Ai toan bứng gốc phá chồi của nền Ðạo thì để cho
Thiêng liêng quyết đoán, mình cứ nắm giữ luật lệ của Thầy và Ðức Lý Giáo Tông
đã thành lập từ buổi ban sơ thì thành Ðạo, vì luật lệ của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ
thể Thiên hành hóa là món binh khí diệt Tà quyền.
Ðời có thạnh có suy,
Ðạo động tịnh chuyển xây,
Trong 8 năm qua rồi biết bao
phen vẹt mây ngút thấy Trời xanh mà cũng lắm lúc xem đất bằng sóng dậy.
Thầy đã nói tiên tri: "Chi
chi qua Quí Dậu cũng phải cho thành Ðạo mà trước khi Ðạo thành thì Tam
Thập Lục Ðộng quỉ về phá Tòa Thánh dữ dội lắm mà trừ an nội loạn rồi, mới thành
Thiên cơ".
Ngày nay bảo tố dữ dội đã qua rồi, Tệ Huynh nhìn
thấy mấy em đã bị bao phen khảo đảo thảm khổ vô cùng, mà mấy em cũng ngồi vững
trong thuyền Bác Nhã của Thầy độ rước, Tệ Huynh hết sức vui mừng nên nguyện
rằng sẽ đem hết dạ yêu thương mà dìu dắt mấy em về cùng Thầy cho đến chốn.
Các Ðấng Thiêng Liêng cũng có nói trước: "Rồi
đây Nguyên Nhân sẽ đến rần rần, có lắm anh hào thành tâm giúp Ðạo".
Cơ Trời mầu nhiệm cao sâu, người đâu thấy đặng!
Từ ngày ác khí nổi lên xung đột, bên bạo tàn
trương nanh múa vút thì bên Thánh Ðức hiền lương có lắm anh hào đem hết trí
thức tinh thần ra công giúp Ðạo.
Tạo Hóa vần xây chuyển thế,
Âm Dương thiệt khéo đầu cơ.
Khiến cho Tệ Huynh nhớ lời tiên tri của Bát Nương
Diêu Trì Cung hồi ban sơ có dặn:
"Hễ gặp người an bang tế
thế,
Nên quì mà nghênh lấy lễ trọng
người.
Cởi thân ra mảnh áo tơi,
Che mưa đở nắng cho đời nguy
nan".
Tôn chỉ cao thượng của Ðại Ðạo Tam Kỳ là lập công
quả cùng Thầy, lo độ rỗi nguyên nhân, truyền bá chơn Ðạo cho đời biết chữ nhàn
là quí, đức là trọng, đặng hết tranh tranh đấu đấu, lập quyền lấn thế nhau,
báng sán nhau, hại sanh chúng nguy nan đời đời kiếp kiếp.
Từ hai mươi năm nay, xem trong hoàn cầu thiệt đâu
đâu cũng là một cảnh sầu không tỏa ra cho cùng tận được. Biết bao người bị lượn
sóng vô tình vật chất chụp đè trên biển khổ, ham lo sung sướng cho mảnh thi
hài, bo bo vừa lòng tình dục. Ít ai ngó xuống thương đồng loại cực khổ biết
bao! Kể không xiết số người thất nghiệp truân chuyên, cơm tẻ ngày hai không có,
mảnh tơi che cật chẳng lành. Tôi phản Chúa, người phá Ðạo, trò nghịch Thầy, cha
lìa con, vợ xa chồng, huynh đệ bất hòa, bằng hữu tranh nhau cũng vì mối nhơn
luân suy bại. Chẳng còn thấy Chúa Thánh tôi hiền, phụ từ tử hiếu, trông chi gặp
tháng Thuấn ngày Nghiêu nhà nhà lạc nghiệp thái bình âu ca!
Ðấng Hóa Công là Ðại Từ Phụ chung của cả nhơn sanh
trông thấy hoàn cảnh như vậy cũng đổ lụy rơi châu với bầy con dại, biết bao
thương xót lũ con hoang, ra đường gây tội lỗi; trong mấy muôn năm phải bị luân
hồi trả vay mãi mãi như chóng vần xây. Từ việc rất lớn lao tới việc tế vi mảy
mún, thạnh suy bỉ thới cũng phải chuyển vần y như luật Trời đã định.
Ðạo Trời đem tin cứu thế, thức tỉnh nhơn sanh phải
tu tâm dưỡng tánh, theo lành lánh dữ cho khỏi nạn luân hồi vay trả, hằng ngày
phải nhớ câu: "Oan gia nghi giải bất nghi kiết".
Người phải thương nhau như con một cha, cả hoàn
cầu là đại chánh chung của nhơn loại, không hại lẫn nhau, lấy lễ phép mà giao
thiệp, lấy công bình mà đối đãi cùng nhau.
Lo cho Ðạo hữu trong nền Ðạo có cơ sở làm ăn, biết
làm lành là quí.
Que l'humanité soit une, une comme race, une comme
religion, une comme penseé.
Ấy là cuộc sửa đời lập Tân Thế Giới (Ère nouvelle)
của Ðại Từ Phụ đã tuyên ngôn từ buổi khai Ðạo.
Theo lý chánh thật hành chỉ rõ trên đây thì nhiều
người trong Ðạo lại chê, còn theo việc mị mộng ăn ngọ, ăn chuối, tuyệt cốc,
tịnh luyện thì ưa, còn Nguyên Nhân lỡ bước ai lo?
