Trang
Tử, tác giả Nam Hoa Kinh
Gốc
gác;
Khi đọc kinh tứ thời, đến bài kinh Tiên Giáo, tín đồ Cao Đài
chúng ta gặp
những câu sau đây.
…………
Sảng Tất-Viên, Phương sóc chi bối,
Đơn tích
duy mang,
Khai
Thiên-Địa nhơn-vật chi tiên,
Đạo kinh
hạo kiếp
…………
(Bản in
năm Bính Tý, 1936)
……………
Sản Tất
Viên, Phương Sóc chi bối.
Đơn tích
duy mang.
Khai
Thiên Địa nhơn vật chi tiên,
Đạo kinh
hạo kiếp,
………….
(Bản in
năm Nhâm Thân, 1992)
Những
hàng trên đây chúng tôi tạm trích từ hai quyển Kinh Thiên Đạo và Thế Đạo vẫn
gặp trong nhà các tín đồ Cao Đài.
Ngoài bìa
đều có ghi là Hội Thánh giữ bản quyền. Bên trong bản 1992 chữ in khổ lớn, chắc
là cho người lớn tuổi dễ đọc. Bản này cũng có vài thay đổi ví dụ như “Sảng”
được sửa lỗi chính tả thành “Sản” hay những dấu gạch nối giữa hai từ cũng mất
đi. Có bạn từng nói với chúng tôi phải giữ lại những dấu gạch nối này, vì đó là
văn hoá tốt đẹp của quá khứ, thậm chí vì đó mới là…chơn truyền! Chúng tôi không
có ý kiến gì, chỉ thấy là trên máy vi tính ngày nay, nhất là máy tính bảng hay
điện thoại, thì dấu gạch nối sẽ làm chậm tốc độ nhập liệu đáng kể! Chưa kể đến
việc phải biết phân biệt từ nào Hán Việt từ nào thuần Việt bởi vì
chỉ có từ Hán Việt mới có dấu gạch nối. Điều quan trọng.
KINH
THIÊN THẾ ĐẠO
là có
gạch nối hay không thì cũng không thay đổi ý nghĩa chút nào. Chúng tôi nghĩ
nông cạn rằng mấy chuyện râu rìa đó đâu có quan trọng bằng việc phải hiểu chính
xác lời kinh. Hiểu đúng rồi làm theo mới là nhiệm vụ chính của người tín đồ Cao
Đài.
Nhưng
trước khi đi vào việc phân tích ý nghĩa, chúng tôi xin phép quý đồng đạo được
có chút ý mọn về cách trình bày. Thứ nhất, thực ra, đây không phải là bốn câu,
mà là hai câu đối viếttheo thể văn biền ngẫu (駢 biền = 2 con ngựa, 偶 ngẫu = 1 đôi) của người Trung Hoa cổ xưa. Cách viết này tạo ra một
văn bản gồm
nhiều cặp câu đối với nhau. Vì vậy, trình bày như trên là không hợp lý và sẽ dẫn tới việc hiểu sai ý nghĩa
kinh văn. Có lẽ, các
bậc tiền bối Cao Đài cho in ra sách như vậy để tiện việc tụng đọc theo điệu nhạc Đảo Ngũ Cung của miền Nam Việt
Nam.
Vấn đề này chúng tôi đã trình bày trong bài viết Một Yếu
Tố Không Thể Bỏ Lỡ Khi Diễn Giải Kinh Cao Đài tại địa chỉ:
Thứ hai, đây là một văn bản Hán Tự cổ, không theo ngữ
pháp
Tây Phương nên khi dùng dấu chấm phẩy, vốn là sản phẩm
của văn chương Tây phương, chúng ta đã vô tình can thiệp ý nghĩa của người xưa
rồi vậy. Như trong hai bản trích nêu trên, chắc quý đọc giả cũng thấy là dấu chấm
phẩy đều không giống nhau và hình như không theo quy luật nào cả. Dựa vào công
trình của bậc đàn anh Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng tự Đức Nguyên và Hiền Tài Quách
Văn Hoà tự Thiên Vân, chúng tôi dựng lại bản Hán Văn như sau:
Chữ Hán:
" 產漆園方朔之輩丹析微茫
開天地人物之先道經浩劫 "
Cũng xin thêm, nếu đúng là Hán Văn cổ thì hai câu này
phải trình bày theo hàng dọc, từ phải qua trái và không có dấu chấm phẩy mới
đúng. Xin nêu dưới đây văn bản Tâm Kinh của Triệu Mạnh Phủ, nhà thư pháp nổi tiếng
thời Tống để minh hoạ cho cách trình bày Hán Tự cổ.
