ngay Tân Luật Pháp Chánh truyền để điều hành nguồn máy Hành Chánh Đạo hầu bảo thủ chơn truyền và công bình thiên Đạo kèm theo Luật Pháp còn cóTháh Ngôn và Giáo Điều dạy bảo.
Chúng ta có thể dựa trên Lời Minh Thệ của nhị vị Đầu Sư Tiền Khai Đại Đạo là Ngài ĐS Thượng Trung NHựt và Ngài ĐS Ngọc Lịch Nguyệt để có một ý niệm khái-quát về tội bị Ngũ Lôi tiêu diệt qua đoạn Thánh Ngôn sau đây :
“. . . hai vị Ðầu-Sư xuống ngai, đến quì trước mặt Ngũ-Lôi, hai tay chấp trên đầu quì ngay bùa (Kim-Quang-Tiên) mà thề như vầy:
" Tôi là Lê Văn Trung tự Thiên Ân là Thượng Trung Nhựt và Lê Văn Lịch tự Thiên Ân là Ngọc Lịch Nguyệt, thề Hoàng Thiên, Hậu Thổ, trước Bửu Pháp Ngũ Lôi rằng làm trọn Thiên Ðạo mà dìu dắt cả mấy em chúng tôi đều là môn đệ của Cao Ðài Ngọc Ðế; nhứt nhứt do lịnh Thầy phân định chẳng dám chuyên quyền mà lập thành tả đạo; như ngày sau hữu tội thì thề có Ngũ Lôi tru diệt."
Từ Lời MInh Thệ trên, chúng ta rút ra được 3 yếu tố sau đây :
1.- Nhị vị Đầu Sư  (tức Chức Sắc CTĐ, Chức Việc, những người có trách nhiệm phổ độ chơn truyền của ĐĐTKPĐ) phải làm tròn Thiên Đạo trong việc dìu dắt đàn em mình.
2.- Khi hành Đạo phải hết lòng tuân sự phân định của Đức Chí Tôn (Hội Thánh) không được chuyên quyền mà lập ra Tả Đạo.
3.- Nếu gây ra tội, thề chịu Ngũ Lôi tiêu diệt.
Thật là một lời thề vô cùng trọng hệ để gìn lòng trung thành với Đạo hầu tu thân, hành Đạo, độ đời và quyết tâm làm tròn sứ mạng thế Thiên hành hóa vậy.
-:- Ân xá của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu với người bị Ngũ Lôi tiêu diệt và bị đọa lạc như thế nào ?
Nay, vào cuối Hạ Ngươn Tam Chuyển, Đức Chí Tôn khai minh ĐĐTKPĐ, ban đại  ân xá cho tất cả chúng sanh. Nhơn loại đã bị tiêu diệt hay bị đọa lạc đều được cứu độ để cho các đẳng linh hồn, không phân biệt nguyên, hoá hay quỉ nhơn đều được :
 “Trùng huờn phục vị thiên-môn,
Nguơn-linh hóa chủng quỉ hồn nhứt thăng.
Và Đức Phật Mẫu, la Người đắc lịnh nơi Đức Chí Tôn đến trần lập Đạo, cùng với Cữu vị Nữ Phật lo cứu độ hầu “hườn hồn chuyển đọa vi thăng” cho tất cả chúng sanh để hoàn thành thiên chức của Bà Me Thiêng Liêng là :
 “ Sanh dưỡng dưỡng sanh rồi phải độ,
Độ cho trở lạichốn Đơn Đình”
Đó là “Ân dưỡng sanh đảm bảo hồn hài” của Đức Phật Mẫu đối với con cái, sánh với cái tài chí-công của Càn Khôn Tạo Hóa vậy.-
 
Câu 28 :  Cữu Tiên hồi phục Kim Bàn Chưởng Âm.
GIẢI NGHĨA :
- Cữu Tiên :  vị Tiên Nữ DTC, thường gọi là Cửu Vị Tiên Nương.  - Hồi phục : Quay trở về.  – Kim Bàn : Cái chậu bằng vàng to lớn nơi DTC mà Đức Phật Mẫu dùng để chứa ngươn chất tạo ra chơn thần cho Vạn LInh.- Chưởng Âm : Chưởng quản Khí Âm Quang.
 
C  28 : Cửu vị Tiên Nương quay trở về Kim Bàn nơi DTC để giúp Đức Phật Mẫu chưởng quản Khí Âm Quang.
LUẬN GIẢNG :
-;- Thế nào là Âm Quang ?’
Theo Thánh Ngôn HT/Q2/T190, Bát Nương DTC có giải thích về Âm Quang như sau :
“  Âm-quang là khí-chất hỗn-độn sơ-khai, khi Chí-Tôn chưa tạo-hóa; lằn âm-khí ấy là Diêu-Trì-Cung chứa để tinh-vi vạn-vật, tỷ như cái âm-quang của phụ-nữ có trứng cho loài người. Khi Chí-Tôn đem dương-quang ấm-áp mà làm cho hóa sanh, thì cái khoảnh âm-quang phải thối-trầm làm tinh-đẩu là cơ-quan sanh-hóa vạn-linh. Song lằn âm-quang ấy có giới hạn, nghĩa là nơi nào ánh linh-quang của Chí-Tôn chưa chiếu giám đến, thì phải còn tối-tăm mịt-mờ, chẳng sanh, chẳng hóa. Vậy thì nơi khiếm ánh Thiêng-liêng là âm-quang, nghĩa là âm-cảnh hay là địa-ngục, Diêm-đình của Chư-Thánh lúc xưa đặt hiệu...”
-:- Tại sao cửu vi Tiên Nương DTC quay trở về Kim Bàn nơi DTC để giúp Đức Phật Mẩu chưởng quản Khí Âm Quang ?
Cửu vị TN, nhất là Thất Nương và Bát Nương DTC về đây để giúp Đức Phật Mẫu dạy đỗ và khai sáng ánh Đạo Vàng cho các linh hồn tội lỗi, biết giác ngộ mà trở về với  Đạo, như các câu Kinh TTCĐDTKM :
 “ Bát Nương là Đấng CHí Linh,
Cùng chung giáo hóa chung cùng lo âu.
Thất Nương khêu đuốc Đạo đầu,
Nhờ người gội ánh nhiệm mầu huyền vi “
 
Và cũng theo TNHT trên, Bát Nương DTC cho biết “ nhiều Hồn còn ở lại nơi Âm Quang trót ngàn năm chưa thoát qua đặng. Thất Nương ở đó đặng lo dạy dổ, nâng đỡ các chơn hồn, dầu sa đọa luân hồi cũng có người giúp đở”
Đó là lý do mà Cửu vị Tiên Nương phải quay lai nơi DTC để giúp Đức Phật Mẫu chưởng quản cõi Âm Quang hầu cứu độ cho chơn hồn vượt qua quan ải này mà trở về Thiên Môn vậy.
Câu 29 & 30 :
Thập Thiên Can bao hàm vạn tượng,
Tùng Địa Chi hóa trưởng Càn Khôn.
-;- GIẢI NGHĨA :
- Thập Thiên Can Trời gồm có  : Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, KỶ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.
- Thập nhị Địa chi Đất gồm có : Tý, Sữu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi - Bao hàm: Gồm chứa,  chứa đựng bên trong. - Tượng:
Hình dạng bên ngoài. - Vạn tượng: Muôn hình trạng.
- Tùng: Theo. - Hóa: sanh thành. - Trưởng: Lớn lên. - Càn Khôn : Trời Đất, chỉ Càn Khôn Vũ Trụ.
C 29+30: Thập Thiên Can bao gồm muôn hình muôn trạng. Thập Thiên Can tùng theo Thập Nhị Địa Chi sanh thành và làm lớn rộng thêm CKVT.
-:-  LUẬN GIẢNG :
- Ý nghĩa Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi như thế nào ?
CAN và CHI, theo chữ gốc, Can : Thân cây. Chi : cành lá. Thân cây và cành lá liên kết nhau thành cái cây. Tương truyền vào thời vua Hiên Viên Huỳnh Đế, có Ông  Ái Nhiêu sáng lập ra Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi dùng để tính thời gian và làm lịch. 
Khi sáng tạo ra CKVT, Người và Vạn Vật, Đức Chí Tôn dùng Thập Nhị Địa Chi đặt tên cho các khoảng thời gian sáng tạo :
“Thiên khai ư Tý, Địa tịch ư Sữu,Nhơn sanh ư Dần” nghĩa là : Trời khai ở hội Tý, Đất ỡ hội Sữu, Nhơn sanh ở Hội Dần. Hội là khoảng thời gian rất dài, lâu hơn một chuyển. Một Hội có nhiều Chuyển. Mỗi chuyển có ba Ngươn :Thượng Ngươn, Trung Ngươn, Hạ Ngươn.
Câu 31 : Trùng hườn phục vị Thiên môn.
-:-  GIẢI NGHĨA :
- Trùng : Lập lại nhiều lần giống nhau. - Hườn: Hườn trả lại. Phục vị : Trở lại ngôi vị cũ. - Thiên môn: CửaTrời, ý nói cõi Trời, tức cõi thiêng liêng hằng sống.
C 31: Nhiều lần cho trở lại ngôi vị cũ nơi cõi thiêng liêng hằng sống.
-:- LUẬN GIẢNG :
 - Linh hồn tấn hóa như thế nào để trở về ngôi xưa vị cũ ?
Mỗi Linh Hồn có thể được Đức Phật Mẫu cho đầu kiếp nhiều lần, lên xuống cõi trần để học hõi, kinh nghiệm, tấn hóa cho đến khi nào đạt được quả vị cao trọng nơi cõi TLHS. Sự tấn hóa nầy có hai cách : 
- Cách thông thương :Linh Hồn tấn hóa theo địa vị nhơn phẩm. Đức Chí Tôn cho biết như sau :
“Các con đã sanh tại thế nầy, chịu khổ tại thế nầy. Thầy hỏi các con chết rồi các con ra thế nào ? Các con đi về đâu ?
Chẩng một đứa hiểu cơ mầu nhiệm ấy. Thầy dạy cả kiếp luân hồi thay đổi từ trong vật chất mà ra thảo mộc, từ thảo mộc đến thú cầm, loài người phải chịu nhiều chuyển kiếp ngàn năm, muôn muôn lần, mới đến địa vị nhơn phẩm
Nhơn phẩm ở thế gian nầy còn chia ra phẩm giá nhiều hạng. Đứng bậc đế vương nơi quả địa cầu nầy, chưa đặng vào bậc chót của quả địa cầu 67  . Trong địa cầu 67  , nhơn loại cũng phân ra  đẳng cấp dường ấy. Cái quí trọng của mỗi địa cầu càng tăng thêm hoài cho tới đệ nhứt cầu. Tam Thiên Thế Giới, qua khỏi TTTG đến Tứ Đại Bộ Châu, qua TĐBC mới vào đặng Tam Thập Lục Thiên, vào TTLT rồi phải chuyển kiếp tu hành nữa, mới đặng lên đến Bạch Ngọc KInh, là nơi Đạo Phật gọi là NIết Bàn đó vậy. Các con coi đó thì đủ hiểu, các phẩm trật của các con nó nhiều là dường nào”.
- Tu theo ĐĐTKPĐ, Đức Chí Tôn dặn rằng :
“Nếu kẻ không tu, làm đủ phận người, công bình, chánh trực, khi hồn xuất ra khỏi xác thì cứ theo đẳng cấp gần trên mà luân hồi lại nữa,  thì biết chừng nào hội hiệp cùng Thầy, nên Thầy cho một quyền rộng rãi cho nơn loại, CKTG, nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy”TNHTQ1/T61.
 