Trong 8 năm qua rồi, Tệ Huynh đây và Hiền Ðệ Phạm
Công Tắc là Hộ Pháp của Ð.Ð.T.K.P.Ð. hiệp cùng nhiều Thiên Phong đã để hết tâm
thành trí vẹn, đặng thi hành cho hoàn tất mấy điều của Thầy và Ðức Lý Giáo Tông
đã dạy bảo.
Ôi! Biết bao phen đánh đổ, lắm người trong Ðạo
không hiểu tôn chỉ Ðại Ðạo, lại còn biếm nhẻ nói Tệ Huynh lo việc hữu hình chớ
không lo vô vi tịnh luyện.
Bởi vậy mới rồi đây, Tệ Huynh có đắc lịnh dạy bảo
phải chỉ rõ phương diện chánh thể của Ðạo, xin giải:
Trước đây, Tệ Huynh có nói: Thầy lập Ðạo kỳ nầy
phù hạp với dân trí ngày nay đã tăng tiến khỏi Ngươn Tấn Hóa đến địa vị tối
cao, cho nên chủ nghĩa Cựu Luật của các Tôn Giáo hiện thời không đủ sức kềm chế
đức tin của toàn nhơn loại.
Theo Chánh thể của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ thì có ba
Hội đã định quyền hành đặc biệt:
a)
. Thứ nhứt là HỘI NHƠN SANH:
Trong Hội Nhơn Sanh thì Chánh Phối Sư phái Thượng
là Chủ Trưởng.
Hội Viên từ Lễ Sanh đổ xuống Chánh Trị Sự, Phó Trị
Sự, Thông Sự và người Phái Viên thay mặt cho nhơn sanh.
Trong Nội Luật Hội Nhơn Sanh của ba Chánh Phối Sư
lập ra có chỉ rõ thức lệ.
Ấy vậy từ hàng Tín đồ cùng Ðồng nhi đều có người
thay mặt đặng xem xét việc Ðạo rồi đệ lên Hội Thánh phán đoán.
Vạn vật cũng có ảnh hưởng trong Hội Nhơn Sanh vì
người là Chúa của Vạn vật.
Xét kỹ thì Thầy công bình không xiết kể và lo việc
hóa sanh không ngằn, không tận.
2) . Thứ nhì là HỘI THÁNH:
Trong Hội Thánh thì có Thái Chánh Phối Sư làm Chủ
Trưởng.
Hội Viên thì từ Giáo Hữu, Giáo Sư và Phối Sư thiệt
thọ có trách nhiệm hành chánh đặc biệt.
Trong Nội Luật Hội Thánh của ba Chánh Phối Sư lập
ra có chỉ rõ thức lệ.
Hội Thánh có quyền xem xét các việc của Hội Nhơn
Sanh dâng lên và các việc hành chánh trong Ðạo rồi đệ lên Thượng Hội.
3) . Thứ ba là THƯỢNG HỘI:
Thượng Hội thì cũng có Nội Luật chỉ rõ thức lệ.
Trong Thượng Hội thì Giáo Tông làm Chủ Trưởng, Hộ Pháp làm Phó Chủ Trưởng. Hội
Viên thì có:
*
Thượng Phẩm
*
Thượng Sanh
*
Ba vị Chưởng Pháp
*
Ba vị Ðầu Sư
*
Và Ðầu Sư Nữ Phái
Không cần nhắc chi chư Hiền Hữu Lưỡng Phái cũng
hiểu rằng mấy Ðại Thiên Phong kể trên đây có hành chánh phận sự lớn lao của
mình thì mới đặng vào Thượng Hội.
Thượng Hội để giúp Giáo Tông và Hộ Pháp điều đình
cả nền Ðạo lớn lao của Thầy.
Thượng Hội có quyền xem xét các điều nghị luận của
Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh rồi hoặc đệ lên cho Giáo Tông và Hộ Pháp phê chuẩn
hay là trả lại cho Hội Thánh định đoạt lại.
Ba Hội (Thượng Hội, Hội Thánh và Hội Nhơn Sanh)
toàn nhập lại theo hệ thức, rành rẽ thì gọi là Quyền Vạn Linh chớ không phải ai
muốn lập Hội Vạn Linh, tổ chức gì theo ý riêng của mình rồi muốn đem ai lên làm
Chủ Trưởng, tổ chức gì cũng được. Như vậy thì có Luật lệ gì đâu?
Mà không Luật lệ thì là không phải Ðạo.
Trên ba Hội thì có Giáo Tông và Hộ Pháp.
Giáo Tông làm Chủ Trưởng Cửu Trùng Ðài thì lo việc
Chánh Trị Ðạo, có Chưởng Pháp và Ðầu Sư ở trung gian giúp sức điều hành các
Luật lệ truyền xuống cho ba Chánh Phối Sư nắm trọn quyền hành chánh.
Giáo Tông có quyền định đoạt trong việc Chính Trị
của Ðạo.
Hộ Pháp thì lo giữ Luật lệ của Ðạo cho khỏi sái
Thiên Ðiều vì Luật lệ của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ ngày nay thì thế cho Thiên
Ðiều.
Hộ Pháp có quyền đặc biệt về ân xá cũng như Giáo
Tông có quyền chính trị vậy.
Hộ Pháp chưởng quản Hiệp Thiên Ðài, có Thượng
Phẩm, Thượng Sanh và Thập Nhị Thời Quân giúp sức.
Giáo Tông và Hộ Pháp hiệp một là
Quyền Chí Tôn.