Tuy nhiên, do văn minh phương Tây hiện nay đang thắng
thế, nên giờ người ta cũng viết Hán Tự theo hàng ngang từ trái qua phải như tiếng
Anh, tiếng Pháp và chúng tôi cũng trình bày theo như vậy ở trên.
Vấn đề thứ ba là hai từ 微 茫 mà sách Hội Thánh đã in và chúng ta vẫn tụng đọc là
“duy mang” gần 100 năm nay. Thật ra khi tra tự điển Hán Nôm của nhiều tác giả
có uy tín thì phải đọc là “vi mang”. Người miền Nam thường đọc “di mang”. Ý nghĩa hai chữ này
là “nhỏ bé và mờ mịt khó biết”. Theo Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, đúng ra phải viết
là 微 芒, cũng đọc âm là vi mang, nhưng
nghĩa là “cực kỳ nhỏ bé”. Vậy, trước tiên chúng ta phải sửa lại, đọc là “vi
mang” chứ không phải “duy mang” nữa. Về phần chọn ý nghĩa nào sẽ được bàn tiếp
theo bên dưới.
Vấn đề thứ ba là từ 析, đọc âm là tích, nghĩa là “phân tích, giải thích”.
Hiền Tài Quách Văn Hoà viết rằng quyển Kinh của Nhị Vị Đầu Sư Thượng Trung Nhựt
và Ngọc Lịch Nguyệt viết Tích 析 (phân tích), nhưng hai Ngài lại giải nghĩa: Cái dấu
linh đơn thiệt là huyền diệu, mầu nhiệm. Như vậy, phải chăng do đồng âm mà viết
từ chữ 跡,
cũng đọc là tích nhưng có nghĩa là dấu vết.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ bàn thêm việc nên
dùng từ nào (微茫 hay 微 芒
và 析
hay 跡) ở
phần giải nghĩa tiếp theo sau đây. Cho đến giờ, riêng về phần đọc âm, có vẻ như
chúng ta có thể yên tâm sắp xếp lại hai câu trên như dưới đây. Lúc này có thể
dùng dấu chấm ở cuối mỗi câu bởi vì đã có dạng câu đầy đủ theo ngữ pháp phương
Tây rồi đó.
Hán Nôm:
Sản Tất Viên Phương Sóc chi bối đơn tích vi mang.
Khai thiên địa nhơn vật chi tiên đạo kinh hạo kiếp.
Nghĩa là gì
Bây giờ kính mời đọc giả đi vào phần ý nghĩa. Có hai
điều khó hi đọc hiểu văn bản Hán Nôm. Một là vấn đề đồng âm.
Ví dụ hư cả hai từ 析 跡 đều đọc âm là “tích”,
nhưng nghĩa hoàn toàn hác nhau. Từ trước là phân tích,
từ sau là dấu vết. Vậy vấn đề ủa chúng ta là hiểu theo chữ nào? Phân tích hay dấu
vết?
Một trang trong quyển Tứ Thời Nhựt Tụng Kinh (in năm
1928) của nhị vị Đầu Sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc Lịch Nguyệt.
Hai, vấn đề đa nghĩa. Chẳng hạn như chữ mà người Việt
đọc là vi, từ điển cho đến 19 cách viết, mỗi cách đều có ý nghĩa không hề giống
nhau. Vì vậy dù có bản gốc chữ Hán của Nhị Vị Đầu Sư Thượng Trung Nhựt và Ngọc
Lịch Nguyệt, nhưng các tác giả thế hệ đi sau vẫn còn nhiều khó khăn khi diễn giải
ra tiếng Việt.