- Ở một đoạn Thánh Ngôn khách cho biết rằng, cửa Đạo Cao Đài là Trường Thi Công Quả giúp cho nơn loại đến nơi Cực Lạc. Đức Chí Tôn viết :
“Một trường công quả, các con muốn đến đặng nơi Cực Lạc thi phải đi tại cửa nầy mà thôi”.
- Thêm nữa, nếu gặp TKPĐ mà không tu, thì chúng sanh không đi nơi nào khác mà tu đắc Đạo bao giờ, vì Đức Chí Tôn cho biết rằng :
“Phẩm vị TTTP từ ngày bế Đạo,  thì luật lệ hởi còn nguyên, luyện pháp chẳng đổi,  song Thiên Đình mỗi phen đánh tản “Thần”  không cho hiệp cùng”Tinh Khí” Thầy đến đặng hườn nguyên Chơn Thần cho các con đắc Đạo” TNHT/Q1/T.11.
- Tùng Pháp Điều của TKPĐ để tu giải thoát:
Kinh Di Lạc là Kinh tận độ chúng sanh mà Đức Q. Giáo Tông và Đức Hộ Pháp đã trót 10 năm dâng sớ cầu đảo nơi Đức Chí Tôn và TTTP ban cho. Ấy là một giọt nước cam lồ của Đức Từ Bi rưới chan đặng gội nhuần cho các đẳng linh hồn của toàn thế giới. Trong Kinh nầy có đoạn Hổn Ngươn Thiên cũng xác định thêm rằng :
“Nhược hữu chúng sanh văn ngã ưng đương thoát nghiệt, niệm Phật, niệm Pháp, niệm tăng, tùng thi Pháp Điều TKPĐ tất đắc giải thoát luân hồi, đắc lộ Đa La Tam Diệu Tam Bồ Đề, thị chi chứng quả Cực Lạc Niết Bàn”
 
Câu 32: Ngươn Linh hóa chủng, Quỉ hồn nhứt thăng.
-:- GIẢI NGHĨA :
- Ngươn linh: Nguyên linh. Nguyên : là cái bắt đầu, cái gốc. Linh: Linh Hồn, chơn linh. NGươn LInh hay nguyên linh là những linh hồn được sanh ra tư tư khai Thiên, đầu kiếp xuống trần gọi là Nguyên Nhân.
- Hóa : biến hóa.  - Chủng loại.  -Quỉ hồn :  Linh hồn của quỉ, thuộc về Quỉ vị, Khi Qỉ hồn đầu kiếp xuống cõi trần để làm người thì được gọi là Quĩ Nhân. - Nhất : Bao gồm tất cả.  - Thăng : siêu thăng.

C 32 : Các loại nguyên nhân, dầu Quĩ Hồn cũng đặng siêu thăng tất cả.
-:- LUẬN GIẢNG :
- Nguyên nhân, hóa nhân và quỉ nhân khác nhau như thế nào ?
Nơi cõi trần có ba hạng người, được phân chia theo phẩm chất khác nhau của Linh Hồn : Nguyên Nhân, Hóa Nhân và Quĩ Nhân.
Nguyên Nhân là những linh hồn được sanh ra từ khai Thiên, nay đầu kiếp xuống trần.
Hóa Nhân là những người do sự tấn hóa từ  các loại thú cầm mà sanh ra.
Quĩ Nhân là những quĩ hồn đầu thai lên, nhưng quĩ hồn vốn là các Nguyên Nhân hay hóa nhân phạm những tội lỗi nặng đối với Thiên Điều thì khi chết, Linh Hồn bị đọa vào quĩ vị, biến thành Quĩ Hồn.
Khai minh ĐĐTKPĐ, là Đức CHí Tôn ban đại ân xá để tận độ chúng sanh, không phân biệt nguyên nhân, hóa nhân hay quĩ nhân, vì tất cả đều là con cái của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.

Đức Phật Mẫu thọ sắc nơi Đức Chí Tôn, từ bi cứu giúp toàn cảc con cái, dầu là Quĩ Nhân cũng đặng siêu thăng về hội hiệp cùng Ngài nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
Câu :
33 : Vô siêu đọa quả căn hữu pháp,
34 : Vô khổ hình nhơn kiếp lưu oan,
35 : Vô địa ngục, vô quĩ quan,
36 : Chí Tôn đại xá nhứt tràng qui nguyên.
-:- GIẢI NGHĨA :
33/- Vô siêu đọa : Không siêu thăng, không đọa đày, chờ luật-pháp phán xét. - Quả: Cái kết quả tốt hay xấu của kiếp sống hiện tại là do gốc rể việc làm thiện, ác của kiếp quá khứ. Hữu pháp: có pháp luật.
C33 : Không siêu thăng, không đọa đày, căn quả của mỗi người có luật pháp định rõ.
34/ - Nhơn kiếp :Kiếp sống của con người - Vô khổ hình: Không có các hình phạt khổ sở. - Nhơn kiếp lưu oan: Những mối oan nghiệt của kiếp sống trước của con người còn lưu lại.
C 34: Không có hình phạt khổ sở do các oan nghiệt của kiếp sống trước còn lưu lại (Vì các oan nghiệt đã được Đức Phật Mẫu tiêu diệt hết do theo lịnh Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn)
35/- Vô địa ngục : Không có địa ngục là cõi tối tăm thắp kém để giam giữ và đày đọa các linh hồn tội lỗi. - Vô quĩ quan : Không có quỉ sứ là quan cai ngục.
C 35: Không còn có địa ngục, không còn cá quỉ sứ là quan cai ngục nữa.
Ý nói các địa ngục đã bị đóng cửa hoàn toàn, không còn có nơi giam gữ và trừng phạt các tội hồn.
36/- Đại xá : Tha tội các tất cả những người phạm tội, không giới hạn. - Trường: Nơi tụ hợp đông đảo nhiều người. - Nhứt trường: Một trường có đông đảo người tụ hợp. - Qui nguyên:  Trở về gốc ban đầu, tức hội hợp cùng Đức Chí Tôn nơi cõi TLHS.
C 36: Đức Chí Tôn đại khai ân xá, tha thứ tội tình cho chúng sanh để đem con cái vê hội hiệp một chỗ cùng Người.
-:- LUẬN GIẢNG :
- Ý nghỉa của bốn câu kinh như thế nào ?
Đắc lịnh nơi Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu khai mở ĐĐTKPĐ, tiêu diệt hết mọi oan nghiệt của con người, nên từ đây không còn siêu thăng hay đọa đày mà căn quả của mọi người đều được Pháp Luật định rõ.
Không con địa ngục hay quỉ quan cai quản để hình phạt hay đọa đày các tội hồn nữa. Tất cả các đẳng linh hồn được ân đại xá của Đức chí Tôn đồn được đem về hối hiệp một chỗ cùng Người “Ở chung một chỗ lại chung nhà”.
- Đức Chí Tôn ban Đại Ân Xá như thế nào ?
Kể từ ngày chánh thức khai mở ĐĐTKPĐ (15-10- BD), Đức Chí Tôn mở ra một thời kỳ Đai Ân Xá cho toàn thể chúng sanh và các đẳng linh hồn được hưởng những ân huệ đặc biệt của Ngài sau đây :
(1) Tha thứ các tội lỗi ở kiếp trước của những người biết hồi đầu hướng thiện, nhập môn vào đạo, lập minh thệ cùng các Đấng Thiêng Liêng, nhứt tâm lo tu hành, sẽ được Đức chí Tôn chan rưới hồng ân, xá tội giải oan, TTTP cứu độ.
Ấy là được: “ Ơn Tạo Hóa tha tiền khiên trước, Đưa linh phan itiếp rước nguyên nhân”
 (2)  Đức Chí Tôn ban đặc ân cho tin đồ Cao Đài, khi chết, lin hồn được Cửu Vị Tiên Nương hướng dẫn đi qua các tầng Trời để trở về Thiên Môn, đến DTC bái kiến Đức Phật Mẫu, đến Ngọc Hư Cung bái kiến Đức Chi Tôn.
Sau đó được: “Thưởng phong trừng trị phân điều đọa thăng” theo Luật công bình thiêng liêng của Tạo Hóa hay ở lại cõi Âm Quang để được Thất Nương DTC và  Đức Địa Tạng Vương giáo hóa hầu ăn năn sám hối tội tình, cầu nguyện Đức Chí Tôn độ rổi.
(3)  Đức Chí Tôn mở Cực Lạc Thế Giới để đón rước người đắc đạo. Đức Chí Tôn dạy rằng : “ Thầy cho một quyền rộng rải cả nhơn loại trong CKTG nếu biết ngộ kiếp một đời tu, đủ trở về cùng Thầy”
(4)  Do lịnh Đại Ân Xả trên, Đức Phật Mẫu sẽ hườn hồn, chuyển đưa cho những người bị tội tam đồ bất năng thoát tục hay bị Ngũ Lôi tiêu diệt được chuyễn đọa vi thăng và cho tái kiếp lập công chuộc tội,v.v…
-;- Các hình thức ân xá: 
Phép giải oan, phép cắt dây oan nghiệt, Phép độ thăng và các Bí Tích khác được thi hành để chúng sanh và các đẵng linh hồn hưởng Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn.
Vậy, ngày nay, may duyên gặp ĐĐTKPĐ, được hưởng Đại Ân Xá, chúng ta khá tinh chuyên tu hành để sớm đắc đạo hầu trở về hội hiệp cùng Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống.
 
Các câu :
37 : Chiếu nhũ lịnh từ Huyên thọ sắc.
38 : Độ anh nhi Nam Bắc Đông Tây,
39 : Kỳ khai tạo nhứt Linh Đài,
40 : Diệt hình tà pháp cường khai Đại Đồng. chưa thoát qua đặng.
GIẢI NGHĨA :
37/- Chiếu : căn cứ theo. Nhũ lịnh : Nhũ : sửa, vú mẹ, chỉ người Mẹ. Lịnh : Lịnh của mẹ, tức lịnh của Đức Phật Mẫu. Từ : Lòng thương yêu của ngươi trên đối với kẻ dưới.
- Huyên : cỏ Huyên, vong ưu thảo, Ngày xưa, người ta hay trồng cỏ Huyên ở cạnh phòng người mẹ, để mong mẹ khỏi buồn phiên, nên cỏ Huyên chỉ người Mẹ, như trong danh từ : Huyên đường : nhà huyên, chỉ Bà Mẹ. Từ huyên : Bà mẹ thương yêu con cái, chỉ Đức Phật Mẫu. - Thọ sắc : nhận lảnh tờ giấy lịnh của Đức Chí Tôn.