Tệ Huynh có thọ lịnh chỉ rõ phương diện chánh thể
của Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ của Thầy khai trong buổi Hạ Ngươn chuyển thế đây y
như trên đó. Xin chư Ðạo Hữu nhớ và lo phận sự đừng trái luật Ðạo mà bị tội, và
mình tuân trọn Luật Ðạo của Thầy thì là món binh khí diệt Tà quyền giả mị đó.
Tệ Huynh xin nhắc lời Tuyên ngôn của Ðại Từ Phụ
hồi buổi ban sơ, Thầy có nói: "Thầy lập Ðại Ðạo kỳ nầy là lập một
cái trường công quả. Nếu các con đi ngoài trường công quả ấy, thì không trông
mong gì về cùng Thầy đặng".
Trường công quả của Thầy có đôi bên: Một bên vô
hình là các Ðấng Thiêng Liêng (Phật, Tiên, Thánh, Thần) cũng lập công quả trong
buổi chuyển thế nầy. Các Ðấng Thiêng Liêng thường theo một bên chúng ta đặng ám
trợ chúng ta về phần vô vi.
Còn các việc hữu hình tại thế, là các việc phải có
thi hài như chúng ta bây giờ đây mới đặng, thì về phần chúng ta phải lo làm,
rồi có các Ðấng Thiêng Liêng ám trợ.
Thí dụ như đi độ rỗi nhơn sanh, phải nói Ðạo cho
người nghe, như phải lập mấy cuộc để giúp thế đang nguy nan, như nhà trường dạy
kẻ cô độc học, nhà thương, nhà dưỡng lão cùng các nghề nghiệp cho Ðạo Hữu có
phương làm ăn đặng cơm tẻ ngày hai, có áo quần che thân ấm cật, v.v... thì
chúng ta phải lo hết, rồi các Ðấng Thiêng Liêng ám trợ cho thành tựu.
Nếu chúng ta làm biếng không làm công quả chi cho
Ðạo, bên hữu hình thì các Ðấng Thiêng Liêng theo mình không lập công quả được
thì tội trọng về phần mình chịu lấy.
Từ hồi tạo Thiên lập Ðịa tới ngày nay, trong mỗi
kỳ khai Ðạo, không có thời kỳ nào mà chính mình Thầy là Chủ Tể Càn Khôn Thế
Giái xuống mà lập ra, không có một Tôn Giáo nào đặng một vị Ðại Tiên là Ðức Lý
Thái Bạch lãnh làm Giáo Tông như ngày nay vậy.
Tệ Huynh đây là lãnh về phần xác thay thế cho Ngài
đặng lo làm các việc hữu hình tại thế cho Ngài rồi ở trong có Ngài ám trợ.
Tệ Huynh xin chỉ rõ quyền hành lớn lao của Ðức Lý
Ðại Tiên Thái Bạch Kim Tinh cho mấy em rõ:
Ánh Thái Cực biến sanh Thái Bạch,
Hiện Kim Tinh trọng trách Linh
Tiêu.
Quyền năng dâng thuở Thiên
Triều,
Càn Khôn Thế Giái dắt dìu Tinh
Quân.
Tinh Quân thọ sắc thuở Phong
Thần,
Cho đến Ðường Triều mới biến thân.
Thái Bạch Kim Tinh đương trị thế,
Trường Canh Trích Tử đến thăm
trần.
Ðộng Ðình thi rượu đong muôn đấu,
Bồng Ðảo câu Tiên nắm một cần.
Vâng lịnh Ngọc Hư nay xuống thế,
Tam Kỳ độ rỗi các Nguyên Nhân.
Ngài nói rằng: "Hễ Ðạo trọng, thì tức
nhiên chư Hiền Hữu trọng, vậy thì chư Hiền Hữu biết mình trọng mà lo sửa vẹn
người đời.
Từ đây Lão hằng gìn giữ cho chư
Hiền Hữu hơn nữa. Nếu thoảng Lão ép lòng cầm quyền thưởng phạt phân minh, là cố
ý muốn giá trị chư Hiền Hữu thêm cao trọng hơn nữa. Vậy Lão xin đừng để dạ
phiền hà nghe!"
Xin chư Hiền Hữu lưỡng phái ghi nhớ mấy lời châu
ngọc ấy đặng sửa mình.
Hết lòng cảm tạ mấy em và chư Tôn có công mệt mỏi
ngồi nghe mấy lời tôi cạn tỏ rồi đó.
Hết dạ khẩn cầu cho nền Ðạo chóng hoằng khai.
Phụ ghi:
* Bài nầy có trong
quyển Ðạo Sử II của Bà Nữ Ðầu Sư Hương Hiếu biên sọan.
* Nguyên bản chánh in
là: Trong Thượng Hội thì Giáo Tông làm Chủ Trưởng. Hội Viên thì có:...
Theo Luật Lệ của Ba
Hội Lập Quyền Van Linh phần Thượng Hội Nội Luật: Trong Thượng Hội thì Giáo Tông
làm Nghị Trưởng, Hộ Pháp làm Phó Nghị Trưởng. Nghị Viên thì có:...
Ðức Quyền Giáo Tông
giải nghĩa về "Ðức Chí
Thành"
ÐỨC CHÍ THÀNH
Ðức chí thành là tánh chất thành thật chơn chánh
mà mọi người cần phải có hầu để đối đãi nhau cho ngay thẳng, thật thà trong
đường Ðời hay là đường Ðạo. Ðức chí thành là gốc năm thường, là nguồn trăm nết.