Riêng đối với chúng tôi, việc diễn dịch hai câu đối
trên không những phải dựa vào ý nghĩa của từ ngữ mà còn phải dựa vào tính chất
đối của câu văn nữa. Nghĩa là phải chọn sao cho những từ ngữ trong câu phải đối
với nhau. Xin hiểu rằng, theo thể văn biền ngẫu, “đối” không chỉ có nghĩa là
“trái ngược” mà còn bổ sung, song hành, hỗ trợ, đồng nghĩa …theo tinh thần triết m Dương (Yin Yang) của phương Đông.
Nếu chấp nhận điều này thì giữa 析
(phân tích) và 跡 (dấu vết) ta phải chọn chữ đầu. Lúc đó “đơn (đan)
tích” sẽ có nghĩa là phân tích hay giải thích cách luyện đạo. Đồng thời sẽ đối
chỉnh với “đạo kinh” tức ghi lại kinh sách. Tương tự như vậy, giữa 微茫 và 微 芒 dù cùng đọc là vi mang nhưng phải chọn 微 芒 (cực kỳ nhỏ bé) vì 微 茫 là (nhỏ bé, mờ mịt không thể biết được). Rõ ràng, “Giải
thích cách luyện đạo mờ mịt không thể biết” chẳng có ý nghĩa gì trong ngữ cảnh
này.
Kính mời xem bản liệt kê sau để thấy tính chất đối của
từ ngữ trong hai câu kinh.
Bây giờ theo thiển ý, có thể thoải mái dịch hai câu
này như sau:
Người đời sau, như hai Ông Trang Chu và Đông Phương
Sóc, giải thích cách luyện đạo rất chi tiết.
(Cũng như) sau khi có trời đất, người đi trước ghi lại
kinh sách truyền lại cho những đời sau.
Chúng tôi không hề khẳng định là cách dịch của mình là
đúng, mà chỉ nêu lên một cách suy nghĩ nữa ngoài hai bản dịch của bậc đàn anh.
Để cho dễ tìm hiểu, xin trích bản dịch của Hiền Tài Nguyễn Văn Hồng, theo đó phần
kinh văn nói trên được xem là bốn câu (đánh số 13, 14, 15, 16), dịch ra như
sau:
Sản xuất ra các Ông Trang Tử và Đông Phương Sóc.
Việc luyện Kim Đơn (của Đạo Tiên) phân tích nói cho rõ
ra thì thật là huyền vi mầu nhiệm.
Khi mở ra Trời Đất, Đức Thái Thượng Đạo Quân là Đấng
có trước loài người và loài vật.
Đạo trải qua nhiều kiếp lâu đời.
Còn Hiền Tài Quách Văn Hoà thì dịch thành hai câu như
sau:
Sản Tất Viên, Phương Sóc chi bối, đơn tích vi mang:
Ngài sản sinh ra những người như Trang Chu, Đông Phương Sóc, dấu tích việc luyện
linh đơn của Ngài rất sâu kín.
Khai Thiên địa nhơn vật chi tiên, Đạo kinh hạo kiếp: Đạo
của Ngài mở trước khi có trời đất, muôn vật, trải qua rất lâu đời, nhiều kiếp
cũng như Trời đất vận hành, xoay chuyển không ngừng.
Chuyện cần nói.
Chúng tôi nêu cả ba bản dịch không phải để so sánh ai
đúng ai sai, mà là khêu gợi một lối mòn. Biết đâu người đọc tìm ra được lối đi
cho riêng mình khi đọc cả ba rồi từ đó thấu hiểu mọi sự việc. Tuy nhiên, đến điểm
này chúng tôi chỉ mới giới thiệu hai câu kinh trong bài Tiên Giáo. Giờ là lúc
đi vào chuyện cần nói. Câu kinh thứ nhất nói rằng hai vị ra đời sau Đức Lão Tử
(571 - 471 TCN) là Trang Tử hiệu Tất Viên (369 - 286 TCN) và Đông Phương Sóc
(154 - 93 TCN) đã đơn tích (giải thích cách luyện đạo) tới những chi tiết nhỏ
nhất. Xin nói thêm, tín đồ Đạo Lão gọi việc tu luyện là luyện đan (luyện đơn) nấu
thuốc. Đây là một kiểu nói ẩn dụ của người Trung Quốc xưa, ám chỉ thiền định, tức
là tập thở và suy nghĩ (Cao Đài có một pháp môn khá giống gọi là tịnh luyện).