C37 : Chiếu theo lịnh của Đức Phật Mẫu đã nhận từ Đức Chí Tôn.
38/- Độ : cứu giúp. Anh nhi : Đứa trẻ mới lọt lòng mẹ, anh nhi chỉ chung con cái của Đức Phật Mẫu, tức toàn thể nhơn loại Đức Phật Mẫu xem nhơn loại là con cái của mình.
- Nam Bắc Đông Tây : chỉ bốn phương, tức khắp cõi trần.
C38 : Cứu giúp toàn thể con cái của Đức Phật Mẫu trên cõi trần.
39/- Kỳ khai : Mớ khai một thời kỳ. Tạo nhứt : Tạo một. - Linh Đài : Cái đài linh thiêng, chỉ cái Tâm của con người hay Tâm của Vũ Trụ, tức cái Đài Cao hay Thiên Nhãn “nhãn thị chũ tâm”, tức Đức Chí Tôn, tượng trưng khối đức tin của nhơn loại. Đức tin đó nhìn nhận hai Đấng Chí Tôn và Phật Mẫu, tức Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu của nhơn loại.. Có Đức Tin vững chắc như thế, nhơn loại mới nhìn nhau, là anh em một nhà, mới thương yêu giúp đở nhau. Đó là yếu tố then chốt tiến đến Đại Đồng nhơn loại.
C39 : Mở ra thời kỳ ĐĐTKPĐ để tạo một khối đức tin lớn cho tiàn nhơn loại.
40/- Diệt : làm cho mất đi. Hình : Cái hiện ra trước mất, hình thức.  - Tà pháp : Tất cả những việc không chơn chính, gian trá, có mục đích không tốt lành.
- Cường khai : Mở ra một cách mạnh mẽ.
- Đại Đồng :  Đồng từ một Khối Đại Linh Quang sanh ra. Xã hội đại đồng trong đó, mọi người đều từ Đức Chí Tôn sanh ra, xem như anh em một Cha, chung một nhà, nên đều bình đẳng, không phân giai cấp, chủng tộc, quốc gia chi cả. Đó là một xã hội thái bình an lạc lý tưởng là đời Thượng Ngươn Thánh Đức.
C40 : Tiêu diệt tất cả hình thức của tà quái để mở ra một cách mạnh mẽ xã hội đại đồng cho toàn nhơn loại.
LUẬN GIẢNG :
-:- Ý nghĩa 4 câu kinh trên như thế nào ?
Tư khai Thiên lập Địa, Đức Phật Mẫu đã cho Đức Di Lạc đem  chiếc Thuyền Bát Nhã, chở 100 nguyên Nhân xuống trần  để học hỏi, kinh nghiệm, tiến hóa, nhưng trải hai thời kỳ Phổ Độ, Tam Giáo chỉ độ được 8 ức nguyên nhân, còn lại  92 ức Nguyên nhân còn đang đọa lạc nơi cõi trần.
Nay, đến TKPĐ, đắc lịnh nơi Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu giáng trần lập Đạo, có sự góp sức của Cửu Vị Tiên Nương và chư TTTP để cứu giúp và tận độ hết số nguyên nhơn còn lại, tức toàn thể con cái của Ngài, hiện ở khắp nơi trên cõi trần.
ĐĐTKPĐ được khai minh là nhằm tạo ra một khối  đức tin lớn và duy nhứt cho toàn nhơn loại, từ đây nhìn nhận Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu, là Đại Từ Phụ và Đại Từ Mẫu chung cho toàn nhơn loại.
Tất cả nhơn loại đều là anh em, không phân biệt gai cấp, chủng tộc, quốc gia để từ đó biết tương thân tương ái, thương yêu giúp lẫn nhau, Đó là yếu tố then chốt để tiến đến Đại Đồng nhơn loại trên toàn cầu.
Pháp Điều của ĐĐTKPĐ được ban truyền sẽ tiêu diệt tất cả tà pháp đang đọa đày nhơn loại trong vòng quả báo luân hồi và mạnh mẽ mỡ ra một xã hội Đại Đồng hầu mưu cầu thạnh rtị, thái bình cho toàn nhơn loại.
Như vậy, công đức của Đức Phật Mẫu thật vô lượng vô biên đối với nhơn loại. Ngài dưỡng sanh, đùm bọc, ra tài chí công lập Đạo hầu cứu giúp con cái xây dựng một xã hội Đại Đồng đầy hạnh phúc , thái bình, an lạc của thời Thượng Ngươn Thánh Đức; đồng thời cứu độ và chuyển đọa vi thăng cho các đẳng Chơn Hồn biết cải tà qui chánh, giãc ngộ tu hành, tấn hóa theo Pháp Điều ĐĐTKPĐ sẽ được giải thoát luân hồi để trở về hội hiệp cùng Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu nơi cõi thiêng liêng hằng sống vậy.
Câu   41   :  Hiệp vạn chủng nhứt mô đồng mạch,
GIẢI NGHĨA  :
- Hiệp : Hợp lại.  - Vạn chủng : Muôn loài, chỉ toàn thể nhơn loại. - Nhứt môn : Một cửa, ý nói chung một nhà. - Đồng mạch : Cùng một đường nước chảy, ý nói chung một tín ngường, một Đại Đạo.
C41 : Hiệp các chủng tộc của nhơn loại lại thành một nhà trong một tín ngưỡng chung, tức cùng một Đạo, cùng tôn thờ hai Đấng Cha Mẹ Thiêng Liêng chung, là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu..
LUẬN GIẢNG :
-:- Tại sao Đức Phật Mẫu phải hiệp vạn chủng về một nhà trong cùng một tín ngưỡng?
Đức Chí Tôn cho chúng ta biết rằng : 
" Khi chưa có chi trong CKTG, thì Khí Hư Vô sanh có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực. Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng NGhi, LN sanh Tứ Tượng, TT  biến Bát Quái, BQ biến ra vô cùng, mới lập ra CKTG. Thầy phân Tánh Thầy ra vạn vật : Vật chất, thảo mộc, côn trùng, thú cầm gọi là Chúng Sanh" TNHT/Q 2/T62.
" Một Chơn Thần Thầy mà sanh hóa thêm chư Phật, chư Tiên, chư Thánh, chư Thần và toàn cả nhơn loại trong CKTG, nên chi các con là Thầy, Thầy là các con" TNHT/Q 1/T27.
Ngoài ra, Đức Chí Tôn cho biết , khi phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi : Dương Quang và Âm Quang, Đức Chí Tôn chủ Dương Quang, rồi Đức Chí Tôn hóa ra Đức Phật Mẫu để chủ Âm Quang, tuần tự tiến hóa mà tạo ra CKVT và vạn vật.
Qua các điều trình bày trên, cho chúng ta hiểu rằng, các chủng tộc của nhơn loại hiện hữu trên cõi thế nầy, đều có chung một GỐC là Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu sanh ra, nên có thể nói tất cảc các chủng tộc đều là anh em một nhà,, đáng lẽ phải có chung một tín ngưỡng, tức thờ hai Đấng Cha Mẹ thiêng liêng trên, nhưng vì sao lại phân chia chủng tộc, tôn giáo, gây nên cảnh bất hòa, chiến tranh tàn hại lẫn nhau khiến cho Cha Mẹ TL phải ưu sầu, thầm khóc và than rằng : 
" Ngọt ngon trẻ nhiểm nếm mùi,
Trẻ nào có biết khúc nôi đoạn trường."

Phải chăng vì bả đỉnh chung, mùi danh lợi, vật dục thế gian dỗ dành " Khiến nên trẻ dại lạc đường quên ngôi" ? Lại cũng vì " Đường Đạo bế biệt cành hoa rơi", nên quên căn cội, sanh tử luân hồi, bị trầm luân khổ hải đọa đày không dứt.
Chính vì thế mà Đức Phật Mẫu vâng lịnh Đức Chí Tôn giáng trần lập Đạo, để qui nhơn loại về một nhà, cùng một tín ngưỡng "Qui Nguyên Phục Nhứt" các tôn giáo làm một Đạo Duy Nhứt là ĐĐTKPĐ. Từ đó, nhơn loại mới nhận thức nguồn cội chung là Cha Mẹ Thiêng Liêng Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu và nhìn nhận các chủng tộc nhơn loài đều là anh em, không còn phân biệt giai cấp sanh hèn, màu da, sắc tóc, tôn giáo, lảnh thổ hầu trụ vững đức tin xây dựng một Xã Hội Đại Đồng huynh đệ trong thái bình an lạc của  thời Thượng Ngươn Thánh Đức hầu hưởng cơ tận độ của Đức Chí Tôn va Đức Phật Mẫu, lo tu tiến để trở về ngôi xưa vị cũ nơi cõi thiêng liêng hằng sống.
Như vậy, vâng lịnh Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu lo: “Hiệp vạn chủng nhứt môn đồng mạch" là để hoàn thành sứ mạng thiêng liêng vô cùng quan trọng hầu qui nhơn loại về một nhà trong một Đạo,đ  tôn thờ hai Đấng Phụ Mẫu thiêng liêng đã sản sanh ra mình, đồng nhìn nhận nhau là anh em một Gốc, đồng tu tiến và lo xây dựng xã hội đại đồng Huynh Đệ.
Được vậy, Đức Phật Mẫu mới hài lòng ngồi :
"Ngồi trông con đặng phi thường,
Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh".-

Câu 42 : Qui Thiên Lương quyết sách vận trù :
Giải nghĩa :
- Qui :Trở về.  -Thiên lương : Cái tốt đẹp của Trời ban cho mỗi người. Đó chính là Tâm Thiện Lương, chơn chánh, nên gọi là Lương Tâm. Lương tâm chỉ là cái thể hiện của Chơn Linh, còn Chơn Linh là Điểm Linh Quang mà Đức Chí Tôn ban cho mỗi người. - Quyết : Liệu định.  - Sách : Kế họach.  Vận trù : Vận động và trù liệu hay toan tính công việc.
 
Câu 42 : Đức Phật Mẫu liệu định kế họach, vận đông và toan tính đem cái Thiên Lương (Tâm) trở lại làm chủ con người.
LUẬN GIẢNG :
-:- Tâm hay Lương Tâm là gì ?
Thiên Lương là cái Lương Tâm hay Điểm Linh Quang của Đức Chí Tôn ban cho con người, Các tôn giáo gọi đơn giản là cái Tâm.
 
- Đức Thượng Sanh giải thích rõ về chữ Tâm qua đoạn thuyết Đạo sau đây :
TÂM là một nguồn sáng thiêng liêng, một Điểm Linh Quang của Đức Chí Tôn ban bố cho con người để khuyên lơn dìu dắt và soi sáng bước đường ĐẠO của mỗi cá nhân trong kiếp sanh, hầu lúc rời bỏ xác phàm, mỗi nguyên nhân hay hóa  nhân được qui hồi cựu vị, hoặc thăng đẳng cấp hoặc bị trừng phạt theo Luật Thiên Điều. Dầu cho TTTP xuống thế mang xác phàm thì buổi chung qui được thưởng hay phạt,thăng hay đọa đều do nơi Tâm cả và nếu người được tánh linh nơi muôn vật là nhờ có Lương Tâm vậy.
Nếu để ý là trong các đẳng nhơn sanh, người dầu sang hèn, thánh nhân hay thường nhân, cái Tâm của Thiêng Liêng ban cho đều có sự sáng suốt ngang nhau, không khi nào chênh lệch. Vì lẽ đó, nếu mỗi người ai cũng theo Thiên Lý mà tu dưỡng mà hành động thì không ai hơn ai cả.” (Thuyết Đạo của ĐTS, mùa thu nâm Mậu Tuất 1958).
 
Vì Tâm là nguồn sáng thiêng liêng, là Điểm Linh Quang của Đức Chí Tôn ban cho con người, nên có thể gọi Tâm là Thiên Lương vậy.
 