Có chí thành thì đạo hạnh con người mới đặng rõ ràng sáng tỏ. Không chí thành
thì đạo hạnh phải bị tà khuất tối tăm. Cho nên con người ở đời mà không un đúc
đặng một khối chí thành là gốc rễ thì trông chi đến việc trau giồi đức hạnh là
nhành lá vậy.
Ðức chí thành tỉ như một khối vàng, dùng nó mà chế
tạo ra lắm đồ trang sức tốt xinh cao giá. Chí khối vàng ấy phải pha phải trộn
thì mất nguyên chất tự nhiên, rồi bảo sao những đồ trang sức làm ra không phải
xấu hèn thấp giá.
Người xưa tuy quê hèn, song giữ đặng hai chữ chí
thành, đối với nhau chẳng hề dối giả, gạt gẫm là gì. Một tiếng ừ với nhau cầm
đáng ngàn vàng, một lời hứa với nhau khư khư giữ chặt.
Người nay tuy gọi văn minh tấn bộ; song cái ánh
sáng văn minh chóa ra làm cho con người dường như bị nắng quáng đèn lòa mà xem
không rõ cái tướng của đức chí thành đặng vậy. Cũng bởi không chí thành cho nên
ở đời mới có người nầy xảo trá, kẻ kia gian tham, sanh lòng nghi kỵ lẫn nhau
đến đổi trong một việc làm nhỏ mọn mà có nhiều kẻ chung lo thì cũng hóa ra hư
hỏng. Theo đường đời mà đức chí thành còn quan trọng là thế, huống chi đường
Ðạo là chỗ cần phải treo lên một tấm gương thanh bạch hầu để soi chung thiên
hạ.
Người hành đạo cần phải có đức chí thành, tôn chỉ
Ðạo mới đặng quang minh chánh đại, rồi nhơn đó mới đặng lòng tín nhiệm của
chúng sanh. Khi tụng kinh cầu nguyện, khẩn vái với Trời Phật, nếu đặng chí thành
mới có cảm. Có cảm mới có ứng. Có ứng mới có nghiệm; cho nên có câu: "Hữu
thành tất hữu Thần" là vậy đó.
Người làm Ðạo mà chí thành thì chẳng hề để ý chi
riêng về việc công quả mà cầu danh, chẳng hề tính lập công quả mà cầu danh.
Chẳng hề ỷ mình lập nhiều công quả mà tự kiêu, tự đắc rồi tác oai tác phước,
lập thế chuyên quyền, gây ra lắm điều trái Ðạo, ai nói cũng nghe, ai khuyên
cũng không nạp, ai trách cũng không dung.
Người làm Ðạo mà chí thành thì chỉ lo cho chúng
sanh, chớ không kể đến thân mình, tự buộc mình vào nơi khổ hạnh, đem cả hình
hài trí thức làm món hy sinh cho tôn chỉ Ðạo, thân còn chẳng kể huống lựa lợi
và danh.
Nói tắt lại một điều là làm Ðạo mà còn chút ý
riêng về lợi và danh thì chưa có thiệt là chí thành vậy.
Người theo Ðạo mà không chí thành thì bất quá là:
Cầu vui tu bắt chước hoặc là tu "cầu mị" theo ông nọ bà
kia đặng có dễ bề thân cận mà chác chuộng mua yêu cùng trông ỷ lại nơi người
vậy thôi.
Người theo Ðạo mà không chí thành thì bất quá là
mượn danh Ðạo để vụ tất đồng tiền, hoặc bị lợi dụng đức tin của hàng Tín Ðồ
thấp thỏi để mưu điều trái Ðạo.
Người giữ Ðạo mà không chí thành, dầu cho bác lãm
quần thơ, rõ thông đạo lý đến đâu đi nữa tưởng cũng không trông thành Ðạo.
Ấy vậy, nếu rủi trong Ðạo mà có đại đa số người
không chí thành dầu cho tôn chỉ Ðạo cao thượng đến đâu đi nữa, nền Ðạo bất quá
cũng để một trò cười cho thiên hạ.
Thánh ngôn Ðức Chí Tôn dạy rằng: "
..... ...... Các con phải biết Ðạo gốc bởi lòng bác ái và chí thành. Bác ái là
lòng đại từ bi thương xót sanh linh hơn thân mình. Cho nên kẻ có lòng bác ái
coi mình nhẹ hơn mảy lông mà coi thiên hạ trọng bằng Trời Ðất.
Còn chí thành là mỗi việc đều lấy
lòng thành thật mà đối đãi trong Ðời và trong Ðạo. Dầu kẻ phú quí bực nào đi
nữa mà không có lòng bác ái và chí thành thì không làm chi nên việc.
Vậy nên Thầy khuyên các con trước
hết phải ở sao cho ra vẻ đạo đức, đừng để ý gì việc công quả mà nêu danh nơi
cõi tạm nầy.
Các con phải mở rộng tâm chí ra
mà hành Ðạo mới nên cho, chớ đừng mờ hồ rằng Ðạo thành thì mình được làm một vị
xứng đáng và đại ích trong Ðạo".
Tóm lại, đức chí thành là gốc của nền Ðạo, tức là
tánh mạng của Ðạo vậy, cho nên trong bài Kinh Niệm Hương mở đầu có câu: "Ðạo
gốc bởi lòng thành tín hiệp".
Ðức chí thành không cần tập luyện mới có chỉ tại
nơi tâm muốn cùng không muốn mà thôi.