Bi kịch là nhiều người cứ theo nghĩa đen đó mà đi tìm những cây thuốc, pha trộn,
chế biến, hy vọng tạo ra một viên đan (thuốc) uống vào là đạt đạo và được trường
sinh bất tử! Tự điển Wikipedia đã ghi nhận có nhiều vị vua Trung Hoa luyện đan
kiểu này bị trúng độc chết hoặc bị điên.
Xin trở lại vấn đề, riêng về Trang Tử thì nội dung câu
kinh hoàn toàn khớp với lịch sử triết học Trung Quốc. Các nhà nghiên cứu cho rằng
Lão Tử viết quyển Đạo Đức Kinh và đời sau tôn ngài là Giáo Chủ Đạo Lão. Tuy
nhiên Đạo Đức Kinh không phải là dễ đọc. Khoảng một trăm năm sau, Trang Tử viết
quyển Nam Hoa Kinh và mọi người đều đồng ý là quyển này bổ sung, làm rõ hơn những
câu cực kỳ khó hiểu của Đạo Đức Kinh.
Chính vì vậy người ta ghép chung những suy nghĩ này với
nhau và gọi là triết lý Lão Trang. Câu kinh Cao Đài cũng có nhắc tới Đông
Phương Sóc, một nhà chính trị rất nổi tiếng của Trung Hoa cổ. Chúng tôi xin
dành cho ông một bài khảo luận khác. Bài viết này xin được đặc biệt bàn về
Trang Tử (Trang Chu).
Trang Tử, tranh lụa, Viện Bảo Tàng Quốc Gia, Đài Loan.
Vài nét về Nam Hoa Kinh.
Đạo Cao Đài luôn đề cao tư tưởng của tam giáo
(Phật, Lão, Khổng). Yếu chỉ của Đạo Lão chính là tư tưởng Lão Trang, diễn giải trong hai bộ Đạo Đức Kinh của Lão Tử và Nam Hoa Kinh của
Trang Tử. Chúng tôi đã có viết về Đạo Đức Kinh trong bài Đạo Lão Trong Cao Đài
tại địa chỉ:
Nay xin giới thiệu thêm Nam Hoa Kinh để bổ sung
cho phần tri thức về Đạo Lão của tín đồ chúng ta.
Một thiên (chương) trong Nam Hoa Kinh được bảo quản tại Kyoto , Nhật Bản.
Xin gác lại những phần như là Nam Hoa Kinh viết ở đâu,
ảnh hưởng những thế hệ sau thế nào v.v…cho một dịp khác. Điều cần thiết bây giờ
là đi thẳng vào những ý chính của Nam Hoa Kinh.
Quyển sách gồm những câu truyện hoặc mẫu đối đáp và
thường được nhiều người đồng ý là có ba
thiên (ba phần): Nội thiên, ngoại thiên và tạp thiên (phần trong, phần ngoài và
phần linh tinh). Sách đã được dịch ra tiếng Việt bởi Nhượng Tống (1944), Nguyễn
Duy Cần (1963), Nguyễn Hiến Lê (1994), Ngô Trần Trung Nghĩa (2022).
Phần lớn các nhà nghiên cứu nói rằng nội thiên là do
chính Trang Tử viết, còn hai phần kia là của nhiều người khác thêm vào sau này.
Vậy xin đi thẳng vào phần nội thiên, gồm có 7 chương:
1 - Tiêu dao du (rong chơi thảnh thơi)
2 - Tề vật luận (mọi vật bằng nhau)
3 - Dưỡng
sinh chủ (cách sống)
4 - Nhân
gian thế (thế gian)
5 - Đức sung phù (đức sung mãn và tự nhiên)
6 - Đại tôn sư (người thầy đáng kính)
7 - Ứng đế vương (lý tưởng của vua)
Xin trích một vài đoạn trong kinh để chứng tỏ rằng
Trang Chu đã làm rõ thêm tư tưởng của Lão Tử.