-:- Tại sao Đức Phật Mẫu liệu định kế hoạch để qui Thiên Lương trở lại con người ?
- Vì tình thương yêu của Bà Mẹ Thiêng Liêng đối với nhơn loại, Đức phật Mẫu đã tạo ra Chơn Thần, cho đầu kiếp làm người,  nên ĐPM thương yêu tất cảc con cái của mình, đem hết tài chí công để đùm bọc lo cho nhơn vật về phần hữu vi và hồn. Vì vậy, ĐPM phải liệu định mọi kế hoạch, làm thế nào cho con trẻ được an toàn từ khi đi cho đến khi về, nên ĐPM phải:
“ Chí mong hòa hảo Âm Dương,
Thuận căn theo lối bước đường vẹn chơn,
Mẫu NGhi hằng giữ lòng đơn,
Mảng lo cho trẻ đăng toàn mảnh thân”

-:- Vì thấy con cái sa ngả bởi bả đnh chung, mùi phú quí, vật chất dổ dành, tà mị dẫn đường,  đánh đổ cả Chơn Lý lẫn Lương Tâm, nên tinh thần bị khuất phục vật chất, càng ngày càng sa lầy vào hố sâu tội lỗi, mà không sao khêu lại cái sáng suốt thiêng liêng nơi mình, Đó là nổi ưu tư của Đức Phật Mẫu :
“  Riêng thương Kim-Mẫu khóc thầm, 
Biển trần thấy trẻ lạc-lầm bấy lâu. 
Đòi phen Mẹ luống ưu sầu, 
Cũng vì tà-mị dẫn đường con thương. 
Đỉnh chung là miếng treo gương, 
Khiến nên trẻ dại lạc đường quên ngôi. 
Ngọt ngon trẻ nhiễm mến mùi, 
Trẻ nào có biết khúc nôi đoạn-trường. “

-:- Kế hoạch của Đức Phật Mẫu cứu vớt con trần như thế nào ?
Để cứu vớt đàn con vượt qua  bể khổ trầm luân, trả lại ánh sáng thiêng liêng và đem con trở về ngôi xưa vị cũ, Đức Phật Mẫu phải lảnh lịnh nơi Đức Chí Tôn đứng ra lập Đạo :
Phái Vàng Mẹ lảnh dắt dìu trẻ thơ”
với sự góp sức của Cửu Vị Tiên Nương :
“ Đắc truyền khai mối Tam Kỳ,
Dưới tay cậy có Diêu Trì Cửu Nương”

Đó là “Quyết sách vận trù” lập Đạo để đem Thiên Lương và tận độ con cái của Đức Phật Mẫu trong buổi TKPĐ nầy vậy.
Câu  43 :  Xuân Thu, Phất Chủ, Bát Vu,
Câu   44 : Hiệp qui Tam Giáo hữu cầu chí chơn.
GIẢI NGHĨA :
43/- Xuân Thu : Quyển sách Xuân Thu do Đức Khổng Tử viết ra để bày tõ cái Đạo của Ngài. Đạo Cao Đài lấy Kinh XT là cổ pháp tượng trưng cho Nho Giáo.
- Phất chủ : Cây chổi làm bằng đuôi con chủ để các vị Tiên quét bụi. Đây là cây chổi Tiên để quét sạch bụi trần bám vào, che lấp cái Tâm để tâm trong sạch và sáng tỏ. Các vị Tiên thường cầm cây Phất Chủ. Nguồn gốc cây Phất Chủ là của Đức Thái Thượng Đạo Quân, một bảo vật của Tiên Gia có pháp thuật rất huyền diệu.
Đạo cao Đài chọn cây Phất Chủ làm Cổ Pháp tượng trưng Tiên Giáo.
- Bát Vu : Bát : cái chén đựng đồ ăn. Vu : Bầu đựng đồ ăn và nước uống. Bát vu là cái đựng đồ ăn và thức uống của Tăng Ni Phật Giáo, thuộc phái Khất Sĩ dùng để đi khất thực. Xưa Đức Phật Thích Ca thường dùng bình Bát Vu để đi khất thực trên bước đường hoằng dương Phật Pháp. Đạo Cao Đài cho Bình Bá Vu làm Cỗ Pháp tượng trưng cho Phật Giáo.
C43 :  Như vậy, Tam Giáo : Nho, Thích, Đạo được tượng trưng băng 3 Cỗ Pháp :
- Bình Bát Vu tượng trưng Phật Giáo.
- Phất Chủ tượng trưng Tiên Giáo.
- Xuân Thu, tượng trưng cho Nho Giáo.
Ghép chung ba cỗ pháp nầy lại nói lên ý nghĩa : 
Tam Giáo Qui Nguyên, tức đem 3 nền Tôn Giáo nầy trở về một Gốc, Gốc đó là cội nguồn của CKVT, là Thái Cực, là Thượng Đế vậy.

44/- Hiệp : Hợp lại.  -Qui : Trở về. Qui Hiệp : trở về hợp lại thành một Khối. 
Tam Giáo : 3 nền TG ở Á Đông gồm : Phật giáo, Tiên giáo, Nho giáo.
-Hữu : Có. - Cầu : Tìm kiếm, mong mõi.  - Chí : Rất.  - Chơn : Thật thường nói chơn thật.
- Chí chơn : Rất chơn thật.
C44 : Đem Tam Giáo trở lại hợp thành mốt Khối để mong tạo thành một nền Đại Đạo chơn thật của Đức Chí Tôn.
LUÂN GIẢNG :
-:- Vì sao Đức Chí Tôn phải Qui Nguyên Tam Giáo thành Đại Đạo ?
a/- Đức Chí Tôn nói rằng : "Thầy nhập ba chi lại thành Một là chủ ý qui tụ các con trong Đạo Thầy lại một Nhà. Thầy làm Cha chưởng quản, hiểu à !" TNHT/Q1/T39.
và TVDĐ cũng có câu :
Chín Trời mười Phật cũng là Ta,
Truyền Đạo chia ra nhánh nhóc ba.
Hiệp một chủ quyền tay nắm giữ,
Thánh Tiên Phật Đạo vốn như nhà" TVDĐ.
b/- Đức Chí Tôn dạy rõ lý do vì sao Đức Chí Tôn lại "Qui Tam Giáo Phục Ngũ Chi" thành Đại Đạo qua Thánh Ngôn Hiệp Tuyển sau đây :
"Vốn từ trước Thầy lập ra Ngũ chi Ðại-Ðạo là:  Nhơn-đạo ,Thần-đạo,Thánh-đạo, Tiên-đạo,Phật-đạo Tuỳ theo phong hoá cuả nhân loại mà gầy Chánh-Giáo, là vì khi trước Càn-vô đắc khán, Khôn vô đắc duyệt, thì nhơn-loại duy có hành đạo nội tư phương mình mà thôi. 
Còn nay thì nhơn-loại đã hiệp đồng. Càn-Khôn dĩ tận thức, thì lại bị phần nhiều đạo ấy mà nhơn-loại nghịch lẫn nhau: nênThầy mới nhứt định quy nguyên phục nhứt. Lại nữa, trước Thầy lại giao Chánh- Giáo cho tay phàm, càng ngày lại càng xa Thánh-Giáo mà làm ra cuộc Phàm-Giáo. Thầy lấy làm đau đớn, hằng thấy gần trót mười ngàn năm, nhân-loại phải sa vào nơi tội lỗi, mạt kiếp chốn A-Tỳ. 
Thầy nhứt định đến chính mình Thầy độ rỗi các con, chẳng chịu giao Chánh Giáo cho tay phàm nữa. Nhưng mà buộc phải lập Chánh Thể, có lớn nhỏ đặng dễ thế cho các con dìu dắt lẫn nhau, anh trước em sau mà đến nơi Bồng Ðảo." TNHT/QI/T16.

Như vậy, XT, PC, BV tượng trưng cho ba nền Tôn Giáo : Nho Thích Đạo được chính Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu hiệp Tam Giáo và Ngũ Chi Đại Đạo lại thành một Khối là ĐĐTKPĐ. Đó là Đạo chơn thật do Đức Chí Tôn lập, để tận độ chúng sanh mà thôi.
 
Câu 45 : Phục Nguyên Nhơn hườn tồn Phật tánh.
GIẢI NGHĨA :
- Phục : Đem trở lại.  - Nguyên nhơn : Ngưởi và linh hồn được sinh ra từ luc Khai Thiên.
- Hườn : hay hoàn , trả lại.  - Tồn : còn.
- Phật tánh : Tánh Phật hay tánh giác ngộ, thiện lương và chơn chánh mà Trời ban cho mỗi người. Phật tánh còn được gọi là : Giác tánh, Như Lai tánh, Chơn Như.
 
C45 : Đem các nguyên nhơn trở về bằng các hoàn trả và bảo tồn bản tánh giác ngộ, thiên lương chơn chánh mà Trời đã ban cho mọi người.
LUẬN GIẢNG :
-:- Thế nào là Phật tánh ?
a/- Theo Niết Bàn Kinh, Phật tánh có bảy tính chất : 
- Hằng có, Trong Sạch, Thực, Lành, 
- Đương kiến, Chơn chánh, khả chứng.
b/- Theo lời Đức Phật, ai cũng có thể tu thành Phật đặng : " Ta là Phật đã thành, chúng sanh là Phật sẽ thành"
c/- Trong Pháp Bảo Đàn Kinh có ghi lừi của Đức Lục Tổ Huệ Năng cho biết về Phật Tánh như sau : " Con người tuy phân có Nam Bắc,  chớ Phật Tánh không có Nam Bắc"
d/- Theo Kinh Tắm Thánh của Đạo Cao Đài, cũng chho biết Phật tánh đều có ở trong  mỗi người :
Con người đứng phẩm tối linh,
Nửa người nửa Phật nơi mình anh nhi."
Các đều trên cho chúng ta hiểu rằng, con người ai ai cũng có Phật Tánh như nhau, chẳng qua người thiện th́ Phật tánh tơ rạng, c̣n kẻ ác th́ bị vật dục che lắp hoàn toàn, nếu biết tu hành thi cũng có thể thành Phật đặng.
-:-  Đức Phật Mẫu hườn tồn Phật Tánh cho các nguyên nhơn như thế nào ?
Đức Phật Mẫu thâu lần sanh quang (Điểm Linh Quang) của Đức Chí Tôn, hợp với Âm Quang và Dương Quang nơi Kim Bồn mà tạo ra một nguyên nhơn nơi cõi  thiêng liêng. Sau đó cho đầu kiếp xuống phàm trần làm người và trở thành nguyên nhơn nơi cõi trần. Nhiệm vụ của nguyên nhơn nầy là giúp cho vcác hóa nhơn văn minh tiến bộ hơn và đồng thời ciũng giúp mình tấn hóa lên địa vị cao trọng hơn, nhưng khi đầu kiếp làm người thì bị "Ngọt ngon trẻ nhiểm mến mùi" , tức các vật dục trược trần che lấp Phật tánh nên đang "Trầm luân khổ hai chơ vơi sống trần", "Khiến cho trẻ dại lạc đường quên ngôi", Chí vì vậy, Đức Phật Mẫu đến lập Đạo, thề theo Đại Ân Xá của Đức Chí Tôn, để lo :
"Hiệp Vạn chủng nhứt môn đồng mạch,
Qui thiên lươmng quyết sách vận trù,
Xuân thu, Phất chủ, Bát vu,
Hiệp qui Tam Giáo hữu cầu chí chơn.
Phục nguyên nhơn hườn tồn Phật tánh,
Giáo hóa hồn hữu hạnh hữu duyên,
Trụ căn quĩ khí cữu tuyền,
Quảng khai Thiên Thượng tạo quyền chí công"

Như vậy, trong buổi Hạ Ngươn Tam Chuyển nầy, Đức Phật Mẫu đến giúp cho các nguyên nhơn nơi cõi trần " hườn tồn Phật tánh", giác ngộ tu hành để về quê xưa vị cũ nơi cõi thiêng liêng hằng sống.