LÒNG BÁC ÁI
Trên mặt địa cầu nầy, nhơn loại phần nhiều cũng
bởi cái lòng vị kỷ mà gây ra lắm điều bạo ngược. Kẻ tham trộm là bởi quí trọng
của mình mà không quí trọng của thiên hạ, vì vậy nên tính lấy của người đặng bổ
thêm của mình. Yếu sức thì gạt lường trộm cắp, mạnh thế lại ép đè cướp giựt, có
khi còn hại đến mạng người. Ăn thịt một con sanh vật là lấy huyết nhục nó để
bồi bổ cho huyết nhục mình tức là quí trọng sanh mạng mình mà không quí trọng
sanh mạng nó vậy.
Như hai đàng chiến đấu, bên nào cũng đem hết sức
lực để tiêu diệt bên kia, thì đàng nào cũng quí trọng mạng mình mà không quí
trọng sanh mạng bên nghịch.
Cái lòng vị kỷ gia hại cho nhơn quần xã hội là
thế.
Nay muốn tảo trừ cái điều hại ấy, cần nhứt phải làm
thế nào cho thiên hạ ai ai cũng có cái lòng bác ái.
Bác
ái là gì?
Bác
là rộng, ái là thương. Lòng bác ái tức là lòng thương rộng ra. Ta chẳng những thương ông bà,
cha mẹ, vợ con cùng là thân tộc họ hàng, mà ta còn phải thương rộng ra cho đến
cả nhơn loại chẳng luận nước nào.
Ta chẳng những thương cả nhơn loại, mà ta còn phải
thương rộng ra cho tới cả loài sanh vật khác nữa.
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Phụ ghi:
Ðoạn 6: ...ai nói cũng
nghe, ai khuyên cũng không nạp, ai trách cũng không dung... chúng tôi nghĩ là:
...ai nói cũng không nghe, ai khuyên cũng không nạp, ai trách cũng không dung.
Phụ ghi: Bài Ðức
Quyền Giáo Tông giải nghĩa về: Ðức Chí Thành & Lòng Bác Ái được trích từ
ÐẠO SỬ quyển 2 do Nữ Ðầu Sư Hương Hiếu biên soạn. (Nguyên bản chánh không có
bài nầy chúng tôi xin mạo muội thêm vào để cho chư Ðồng Ðạo lãm
tường)
Bản phiên dịch Việt văn.
TÂY NINH, ngày 01 tháng 12 năm 1931.
Kính gởi quý vị Chủ Tịch
NGHIỆP ÐOÀN BÁO CHÍ THẾ GIỚI
Kính quý vị Chủ Tịch,
Chúng tôi rất hân hạnh và kính cẩn yêu cầu quý
Ngài khuyến nhủ tất cả các Giám Ðốc Nhật Báo, các tạp chí định kỳ, dành cho
chúng tôi một chỗ để kêu gọi sự thống nhứt đức tin như bản kèm theo đây.
Ðó là một đặc ân mà Báo chí ban cho toàn thể nhân
loại, bởi vì nếu sự thống nhứt đức tin được thực hiện, các chủng tộc sẽ xem
nhau như anh em và hòa bình thế giới sẽ phát hiện.
Thế giới sẽ được giải thoát khỏi cơn ác mộng ghê
gớm về một trận thế chiến sắp xảy đến mà sức phá hoại sẽ mười phần dữ dội hơn
trận Thế chiến 1914-1918.
Mong quý vị Chủ Tịch nhận nơi đây những cảm tình
kính mến và biết ơn của chúng tôi.
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Ông LÊ VĂN TRUNG,
Người Việt Nam - thuộc Pháp,
Ðệ Ngũ Ðẳng Bắc Ðẩu Bội Tinh,
Nguyên Nghị Viên Hội Ðồng Soái Phủ Ðông Dương;
GIÁO TÔNG "ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ"
"Ðại xá kỳ ba của CHÚA ở Ðông Dương"
CAO ÐÀI hay PHẬT GIÁO CHẤN HƯNG
Tại TÂY NINH Nam kỳ thuộc Pháp.
Bản chánh Pháp văn.
TÂY NINH, le 1er Décembre 1931.
À Messieurs les Présidents des
Syndicats
de la Presse du Monde Entier,
Messieurs les Présidents,
Nous avons l'honneur de venir respectueusement
vous prier de bien vouloir solliciter de tous les Directeurs des Journaux,
Revues Périodiques, une large hospitalité à notre Appel à l'Unité de Foi
ci-joint.
Ce sera un grand bienfait que la Presse rendra à
l'Humanité toute entière, car, si l'Unité de Foi se réalise, les races se
fraterniseront et la Paix Universelle règnera.
Le Monde sera délivré de l'horrible cauchemar
d'une prochaine guerre mondiale dix fois plus dévastatrice que celle de
1914-1918.
Veuillez agréer, Messieurs les Présidents,
l'assurance de nos sentiments respectueux et reconnaissants.
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Monsieur LÊ VĂN TRUNG,
Annamite, Sujet Francais,
Chevalier de la Légion d'Honneur,
Ancien Conseiller Colonial de Cochinchine,
Ancien Membre du Conseil de Gouvernement de l'Indochine;
Chef de la Religion "ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ"
"3ème
Amnistie de DIEU en Orient"
CAODAISME
ou BOUDDHISME Rénové
à
TÂY NINH - COCHINCHINE - FRANCAISE.
Bản
phiên dịch Việt văn.
TÒA
THÁNH TÂY NINH, ngày 01 tháng 12 dl. 1931.