Đoạn 1: trích trong chương Tiêu Dao Du (rong chơi thảnh
thơi). Vua Nghiêu muốn giao ngôi vua lại cho Hứa Do, nhưng Hứa Do từ chối, nói
rằng: “Con chim tiêu liêu (một loài chim nhỏ), làm tổ trong rừng, chiếm bất quá
một cành cây; con “yển thử” uống nước sông, bất quá đầy bụng thì thôi. Xin nhà
vua cứ giữ ngôi. Tôi có biết dùng thiên hạ làm gì đâu. Nếu người nấu bếp mà
không biết nấu nướng thì người đại diện cho người chết (đám tang người Hoa thường
có một người đóng vai người chết cho con cháu làm lễ) và người chủ tế cũng
không bỏ chức vụ của mình mà thay người bếp được”. (Nguyễn Hiến Lê dịch)
Đoạn 2: trích trong chương Tề Vật Luận (mọi vật bằng
nhau).
Vật nào cũng là vật khác mà cũng là chính nó. Phân biệt
vật và mình thì không thấy được lẽ đó, hoà đồng với vật thì thấy được. Cho nên
mới bảo cái kia là tự cái này mà ra, mà cái này cũng tự cái kia mà có. Chẳng hạn
người ta phân biệt sống và chết, sự thực sống cũng là chết, chết cũng là sống.
Cái có thể được cũng là không thể được, cái không thể được cũng là cái có thể
được. Xác nhận cũng là phủ nhận, phủ nhận cũng là xác nhận. Thánh nhân không chấp
nhất nên mới rực rỡ ở trên trời.
Mình là người khác, người khác cũng là mình. Người kia
có quan niệm của họ về thị, phi. Mình cũng có quan niệm của mình về thị, phi.
Có sự khu biệt thực nào giữa mình và người kia không? Mình và người đừng chống
đối nhau nữa, cái chốt [tức cái cốt yếu] của Đạo ở đó. Cái chốt đó ở trung tâm
cho nên ứng với các biến hoá vô cùng. Cái “thị” (phải) biến hoá vô cùng, mà cái
“phi” (không phải) cũng biến hoá vô cùng. Cho nên mới bảo: Không gì bằng dùng
trực giác. (Nguyễn Hiến Lê dịch)
Đoạn 3: trích trong chương Tề Vật Luận (mọi vật bằng
nhau). Câu chuyện này rất nổi tiếng trong văn học và triết học thế giới.
Có lần Trang Chu nằm mộng thấy mình hoá bướm vui vẻ
bay lượn, mà không biết mình là Chu. Rồi bỗng tỉnh dậy, ngạc nhiên thấy mình là
Chu. Không biết phải mình là Chu nằm mộng thấy hoá bướm hay là bướm mộng thấy
hoá Chu. Trang Chu với bướm tất có chỗ khác nhau. Cái đó là gọi là “vật hoá”
(Nguyễn Hiến Lê dịch)
Trang Chu Mộng Hồ Điệp (Trang Chu mơ thấy mình hoá bướm).
Tranh của Lục Trị thời nhà Minh (1550)
Ý kiến riêng.
Không giống Đạo Đức Kinh, vốn gồm những câu rất cô đọng,
đôi khi rất khó hiểu, Trang Tử diễn giải tư tưởng đạo Lão bằng những câu truyện
ngắn hoặc những mẫu đối đáp vì thế người đọc dễ có hứng thú theo dõi và nhớ lâu
hơn. Trong đoạn trích một, Hứa Do từ chối ngôi vua, một chức vụ sẽ thoả mãn hầu
như mọi ước muốn của người bình thường ở trần gian. Từ bỏ danh lợi là quan niệm
sống cơ bản của Đạo Lão. Tín đồ Đạo Lão chủ trương xem cuộc sống này là một cuộc
rong chơi, vậy cứ vui với hoàn cảnh của mình, không cần nhiều quyền lực, danh
tiếng rực rỡ, của cải đầy kho. Bản thân Lão Tử cũng từ bỏ chức quan, cưỡi trâu
đi về hướng Tây, không để lại dấu vết. Trang Tử sống nghèo, nhưng từ chối lời mời
ra làm Tướng Quốc của Uy Vương nước Sở.