Câu 46 : Giáo hóa hồn hữu hạnh hữu duyên.
GIẢI NGHĨA :
- Giáo hóa: Dạy dỗ cho biến đổi xấu ra tốt, từ đốt ra biết chữ... - Hồn: Linh Hồn, chơn linh. - Hữu : có.  Hạnh : May mắn. - Duyên : Mối dây ràng buộc được định  sẳn từ trước.
- Hữu duyên : Có duyên với Phật, tức có duyên với việc tu hành.
 
Câu 46 : Giáo hóa các linh hồn có may duyên (gặp Đạo) và các linh hồn có duyên (với việc tu hành).
LUẬN GIẢNG :
-:- Đức Phật Mẫu giáo hóa các linh hồn có may duyên (gặp Đạo) như thế nào ?
Từ trước, Chúng sanh nói chung, nhơn loại nói riêng vẫn mịt mờ vì đắm chìm trong mùi phú quí, bả  ̣vinh hoa, vật chất thấp hèn, nhất là vì "đường Đạo bế", nên linh hồn bị đọa đày mãi trong sinh tử luân hồi không sao trở về hội hiệp cùng Thầy, Mẹ đang ngày đêm trông đợi nơi chốn Thiên cung.
Nay đến TKPĐ, rất may duyên cho chúng sanh,  đắc lịnh nơi Đức Chí Tôn, với sự góp sức của Cữu Vị Tiên Nương, Đức Phật Mẫu đến thế gian lập Đạo "Phái Vàng Mẹ lảnh dắt dìu trẻ thơ" 
để giáo hóa và dìu dắt chư Hồn gồm toàn con cái của Ngài thóat chốn mê tân, trần khổ nầy như bốn câu Kinh sau đây :
" Đấc truyền khai mối Tam Kỳ,
Dưới tay cậy có Diêu Trì Cữu Nương,
Chín Cô đã sẳn lòng thương,
Mê tân độ chúng bườm trương thoát vòng"

Cữu Vị Tiên Nương chẳng những độ chư Hồn ở cõi trần mà còn độ chư Hồn còn đang khổ luyên nơi cõi Âm Quang nữa.
Ngoài ra còn có hằng hà sa số chư Phật ở nhiều từng Trời, đêu tuân theo lịnh của Đức Phật Mẫu du hành khắp cõi trần để nuôi dưỡng, giáo hóa chúng sanh, như đoạn "Tạo Hóa Thiên" của Kinh Di Lạc, đã nói lên lòng thương yêu vô bờ bến của Đức Phật Mẫu, đồng thởi cũng là một "Thông Điệp quan trọng mà Đức Phật Mẫu muốn gởi cho toàn con cái của Ngài một "Phương tu thiết yếu" đề tu hành hầu cho Chơn Thần đắc quả trờ vê nguồn cội là ngôi Phật vị, xin trích dịch ra như sau :
DỊCH NGHĨA ;
" Từng Trời Tạo Hoá Thiên huyền diệu có :
Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật cùng Cửu Vị Nữ Phật.
Như vô số các vị Phât ở các cấp, tuân theo mệnh lệnh của Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung, có khả năng tạo hóa ra Vạn Linh, có khả năng du hành đến các cõi trần để nuôi dưỡng chúng sanh, trở về nguôn cội là ngôi Phật vị.
Nếu có người Nam lành, người Nữ lành, nghe lời Ta muốn tu hành thì phát lời nguyện : Nam Mô Kim Bàn Phật Mẫu, nuôi dưỡng, dạy dỗ Vạn Linh, như có được sanh ra cũng như chưa sanh ra, có kiếp sống cũng như chưa có kiếp sống, có tội cũng như chưa có tội, có lòng tưởng niệm cũng như chưa có lòng tưởng niệm, trở lại cõi Hư Vô, thi hành đúng theo khuôn phép, được phẩm vị Phật Vô Thương Chánh Đẳng Chánh Giác, Chơn Thần trở về ngồn cội là ngôi Phật vị, ắt được giải thoát".
Từ đó, chúng ta thấy rằng, Đức Phật Mẫu cùng chư Phật, Cửu Vị Nữ Phật lập Đạo, ban  nhiều giáo-pháp, phương tu để giáo hóa, cứu độ, nên chúng sanh khá biết mình hữu hạnh, may duyên gặp Đạo, hãy 'ngộ nhứt thời'  tu hành hầu hưởng ân thiên của Thầy Mẹ ban cho :
" Phước gặp kỳ ba Trời cứu độ,
Mau chơn rán lướt tới rừng thiền"  TVDĐ

Nói chung, tất cả việc Khai Đạo cũng như Kinh Điển, Đạo Pháp đều do Đức Chí Tôn định sẳn nơi Thiên Thơ, chúng sanh may duyên gặp TKPĐ, khá tuân thủ tu hành hầu hưởng Ân Đại Xá mà giải thoát kiếp luân hồi để trở về ngôi xưa vị cũ nơi cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. :
" Ký thành một cuốn gọi Thiên Thơ,
Khai Đạo muôn năm trước định giờ,
May bước phải gìn cho mạnh trí,
Nắm đuôi phướng phụng đến dương bờ".    
(TVDĐ).
 
Câu 47 : Trụ căn quỉ khí cữu tuyền.
GIẢI NGHĨA :
- Trụ : Ở yên một chỗ. - Căn : Cái gốc rể.
- Quỉ khí :   Quỷ: Ma quỷ, yêu quỷ. Khí: 
Thể vô hình, có thể cảm ứng mà sinh dưỡng muôn vật. Khí còn là thể chơn thần.
Quỷ khí, như chữ tà khí, âm khí là khí độc hại.
Quỷ khí còn đồng nghĩa với quỷ hồn, là linh hồn của loài quỷ.
Trụ căn quỷ khí Cửu tuyền,
Quảng khai Thiên thượng tạo quyền chí công.
(Phật Mẫu Chơn Kinh).
- Cữu tuyền: chỉ cõi Âm Phủ. Tương truyền rằng, cõi âm phủ có 
Quỷ: Ma quỷ, yêu quỷ. Khí: Thể vô hình, có thể cảm ứng mà sinh dưỡng muôn vật. Khí còn là thể chơn thần.
Quỷ khí, như chữ tà khí, âm khí là khí độc hại.
Quỷ khí còn đồng nghĩa với quỷ hồn, là linh hồn của loài quỷ.
Trụ căn quỷ khí Cửu tuyền,
Quảng khai Thiên thượng tạo quyền chí công.
(Phật Mẫu Chơn Kinh).
 
Cữu tuyền : Chín suối, chỉ cõi Âm có 9 dòng suối. Theo Thế Thuyết, sau khi Trọng Am chết, Hoàng Huyền hỏi Ân Trọng Kham là người như thế nào ? Trọng Am đáp : Tuy không thể làm sáng tõ một đời, cũng đủ soi rọi khắp 9 suối.
 
Câu 47: Cái gốc của các Quỉ Hồn là ở cõi Âm Phủ, nên Đức Phật Mẫu giữ yên các Quỉ Hồn ở đó.
LUẬN GIẢNG :
-:- Trong Đạo Cao Đài, giải thích cõi Âm Quang như thế nào ?
Âm Phủ là Âm Cảnh, là Địa Phủ tức cõi ÂM Quang mà Bát Nương DTC đã giải thích rõ qua đoạn TNHT sau đây :
“ Âm-quang là khí-chất hỗn-độn sơ-khai, khi Chí-Tôn chưa tạo-hóa; lằn âm-khí ấy là Diêu-Trì-Cung chứa để tinh-vi vạn-vật, tỷ như cái âm-quang của phụ-nữ có trứng cho loài người. Khi Chí-Tôn đem dương-quang ấm-áp mà làm cho hóa sanh, thì cái khoảnh âm-quang phải thối-trầm làm tinh-đẩu là cơ-quan sanh-hóa vạn-linh. Song lằn âm-quang ấy có giới hạn, nghĩa là nơi nào ánh linh-quang của Chí-Tôn chưa chiếu giám đến, thì phải còn tối-tăm mịt-mờ, chẳng sanh, chẳng hóa. Vậy thì nơi khiếm ánh Thiêng-liêng là âm-quang, nghĩa là âm-cảnh hay là địa-ngục, Diêm-đình của Chư-Thánh lúc xưa đặt hiệu. Vậy thì chính lời nhiều Tôn-giáo, nơi ấy là những chốn phạt tù những hồn vô căn vô kiếp, nhơn-quả buộc ràng, luân-hồi chuyển thế, nên gọi là âm-quang, đặng sửa chữ phong-đô địa-phủ mê-tín gieo-truyền, chớ kỳ thật là nơi để cho các chơn-hồn giải thân định trí (một nơi trung-gian giữa thiên-đường và địa-ngục hay là mờ-mờ mịt-mịt). Ấy là một cái quan-ải, các chơn-hồn khi qui-thiên, phải đi ngang qua đó. Sự khó-khăn bước khỏi qua đó là đệ-nhứt sợ của các chơn-hồn. Nhưng tâm tu còn lại chút nào nơi xác thịt con người, cũng nhờ cái sợ ấy mà lo tu niệm. Có nhiều hồn chưa qua khỏi đặng, phải chịu ít nữa, đôi trăm năm, tùy chơn-thần thanh trược, Chí-Tôn buộc trường-trai cũng vì cái quan-ải ấy.
Em nói thiệt rằng, mấy anh hiểu thấu, thì kinh-khủng chẳng cùng, nếu để cho chơn-thần ô-trược thì khó mong trở lại cõi thiêng-liêng và về cùng Thầy đặng.
Em biết đặng nhiều hồn còn ở lại nơi ấy trót ngàn năm chưa thoát qua cho đặng. Thất-Nương ở đó đặng dạy-dỗ, nâng-đỡ các chơn-hồn, dầu sa-đọa luân-hồi cũng có người giúp-đỡ. Nghe lại coi có phải vậy chăng?” TNHT/Q2/T190.
 
-:- Tại sao Đức Phật Mẫu giữ yên các Quỉ Hồn ở cõi Âm Quang ?
Như câu 32 PMCK :”Ngươn Linh hóa chủng Quỉ Hồn nhứt thăng?” , Quỉ Hồn vốn là các Nguyên Nhơn hay Hóa Nhơn phạm những tội nặng với Thiên Điều, khi chết bị đọa vào Quỉ Vị.
Đức Phật Mẫu, là Bà Mẹ Thiêng Liêng tạo hóa ra tất cả “Bát Hồn” cho vận chuyển trong CKVT để tạo thành chúng sanh. Cho nên, dù là Nguyên Nhơn, Hóa Nhơn hay Quỉ Nhơn cũng đều là con cái của Đức Phật Mẫu cần phải được cứu độ cả.
Tuy nhiên, trước khi cứu độ, những linh hồn phạm tội bị đọa vào quỉ vị, tức Quỉ Hồn, như bài TNHT trên cho biết, Đức Phật Mẫu cần giữ các Quỉ Hồn ấy nơi cõi Âm Quang để giáo hóa hầu chư Hồn “ giải thân định trí”, chuyển đọa vi thăng, trở về Thiên Môn phục lịnh chịu sự “ Thưởng phong, trừng trị, phân điều đọa thăng” và sau đó được Đức Phật Mẫu cho đầu kiếp lập công bồi đức chuộc tội hầu tấn hóa tiếp trên đường trở về ngôi xưa vị cũ.
Như vậy, các Quỉ Hồn được giữ ở cõi Âm Quang để được giáo hóa và cứu độ hầu được chuyển đọa vi thăng mà hội hiệp cùng Đức Phật Mẫu nơi chốn Thiên Môn vậy.