Kính
gởi chư vị Hoàng Ðế, Quốc Vương,
Quý vị Nguyên Thủ, Lãnh Ðạo các
nước,
Chư vị Giáo Lãnh các Tôn Giáo
TRÊN THẾ GIỚI.
Kính thưa quý Ngài,
Chúng tôi trân trọng và thành kính thông báo cùng
quý Ngài: Ðấng TỐI CAO tức là Ðấng THƯỢNG ÐẾ TOÀN NĂNG, mà cũng là ÐẠI TỪ PHỤ
của tất cả nhơn loại, đã giáng lập trên một góc của nước Việt Nam, thuộc tỉnh
Tây Ninh, một nền Tân Tôn Giáo. Nền Tân Giáo nầy có thể canh tân toàn thể thế
giới bằng một lý tưởng cao quí: Ðó là tình thương vạn vật. Rồi đây, bởi sự
chuyển xây của Tạo hóa, các sắc dân sẽ đồng tâm hiệp lực, kết tình anh em với
nhau và chừng ấy, nền hòa bình thế giới sẽ phát hiện.
Chiến tranh! Cuộc chiến tranh tội lỗi giữa huynh
đệ giết nhau một cách ghê tởm, sự ghê tởm của thế kỷ 20 được mệnh danh là tiến
bộ văn minh, vẫn có thể tránh được.
Sở dĩ chúng tôi nói đến "TỘI HUYNH ÐỆ GIẾT
NHAU" là vì dầu cho chủng tộc nào có phân chia nòi giống, nhưng tất cả
đang sống trên quả địa cầu nầy đều là con cái cùng tùy thuộc dưới quyền năng
ngự trị của một Ðấng Cha chung là Thượng Ðế, hay nói rõ hơn là Ðấng Chủ Tể cầm
vận mạng của họ. Một khi các dân tộc gây hấn chiến tranh với nhau, điều đó có
khác nào anh em một cha đã tự diệt nhau đó vậy.
Nhận lãnh nơi Ðức THƯỢNG ÐẾ, bậc Từ Phụ của toàn
nhơn loại, chúng tôi có cái sứ mạng truyền bá nền Chánh giáo của Người đến khắp
hoàn cầu.
Chúng tôi có đủ bằng chứng về sự giáng hạ của
Người trên đất nước nầy: Nhiều phép lạ đã xảy ra giống như thời Chúa JÉSUS ngự
đến ban phép lạ xưa kia ở Lourdes và các nơi khác.
Tin tưởng mãnh liệt vào hiệu năng của nền Tân giáo
nầy, và hoàn toàn vững tin nơi thiện ý của mình, chúng tôi đã trình lên nhà cầm
quyền thuộc địa Pháp một bản Minh thệ viết tay (kèm theo đây có một bản) mà nội
dung chúng tôi cam kết với lời hứa chịu tử hình rằng: Chỉ chăm lo về mặt Ðạo
giáo chớ không mảy may nào làm rối loạn an ninh trật tự. Ngược lại, chúng tôi
yêu cầu được sự giúp đỡ và hộ trợ của nước Pháp để thi hành sứ mạng truyền bá
nền Tân giáo nầy khắp hoàn cầu.
Ðối với sự kính trọng của chúng tôi, tiếc thay,
các vị đại diện của nhà cầm quyền thuộc địa Pháp vẫn không có hảo ý đáp ứng.
Một số ít tỏ ra thông cảm, khoan dung. Một số khác lại áp dụng đủ mọi cách cốt
để ngăn chận sự truyền bá nầy.
Ðức THƯỢNG ÐẾ đã giáng dạy chúng tôi hoằng hóa
Chánh Ðạo của Người đến khắp hoàn cầu. Chúng tôi quả quyết không có gì lầm lẫn
trong sứ mạng ấy. Ðặt mình vào bổn phận, chúng tôi khẩn thiết yêu cầu quý Ngài
thông truyền cho toàn thể nhơn loại thế giới hiểu biết việc làm của chúng tôi,
để mọi người hiểu rằng: Giờ ÐẠI XÁ của Ðức THƯỢNG ÐẾ đã điểm... và sự thống hợp
của con cái Ðấng Tạo Hóa là để phụng sự cho hòa bình hơn là tiếp tục tìm kiếm
kế hoạch thống trị thế giới.
Muốn được vậy, chỉ cần sao cho tất cả người đời
biết thương yêu đồng chủng và giữ gìn hạnh đức đúng theo đường lối mà Chí Tôn
đã vạch.
Chúng tôi chắc rằng: Hơn ai hết, quý vị Ðế Vương,
Quốc Vương, Quốc Trưởng, Giáo Chủ v.v... đều muốn cho thần dân và thuộc hạ đang
sống dưới quyền uy của quí vị, đều được sống mà không bị ám ảnh bởi một sự sợ
hãi triền miên về một trận chiến tranh tương lai, mà các vũ khí tối tân sẽ gây
nên những sự tàn phá và những sự ghê tởm không tả xiết. Hơn thế nữa, quý Ngài
mong muốn họ sống một đời sống an bình, hạnh phúc và vĩnh viễn thoát khỏi cơn
ác mộng về một trận chiến tranh cận đại.
Chúng tôi yêu cầu quý Ngài sớm phái đến chúng tôi
một số người để họ có thể hiểu rõ hơn những gì mà chúng tôi đã gầy dựng nên.
Ðức THƯỢNG ÐẾ phán dạy chúng tôi như vầy:
"Các con, mối Ðạo của Thầy, nếu các con phát trễ một ngày, thì mỗi ngày
qua sẽ là dịp để cho hàng trăm ngàn linh hồn đọa lạc nơi chốn trầm luân".