Câu truyện này sinh động và dễ đi vào lòng người hơn
câu “Tri túc bất nhục tri chỉ bất đãi khả dĩ trường cửu” (chương 44 Lập giới, Đạo
Đức Kinh của Lão Tử). Tạm dịch “Biết đủ thì không sống hèn hạ, biết dừng đúng
lúc thì không gặp nguy hiểm, đó là tính chuyện lâu dài vậy”.
Đạo Đức Kinh, bản in lụa, thế kỷ thứ Hai trước Công
Nguyên, đào được ở Mawangdui (Đồi Yên Ngựa), Trung Quốc.
Ý chính của nhân sinh quan này không phải là tìm cách
làm sao để sống nghèo hơn mọi người, mà là tránh xa mọi ràng buộc của chức vụ
cao và lợi lộc lớn. Không cần nói ra đây nhưng mọi người đều thừa biết những
ràng buộc đó là gì rồi. Cho dù làm vua thời cổ xưa, tức là muốn gì cũng được,
thì vẫn không thể tiêu dao du (rong chơi thảnh thơi). Như chúng ta đã thấy qua
lịch sử, những vị vua quyền hành tuyệt đối cũng bị trói buộc bởi lòng tham của
chính mình. Người thì bận rộn tìm cách trường sinh bất tử để tiếp tục hưởng
giàu sang, người thì khổ sở tìm cách tự bảo vệ mình vì sợ bị ám hại, người thì
ngày đêm suy mưu tính kế để tấn công nước
láng giềng, cướp thêm của cải,v.v… Tuy nhiên, chúng ta nên lưu ý rằng, tránh xa
mọi ràng buộc không có nghĩa là phải sống nghèo, dù đó cũng là một cách để sống
tự tại. Trang Tử từng khẳng định giàu nghèo chẳng liên quan gì tới khổ sở hay
an vui khi trả lời Vua Nguỵ. Khi Vua Nguỵ hỏi: "Sao mà tiên sinh khổ sở
như vậy?" Trang Tử đáp: "Nghèo chứ không khổ. Kẻ sĩ mà sống không đạo
đức mới khổ". Tóm lại, đối với Trang Tử, sống vui vẻ, thảnh thơi, là mục
tiêu cần đạt của loài người.
Bản
dịch Nam Hoa Kinh của Nguyễn Hiến Lê.
Đoạn hai trích trong chương Tề Vật Luận (mọi vật bằng
nhau). Rất nhiều học giả đồng ý đây là chương quan trọng nhất trong Nam Hoa
Kinh vì diễn giải những tư tưởng độc đáo nhất của Đạo Lão. Ai mới làm quen với
hệ tư tưởng Lão Trang đều rất bất ngờ trước những câu nói rất lạ, trái ngược với
suy nghĩ thông thường trong Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh. Đoạn trích này là một
ví dụ.
Xin mời đọc lại vài câu và lắng nghe ý nghĩa của chúng
đập vào bộ não vốn chúng ta vẫn tự hào là “cao siêu” hơn các loài khác.
Vật nào cũng là vật khác mà cũng là chính nó. Phân biệt
vật và mình thì không thấy được lẽ đó, hoà đồng với vật thì thấy được.
Cái có thể được cũng là không thể được, cái không thể
được cũng là cái có thể được. Xác nhận cũng là phủ nhận, phủ nhận cũng là xác
nhận.
Mình là người khác, người khác cũng là mình.
Chắc quý đọc giả còn nhớ, Đạo Đức Kinh đã có một câu rất
nổi tiếng rồi. Đó là 無為而無不為 (Vô vi nhi vô bất vi = không làm nhưng không có gì là
không làm). Ngoài ra, đọc thêm các tôn giáo khác, chúng ta cũng thấy những câu
tương tự. Ví dụ như: 色即是空, 空即是色 (Sắc tức thị không, không tức thị sắc = có là không,
không là có). Trích lời của Đức Phật Thích Ca trong Bát Nhã Tâm Kinh.