Câu 48: Quảng khai Thiên thượng, tạo quyền chí công.
GIẢI NGHĨA :
- Quàng : Rộng rải,  - Khai : Mở ra. -- Quảng khai: Mở rộng ra. - Thiên thượng : Trên Trời, chỉ cõi Trời, tức cõi Thiêng Liêng Hằng Sống. Quảng khai Thiên thương: Mở rộng cõi Trời để rước người đắc đạo trở về. - Tạo: Làm ra.  - Quyền: Quyền hành.  
- Chí công: Rất công bình, Cái công bình thiêng liêng được tượng trưng bằng cây Cân Công Bình của Đức Chí Tôn. Cái công bình đó mới tuyệt đối, vì không có chi có thể khuất lấp được., còn cái công bình của phàm trần chỉ là cái công bình tương đối, vì sự phán xét của con người có giới hạn và luật pháp do con người đặt ra có tính tương đối mà thôi. Vì thế người ta gọi Thượng Đế là Đấng Chí Công vậy.

C48: Đức Phật Mẫu mở rộng cõi Trời để thi hành cái quyển công bình thiêng liêng tuyệt đối của Trời            
LUẶN GIẢNG :
-:- Đức Phật Mẫu đã mở rộng cửa Trời và thi hành quyền công bình thiêng liêng tuyệt đối như thế nào ?
Để thực hiên Thiên Thi và vâng lịnh Đức Chí Tôn, Đức Phật Mẫu đưng ra lập Đạo với sự góp sức của chư TTTP, nhất là Cửu Vị Tiên Nương DTC, đem thuyền Bát Nhã xuống biển trần khổ để giải quả trừ căn và từ bi ban phước cứu độ chúng sanh không phân biệt nguyên-hóa-quỉ nhân, đều được hườn hồn chuyễn đọa vi thăng trở về hội hiệp cùng Người nơi chốn Thiên môn.
 
Trong buổi TKPĐ, Đức Chí Tôn đã ban đại ân xá cho các đẳng chơn hồn đều được :
" Vô siêu đọa quả căn hữu pháp,
Vô khổ hình nhơn kiếp lưu oan,    
Vô địa ngục, vô quĩ quan, 
Chí Tôn đại xá nhứt tràng qui nguyên."

Để thực hiện quyền công bình ấy, Đức Phật Mẫu đã "Khai tông định Đạo", qui nguyên Tam Giáo, tạo trường thi công-đức cho chúng sanh nên Đạo, để giáo hóa và cứu độ chúng sanh "Phục nguyên nhơn hườn tồn Phật Tánh" mà trở về Thiên môn ban thưởng. Đó là quyền chí công của Đức Phật Mẫu sau đây :
"Chiếu nhủ lính Từ Huyên tho sắc,
Độ anh nhi Nam Bắc Đông Tây,
Kỳ khai tạo nhứt Linh-Đài,
Diệt hình tà-pháp cường khai Đại-Đồng.
Hiệp vạn-chủng nhứt môn đồng mạch,
Qui thiên-lương quyết sách vận-trù.
Xuân-Thu, Phất-Chủ, Bát-Vu,
Hiệp qui Tam-Giáo hữu cầu Chí-Chơn.
Phục nguyên-nhơn huờn tồn Phật tánh,
Giáo-hóa hồn hữu hạnh hữu duyên.
Trụ căn quỉ khí cửu-tuyền,
Quảng khai thiên thượng tạo quyền chí công.
  
-:- Quyền chị công bình nầ càng được thấy rõ qua nghi thức, lể nghi thờ phượng Đức Phật Mẫu ở Báo Ân Từ và các Điện Thờ phật Mẫu
Nơi  Đền Thánh hay tại các Thánh Thất, chúng ta thấy cả một triều nghi, trật tự từ trên xuống dưới, từ cấp phẩm cao cho đến hàng tín đồ, quì chầu lễ Đức Chí Tôn và chư TTTP. Đó là thể hiện Thiên Triều tại thế, gồm đủ Tam Đài : BQĐ, HTĐ và CTĐ để điều hành mối Đạo Trời.
Nhưng tại Báo Ân Từ hay Điện Thờ Phật Mẫu thì khác nhau. Chúng ta chỉ thấy toàn thể tín đồ đều mặc đạo phục trắng như nhau. Ai đến trước quì trước, đến sau quì sau, không phân biệt hàng chức sắc hay tín đồ gì cả. Vì sao vậy ?
Vì đối với Phật Mẫu, Bà Mẹ thiêng liêng của chúng sanh và Nhơn loại thì tất cả đều là con cái của Ngài, không phân biệt sang hèn nghèo khó hay thương ghét khinh trọng. Đó là Đức Phật Mẫu thể hiện "Tình thương yêu vô bờ bến", "Sự công chánh" của Bà Mẹ thiêng liêng,  "Tính Đại Đồng tuyệt đối"  mà chúng ta chưa từng thấy ở bất cứ tôn giáo hay thể chế chính trị nào từ xưa cho đến nay, duy chỉ có trong nền Đạo Cao Đài mới có mà thôi.
 
-:- Về tinh thương và sự công chánh của Đức Phật Mẫu được Đức Hổ Pháp nõi rõ qua Lời Thuyết Đạo sau đây :
" Bây giờ, chúng ta thống khổ tâm hồn, ta tìm nơi đâu an ủi ? Không có nơi nào khác hơn là chúng ta về cùng Bà Mẹ thiêng liêng của chúng ta.
Thưa cùng các Bạn đồng sanh, sang hèn giàu có thế nào cũng mặc, Người chỉ biết con cái của Người mà thôi. Dầu cho vạn vật, hể đồng sanh với Bà Mẹ thiêng liêng vẫn được coi đồng một mực. Bởi vì tình thương của Bà Mẹ chẳng có thế gì phân biệt thương ghét, trọng khinh. Ấ vậy, Đức Phật Mẫu là một Đấng đem công an ủi con cái của Người. Người nói : "Những điều bất công trước mắt, vẫn là kiếp sanh ngắn ngủi mà thôi. Mà chỉ trước mắt Mẹ mới đủ quyền đem sự công-chánh khi họ bị áp bức. Duy có Mẹ giữ cân công-chánh, vì lòng Mẹ thương yêu mà thôi…
         
Như vậy, qua các điều trình bày trên, cho chúng ta nhận thấy rằng, Đức Phật Mẫu là Bà Mẹ thiêng liêng, Đấng Đại Từ, Đại Bi, Thương Yêu vô bờ bến vạn vật, chúng sanh và nhơn loại.
Người đã thể hiện quyền chí công bình, lập Đạo, quảng khai Thiên Thượng để giáo hóa và tận độ các đẳng linh hồn, không phân biết nguyên-hóa-quỉ nhơn hay giàu nghèo, sang hèn hay xem khinh trọng đối vớ bất cứ một ai, vì tất cả đều là con cái của Người, Nên Người đều công-chánh, thương yêu và lo cứu độ để trở về hội hiệp cùng Người nơi cõi thiêng liêng hằng sống vậy.

Câu 49 : Lịnh Mẫu Hậu Khai Tông định Đạo
GIẢI NGHĨA :
- Lịnh : Mệnh lệnh.   - Mẫu hậu : Một danh hiệu của Đức Phật Mẫu.  - Lịnh Mẫu hậu : Lịnh của Đức Phật Mẫu. - Khai : Mở ra. -Tông :  hay tôn : Tôn giáo.  - Khai Tông : khai mở một nên tôn giáo. - Định : sắp đặt.  - Đạo : Tôn giáo. Định Đạo : Sắp đặt một nền tôn giáo.

Câu 49 : Đức Phật Mẫu ra lịnh mở ra một nền tôn giáo và sắp đặt mọi việc trong nền tôn giáo ắy.
LUẬN GIẢNG :
-:-  Lịnh Đức Phật Mẫu khai tông đinh Đạo như thế nào ?
Trong Đạo Sử (Q1/T34-35) của Bà Nữ Đầu Sư Hương Hiếu, tái bản tại Hoa Kỳ, có ghi rõ việc Đức Phật Mẫu giáng cơ dạy ba ông Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc và Cao Hoài Sang sau nầy đắc phong TP, HP và TS, phò loan Vọng Thiên Cầu Đạo để Đức Phật Mẫu mớ ĐĐTKPĐ hầu tận độ chúng sanh trong buổi cuối Hạ Ngươn Tam Chuyển. Sự tích như sau :
VỌNG THIÊN CẦU ĐẠO (Ngày 27-10 Ất Sửu)
Bà Cữu Thiên Huyền Nữ:
Giáng mách bảo rằng : Mùng một nầy, Tam Vị Đạo Hữu Vọng Thiên Cầu Đạo.
Bà thăng rồi, ba ông hiệp nhau bàn giải,  không hiểu cầu Đạo là gì mà Bà dạy, để cầu hỏi mấy em. Ngày sau, ba ông cầu Thất Nương hỏi :
- Thất Nương dạy dùm cầu Đạo là gì ? Thất Nương nói :
- Không hải phận sự của tôi, xin hỏi Ông AĂÂ.
Ngày 30  tháng  10 Ất Sửu (15-12-1925). Ông AĂÂ giáng dạy rằng :
-  Ngày 1-11 này (16-12-25) tam vị phải Vọng Thiên Cầu Đạo. Tắm gội cho tinh khiết ra quỳ giữa Trời  cầm 9 cây nhang mà vái rằng : Ba tôi là Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang, vọng bái Cao Đài Thượng Đế, ban ơn đủ phúc lành cho ba tôi cải tà qui chánh.
Sớm mai, ngày mùng Một, Ông Cao Quỳnh Cư đi mượn Đại Ngọc Cơ của Ông Tý ở ngang nhà (cũng ở đường Bourdais).
Nhớ lời Ông AĂÂ dạy, ba ông quì ngoài sân, sắp đặt có một cái bàn, quỳ chống tay lên bàn, cầm 9 cây nhang vái: Ba tôi là : Cao Quỳnh Cư, Phạm Công Tắc, Cao Hoài Sang. Vọng bái Cao Đài Thượng Đế ban ơn đủ phúc lành cho ba tôi  cải tà qui chánh.
Ba Ông cứ tịnh tâm mật niệm vái như lời Ông AĂÂ dạy, không nhớ tới vụ quỳ ngoài đường, có kẻ qua người lại dập dìu, lớp thì xe cộ họ đi chơi, đi coi hát về, dừng chân lai coi ba ông nầy cúng vái ai mà quỳ ngoài sân cỏ ̉ như vậy.
Ai coi mặc ai, ba ông cứ quỳ đó cầu khẩn van vái cho tàn hết  9 cây nhang, bổng đâu có anh Bồng Dinh đến vịn cái bàn chỗ ba ông đang quỳ mà ngâm thi, thiên hạ đi đường nghe anh ngâm nên xúm lại coi. Cúng cầu khẩn xong rồi, vô nhà, kế đến giờ Vọng Thiên Cầu Đạo cúng (đêm 16-12-1925).
Đức Cao Đài giáng viết chữ Nho, ba Ông không hiểu chữ Nho nên khi Đức Cao Đài thăng rồi, ba ông thỉnh cái bàn ra mời Ông AĂÂ Đại Tiên xin giải nghĩa bài thi tứ cú của Ông Cao Đài trên đây. Ông AĂÂ nói :
- Cao Đài Thượng Đế ý nói nhị vị ... phải nghĩ cho thấu. Ông AĂÂ cũng cho bài thi trong giờ nầy :
" Cứ níu theo phan Đức Thượng Hoàng,
Tự nhiên tu tánh đặng bình an.
Nguyệt hoa căn cội tua xa lánh,
Vịn lấy nhành dương hưởng Đạo nhàn"
Như vậy, qua đoạn Đạo Sử trên, chúng ta nhận thấy Đức Phật Mẫu đã ra lịnh cho Đức Hộ Pháp, TP, TS Vọng Thiên Cầu Đạo, tức là bắt đầu "Khai Tông Định Đạo", nhưng mọi việc đều do Đức Chí Tôn sắp xếp cả.
 