Giờ đây, lời kêu gọi đã được truyền ra khắp chốn,
chúng tôi nghĩ rằng mình đã làm tròn bổn phận. Tuy nhiên khi nào có đủ phương
tiện, chúng tôi sẽ đi khắp hoàn cầu để truyền đến mỗi dân tộc lời Thánh Giáo
mới mẻ nầy.
Kính mong liệt vị chiếu cố và thể nhận nơi đây
lòng tôn kính sâu xa của chúng tôi.
Quyền Giáo Tông
Ðại Ðạo Tam Kỳ Phổ Ðộ
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Bản chánh Pháp văn.
TÂY NINH, le 1er Décembre 1931.
À Leurs Majestés les Empereurs et
Rois, leurs Excellences
les Chefs d'Etats, les Ministres
de toutes les Religions
du MONDE ENTIER
Sires, Excellences,
Nous avons l'honneur de porter respectueusement à
votre haute connaissance que l'Être Suprême, DIEU tout Puissant, notre Père
Miséricordieux à tous, est venu sur un coin de la terre d'Annam (à Tâyninh -
Cochinchine - Indochine Francaise) pour créer une nouvelle Foi capable de
rénover le monde entier par un noble Idéal: "L'amour des créatures".
De par la volonté divine, les races se fraterniseront et la Paix Universelle
règnera.
La guerre, l'horrible guerre fratricide, horreurs
du XXè siècle, siècle soi-disant de Progrès, de Civilisation pourra bien être
évitée. Nous disons "Fratricide" car, quelle que soit la race dont
ils font partie, tous les Enfants de cette terre descendent d'un même Père,
c'est DIEU qui préside à leurs destinées. Ainsi lorsque les peuples se font la
guerre, c'est exactement comme des frères qui s'entre-tuent.
Nous avons recu de DIEU, Notre Père Miséricordieux
à tous, la Mission de propager sa sainte Doctrine à travers le Monde.
Nous avons eu de multiples preuves de sa venue sur
cette terre: de nombreux miracles se sont produits comme au Temps de la venue
du Christ, comme ceux de Lourdes et d'ailleurs. Fermement convaincus de
l'efficacité de la nouvelle Doctrine et forts de la pureté de nos intentions
nous avons présenté à l'Administration Coloniale Francaise un serment écrit
dont ci-inclus un exemplaire par lequel nous nous engageons, sous peine de
mort, à ne nous occuper que des questions religieuses et à ne pas troubler en
aucune facon l'ordre établi. En revanche, nous demandons de travailler, avec
l'aide et la protection de la France à la propagande de la Nouvelle Foi dans le
Monde entier.
Les représentants de l'Administration Coloniale ne
se sont pas montrés toujours bienveillants à notre égard, quelques-uns ont été
tolérants mais d'autres ont fait leur possible pour empêcher cette propagande.
DIEU est venu nous dire de répandre sa sainte
Doctrine à travers le Monde; nous ne saurons donc pas faillir à notre Mission.
Aussi nous nous faisons un impérieux devoir de venir respectueusement, Sires,
Excellences, porter ce fait à la connaissance de l'Humanité entière, afin que
tout le monde sache que l'heure de l'Amnistie divine approche, que le
rassemblement des enfants du Créateur doivent se faire pour que la Paix tant
recherchée règne dans tout l'Univers.
Il suffira pour cela que les hommes savent aimer
leurs semblables et pratiquer la vertu dans le chemin tracé par DIEU.
Nous sommes certains que, plus que quiconque,
Sires, Excellences, vous voulez que vos sujets dont la destinée est entre vos
mains, ne vivent plus dans la crainte perpétuelle d'une guerre future, avec les
horreurs, les ravages que causeront d'engins meurtriers de tout dernier
perfectionnement. Mieux vous souhaiterez pour eux une vie paisible, heureuse,
toute de vertus, et qu'ils soient délivrés à jamais du terrible cauchemar
qu'est la guerre moderne.
Nous vous demandons d'envoyer le plutôt possible
vers nous un certain nombre d'entr'eux pourqu'ils puissent se rendre compte de
ce que nous avons avancé.
DIEU a dit ceci: "Mes Enfants, si vous tardez
à répandre ma Sainte Doctrine, chaque jour de retard occasionnera la perdition
des centaines de milliers d'âmes".
Le cri d'appel étant lancé, nous pensons avoir
fait notre devoir.
Dès que nos moyens nous le permettront, nous
parcourerons le Monde, apportant à chaque Peuple la Nouvelle Évangile.
Daignez agréer, Sires, Excellences, l'hommage de
notre profond respect.
THƯỢNG TRUNG NHỰT
Monsieur LÊ VĂN TRUNG,
Annamite, Sujet Francais,
Chevalier de la Légion d'Honneur,
Ancien Conseiller Colonial de Cochinchine,
Ancien Membre du Conseil de Gouvernement de
l'Indochine;
Chef de la Religion "ÐẠI ÐẠO TAM KỲ PHỔ ÐỘ"
"3ème
Amnistie de DIEU en Orient"
CAODAISME
ou BOUDDHISME Rénové
à
TÂY NINH - COCHINCHINE - FRANCAISE.
Lời
tường thuật
của Báo chí và
Thư của Ðức
Thánh Cha Nhà Thờ GNOSTIQUE ALLEMAGNE
Bản
chánh Pháp văn
1
. Báo chí
EN
ALLEMAGNE.