Hay "Sáng và chẳng sáng, người bình thường thấy
khác nhau. Người có trí huệ thấy chẳng khác. Đó mới chính là hiểu biết thật sự". Lời của Đức Lục Tổ Huệ
Năng (638 - 713) trích trong Pháp Bửu Đàn Kinh. Và gần đây nhất: "Thầy là
các con, các con là Thầy". Thánh ngôn của Đức Chí Tôn, trích Thánh Ngôn Hiệp
Tuyển của đạo Cao Đài cách nay gần 100 năm.
Thể xác không bị hư hoại đã hơn ngàn năm của Đức Huệ
Năng, Tổ Thiền Tông Trung Hoa đời thứ sáu. Hiện ở Chùa Nam Hoa, Quảng Đông,
Trung Quốc.
Vậy các bậc thánh nhân truyền lại cho chúng ta ý gì
qua những lời dạy đó? Kính thưa quý đọc giả, đó là dẫn chúng ta từ chỗ biết qua
chỗ không biết. Chúng ta biết gì? Biết rằng mọi thứ ở cõi trần này đều khác
nhau. Đồng xu khác với cây vàng. Mọi suy nghĩ của chúng ta trong kiếp sống đều
bị khống chế bởi suy nghĩ tương tự. Nếu không suy nghĩ vậy thì chúng ta không
thể sống trong xã hội này được. Chúng ta không biết gì? Không biết rằng mọi thứ
cõi trần này chẳng khác nhau. Đồng xu và cây vàng không có gì khác biệt. Đến
khi chúng ta nhận rõ biết và không biết thì các vị dẫn ta đến kết luận cực kỳ
quan trọng cho cuộc đời tu học của chúng ta: Biết là không biết.
Đoạn ba cũng trích trong Tề Vật Luận (mọi vật bằng
nhau). Câu truyện Trang Chu không biết mình mơ thành bướm hay mình là bướm mơ thành Trang Chu. Chuyện kể rất nhẹ
nhàng, nhưng là một khẳng định nữa cho chủ đề của thiên “mọi vật bằng nhau”,
tuy nhiên kết luận vẫn bỏ ngỏ không biết người mơ là Trang Chu hay là bướm. Điểm
độc đáo của câu truyện này là sự việc "biết là không biết" đó cũng vẫn
không thể khẳng định bởi nếu khẳng định được thì “biết và không biết sẽ khác
nhau” mất. Chỗ khẳng định hay không mờ ảo này là dành cho chính mỗi người tu học
chúng ta đó vậy. Cốt lõi là đừng khẳng định
theo ý kiến của bất cứ ai. Hãy tự mình bước vào thực tế, chứ đừng tưởng tượng
ra để quyết định. Quyết định thế nào là quyền của chính mình và cũng chỉ có bản
thân mình biết. Thưa quý đọc giả, chỉ bấy nhiêu đó thôi mà cả thế giới đã suy
nghĩ và bàn về Trang Tử hơn ngàn năm rồi và sẽ còn tiếp tục như vậy mãi mãi.
Liên
quan tới triết Cao Đài.
Vậy triết lý Lão Trang có liên quan gì đến triết Cao
Đài? Triết Cao Đài cũng đề cập đến vấn đề này qua thánh ngôn “Thầy là các con,
các con là Thầy”. Câu này rất nhẹ nhàng dễ hiểu nhưng ý nghĩa triết lý không hề
nhẹ hơn tư tưởng Lão Trang chút nào. Thầy không có hình tướng, vậy đó là điều
không biết. Xin lưu ý, không biết chứ
không phải là chưa biết, bởi vì chưa biết thì rồi có ngày sẽ biết, mà biết thì
cuối cùng Thầy cũng có hình tướng sao! Các con là chúng ta, vậy đó là điều biết
rồi. Như vậy từ câu trên suy ra biết là không biết. Tuy nhiên, điều đáng lưu ý,
câu này lẽ ra chỉ cần “Thầy là các con” là đủ rồi, đâu cần phải thêm “Các con
là Thầy”. Chúng ta từng thấy kiểu nói này qua câu: “Sắc tức thị không, không tức
thị sắc”. Đây là kiểu nói dứt khoát của người xưa. Nếu chỉ có vế đầu thôi thì
Thầy và các con vẫn còn khác nhau, phải thêm vế thứ hai mới hoàn toàn mất sự khác
biệt.
