Triết lý Đại Đạo và
Hành Quyền Đạo đều có nguồn gốc từ văn hóa, và triết học của Đạo Cao Đài. Cả hai có sự
liên quan chặt chẽ, thường được nhắc đến trong các tác phẩm triết học,
nhưng cũng có sự khác biệt vì văn hóa đồng thuận.
Ý Nghĩa và Nguồn Gốc:
Đại Đạo
xuất phát từ triết học của Đạo Phật, Đạo Thiên Chúa, Lão Giáo, Khổng Giáo, Hồi
Giáo,v.v... Gọi chung là (Đạo-giáo). Đạo tượng trưng cho nguyên tắc cơ bản của
tất cả mọi sự sống trong vũ trụ, bởi nguyên tắc tự nhiên của "Đạo"
(The Way), đại diện cho sự tự nhiên của đấng thiên
nhiên tối thượng, cho phép con người tuân theo thống nhất, đạt được
hạnh phúc, và cân bằng trong cuộc sống.
Hành Quyền
Đạo, xuất phát từ triết học Đạo Cao Đài, có nghĩa tập trung vào nhân phẩm, quy
tắc đạo đức, thức tỉnh duy trì Đức tin, trật tự xã hội thông qua các nguyên tắc
tư duy, cư xử con người, và giải thoát khỏi khổ đau, và thực hành tâm linh.
Tập Hợp Nhân Sinh:
Đại Đạo,
tập hợp chính
vào việc tìm kiếm sự cân bằng, hài hòa nhân ái tự nhiên, vào sự thống nhất
trong cuộc sống của đồng sinh. Thôi thúc nhân loại cùng tương thích với tự nhiên
thay vì chống lại vô hình.
Người Tín
đồ Cao Đài tự thấy tâm linh của mình đang thực hiện Hành Quyền
Đạo, và cùng nhau khuyến khích
"thiên
địa, hòa nhân" (align with the heavens and harmonize with humanity), bằng
cách không can thiệp vào cuộc sống, và không theo dõi cảm xúc cá nhân.
Tập trung
xây dựng đạo đức cá nhân, phục vụ gia đình cân bằng xã hội, đồng hài hòa thông
qua việc tuân theo các phép tắc phụng sự Đức Chí Tôn, và Phật Mẫu,v.v... như
một bổn phận ký kết, ghi chú tuân thủ quy tắc Đại Đạo, phát triển phẩm chất cá
nhân, nhân văn trật tự lập công bồi đức, đúng vị trí, trách nhiệm của mỗi người
Tín đồ, ý thức phụng sự Đại Đạo một cách tự nhiên.
Nhân quả và sự ảnh hưởng:
Mỗi Tín
đồ Đại Đạo đạt được sự thống nhất nguyên tắc cơ bản của Vũ trụ, thông qua việc
thoát ly khỏi sự ràng buộc trần đời, và mọi thử thách của kiếp nạn để đổi lấy
vạn an.
Mục tiêu
cuối cùng của Hành Quyền Đạo là xây dựng một xã hội đồng sinh an lành, ổn định,
hài hòa thông qua việc thực hiện văn hóa đạo đức, trên nguyên tắc trong mọi
khía cạnh của cuộc sống hòa bình, hạnh phúc.
Đại Đạo lấy
Hành Quyền Đạo làm phương châm tiếp cận nhân sinh. Dựa vào cảm nhận, thấu hiểu
sâu sắc tự nhiên. Hành Quyền Đạo cần có nhân cách rõ ràng, tiếp cận minh bạch không
được mơ hồ.
Phương
pháp tiếp cận Hành Quyền Đạo thường dựa vào việc học hỏi, giảng dạy, tuân thủ
các quy tắc, đạo đức, và tình thương yêu nhân loại. Luôn tìm kiếm mọi hướng dẫn
cho cuộc sống có ý nghĩa, thực sự giúp con người tìm kiếm những điểm đồng thuận
chung.
Mặc dù có
những điểm khác biệt chủng tộc, nhưng tình người đồng nhất. Hành Quyền Đạo đều
góp phần quan trọng trong hình thành phát triển văn hóa, và tư duy của loài người.
Điều này thể hiện sự đa dạng, sâu sắc của tri thức, lịch sử, triết học của Đạo
Cao Đài.
* HT/Huỳnh Tâm.
Home. NỐI BƯỚC N°11. Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [ 9 ] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19]