Au
cours de l'année 1931, dans les premiers mois plusieurs voyageurs allemands ont
visité le phalanstère de Tâyninh, se sont intéressés à la Secte, ont pris des
notes et des photos, et sont repartis par le bateau qui avail escalé trois
jours à Saigon. On ne les a plus revus, mais le numéro du 21 Juin 1931 du
Berliner Illustrierte Zeitung parvenait au Saint-Siège. Il contenait un article
avec photographies de Tâyninh, signé W. BOSSARD sur "la plus
étrange secte du monde".
Enfin,
en Novembre 1931, nouveau document d'Allemagne (ciaprès), en réponse à l'envoi
d'une brochure sur le Bouddhisme Rénové fait par LE VAN TRUNG.
2
. Thư
của Ðức Thánh Cha Nhà Thờ
GNOSTIQUE ALLEMAGNE
ÉGLISE
GNOSTIQUE D'ALLEMAGNE
P
. Futlingen, den 13 Novembre 1931.
Altesse
éminentissime!
Très
grand, très puissant et très excellent prince!
Sérénissime
Seigneur!
Très
Saint-Père!
Votre
message a atteint l'Europe Centrale! Le Synode Général de l'Église Gnostique
d'Allemagne dont je suis le patriarche, a résolu de préparer son union avec le
Caodaisme ...
On
m'a chargé de vous faire savoir cette résolution et de vous prier pour des
informations sur l'histoire, la constitution, la doctrine et les rites de votre
religion Universelle en Francais, Anglais ou Hollandais, afin que le message du
Caodaisme puisse se servir de notre organisation ecclésiastique dans les pays
des Allemands, Autrichiens, Suisses, Hollandais, Belges, Lithuaniens, Lettens
et Esthéniens.
En
comptant sur la réalisation de ce désir, je suis votre très humble serviteur.
m.p.
Signé:
GODWIN
30330960
Souverain-pontife
et
Patriarche
de l'Eglise Gnostique d'Allemagne.
Grand
Maitre de l'Ordre des Chevaliers de la rose mystique.
Adr:
H. GODWIN Stuermer, Tuets (Grenzmard) ALLEMAGNE.
Bản
phiên dịch Việt văn.
1
. Báo chí
VỚI
ÐỨC QUỐC.
Vào
những tháng đầu năm 1931, nhiều du khách người Ðức đến viếng Tòa Thánh Tây
Ninh, lưu
tâm đến Giáo phái này, đã ghi chép, chụp
nhiều hình ảnh; rồi quay về hải thuyền, cập bến Saigon ba hôm. Người ta không còn gặp lại họ nữa, nhưng số báo BERLINER ILLUSTRIERTE
ZEITUNG ra ngày 21-6-1931 đã được gởi đến
Hội Thánh. Trong đó, có một bài mang nhan đề "Giáo Phái Mới Lạ Nhứt Của
Thế Giới" do W. BOSSARD viết, kèm theo nhiều hình ảnh của Tây Ninh.
Sau
cùng, đến tháng 11 năm 1931, là văn kiện mới, từ Ðức gởi sang (kèm sau đây), để
đáp lại một quyển sách nói về "Phật Giáo Chấn Hưng" do ông LÊ VĂN
TRUNG gởi cho họ.
2
. Thư của Ðức Thánh Cha Nhà Thờ GNOSTIQUE ALLEMAGNE
ÉGLISE
GNOSTIQUE CỦA ÐỨC QUỐC
P
. Futlingen, ngày 13 tháng 11 năm 1931.
Kính
thưa Ðức Ngài,
Cao
cả, Quyền năng và Thánh thiện.
Thưa Ðức Ngài,
Bức
thông điệp của Ðức Ngài đã tới vùng Trung Âu chúng tôi!
Tổng
Giáo Hội Église Gnostique Ðức Quốc, mà tôi là Trưởng Lão quyết định chuẩn bị liên hợp với Cao Ðài Giáo...
Tôi
được lãnh nhiệm vụ báo tin cho Ðức Ngài biết sự quyết định này và kính xin Ðức
Ngài thông truyền cho chúng tôi về Lịch sử, Hiến chương, Giáo lý và những Nghi lễ nền Ðại Ðạo của Ngài bằng tiếng
Pháp, tiếng Anh, hoặc tiếng Hòa Lan; để nhờ đó, chúng tôi có thể tổ chức các
Giáo Hội Cao Ðài ở những quốc gia như Ðức, Áo,
Thụy Sĩ, Hòa Lan, Bỉ, Lithuaniens, Lettens và Esthéniens.
Ðể
vững tin vào sự thật hiện điều mong ước đó, xin Ðức Ngài hãy xem tôi như người thuộc hạ khiêm
tốn của Ðức Ngài vậy.
Ký
tên: GODWIN
Thánh
Cha và Trưởng
Lão cũa Giáo Hội Église Gnostique Ðức
Quốc.
Grand
Maitre de l'Ordre des Chevaliers de la rose mystique.
Adr: H. GODWIN STUERMER, Tuels (Grenzmard) Ðức Quốc (ALLEMAGNE).
CHƯƠNG [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] Còn tiếp CHƯƠNG [ 6 ]
Home. Mục Lục: [ 1 ] [ 2 ] [ 3 ] [ 4 ] [ 5 ] [ 6 ] [ 7 ] [ 8 ] [ 9 ] [ 10 ] [ 11 ] [ 12 ] [ 13 ] [ 14 ] [ 15 ] [ 16 ] [ 17 ] [ 18 ] .