Thế Chiến III hay Hội Long Hoa.
Triết Cao Đài cũng có một nét giống như câu “Mình là người khác, người khác cũng
là mình” của Trang Tử trong
Tề Vật Luận vậy. Về mặt nhơn
đạo là kêu gọi loài người từ bỏ xung khắc bởi vì mình là người khác thì còn xung khắc chi nữa!
Người khác cũng là con người có ước
mơ, có đau buồn khi thất bại như mình, thì sao mình thù hận họ được! Về mặt thiên đạo thì lời dạy “Thầy là
các con, các con là Thầy” là một công án để suy ngẫm tìm đường đắc đạo.
Rõ ràng như chúng ta thấy hiện nay, loài người, dù tiến hoá rất cao nhưng trong lòng dễ nuôi dưỡng xung đột, thù hận trên mọi phương diện như sắc tộc,
tôn giáo, kinh tế, ý thức hệ, đảng phái
v.v… và rất khó cảm thông và thương
yêu nhau. Người ta phát minh, khám phá ra đủ thứ trừ một thứ: đó là cách nào để nhìn ra “tề vật”, nghĩa là
cách nào để hiểu rằng mọi thứ đều bằng nhau. Nguyên tắc chấp nhận mọi tôn giáo
của Cao Đài là nhắm vào trọng điểm này. Chấp nhận mọi suy nghĩ khác biệt, dù rất
khó thực thi, chính là cách duy nhất để loài người sống với nhau trong hoà
bình! Thông thường hiện nay người ta xoá bỏ bất đồng ý kiến bằng cách dùng quyền
lực áp đặt một ý kiến nào đó. Thực tế cho thấy cách đó chỉ tạm thời thành công
mà thôi.
Đáng tiếc, khởi đầu người ta chỉ tranh luận, giờ thì dễ
dàng dùng võ lực mà ở cấp độ quốc gia là tấn công quân sự. Do đó người ta tập
trung vào sản xuất vũ khí. Tổng số tiền chế tạo vũ khí có lẽ có dư để giải quyết
các vấn đề nghèo đói, dịch bệnh của quả đất. Quy mô xung đột giữa các quốc gia
ngày càng tăng đến mức chúng ta phải tự hỏi có thể nào quả địa cầu 68 này tránh
khỏi Thế Chiến III hay không? Có lẽ đó là Hội Long Hoa mà tín đồ Cao Đài thường
nghe các đấng thiêng liêng nhắn nhủ chăng?
Kết.
Sản Tất Viên Phương Sóc chi bối đơn tích vi mang.
Khai thiên địa nhơn vật chi tiên đạo kinh hạo kiếp.
Từ hai câu kinh tín đồ chúng ta đọc hàng ngày, chúng
tôi giới thiệu đến quý đọc giả triết gia Trang Tử và quyển Nam Hoa Kinh. Từ đó
chúng ta cùng biết qua vài nét trong tư tưởng của ông. Tư tưởng Lão Trang trong
Đạo Đức Kinh và Nam Hoa Kinh suy ngẫm có khi chỉ trong một tích tắc là hiểu, có
khi mấy kiếp người cũng chưa chắc đã xong! Thực sự, đây chỉ mới là giới thiệu.
Chúng tôi thiết tha cầu nguyện bài viết này đem lại chút hứng thú cho những đọc
giả nào thực tâm học đạo. Được vậy thực là vạn hạnh.
* Từ Chơn.
Sài Gòn, 9 th March 2023.
Home. NỐI BƯỚC N°11. Mục Lục: [1] [2] [3] [4] [5] [6] [7] [8] [ 9 ] [10] [11] [12] [13] [14] [15] [16] [17] [18] [19]