Câu 50 : Ân dưỡng sanh đãm bảo hồn hài.
GIẢI NGHĨA:
- Ân dưỡng sanh: Công ơn sanh ra và nuôi dưỡng cho khôn lớn.
- Đảm bảo: Bảo đảm, quyết gìn giữ với trách nhiệm cao.
- Hồn hài : Linh hồn và hình hài. Ở đây chỉ hình hài thiêng liêng, tức chơn thần.
 
Câu 50 : Công ơn của Đức Phật Mẫu là sanh ra, rồi nuôi dưỡng cho khôn lớn, lại còn gìn giữ Linh Hồn và Chơn Thần được toàn vẹn.
LUẬN GIẢNG :
-:- Ân dưỡng sanh đảm bảo Hồn Hài của Đức Phật Mẫu đối với con cái như thế nào ?
Xét về tinh thương yêu và công đức sanh dưỡng, đảm bảo hồn hài của Đức Phật Mẫu đối với con cái, có thể khẳng định rằng, không có gì thâm sâu, cao rộng và quảng đại có thể sánh tài chí công, ơn tạo hóa của Người. Vì sao ?


Vì Đức Phật Mẫu đã để trọn lòng chung thương, theo dõi từng bước chơn của các đẳng Linh Hồn, từ lúc sanh ra, cho đi đầu kiếp, luân chuyển, siêu đọa hay cao thăng, đắc đạo trở về Thiên Môn. . .v..v... đều được Đức Phật Mẫu lo nâng đỡ, giáo hóa và cứu độ hầu bảo đảm vẹn toàn thể xác, linh hồn cho toàn con cái của Người :
 “Chí mong hòa hảo Âm Dương,
Thuận căn cheo lối bước đường vẹn chơn”
Đức Phật Mẫu chẳng những, một lòng son sắt lo con trẻ đặng toàn mảnh thân, mà con mang niềm đau, riêng than, thầm khóc mỗi khi thấy con trẻ mình bấy lâu lầm lạc nơi biển trần ai khổ lụy. Mùi phú quí , bả vỉnh hoa, nên trôi lăn trong sanh tử luân hồi, đọa đày mãi không thôi, trẻ nào có biết nổi đau lòng của Bà Mẹ thiêng liêng, vì thấy :
  Ngọt ngon trẻ nhiểm lấy mùi,
Trẻ nào có biết khúc nôi đoạn trường.”

Ngày đêm, Bà Mẹ thiêng liêng ấy, ngồi trông đợi xem có con nào làm nên việc đạo đức phi thường để Mẹ rước về ban thưởng ngôi Tiên vị Phật nơi cõi thiêng liêng hằng sống :
“ Ngồi trông con đặng phi thường,
Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh”.
Vì các tôn giáo đã thất kỳ truyền nên thành bế đạo,  khiến cho con cái Người, sai mê lầm lạc, không biết đâu là căn cội, nên con cái Mẹ  còn mãi chơi vơi nơi khổ hải trầm luân. Dẩu có thương Bà Mẹ TL cũng đành nhắm mắt đưa chơn.
Nhưng nay để giảm tiêu trần nghiệt, Đức Phật Mẫu lảnh lịnh Ngọc Hư Cung :
 “ Đắc truyền khai mối Tam Kỳ,
Dưới tay cậy có Diêu Trì Cữu Nương”

đứng ra lập Đao : “Phái Vàng Mẹ lảnh dắt dìu trẻ thơ”.
Từ đây, chúng sanh sẽ hưởng được hồng ân cứu độ của Đức Phật Mẫu. Ân đức ấy được Đức Phật Mẫu cho biết như sau :
 Thời kỳ nầy, Đức Hộ Pháp đã xuất Nguyên Linh của Người đến dạy dỗ chúng ta, thì tưởng điều ấy trọng yếu hơn hết, Khi mở Đạo Cao Đài Đức Chí Tôn cho Đức Phật Mẫu đến giáo đạo cho chúng ta, bảo trọng nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta, thì không có ân đức nào bằng, vì không ai biết thương con hơn Mẹ”
 
Đó là tình thương vô biên, đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả của Bà Bẹ Thiêng Liêng đã đem ánh huyền-vi, khêu đuốc Đạo mầu, để giáo hóa, cứu độ và bảo tồn chúng sanh
Ấy là ân “dưỡng dục tình thâm” “đảm bảo hồn hài” của Đức Phật Mẫu đối với con cái không ai có thể ̉ sánh bằng đặng :
Ân thâm dưỡng dục hồn hài,
Không ai so sánh bằng tài Mẫu Nghi.                                          
Câu 51 : Càn Khôn tạo hóa sánh tai.
GIẢI NGHĨA : 
- Càn Khôn :Trời Đất, tức CKVT. Tạo hóa : Tạo: Làm ra. Hóa : Sanh ra Vạn vật. Tạo Hóa :  làm ra và hóa sanh vạn vật- Sánh tài hay sinh tai : Mặc sức trổ tài làm việc.
Câu 51: Đức Phật Mẫu mặc sức trổ tài tạo hóa ra càn Khôn Vũ Trụ.
 
LUẬN GIẢNG :
-:- ĐẤNG TẠO HÓA LÀ GÌ ?
Theo lẻ thông thường, người ta hiểu Đấng Tạo Hóa là Ông Trời, tức Thượng Đế, là Đức Chí Tôn, nhưng theo  triết lý Đạo Cao Đài, Đức Chí Tôn hóa sanh ra Đức Phật Mẫu nên Đấng Tạo Hóa chính thực là Đức Phật Mẫu và từng Trời ĐPM chưởng quản là Tạo Hóa Thiên.
Do đó, chung ta có thể nói Đấng Tạo Hóa là Đức Phật Mẫu cũng đúng.
-:- Đức Phật Mẫu mặc sức trổ tài tạo hóa ra CKVT như thế nào ?
Theo Thánh Giáo của Đức Chí Tôn :
" Khi chưa có chi trong CKTG, thì Khí Hư Vô sanh có một Thầy và ngôi của Thầy là Thái Cực, Thầy phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi, LN phân ra Tứ Tượng, TT biến Bát Quái, BQ biến ra vô cùng mới lập ra CKTG".
Ngoài ra, Đức Chí Tôn phân Thái Cực ra Lưỡng Nghi : Âm Quang và Dương Quang. Đức Chí Tôn chưởng quản Dương Quang (ngôi Phật ) rồi Ngài hóa thân ra Đức Phật Mẫu (ngôi Pháp) để chưởng quản Âm Quang.  Sau đó Đức Phật Mẫu mới thâu lằn Dương Quang phối hợp với Âm Quang để tạo ra CKVT, vạn vật, chúng sanh và nhơn loại (ngôi Tăng) như 4 câu PMCK sau đây :
" Thiên cung xuất vạn linh tùng pháp,
Hiệp Âm Dương hữu hạp biến sanh,
Càn Khôn sản xuất hữu hình,
Bát hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh"
Do đó, Đức Phật Mẫu mới chính thức là Đấng Tạo Hóa, nhiệm vụ nầy có được là do Đức Chí Tôn ban cho như bốn câu TTCĐDTKM sau đây :
" Kể từ Hổn Độn sơ khai,
Chí Tôn hạ chỉ trước đài Linh Tiêu,
Lưỡng Nghi phân khí Hư Vô,
Diêu Trì Kim Mẫu nung lò hóa sanh".
Trong DI LẠC CHƠN KINH  có đoạn nói rõ, Đức Phật Mẫu chưởng quản từng Trời Tạo Hóa Thiên với quyền năng tạo hóa, nuôi dưỡng và dạy dỗ Vạn Linh như sau :
Dịch nghĩa: Từng Trời Tạo Hóa Thiên huyền diệu có: Quảng Sanh Phật, Dưỡng Dục Phật, Chưởng Hậu Phật, Thủ Luân Phật, cùng với Cữu Vị Nữ Phật, Như vô số các vị Phật ở các cấp, tuân theo mệnh lệnh của Đức Phật Mẫu, chưởng quản Kim Bàn DTC, có khả năng tạo hóa ra Vạn Linh, có khả năng du hành đến các từng Trơi  để nuôi dưỡng chúng sanh trở về nguồn cội là ngôi Phật vị.
Nếu như có người Nam lành, người Nữ lành ghe lời Ta tu hành, thì phải phát lời nguyện : Nam Mô Kim Bàn Phật Mẫu, nuôi dưỡng , dạy dỗ Vạn Linh, như có được sanh ra cũng như chưa được sanh ra,  có kiếp sanh cũng như không có kiếp sanh,  có tội cũng như chưa có tội, có lòng tưởng niệm hay chưa có lòng tưởng niệm, trở lại có Hư Vô, thi hành đúng theo khuôn phép, được phẩm vị Phật Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Chơn Thần trở về cội nguồn là ngôi vị Phật , ắt được giải thoát.
 
Qua các điều trình bày trên,  cho chúng ta thấy rõ, Đức Phật Mẫu có đủ quyền năng tạo hóa, nuôi dưỡng, dạy dỗ và cứu độ chúng sanh để Chơn Thần trở về nguồn cội là ngôi vị Phật. Đức Phật Mẫu chính là Đấng Tạo Hóa vậy.
 
Câu 52 : Nhứt triêu nhứt tịch kỉnh bài mộ khang.
GIẢI NGHĨA:
- Nhứt : Mỗi một. - Triêu : Sáng sớm. Tịch : chiều tối, Nhứt triêu : Mỗi buổi sáng.
-- Nhứt tịch : Mỗi buổi tối. - Kỉnh : Kính trọng. - Bài : sắp xếp. - Mộ : Buổi chiều. - Khang : an ổn vui vẻ.
 
Câu 52 : Mỗi buổi sáng, mỗi buổi chiều, mỗi buổi tối, chúng ta phải sắp đặt để viếng an Đức Phật Mẫu.
LUẬN GIẢNG :
-:- Vi sao phải sắp đặt ba buổi sáng, chiều, tối để kỉnh an Đức Phật Mẫu ?
Đối với thế gian, công sanh thành dưỡng dục của Bà Mẹ trần đối với một đứa con thật vô cùng to lớn, như nước nguổn vô tận, không thể lấy chi đo lường được :
" Công cha như núi Thái Sơn,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra"
Dù cho người Mẹ có nghèo hèn, ở túp lều tranh, người con còn phải sớm thăm tối viếng để kỉnh an sức khỏe, mới an dạ.  Ca dao có dạy rằng :
"Mẹ già ở túp lều tranh,
Sớm thăm tối viếng mới đành dạ con"

Đối với thiêng liêng, Đức Phật Mẫu là Bà Mẹ Sanh tất cả chúng sanh (Bát Hồn)
nên công đức của Người thật cao sâu và rộng lớn vô cùng : "Càn Khôn tạo hóa sánh tài", thì không nào nghĩ lường cho hết đặng.
 
Đó là công tạo hóa hồn hài, nuôi dưỡng, dạy dỗ, ban ơn, xá tội để " Phục nguyên nhơn hườn tồn Phật tánh", "Quảng khai Thiên Thượng" và cứu độ chúng sanh, không phân biệt nguyên nhơn, hóa nhơn hay quỉ nhơn đều được" “chuyển đọa vi thăng" trở về ngôi xưa vị cũ hầu hội hiệp cùng Người cho trọn Mẫu Tử tình thâm nơi cõi thiêng liêng hằng sống.
 
Vậy nên, chúng ta phải tu hành, tấn hóa như thế nào để nhờ quyền năng binh vực Đức Phật Mẫu.
 
Đức Hộ Pháp nói rằng : "Mỗi linh hồn đều mơ ước tấn tới mãi, tới đạt địa vị Thần, Thánh, Tiên, Phật. Ta tận thiện, tận mỹ và linh hồn Ta có thể đạt địa vị đặng thì Phật Mẫu ̉ quyển năng binh vực con cái Người nơi cõi Hư Linh vậy"
 
Phật Mẫu Chơn Kinh cũng có câu :
"Ngồi trông con đặng phi thường,
Mẹ đem con đến tận đường hằng sanh"
 
Chính vì " 'cảm thọ ân đức cao sâu ấy" , chúng ta phải trọn lòng hiếu kính Đức Phật Mẫu, nên, phải sắp đặt thời giờ để hằng ngày ba buổi sáng, chiều, tối đến viếng an, nhắn nhủ lòng mình lo tu tâm, sửa tánh, làm phải làm lành, thương yêu và điều độ chúng sanh, đều là anh em mình, hầu đền đáp phần nào trong muôn một " Ơn sanh dưỡng, đảm bảo hồn hài" của Đức Phật Mẫu vậy.
 
Câu 53: Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Tạo Hóa Huyền Thiên Cảm Bái
GIẢI NGHĨA : 
- Nam Mô : Do tiếng Phạn là Namah phiên âm ra, có nghĩa là : Qui y, qui mạng, chí tâm hướng, tức là quyết chí vâng theo lời Phật dạy, chí nguyện hiến trọn mình cho Đạo Pháp.
Về sau, từ ngữ Nam Mô thường dùng làm tiếng khởi đầu của câu nguyện.
- Diêu Trì Kim Mẫu: Đức Phật Mẫu chưởng quản Kim Bàn nơi Diêu Trì Cung : "Chưởng Kim Bàn Phật Mẫu Diêu Trì". PMCK/C2.
- Huyền Thiên: Huyền: Sâu kín, huyền diệu. Đây chỉ từng Trời thứ IX trong Cửu Trùng Thiên do Đức phật Mẫu chưởng quản : "Tạo Hóa Thiên, huyền vi Thiên Hậu"
PMCK/C1.
- Cảm : Mối rung động trong lòng. - Bái : Lạy. Cảm bái : Kính lạy với sự xúc  cảm trong lòng.
 
C53 :Chúng con cầu nguyện và kính lạy Đức Phật Mẫu ở từng trời Tạo Hóa Thiên huyền diệu với tất cả sự cảm xúc trong lòng.
LUẬN GIẢNG :
-:- Tại sao chúng ta khi bái lễ phải đem tất cả sự cảm xúc trong lòng đề cầu nguyện và kính lạy Đức Phật Mẫu ?
Về ý nghĩa của  Lễ lạy ,  Đức Chí Tôn có dạy rằng:
" Lạy là gi ? Là tõ ra bề ngoài, lễ kính trong lòng" TNHT/QI/T-10.
Lễ kính trong lòng tức là đem tất cả cảm xúc của một tấm lòng thành thật và đức tin mạnh mẽ nhất để cầu nguyện và lễ lạy Đức Chí Tôn Đức Phật Mẫu và chư TTTP...vì có đủ hai yếu tố ấy hợp lại mới vững bước trên đường Đạo, như câu Kinh Niệm Hương :
" Đạo gốc bởi lòng thành tín hiệp"
Có thành tâm câu nguyện thì Ơn Trên mới chứng công và đường tu mới vững vàng được. TVDĐ có câu :
" Cõi thế tìm nơi Đạo đức vào,
Lòng thành Thần Thánh chứng công lao".
Hoặc : "Tâm thành ắt đạt đường tu vững,
Tâm chánh mới mong mối Đạo tầm".

 -:- Nhưng Đức Phật Mẫu là Ai mà chúng ta phải lễ lạy và cầu nguyện ?
Như các phần trình bày trên, chúng ta đều biết Đức Phật Mẫu là do Đức Chí Tôn hóa sanh ra, ban quyền tạo hóa ra CKVT, gồm cả "Bát Hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh" và tất cả vật loại đều do tay Người tạo hóa nên và sự nghiệp của Người : "Cọng vật loại huyền linh đồ nghiệp”.
 
Nói chung, Đức Phật Mẫu là Bà Mẹ Thiêng Liêng của TTTP, chúng sanh và Nhơn Loại. Đức Phật Mẫu sanh ra chúng ta từ thể xác đến Chơn Thần, cho đầu kiếp, giáo hóa, cứu độ, chuyển đọa vi thăng cho chúng ta dưới mọi hình thức, phương tiện, tôn giáo. . .  với sự góp sức của chư TTTP để tận độ chúng sanh hườn tồn Phật tánh mà qui hồi cựu vị nơi cõi thiêng liêng hằng sống.
 
Câu 54:  Nam Mô Đại Từ Bi Năng Hỉ Xả Thiên Hậu Chí Tôn Đại Bi Đại Ái.
GIẢI NGHĨA :
- Nam Mô : như giải nghĩa câu trước. - Đại: Lớn. - Từ bi : Lòng thương yêu bao la,  thương khắp, luôn muốn cứu giúp chúng sanh thoát khổ. Từ bi là hạnh của Phật. Đại từ Bi là hạnh của Đức Chí Tôn và Đức Phật Mẫu.
- Năng: Khả năng, tài giỏi làm nên việc, - Hỉ : vui mừng,  - Xả: tha thứ, buông bỏ.
- Hỉ xả : Vui vẽ tha thứ cho người luôn xúc phạm hay có lỗi với mình.
- Thiên Hậu : Một danh hiệu của Đức Phật Mẫu. - Chí Tôn : Rất mực kính trọng, tôn kính tột bực. - Đại Bi : Lòng thương xót to lớn,  Đó là lòng thương xót bao la của Đức Phật Mẫu, đồng tình muốn san sớt, cứu độ chúng sanh, gồm toàn con con cái của Người nơi cõi trần.
- Đại ái: Lòng thương yêu to lớn. Đó là lòng thương yêu bao la của Đức Phật Mẫu đời với chúng sanh, vì chúng sanh nơi cõi trần đều là con cái của Người.
- Đại Bi, Đại Ái: Đức bác ái rộng lớn của Đức Phật Mẫu đối với chúng sanh.

C54 : Chúng con cầu nguyện với Đức Phật Mẫu có đức từ bi lớn, đức hỉ xả lớn, đức bác ái lớn, với tấm lòng tôn kính tột bực của chúng con.
LUẬN GIẢNG :
-;- ĐỨC TỪ BI HỈ XẢ VÀ BÁC ÁI của ĐỨC PHẬT MẪU ĐỐI VỚI CHÚNG SANH NHƯ THẾ NÀO ?
Như phần đầu bài PMCK, chúng ta thấy, Đức Phật Mẫu  là Đấng “ Tạo Hóa Huyền Vi Thiên Hậu” ngự ở “ Kim Bàn Phật Mẫu Diêu Trì” đã thâu lằn Sanh Quang của Đức Chí Tôn, phối hiệp với Âm Quang và Dương Quang mà biến sanh Bát Hồn vận chuyển hóa sanh trong CKVT hữu hình.
 “ Càn Khôn sản xuất hữu hình,
Bát Hồn vận chuyển hóa thành chúng sanh”.
 
Đức Phật Mẫu lấy việc tạo hóa ra Tam Tài và tất cả vật loại để làm đại nghiệp cho mình. Đức Phật Mẫu đã sanh hóa ra Bát Hồn, cho đầu kiếp, định căn số, chuyển luân các cõi trần đầy oan trái, rồi lo giáo hóa.
“ Lịnh Mẫu Hậu khai Tông định Đạo,
Ơn dưỡng sanh đãm bảo hồn hài”
 
Và cứu độ về để ban phẩm vị vĩnh tồn nơi chốn Thiên Cung. :
“Diệt tục kiếp trần duyên oan trái,
Chưởng Đào Tiên thủ giải trường tồn,
Nghiệp hồng dẩn tử hồi môn,
Chí công định vị vĩnh tồn Thiên cung”.
 
Điều đó, đủ cho chúnng ta hiểu rằng, tài chí công tạo hóa, sanh dưỡng và cứu độ của Đức Phật Mẫu thật vô cùng lớn lao, không thể lấy chi so sánh bằng, Chỉ có lòng Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỉ, Đại Xả và Đức Bác Ái vĩ đại của Bà Mẹ Thiêng Liêng mới làm được như thế,
Do vậy, chúng ta phải để hết lòng tôn kính cầu nguyện với Đức Phật Mẫu để cảm tạ lòng Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỉ, Đại Xả, Bác Ái và công đức cao dầy, chí công của Người, đã dưỡng sanh, đùm bọc, giáo hóa, tận độ và ban thưởng cho chúng ta ngôi vị đầy vinh hiển nơi cõi thiêng liêng hằng sống.

KẾT LUẬN: Tóm lại, qua các câu PHẬT MẪU CHƠN KINH , cho chúng ta hiểu được các điểm cơ bản sau đây:
- Đức Phật Mẫu là ai,
- Quyền năng tạo hóa Bát Hồn , Vật loại, chúng sanh và CKVT vô thượng, vô biên, vĩ đại của Đức Phật Mẫu,
- Thánh Chất tối cao , Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỹ, Đại Xã của Bà Mẹ Thiêng Liêng,
- Công Đức vô lượng và tình thương quảng đại của ĐPM đã sanh dưỡng, bảo bọc, giáo hóa và tận độ chúng sanh gồm toàn con cái của Ngài. 
- Công đức của ĐPM và Cửu Vị Nữ Phật khai mở Đại Đạo TKPĐ đầu tiên và giao lại cho Đức Chí Tôn tiếp tục thực hành Chánh Giáo với tôn chỉ “ Qui Nguyên Tam Giao Phục Nhứt Ngũ Chi” để tận độ Chúng Sanh trong thất ức niên.
Với sự hiểu biết nông cạn, TĐ chỉ trình bày sơ lược Thể Ngôn của Bài Kinh, chưa nói lên được cái Bí Pháp huyền diệu ẩn tàng trong các câu Kinh.

Ngưỡng mong các Thức Giả có tu vi nhiều kinh nghiệm, và các Huynh Tỷ Đệ Muội Đồng Môn đóng góp ý kiến và triển khai sâu rộng hơn để cho chúng ta có nhiều kiến thức hầu lĩnh ngộ giáo lý thâm viển của Bài Kinh.

Thành thật tri ân sự tham gia và đóng góp tích cực của các HTĐM trong thời gian qua . 
Nay Kính. 
 “Nam Mô Cao Đài Tiên Ông Đại Bồ Tát Ma Ha Tát 
Nam Mô Diêu Trì Kim Mẫu Vô Cực Thiên Tôn
Nam Mô Tam Châu Bát Bộ Hộ Pháp Thiên Tôn”.
* Hiền Tài Lê Văn Năm.
HẾT

Home.  NỐI BƯỚC N°11. Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [ 9 ] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18[19]